Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

ỦY BAN NHÂN DÂN
 TỈNH BẮC NINH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 41/QĐ-UBND

Bắc Ninh, ngày 03 tháng 02 năm 2023

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH HƯỚNG DẪN TIÊU CHUẨN, THỦ TỤC, HỒ SƠ XÉT CÔNG NHẬN THỢ GIỎI, NGHỆ NHÂN, TỔ CHỨC, CÁ NHÂN CÓ CÔNG ĐƯA NGHỀ MỚI VỀ CÁC ĐỊA PHƯƠNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC NINH

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC NINH

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015;

Căn cứ Nghị quyết số 07/2022/NQ-HĐND ngày 07/7/2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh Bắc Ninh về việc ban hành Nghị quyết quy định hỗ trợ về phát triển nông nghiệp, chương trình OCOP và ngành nghề nông thôn trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh;

Theo đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 40/TTr- SNN ngày 11 tháng 01 năm 2023;

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành Hướng dẫn tiêu chuẩn, thủ tục, hồ sơ xét công nhận danh hiệu thợ giỏi, nghệ nhân, tổ chức, cá nhân có công đưa nghề mới về các địa phương trong tỉnh, gồm các nội dung sau:

I. Tiêu chuẩn xét công nhận danh hiệu thợ giỏi, nghệ nhân, tổ chức, cá nhân có công đưa nghề mới về các địa phương trong tỉnh

1. Tiêu chuẩn xét công nhận danh hiệu Thợ giỏi

a. Chấp hành tốt chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước; nội quy, quy chế của cơ quan, đơn vị, tổ chức và địa phương nơi cư trú; có phẩm chất đạo đức tốt, gương mẫu trong cuộc sống; tâm huyết, tận tụy với nghề, được đồng nghiệp và quần chúng mến mộ, kính trọng.

b. Là thợ lành nghề, có trình độ kỹ thuật nghề nghiệp giỏi, có khả năng sáng tác mẫu mã đạt trình độ cao mà người thợ bình thường không làm được; trực tiếp thiết kế, chế tác được ít nhất 5 sản phẩm, tác phẩm có giá trị kinh tế, kỹ thuật và mỹ thuật cao.

c. Đã có tác phẩm, sản phẩm được giải ba trở lên tại các cuộc thi, hội chợ, triển lãm do tổ chức nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội - nghề nghiệp cấp tỉnh trở lên trao tặng.

d. Có thời gian hoạt động trong nghề từ 5 năm trở lên.

2. Tiêu chuẩn xét công nhận danh hiệu Nghệ nhân cấp tỉnh

a. Chấp hành tốt chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước; nội quy, quy chế của cơ quan, đơn vị, tổ chức và địa phương nơi cư trú; có phẩm chất đạo đức tốt, gương mẫu trong cuộc sống; tâm huyết, tận tụy với nghề, được đồng nghiệp và quần chúng mến mộ, kính trọng.

b. Có tri thức, kỹ năng nghề xuất sắc, có công lớn trong việc bảo vệ và phát huy giá trị nghề thủ công mỹ nghệ của địa phương, cụ thể:

- Nắm giữ kỹ năng, bí quyết; truyền nghề, dạy nghề cho 30 cá nhân trở lên, trừ trường hợp nghề đặc thù;

- Trực tiếp thiết kế, