ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 41/2018/QĐ-UBND | Đồng Nai, ngày 09 tháng 10 năm 2018 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG NAI
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22/6/2015;
Căn cứ Nghị định số 145/2013/NĐ-CP ngày 29/10/2013 của Chính phủ quy định về tổ chức ngày kỷ niệm; nghi thức trao tặng, đón nhận hình thức khen thưởng, danh hiệu thi đua; nghi lễ đối ngoại và đón, tiếp khách nước ngoài;
Căn cứ Thông tư số 05/2017/TT-BNG ngày 17/10/2017 của Bộ Ngoại giao hướng dẫn về nghi lễ đối ngoại và đón, tiếp khách nước ngoài thăm địa phương;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Ngoại vụ tại Tờ trình số 1266/TTr-SNgV ngày 26/7/2018.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định hướng dẫn về nghi lễ đối ngoại và đón, tiếp khách nước ngoài đến thăm và làm việc tại tỉnh Đồng Nai.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 25/10/2018 và thay thế các quyết định sau:
1. Quyết định số 41/2013/QĐ-UBND ngày 05/7/2013 của UBND tỉnh ban hành Quy chế đón tiếp các Đoàn khách nước ngoài đến thăm và làm việc tại tỉnh Đồng Nai.
2. Quyết định số 67/2014/QĐ-UBND ngày 23/12/2014 của UBND tỉnh về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế đón tiếp các đoàn khách nước ngoài đến thăm và làm việc tại tỉnh Đồng Nai ban hành kèm theo Quyết định số 41/2013/QĐ-UBND ngày 05/7/2013 của UBND tỉnh.
3. Quyết định số 3349/QĐ-UBND ngày 24/10/2014 của UBND tỉnh ban hành Quy định hướng dẫn công tác chuẩn bị cho Lãnh đạo tỉnh giao tiếp với khách nước ngoài.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Ngoại vụ, Giám đốc Công an tỉnh, Thủ trưởng các sở, ban, ngành, tổ chức, đoàn thể, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã Long Khánh, thành phố Biên Hòa và các cơ quan, đơn vị thuộc tỉnh có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
HƯỚNG DẪN VỀ NGHỈ LỄ ĐỐI NGOẠI VÀ ĐÓN, TIẾP KHÁCH NƯỚC NGOÀI ĐẾN THĂM VÀ LÀM VIỆC TẠI TỈNH ĐỒNG NAI
(Ban hành kèm theo Quyết định số 41/2018/QĐ-UBND ngày 09/10/2018 của UBND tỉnh Đồng Nai)
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Quy định này hướng dẫn về nghi lễ đối ngoại và đón, tiếp khách nước ngoài đến thăm và làm việc tại tỉnh.
2. Quy định áp dụng đối với các cơ quan nhà nước; tổ chức chính trị; tổ chức chính trị - xã hội; tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp; tổ chức xã hội - nghề nghiệp; tổ chức xã hội; tổ chức kinh tế (sau đây gọi chung là đoàn thể); các đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân thuộc tỉnh Đồng Nai thực hiện nghi lễ đối ngoại và đón, tiếp khách nước ngoài đến thăm và làm việc tại địa phương.
1. Nghi lễ đối ngoại và đón tiếp khách nước ngoài thăm địa phương phải phù hợp với yêu cầu chính trị, đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước, phù hợp với các quy định của pháp luật Việt Nam, luật pháp và thông lệ quốc tế nhằm góp phần tăng cường và mở rộng quan hệ hữu nghị, hợp tác của Việt Nam với các quốc gia, vùng lãnh thổ và các tổ chức quốc tế.
2. Mức độ và nghi lễ tổ chức đón, tiếp khách nước ngoài thăm địa phương phù hợp với quy định về thống nhất quản lý các hoạt động đối ngoại của Đảng và Nhà nước; trên cơ sở yêu cầu, mục đích của chuyến thăm; nguyên tắc đối đẳng trong quan hệ quốc tế; trọng thị, chu đáo, an toàn, hiệu quả, thiết thực và tiết kiệm, không lãng phí, không phô trương hình thức và phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương.
Các từ ngữ sử dụng trong quy định này được hiểu như sau:
1. “Địa phương nước ngoài” là một chủ thể trực thuộc Trung ương, chính quyền nước ngoài, tùy theo tổ chức hành chính của mỗi nước có thể là nước cộng hòa, bang, khu tự trị, tỉnh, thành phố hay vùng lãnh thổ tương đương với cấp tỉnh hay thành phố trực thuộc Trung ương của Việt Nam.
2. “Lãnh đạo cao cấp địa phương nước ngoài” là Người đứng đầu tổ chức Đảng cầm quyền tại địa phương nước ngoài, Người đứng đầu Chính quyền hay Người đứng đầu Cơ quan dân cử địa phương nước ngoài đồng thời là lãnh đạo Đảng cầm quyền hay lãnh đạo tổ chức Đảng cầm quyền tại địa phương nước ngoài, Người đứng đầu Chính quyền địa phương nước ngoài, Người đứng đầu Cơ quan dân cử địa phương nước ngoài và là đối tác của Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh (sau đây gọi tắt là lãnh đạo cao cấp tỉnh).
3. “Đoàn thể cấp tỉnh” là cơ quan cấp tỉnh của các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế. “Đoàn thể cấp huyện” là cơ quan cấp huyện, thành phố, thị xã và tương đương các tổ chức trên.
4. “Lãnh đạo huyện địa phương nước ngoài” là Người đứng đầu tổ chức Đảng cầm quyền cấp huyện, Người đứng đầu Chính quyền cấp huyện hay Người đứng đầu Cơ quan dân cử cấp huyện đồng thời là lãnh đạo tổ chức Đảng cầm quyền, Người đứng đầu Chính quyền cấp huyện, Người đứng đầu Cơ quan dân cử cấp huyện và cấp hành chính tương đương của nước ngoài và các cấp phó, là đối tác đồng cấp của Bí thư và Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch và Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân huyện, thành phố, thị xã, Chủ tịch và Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện và lãnh đạo cấp hành chính tương đương trực thuộc tỉnh (sau đây gọi tắt là lãnh đạo huyện).
5. “Thăm chính thức”, “Thăm làm việc” và “Thăm” là danh nghĩa chuyến thăm, chỉ tính chất của chuyến thăm dành cho khách nước ngoài đến địa phương theo lời mời của địa phương, trong đó thăm chính thức là chuyến thăm được địa phương tổ chức đón, tiếp với mức độ lễ tân cao nhất.
“Thăm chính thức” là danh nghĩa chuyến thăm dành cho khách nước ngoài là lãnh đạo Bộ, ban, ngành, Ủy ban của Quốc hội nước ngoài; thành viên Hoàng gia nước ngoài; lãnh đạo các tổ chức quốc tế liên Chính phủ, liên Nghị viện, tổ chức thuộc Liên hợp quốc; lãnh đạo cao cấp địa phương nước ngoài và cấp tương đương thăm địa phương theo lời mời chính thức của lãnh đạo cao cấp tỉnh (Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh).
“Thăm làm việc” là danh nghĩa chuyến thăm dành cho khách nước ngoài là cấp phó của “lãnh đạo cao cấp địa phương nước ngoài”; lãnh đạo các cơ quan thuộc Bộ, ban, ngành, Ủy ban của Quốc hội nước ngoài; lãnh đạo các cơ quan thuộc tổ chức quốc tế liên Chính phủ, liên Nghị viện, tổ chức thuộc Liên hợp quốc và cấp tương đương thăm địa phương theo lời mời chính thức của Phó Bí thư Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh.
“Thăm” là danh nghĩa chuyến thăm đối với khách nước ngoài là lãnh đạo Sở, ngành địa phương nước ngoài; lãnh đạo huyện địa phương nước ngoài; lãnh đạo các đoàn thể cấp tỉnh và cấp huyện địa phương nước ngoài và các khách nước ngoài khác thăm địa phương theo lời mời của lãnh đạo tỉnh; lãnh đạo Sở, ngành; lãnh đạo huyện; lãnh đạo các đoàn thể cấp tỉnh, lãnh đạo các đoàn thể cấp huyện của địa phương Việt Nam.
“Thăm cá nhân” là chuyến thăm Việt Nam của khách nước ngoài với tư cách cá nhân và với mục đích là tham quan, du lịch, chữa bệnh hay nghỉ dưỡng.
6. “Khách mời tham dự sự kiện tại địa phương” là khách nước ngoài được địa phương mời tham dự các sự kiện do địa phương tổ chức: Lễ kỷ niệm ngày lễ lớn của đất nước, ngày lễ của địa phương; Tết; hội chợ; hội nghị, hội thảo quốc tế; lễ hội; thi đấu thể thao quốc tế; lễ khởi công, lễ khánh thành công trình, dự án...
7. “Đoàn Lãnh sự” là tập thể các vị đứng đầu các Tổng Lãnh sự quán, Lãnh sự quán nước ngoài (sau đây gọi tắt là Cơ quan Lãnh sự) đóng tại một địa phương Việt Nam.
8. “Cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam” là Đại sứ quán, Tổng Lãnh sự quán, Lãnh sự quán và Văn phòng đại diện các tổ chức quốc tế thuộc Liên hợp quốc hay liên Chính phủ tại Việt Nam.
ĐÓN TIẾP KHÁCH NƯỚC NGOÀI THĂM THEO LỜI MỜI CỦA ĐỊA PHƯƠNG
Điều 4. Khách nước ngoài thăm theo lời mời địa phương
Khách nước ngoài thăm theo lời mời của địa phương, bao gồm:
1. Nguyên lãnh đạo cấp cao nước ngoài; lãnh đạo và nguyên lãnh đạo Bộ, ban, ngành, Ủy ban của Quốc hội nước ngoài; lãnh đạo và nguyên lãnh đạo địa phương nước ngoài; lãnh đạo và nguyên lãnh đạo các tổ chức quốc tế liên Chính phủ, liên Nghị viện, tổ chức thuộc Liên hợp quốc; lãnh đạo các cơ quan thuộc Bộ, ban, ngành, Ủy ban của Quốc hội nước ngoài; lãnh đạo các cơ quan thuộc tổ chức quốc tế liên Chính phủ, liên Nghị viện, tổ chức thuộc Liên hợp quốc và cấp tương đương.
2. Lãnh đạo Sở, ngành của địa phương nước ngoài; lãnh đạo huyện địa phương nước ngoài; lãnh đạo các đoàn thể cấp tỉnh, lãnh đạo các đoàn thể cấp huyện của địa phương nước ngoài và cấp tương đương.
3. Người đứng đầu và thành viên các Cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam.
4. Đại diện các tổ chức kinh tế, thương mại, phi Chính phủ nước ngoài và các tổ chức, cá nhân nước ngoài khác.
Điều 5. Đón tiếp khách nước ngoài thăm chính thức địa phương
1. Đón, tiễn tại sân bay:
a) Thành phần:
Chủ trì: Giám đốc Sở Ngoại vụ hoặc Chánh Văn phòng Tỉnh ủy (nếu khách là Người đứng đầu tổ chức Đảng cầm quyền tại địa phương nước ngoài, lãnh đạo Đảng cầm quyền nước ngoài hoặc là lãnh đạo tổ chức Đảng cầm quyền tại địa phương đồng thời là Người đứng đầu Chính quyền hay Cơ quan dân cử địa phương nước ngoài là khách mời của Bí thư Tỉnh ủy và khách mời khác của Bí thư Tỉnh ủy) hoặc Chánh Văn phòng Hội đồng nhân dân tỉnh (nếu khách là Người đứng đầu Cơ quan dân cử địa phương nước ngoài là khách mời của Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh và khách mời khác của Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh).
Đại diện Đại sứ quán, Cơ quan Lãnh sự nước ngoài tại địa phương của Việt Nam; Văn phòng đại diện tổ chức quốc tế tại Việt Nam (nếu có và tham dự). Đại diện các tổ chức và công dân nước khách tại địa phương (nếu có và có yêu cầu tham dự).
b) Cách thức:
Tùy theo điều kiện và quy định về an ninh hàng không tại sân bay, thu xếp đón, tiễn đoàn tại chân cầu thang máy bay, đầu đường ống hoặc tại một điểm trang trọng phù hợp với khách VIP.
Tặng hoa Trưởng đoàn và Phu nhân/Phu quân tại nơi đón (nếu có).
2. Lễ đón:
a) Địa điểm:
Tại Trụ sở cơ quan tỉnh/Nhà khách tỉnh hay tại một địa điểm thích hợp.
b) Tổ chức:
Chủ trì: Người đứng ra mời khách (sau đây gọi là chủ chính);
Thành phần: Phu nhân/Phu quân chủ chính (nếu có); thành phần tham gia đón, tiễn đoàn tại sân bay; lãnh đạo các Sở, ngành, huyện, đoàn thể tương ứng với thành phần đoàn và phù hợp với nội dung, mục đích, yêu cầu chuyến thăm.
Nếu khách là Người đứng đầu tổ chức Đảng cầm quyền tại địa phương nước ngoài, lãnh đạo Đảng cầm quyền hoặc lãnh đạo tổ chức Đảng cầm quyền tại địa phương đồng thời là Người đứng đầu Chính quyền địa phương nước ngoài, Người đứng đầu Chính quyền địa phương nước ngoài thì chủ chính là Bí thư Tỉnh ủy. Một lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh cùng tham dự.
Nếu khách là lãnh đạo Đảng cầm quyền hoặc lãnh đạo tổ chức Đảng cầm quyền tại địa phương đồng thời là Người đứng đầu Cơ quan dân cử địa phương nước ngoài, Người đứng đầu Cơ quan dân cử địa phương nước ngoài thì chủ chính là Bí thư Tỉnh ủy. Một lãnh đạo Hội đồng nhân dân tỉnh cùng tham dự.
Đối với các khách nước ngoài khác: Bố trí lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh, lãnh đạo Hội đồng nhân dân tỉnh tham dự lễ đón do Bí thư Tỉnh ủy quyết định tùy theo yêu cầu quan hệ giữa hai bên và mục đích, nội dung chuyến thăm.
c) Cách thức:
Chủ chính và Phu nhân/Phu quân (nếu có) đón Trưởng đoàn khách và Phu nhân/ Phu quân (nếu có) tại nơi xe đỗ.
Tặng hoa Trưởng đoàn khách và Phu nhân/Phu quân (nếu có).
Chủ chính giới thiệu với Trưởng đoàn khách và Phu nhân/Phu quân (nếu có) các thành viên chủ nhà. Trưởng đoàn khách giới thiệu với chủ chính và Phu nhân/ Phu quân (nếu có) các thành viên của đoàn.
Chủ chính cùng Phu nhân/Phu quân (nếu có) tiếp xã giao chào mừng đoàn.
3. Tiếp xã giao:
Bí thư Tỉnh ủy tiếp xã giao Người đứng đầu Chính quyền, Người đứng đầu Cơ quan dân cử địa phương nước ngoài và các khách nước ngoài khác thăm chính thức tỉnh theo lời mời của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh hay Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh, phù hợp yêu cầu, mục đích chuyến thăm và nguyện vọng của khách.
4. Trao đổi, làm việc:
a) Địa điểm: Tại Trụ sở cơ quan tỉnh/Nhà khách tỉnh hoặc tại một địa điểm thích hợp.
b) Chủ trì: Hai Trưởng đoàn (chủ chính và khách chính).
c) Thành phần tham dự phía tỉnh: Tương ứng với thành phần tham dự hội đàm của đoàn khách và yêu cầu nội dung trao đổi.
Nếu khách là Người đứng đầu tổ chức Đảng cầm quyền địa phương nước ngoài, lãnh đạo Đảng cầm quyền hoặc lãnh đạo tổ chức Đảng cầm quyền tại địa phương đồng thời là Người đứng đầu Chính quyền địa phương nước ngoài, Người đứng đầu Chính quyền địa phương nước ngoài thì Bí thư Tỉnh ủy chủ trì. Một lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh tham dự.
Nếu khách là lãnh đạo Đảng cầm quyền hoặc lãnh đạo tổ chức Đảng cầm quyền tại địa phương đồng thời là Người đứng đầu Cơ quan dân cử địa phương nước ngoài, Người đứng đầu Cơ quan dân cử địa phương nước ngoài do Bí thư Tỉnh ủy chủ trì. Một lãnh đạo Hội đồng nhân dân tỉnh tham dự.
Đối với các khách nước ngoài khác: Bố trí lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh, lãnh đạo Hội đồng nhân dân tỉnh tham dự hội đàm do Bí thư Tỉnh ủy quyết định tùy theo yêu cầu quan hệ giữa hai bên và nội dung trao đổi.
5. Gặp hẹn:
Căn cứ vào yêu cầu và điều kiện cụ thể của chuyến thăm, hai Trưởng đoàn có thể gặp riêng.
6. Hội đàm với đối tác:
a) Nếu chủ chính là Bí thư Tỉnh ủy, ngoài hội đàm làm việc với tỉnh do Bí thư Tỉnh ủy chủ trì, phù hợp với nội dung làm việc và nguyện vọng của khách có thể tổ chức hội đàm làm việc riêng:
Nếu khách là Người đứng đầu Chính quyền địa phương nước ngoài đồng thời là lãnh đạo Đảng cầm quyền hay lãnh đạo tổ chức Đảng cầm quyền tại địa phương nước ngoài, Người đứng đầu Chính quyền địa phương nước ngoài, có thể tổ chức hội đàm làm việc riêng với Ủy ban nhân dân tỉnh do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh chủ trì.
Nếu khách là Người đứng đầu Cơ quan dân cử địa phương nước ngoài đồng thời lãnh đạo Đảng cầm quyền hay lãnh đạo tổ chức Đảng cầm quyền tại địa phương nước ngoài, Người đứng đầu Cơ quan dân cử địa phương nước ngoài, có thể tổ chức hội đàm làm việc riêng với Hội đồng nhân dân tỉnh do Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh chủ trì.
Đối với các khách nước ngoài khác: Thu xếp hội đàm làm việc riêng với lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh, lãnh đạo Hội đồng nhân dân tỉnh tùy theo yêu cầu quan hệ giữa hai bên, mục đích chuyến thăm, nội dung làm việc và đề nghị của khách.
b) Làm việc riêng với thành viên đoàn: Lãnh đạo Sở, ngành, huyện, đoàn thể có thể tổ chức làm việc riêng với đối tác là thành viên đoàn.
7. Chiêu đãi:
a) Chủ trì: Chủ chính cùng Phu nhân/Phu quân (nếu có).
b) Thành phần tham dự:
Phía địa phương chủ nhà: Thành phần tham gia lễ đón, hội đàm làm việc, đón tiễn tại sân bay.
Phía khách: Các thành viên đoàn; đại diện Đại sứ quán, Cơ quan Lãnh sự nước khách, Văn phòng đại diện tổ chức quốc tế tại Việt Nam (nếu có).
c) Cách thức:
Chủ chính phát biểu chào mừng, chúc rượu. Trưởng đoàn khách phát biểu đáp từ.
Tùy theo điều kiện của địa phương có thể tổ chức một số tiết mục biểu diễn nghệ thuật đặc trưng của địa phương trong chiêu đãi.
8. Tham quan:
Nếu thời gian chuyến thăm cho phép và yêu cầu đón tiếp, nguyện vọng của khách, thu xếp cho khách đi tham quan, làm việc với các tổ chức, cơ sở hoặc di tích lịch sử hay danh lam thắng cảnh tại địa phương.
Tùy theo yêu cầu và tính chất của chương trình tham quan, một lãnh đạo tỉnh hoặc người chủ trì đón, tiễn sân bay (quy định tại Khoản 1, Mục a) tháp tùng đoàn tham quan.
9. Tiễn đoàn kết thúc chuyến thăm: Không tổ chức lễ tiễn.
10. Đối với khách có quan hệ đặc biệt:
Có thể xem xét biện pháp lễ tân sau:
a) Đón tại sân bay: Một lãnh đạo tỉnh hoặc chủ chính trực tiếp đón đoàn tại sân bay.
b) Chiêu đãi: Mời cùng tham dự chiêu đãi một số lãnh đạo tỉnh, đoàn thể, hội hữu nghị với quốc gia của khách (nếu có), tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp có quan hệ với nước khách tại địa phương (doanh nghiệp của Việt Nam, đầu tư của nước khách hay liên doanh với nước khách) và đại diện một số tổ chức, công dân tiêu biểu nước khách đang làm việc, học tập tại địa phương (nếu có).
c) Mời cơm thân mật: Ngoài chiêu đãi do chủ chính chủ trì, có thể thu xếp một lãnh đạo cao cấp khác của tỉnh cùng Phu nhân/Phu quân (nếu có) mời cơm thân mật. Thành phần mời dự cơm thân mật chỉ gồm một số đoàn viên quan trọng hoặc chỉ mời Trưởng đoàn khách cùng Phu nhân/Phu quân (nếu có).
Điều 6. Đón tiếp khách nước ngoài thăm làm việc địa phương
1. Đón, tiễn tại sân bay:
a) Thành phần:
Chủ trì: Lãnh đạo Sở Ngoại vụ hoặc lãnh đạo Văn phòng Tỉnh ủy (nếu khách thăm theo lời mời của lãnh đạo tỉnh với chức danh là Phó Bí thư Tỉnh ủy) hoặc lãnh đạo Văn phòng Hội đồng nhân dân tỉnh (nếu khách thăm theo lời mời của lãnh đạo tỉnh với chức danh là Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh).
Đại diện Đại sứ quán, Cơ quan Lãnh sự nước khách tại địa phương của Việt Nam, Văn phòng đại diện tổ chức quốc tế tại Việt Nam (nếu có và có yêu cầu tham dự).
b) Cách thức:
Đối với khách là lãnh đạo địa phương nước ngoài và cấp tương đương: Tùy theo điều kiện và quy định về an ninh hàng không tại sân bay, thu xếp đón, tiễn đoàn tại chân cầu thang máy bay, đầu đường ống hoặc tại một điểm trang trọng phù hợp với khách VIP.
Tặng hoa Trưởng đoàn khách và Phu nhân/Phu quân (nếu có).
Đối với khách mời khác: Đón, tiễn khách tại ga đi, ga đến.
2. Lễ đón, hội đàm làm việc:
a) Lễ đón: Không tổ chức lễ đón.
b) Hội đàm, làm việc:
Địa điểm: Tại Trụ sở cơ quan tỉnh/Nhà khách tỉnh hoặc tại một địa điểm thích hợp.
Chủ trì: Hai Trưởng đoàn (chủ chính và khách chính).
Thành phần tham dự phía tỉnh: Tương ứng với thành phần tham dự hội đàm của đoàn khách và yêu cầu nội dung trao đổi.
Nếu khách là Người đứng đầu tổ chức Đảng cầm quyền địa phương nước ngoài, lãnh đạo Đảng cầm quyền hoặc lãnh đạo tổ chức Đảng cầm quyền tại địa phương đồng thời là Người đứng đầu Chính quyền địa phương nước ngoài, Người đứng đầu Chính quyền địa phương nước ngoài thì Bí thư Tỉnh ủy chủ trì, Một lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh tham dự.
Nếu khách là lãnh đạo Đảng cầm quyền hoặc lãnh đạo tổ chức Đảng cầm quyền tại địa phương đồng thời là Người đứng đầu Cơ quan dân cử địa phương nước ngoài, Người đứng đầu Cơ quan dân cử địa phương nước ngoài do Bí thư Tỉnh ủy chủ trì. Một lãnh đạo Hội đồng nhân dân tỉnh tham dự.
Đối với các khách nước ngoài khác: Bố trí lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh, lãnh đạo Hội đồng nhân dân tỉnh tham dự hội đàm do Bí thư Tỉnh ủy quyết định tùy theo yêu cầu quan hệ giữa hai bên và nội dung trao đổi.
3. Chào lãnh đạo cao cấp của tỉnh:
Căn cứ vào quan hệ, yêu cầu đón tiếp, đề nghị của khách và nội dung trao đổi, bố trí lãnh đạo cao cấp tỉnh tiếp:
a) Bí thư Tỉnh ủy tiếp: Cấp phó của Người đứng đầu tổ chức Đảng cầm quyền địa phương nước ngoài, cấp phó của Người đứng đầu Chính quyền hay Cơ quan dân cử địa phương nước ngoài đồng thời là lãnh đạo Đảng cầm quyền hoặc lãnh đạo tổ chức Đảng cầm quyền tại địa phương nước ngoài và là khách mời của Phó Bí thư Tỉnh ủy.
b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh tiếp: cấp phó của Người đứng đầu Chính quyền địa phương nước ngoài và là khách mời của Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.
c) Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh tiếp: cấp phó của Người đứng đầu Cơ quan dân cử địa phương nước ngoài và là khách mời của Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh.
d) Đối với các khách nước ngoài khác: Bố trí Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh hay Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh tiếp đoàn tùy theo yêu cầu quan hệ giữa hai bên, mục đích của chuyến thăm, nội dung làm việc và đề nghị của khách.
4. Chiêu đãi:
a) Chủ trì: Chủ chính cùng Phu nhân/Phu quân (nếu có).
b) Thành phần dự:
Phía địa phương chủ nhà: Thành phần tham gia đón, tiễn tại sân bay; hội đàm làm việc.
Phía khách: Các thành viên đoàn; đại diện Đại sứ quán, Cơ quan Lãnh sự nước khách; Văn phòng đại diện tổ chức quốc tế tại Việt Nam (nếu có).
c) Cách thức: Chủ chính phát biểu chào mừng, chúc rượu. Trưởng đoàn khách phát biểu đáp từ.
5. Đối với khách có quan hệ đặc biệt:
Có thể xem xét biện pháp lễ tân sau:
a) Mời cơm thân mật: Có thể thu xếp một lãnh đạo cao cấp của tỉnh cùng Phu nhân/Phu quân (nếu có) mời cơm thân mật. Thành phần mời dự cơm thân mật chỉ gồm một số đoàn viên quan trọng hoặc chỉ mời Trưởng đoàn khách cùng Phu nhân/Phu quân (nếu có).
b) Bí thư Tỉnh ủy tiếp xã giao: Ngoài việc chỉ Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh hay Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh tiếp, thu xếp cho khách chào Bí thư Tỉnh ủy phù hợp với nguyện vọng của khách.
1. Đón, tiễn tại sân bay:
a) Thành phần:
Chủ trì: Lãnh đạo Sở Ngoại vụ hoặc lãnh đạo Văn phòng Tỉnh ủy (nếu khách thăm theo lời mời của lãnh đạo Tỉnh ủy) hoặc lãnh đạo Văn phòng Hội đồng nhân dân tỉnh (nếu khách thăm theo lời mời của lãnh đạo Hội đồng nhân dân tỉnh).
Đại diện Đại sứ quán, Cơ quan Lãnh sự nước khách tại địa phương của Việt Nam; Văn phòng đại diện tổ chức quốc tế tại Việt Nam (nếu có và có yêu cầu tham dự).
b) Cách thức:
Tùy theo điều kiện và quy định về an ninh hàng không tại sân bay, thu xếp đón, tiễn đoàn tại chân cầu thang máy bay, đầu đường ống hoặc tại một điểm trang trọng phù hợp với khách VIP.
Tặng hoa Trưởng đoàn khách và Phu nhân/Phu quân (nếu có).
2. Tiếp đoàn:
a) Chủ trì: Chủ chính cùng Phu nhân/Phu quân (nếu có).
b) Thành phần dự:
Phía địa phương chủ nhà: Thành phần tham gia đón, tiễn tại sân bay; đại diện các cơ quan, tổ chức liên quan đến mục đích chuyến thăm của khách.
Phía khách: Các thành viên đoàn; đại diện Đại sứ quán, Cơ quan Lãnh sự nước khách, Văn phòng Đại diện tổ chức quốc tế tại Việt Nam (nếu có).
3. Chiêu đãi:
a) Chủ trì: Chủ chính cùng Phu nhân/Phu quân (nếu có).
b) Thành phần dự:
Phía địa phương chủ nhà: Thành phần tham gia đón, tiễn tại sân bay và tham dự tiếp đoàn; nguyên lãnh đạo tỉnh (là người xây dựng quan hệ với khách khi đương chức).
Phía khách: Các thành viên đoàn; đại diện Đại sứ quán, Cơ quan Lãnh sự nước khách; Văn phòng Đại diện tổ chức quốc tế tại Việt Nam (nếu có).
c) Cách thức: Chủ chính phát biểu chào mừng, chúc rượu. Trưởng đoàn khách phát biểu đáp từ.
4. Các hoạt động khác:
Việc tổ chức các hoạt động khác cho khách trong thời gian thăm địa phương phù hợp với yêu cầu, mục đích của chuyến thăm và nguyện vọng của khách.
5. Tiếp xã giao:
Đối với khách mời của Phó Bí thư Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh do một lãnh đạo cao cấp tỉnh tiếp hoặc tiếp và mời cơm thân mật đoàn. Các khách khác nguyên cấp Trưởng lãnh đạo cấp cao nước ngoài; nguyên lãnh đạo Bộ, ban, ngành, Ủy ban của Quốc hội nước ngoài; nguyên lãnh đạo địa phương nước ngoài; nguyên lãnh đạo các tổ chức quốc tế liên Chính phủ, liên Nghị viện và nguyên lãnh đạo các tổ chức thuộc Liên hợp quốc do Bí thư hoặc Chủ tịch UBND tỉnh hoặc Chủ tịch HĐND tỉnh tiếp.
1. Tổ chức đón, tiễn, làm việc, chiêu đãi và các chương trình hoạt động:
a) Tổ chức đón tiếp, làm việc: Khách của cơ quan, đoàn thể nào cơ quan, đoàn thể đó chủ trì tổ chức đón, tiễn và các hoạt động của đoàn trong thời gian khách thăm địa phương. Tùy theo tình hình thực tế của đơn vị và yêu cầu, đề nghị từ phía khách mời để tổ chức đón, làm việc, chiêu đãi và các hoạt động khác phù hợp.
b) Chủ trì đón tiếp: Chủ chính.
c) Thành phần phía địa phương tham dự làm việc, chiêu đãi: Tương ứng với thành viên đoàn và đại diện lãnh đạo Sở Ngoại vụ và đại diện các Sở, ngành liên quan đến nội dung của chuyến thăm.
2. Tiếp xã giao:
Nếu trong chương trình có đề nghị tiếp xã giao thì một lãnh đạo tỉnh tiếp đoàn nếu là khách mời của lãnh đạo Sở, ngành, huyện và đoàn thể cấp tỉnh của địa phương.
Điều 9. Đón tiếp khách nước ngoài tham dự sự kiện do tỉnh chủ trì tổ chức
Việc đón tiếp khách nước ngoài tham dự sự kiện do địa phương tổ chức hoặc đăng cai tổ chức, thực hiện theo đề án và kế hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt; phù hợp với các quy định có liên quan của Việt Nam, thông lệ quốc tế và thông lệ của sự kiện quốc tế đó và điều kiện thực tế địa phương.
1. Đón, tiễn:
Chỉ tổ chức đón, tiễn tại sân bay hay cửa khẩu biên giới, nhà ga, cảng biển khi khách đến và đi. Một tổ công tác gồm một số cán bộ do một lãnh đạo cấp Sở chịu trách nhiệm chủ trì đón, tiễn và hỗ trợ các thủ tục cho khách khi đến và khi đi.
2. Chiêu đãi:
Khách nước ngoài tham dự sự kiện được mời tham dự chiêu đãi chung theo chương trình chung.
Một lãnh đạo tỉnh và Phu nhân/Phu quân (nếu có) có thể tổ chức chiêu đãi hẹp với thành phần là Trưởng đoàn cùng Phu nhân/Phu quân (nếu có) và có thể một số thành viên quan trọng của mỗi đoàn.
3. Làm việc:
Ngoài chương trình chung của sự kiện, nếu do yêu cầu trao đổi về quan hệ giữa hai bên, tỉnh tổ chức làm việc riêng với đoàn.
4. Tham quan:
Thu xếp chương trình cho khách thăm quan cơ sở tại địa phương liên quan đến sự kiện, danh lam, thắng cảnh Việt Nam như là một hoạt động của sự kiện hoặc như một hoạt động bên lề sự kiện.
1. Tổ chức chương trình: Thu xếp cho khách chào, làm việc với lãnh đạo tỉnh và làm việc với Sở ngành, đoàn thể hay cơ sở phù hợp với yêu cầu và mục đích chuyến thăm của khách và của địa phương. Giao trách nhiệm Sở Ngoại vụ phối hợp với Sở Ngoại vụ Thành phố Hồ Chí Minh trong việc tổ chức đón tiếp các Cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài.
2. Thành phần tham dự cùng lãnh đạo tỉnh tiếp, làm việc: Lãnh đạo Sở Ngoại vụ (nếu lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh tiếp) hoặc lãnh đạo Văn phòng Tỉnh ủy (nếu lãnh đạo Tỉnh ủy tiếp) hoặc lãnh đạo Văn phòng Hội đồng nhân dân (nếu lãnh đạo Hội đồng nhân dân tỉnh tiếp) và đại diện các Sở, ngành, huyện, thị phù hợp với yêu cầu, nội dung buổi tiếp, làm việc.
1. Phối hợp tổ chức đón tiếp:
a) Lãnh đạo tỉnh chủ trì mời Đoàn Ngoại giao tại Hà Nội, Đoàn Lãnh sự tại địa phương hoặc một số Người đứng đầu Cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam thăm hay tham dự sự kiện do địa phương tổ chức.
b) Khi tỉnh tổ chức đón tiếp Đoàn Ngoại giao, Đoàn Lãnh sự thăm địa phương hoặc tham dự sự kiện do địa phương tổ chức, giao trách nhiệm Sở Ngoại vụ tham mưu văn bản trao đổi thống nhất với Bộ Ngoại giao trước khi mời.
2. Nguyên tắc xếp chỗ các Cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam khi tham dự sự kiện
a) Xếp thứ tự giữa các Đại sứ quán hay giữa các Tổng Lãnh sự quán: Theo thứ tự chữ cái A, B, C tên nước của Cơ quan đại diện bằng tiếng Việt.
b) Xếp chỗ trong Đoàn Ngoại giao (các vị Đại sứ, Đại biện và Đại biện lâm thời):
Đối với cá nhân: Trưởng đoàn Ngoại giao và các vị Đại sứ khác theo thứ tự thời gian trình Quốc thư lên Chủ tịch nước, tiếp theo là các Đại biện và Đại biện lâm thời theo thứ tự thời gian được giới thiệu với Bộ Ngoại giao.
Đối với nhóm người: Ưu tiên theo thứ tự: Trưởng đoàn Ngoại giao, khối các Đại sứ, khối các Đại biện và khối các Đại biện lâm thời,
c) Xếp chỗ trong Đoàn Lãnh sự (các vị Tổng Lãnh sự):
Đối với cá nhân: Trưởng đoàn Lãnh sự và các vị Tổng Lãnh sự khác theo thứ tự thời gian chính thức nhận Giấy Chấp nhận lãnh sự.
Đối với nhóm người: Ưu tiên theo thứ tự: Trưởng đoàn Lãnh sự, khối các Người đứng đầu Cơ quan Lãnh sự và khối các đại diện Cơ quan Lãnh sự (thay mặt Người đứng đầu Cơ quan Lãnh sự).
d) Xếp chỗ theo khối Cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam: Khối các Đại sứ quán, khối các Văn phòng Đại diện tổ chức thuộc Liên hợp quốc và tổ chức quốc tế liên Chính phủ, khối các Cơ quan Lãnh sự.
đ) Sở Ngoại vụ có trách nhiệm thường xuyên liên hệ với Cục Lãnh sự, Sở Ngoại vụ Thành phố Hồ Chí Minh để cập nhật danh sách Đoàn Lãnh sự và cung cấp cho các đơn vị, địa phương khi được yêu cầu.
Điều 12. Treo cờ khi đón tiếp khách nước ngoài tại địa phương
1. Quy định chung:
a) Chỉ treo Quốc kỳ nước ngoài; cờ Liên hợp quốc hay cờ tổ chức quốc tế liên Chính phủ, liên Nghị viện khi treo cùng Quốc kỳ Việt Nam.
b) Chỉ treo Quốc kỳ nước ngoài khi quốc gia đó đã thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức với nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
c) Treo Quốc kỳ Việt Nam cùng Quốc kỳ nước khách hoặc cờ Liên hợp quốc, cờ của tổ chức quốc tế liên Chính phủ, liên Nghị viện: Quốc kỳ Việt Nam ở bên phải, Quốc kỳ nước khách hay cờ Liên hợp quốc, cờ của tổ chức quốc tế liên Chính phủ, liên Nghị viện ở bên trái theo hướng nhìn từ ngoài vào hoặc từ dưới lên.
d) Trường hợp địa phương khách thăm có cờ địa phương và khách có yêu cầu treo cờ địa phương khách trong chuyến thăm, chỉ treo cờ địa phương khách thăm (nếu có và khách có yêu cầu) khi treo cùng với Quốc kỳ Việt Nam và Quốc kỳ nước khách. Quốc kỳ Việt Nam, Quốc kỳ nước khách và cờ địa phương khách thăm được treo theo thứ tự như sau: Cờ Việt Nam ở giữa, cờ nước khách bên trái và cờ địa phương khách thăm bên phải theo hướng nhìn từ ngoài vào hoặc từ dưới lên.
e) Trong phòng khánh tiết có đặt tượng hoặc treo ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh, cờ được treo theo thứ tự như sau: Tượng hoặc ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh ở giữa, bên phải là Quốc kỳ Việt Nam, bên trái lần lượt từ giữa ra là Quốc kỳ nước khách và tiếp theo là cờ địa phương khách thăm (nếu có và khách có yêu cầu) theo hướng nhìn từ dưới lên.
2. Đón tiếp thành viên Hoàng gia nước ngoài; lãnh đạo cao cấp địa phương nước ngoài; lãnh đạo Bộ, ban, ngành, Ủy ban của Quốc hội nước ngoài; lãnh đạo tổ chức quốc tế liên Chính phủ, liên Nghị viện, tổ chức thuộc Liên hợp quốc và cấp tương đương trở lên thăm chính thức địa phương:
Treo Quốc kỳ Việt Nam, Quốc kỳ nước ngoài, cờ Liên hợp quốc hay cờ tổ chức quốc tế liên Chính phủ, liên Nghị viện và cờ địa phương khách thăm (nếu có và khách có yêu cầu) tại các địa điểm phù hợp với yêu cầu đối ngoại, không gian nơi tổ chức, điều kiện của địa phương và chương trình đón tiếp: Lễ đón (ngoài trời nơi tổ chức lễ đón), Phòng tiếp xã giao của lãnh đạo tỉnh, phòng hội đàm làm việc với lãnh đạo tỉnh, phòng họp báo và đặt Quốc kỳ Việt Nam và Quốc kỳ nước ngoài hay cờ tổ chức quốc tế có kích thước nhỏ (cờ bàn) trên bàn hội đàm và bàn ký kết thỏa thuận giữa hai bên.
3. Đón tiếp cấp phó của lãnh đạo cao cấp địa phương nước ngoài và cấp tương đương thăm làm việc địa phương:
Treo Quốc kỳ Việt Nam, Quốc kỳ nước ngoài và cờ địa phương khách thăm (nếu có và khách có yêu cầu) tại các địa điểm phù hợp với yêu cầu đối ngoại, không gian nơi tổ chức, điều kiện của địa phương và chương trình đón tiếp: Phòng hội đàm, phòng tiếp xã giao của lãnh đạo tỉnh và đặt Quốc kỳ Việt Nam, Quốc kỳ nước ngoài có kích thước nhỏ (cờ bàn) trên bàn hội đàm và bàn ký kết thỏa thuận giữa hai bên.
4. Đón tiếp Đại sứ, Tổng Lãnh sự nước ngoài và Trưởng đại diện các tổ chức thuộc Liên hợp quốc, tổ chức quốc tế liên Chính phủ tại Việt Nam chào xã giao lãnh đạo tỉnh, đi thăm, làm việc tại địa phương:
Phù hợp chương trình đón tiếp, thông lệ lễ tân ngoại giao và điều kiện của địa phương, đặt Quốc kỳ Việt Nam và Quốc kỳ nước khách, cờ Liên hợp quốc hoặc cờ tổ chức quốc tế liên Chính phủ có kích thước nhỏ (cờ bàn) trên bàn khi lãnh đạo tỉnh tiếp xã giao, hội đàm làm việc với lãnh đạo tỉnh và ký kết thỏa thuận giữa địa phương với Cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam.
5. Đón tiếp lãnh đạo Sở, ngành, huyện địa phương nước ngoài; lãnh đạo các cơ quan trực thuộc Bộ, ban, ngành, Ủy ban của Quốc hội nước ngoài, tổ chức thuộc Liên hợp quốc, tổ chức quốc tế liên Chính phủ, liên Nghị viện và cấp tương đương; thành viên các Cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam; lãnh đạo, đại diện các tổ chức nước ngoài là đối tác của các đoàn thể cấp tỉnh, cấp huyện; lãnh đạo, đại diện các tổ chức kinh tế, tổ chức phi Chính phủ nước ngoài thăm và làm việc tại địa phương:
Đặt quốc kỳ nếu có ký kết thỏa thuận giữa Sở, ngành, huyện của địa phương nước ngoài; cơ quan thuộc Bộ, ban, ngành, Ủy ban của Quốc hội nước ngoài; cơ quan trực thuộc tổ chức thuộc Liên hợp quốc, tổ chức quốc tế liên Chính phủ, liên Nghị viện; cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam với địa phương, có thể đặt Quốc kỳ Việt Nam và Quốc kỳ nước ngoài hoặc cờ Liên hợp quốc, tổ chức quốc tế liên Chính phủ, liên Nghị viện có kích thước nhỏ (cờ bàn) trên bàn ký kết.
Nếu đoàn thể mời khách và tổ chức đối tác có cờ riêng (cờ của tổ chức và khách có yêu cầu) thì đặt cờ của đoàn thể và cờ tổ chức khách thăm kích thước nhỏ (cờ bàn) trên bàn làm việc và bàn ký kết thỏa thuận giữa hai bên.
6. Đón tiếp khách nước ngoài tham dự sự kiện do địa phương tổ chức:
Treo Quốc kỳ Việt Nam, Quốc kỳ nước ngoài, cờ tổ chức quốc tế, cờ địa phương nước ngoài, cờ tổ chức nước ngoài theo quy định của Việt Nam, quy định tại Khoản 1 Điều này và phù hợp với thông lệ lễ tân ngoại giao, quy định hay tiền lệ lễ tân trong tổ chức sự kiện đó.
Đối với các sự kiện chưa có tiền lệ lễ tân về việc treo cờ, tỉnh xin ý kiến Bộ Ngoại giao (Cục Lễ tân Nhà nước) về việc treo cờ nước ngoài, cờ tổ chức quốc tế, cờ địa phương nước ngoài, cờ tổ chức nước ngoài tham dự sự kiện và thứ tự cờ khi treo.
Điều 13. Khẩu hiệu chào mừng và trang trí pa nô, phông nền
1. Đón tiếp khách nước ngoài thăm địa phương
Không trang trí băng rôn, pa nô, khẩu hiệu chào mừng khách nước ngoài thăm địa phương. Nếu trong chương trình đón tiếp có lễ ký kết thỏa thuận giũa hai bên, tại phòng ký kết có thể trang trí phông.
2. Đón tiếp khách nước ngoài tham dự sự kiện
Việc trang trí băng rôn, pa nô, khẩu hiệu chào mừng phù hợp với thông lệ lễ tân tổ chức của sự kiện, theo đề án và kế hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt với số lượng hợp lý, hình thức phù hợp và tại những địa điểm cần thiết. Cách thức bài trí băng rôn, pa nô và sử dụng tiếng nước ngoài phù hợp với quy định của Việt Nam và thông lệ tổ chức sự kiện đó.
3. Trình bày phông và khẩu hiệu
Trình bày phông, khẩu hiệu bằng hai thứ tiếng: Nêu thứ tự từ trên xuống dưới, nội dung bằng tiếng Việt ở trên, nội dung bằng tiếng nước ngoài ở dưới. Nếu chia hai bên, nội dung bằng tiếng Việt ở bên phải, nội dung bằng tiếng nước ngoài ở bên trái theo hướng đối diện nhìn vào.
Cỡ chữ tiếng Việt và tiếng nước ngoài tương đương nhau. Nếu tiếng Việt và tiếng nước ngoài cùng hệ ngôn ngữ thì viết bằng cùng một phông chữ.
4. Dùng tiếng nước ngoài
a) Đón tiếp khách nước ngoài thăm địa phương: Tiếng nước ngoài là ngôn ngữ phổ thông nước khách thăm hoặc bằng một ngôn ngữ quốc tế thông dụng trên cơ sở thỏa thuận với khách.
b) Sự kiện quốc tế được địa phương đăng cai hoặc do địa phương tổ chức: Tiếng nước ngoài là ngôn ngữ theo quy định hay thông lệ của sự kiện hoặc bằng một ngôn ngữ quốc tế thông dụng.
1. Khách nước ngoài thăm theo lời mời của địa phương:
a) Đoàn khách với trưởng đoàn là nguyên lãnh đạo cấp cao nước ngoài; thành viên Hoàng gia nước ngoài; lãnh đạo và nguyên lãnh đạo Bộ, ban, ngành, Ủy ban của Quốc hội nước ngoài; lãnh đạo và nguyên lãnh đạo các tổ chức quốc tế liên Chính phủ, liên Nghị viện và tổ chức thuộc Liên hợp quốc; lãnh đạo và nguyên lãnh đạo địa phương nước ngoài và cấp tương đương: Bố trí xe riêng (xe 4 chỗ) cho Trưởng đoàn khách và Phu nhân/Phu quân (nếu có), các đoàn viên khác bố trí xe chung nhiều chỗ trong các chương trình hoạt động chung.
Trong trường hợp Phu nhân/Phu quân có hoạt động riêng hoặc đoàn viên có hoạt động làm việc riêng tách khỏi đoàn, việc bố trí loại xe cho các hoạt động riêng tùy thuộc vào số lượng người cùng tham gia một cách hợp lý (cho cả khách và chủ nhà tháp tùng).
b) Đoàn khách nước ngoài khác: Bố trí xe chung cho toàn đoàn, loại xe phù hợp với số lượng đoàn viên.
2. Khách nước ngoài tham dự sự kiện do địa phương tổ chức:
Bố trí xe cho khách như đối với một đoàn khách nước ngoài thăm tỉnh theo quy định tại Khoản 1 Điều này khi từng đoàn hoạt động riêng.
Các hoạt động chung theo chương trình của sự kiện, bố trí xe phù hợp với thông lệ lễ tân của sự kiện, điều kiện thực tế của địa phương. Tùy theo cách thức tổ chức về lễ tân và chương trình hoạt động, có thể bố trí đội hình xe cho từng đoàn hoặc bố trí xe chung nhiều chỗ riêng cho các Trưởng đoàn khách cùng Phu nhân/Phu quân (nếu có) và xe chung nhiều chỗ cho đoàn viên của các đoàn.
Điều 15. Xe cảnh sát dẫn đường
1. Khách nước ngoài thăm theo lời mời của địa phương:
a) Nguyên lãnh đạo cấp cao nước ngoài; thành viên Hoàng gia nước ngoài; Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội nước ngoài; lãnh đạo các tổ chức quốc tế liên Chính phủ, liên Nghị viện và tổ chức thuộc Liên hợp quốc; lãnh đạo cao cấp địa phương nước ngoài và cấp tương đương: Có xe cảnh sát dẫn đường trong các hoạt động chính thức.
b) Khách nước ngoài khác: Trên cơ sở tình hình thực tế giao thông của địa phương, yêu cầu an ninh và an toàn giao thông đối với khách, việc đề xuất bố trí xe cảnh sát dẫn đường trong các hoạt động của đoàn phù hợp với hướng dẫn của Bộ Công an.
2. Khách nước ngoài tham dự sự kiện do địa phương tổ chức:
a) Các đoàn khi hoạt động riêng: Bố trí xe cảnh sát dẫn đường theo quy định tại Khoản 1 Điều này.
b) Các hoạt động chung theo chương trình của sự kiện: Bố trí xe cảnh sát dẫn đường cho đoàn xe gồm các xe của Trưởng đoàn khách và Phu nhân/Phu quân (nếu có) hoặc một đội hình chung gồm xe cho tất cả các đoàn để đảm bảo an ninh và an toàn giao thông, phù hợp với đề án tổ chức được cấp có thẩm quyền phê duyệt và hướng dẫn của Bộ Công an.
Các đoàn khách nước ngoài thăm địa phương hoặc tham dự sự kiện do địa phương tổ chức, theo lời mời của địa phương được đài thọ theo quy định của Chính phủ, hướng dẫn của Bộ Tài chính, quan hệ của địa phương với khách và phù hợp với thông lệ quốc tế trên cơ sở có đi có lại.
1. Chỉ tặng cho Trưởng đoàn khách và Phu nhân/Phu quân (nếu có). Trường hợp đặc biệt, có tặng phẩm tặng các thành viên đoàn.
2. Tặng phẩm là sản phẩm đặc trưng của địa phương hoặc Việt Nam, thể hiện bản sắc văn hóa dân tộc.
3. Mức độ tặng phẩm thực hiện theo quy định của Chính phủ và hướng dẫn của Bộ Tài chính.
4. Cách thức trao tặng phẩm cho khách thực hiện trên cơ sở trao đổi thống nhất với đoàn.
MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG LỄ TÂN ĐỐI NGOẠI KHÁC
Tùy theo yêu cầu đối ngoại, điều kiện thực tế của địa phương, lãnh đạo tỉnh quyết định việc tổ chức chiêu đãi đối ngoại nhân dịp kỷ niệm ngày Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh.
1. Danh nghĩa mời và chủ trì chiêu đãi:
Năm lẻ 5 và năm tròn: Bí thư Tỉnh ủy.
Năm khác: Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.
2. Hình thức chiêu đãi: Tiệc rượu.
3. Thành phần khách nước ngoài mời tham dự: là đại diện các doanh nghiệp, tổ chức, hội, cá nhân nước ngoài tiêu biểu đang làm việc, học tập tại địa phương và khách nước ngoài thăm địa phương trong thời gian tổ chức tiếp khách.
Điều 19. Dự chiêu đãi kỷ niệm Quốc khánh nước ngoài, ngày thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam
1. Dự chiêu đãi kỷ niệm Quốc khánh nước ngoài, ngày thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam theo lời mời của Đại sứ quán nước ngoài tại Hà Nội
Thay mặt địa phương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh có “Thư chúc mừng” gửi Người đứng đầu Cơ quan đại diện.Trường hợp do yêu cầu đối ngoại và quan hệ với Cơ quan đại diện, lãnh đạo tỉnh quyết định việc trực tiếp tham dự.
Địa phương thông báo cho Bộ Ngoại giao (Cục Lễ tân Nhà nước) khi lãnh đạo tỉnh tham dự.
2. Dự chiêu đãi kỷ niệm Quốc khánh nước ngoài, ngày thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam theo lời mời của Cơ quan Lãnh sự:
Lãnh đạo tỉnh quyết định tham dự phù hợp với quan hệ giữa hai nước, quan hệ của tỉnh với Cơ quan Lãnh sự và điều kiện cụ thể của địa phương. Một lãnh đạo tỉnh hoặc Giám đốc Sở Ngoại vụ đại diện cho địa phương tham dự.
Nếu tỉnh không cử đại diện tham dự trực tiếp, thay mặt địa phương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh có “Thư chúc mừng” gửi Người đứng đầu Cơ quan Lãnh sự.
Địa phương thông báo cho Bộ Ngoại giao (Sở Ngoại vụ Thành phố Hồ Chí Minh) khi lãnh đạo tỉnh tham dự.
1. Giao Sở Ngoại vụ chịu trách nhiệm hướng dẫn thực hiện nghi lễ đối ngoại, đón, tiếp khách nước ngoài đến thăm và làm việc tại tỉnh Đồng Nai theo đúng quy định tại Quy định này.
2. Thủ trưởng các Sở, ban ngành, địa phương, đơn vị, các cơ quan đoàn thể, tổ chức chính trị-xã hội chịu trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện Quy định này.
3. Trong quá trình thực hiện, nếu các văn bản quy phạm pháp luật đã viện dẫn trong Quy định này được sửa đổi, bổ sung, thay thế bằng văn bản quy phạm pháp luật mới thì áp dụng theo văn bản quy phạm pháp luật mới đó.
4. Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, các Sở, ban ngành, địa phương, đơn vị, các cơ quan đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội phản ánh kịp thời về Sở Ngoại vụ để tổng hợp báo cáo và trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định./.
- 1 Quyết định 41/2013/QĐ-UBND Quy chế đón tiếp các Đoàn khách nước ngoài đến thăm và làm việc tại tỉnh Đồng Nai
- 2 Quyết định 3349/QĐ-UBND năm 2014 về Quy định hướng dẫn công tác chuẩn bị cho Lãnh đạo tỉnh Đồng Nai giao tiếp với khách nước ngoài
- 3 Quyết định 3349/QĐ-UBND năm 2014 về Quy định hướng dẫn công tác chuẩn bị cho Lãnh đạo tỉnh Đồng Nai giao tiếp với khách nước ngoài
- 1 Quyết định 44/2019/QĐ-UBND bãi bỏ Quyết định 30/2010/QĐ-UBND quy định về chế độ chi tiêu đón tiếp khách nước ngoài vào làm việc với các cơ quan, đơn vị của tỉnh Lào Cai, chi tiêu tổ chức các hội nghị, hội thảo quốc tế do các cơ quan, đơn vị của tỉnh Lào Cai tổ chức, phối hợp tổ chức và chi tiêu tiếp khách trong nước trên địa bàn tỉnh Lào Cai
- 2 Quyết định 51/2019/QĐ-UBND quy định về nghi lễ đối ngoại trong việc đón, tiếp khách nước ngoài đến thăm, làm việc và tham dự sự kiện trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh
- 3 Quyết định 47/2019/QĐ-UBND quy định về chế độ đón tiếp khách nước ngoài, chế độ chi tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế và chế độ chi tiếp khách trong nước trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
- 4 Thông tư 05/2017/TT-BNG hướng dẫn về nghi lễ đối ngoại và đón, tiếp khách nước ngoài thăm địa phương do Bộ trưởng Bộ Ngoại giao ban hành
- 5 Nghị quyết 11/2017/NQ-HĐND Quy định chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức hội nghị, chế độ đón tiếp khách nước ngoài, chi tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế và chi tiếp khách trong nước áp dụng trên địa bàn tỉnh Kon Tum
- 6 Quyết định 03/2017/QĐ-UBND Quy định về nghi lễ đối ngoại và đón, tiếp khách nước ngoài đến thăm, làm việc, tham dự hoạt động tại tỉnh Quảng Nam
- 7 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015
- 8 Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 9 Quyết định 46/2014/QĐ-UBND về nghi lễ đối ngoại và đón, tiếp khách nước ngoài đến thăm, làm việc tại thành phố Đà Nẵng
- 10 Nghị định 145/2013/NĐ-CP quy định về tổ chức ngày kỷ niệm; nghi thức trao tặng, đón nhận hình thức khen thưởng, danh hiệu thi đua; nghi lễ đối ngoại và đón, tiếp khách nước ngoài
- 1 Quyết định 44/2019/QĐ-UBND bãi bỏ Quyết định 30/2010/QĐ-UBND quy định về chế độ chi tiêu đón tiếp khách nước ngoài vào làm việc với các cơ quan, đơn vị của tỉnh Lào Cai, chi tiêu tổ chức các hội nghị, hội thảo quốc tế do các cơ quan, đơn vị của tỉnh Lào Cai tổ chức, phối hợp tổ chức và chi tiêu tiếp khách trong nước trên địa bàn tỉnh Lào Cai
- 2 Quyết định 51/2019/QĐ-UBND quy định về nghi lễ đối ngoại trong việc đón, tiếp khách nước ngoài đến thăm, làm việc và tham dự sự kiện trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh
- 3 Quyết định 47/2019/QĐ-UBND quy định về chế độ đón tiếp khách nước ngoài, chế độ chi tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế và chế độ chi tiếp khách trong nước trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
- 4 Nghị quyết 11/2017/NQ-HĐND Quy định chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức hội nghị, chế độ đón tiếp khách nước ngoài, chi tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế và chi tiếp khách trong nước áp dụng trên địa bàn tỉnh Kon Tum
- 5 Quyết định 03/2017/QĐ-UBND Quy định về nghi lễ đối ngoại và đón, tiếp khách nước ngoài đến thăm, làm việc, tham dự hoạt động tại tỉnh Quảng Nam
- 6 Quyết định 46/2014/QĐ-UBND về nghi lễ đối ngoại và đón, tiếp khách nước ngoài đến thăm, làm việc tại thành phố Đà Nẵng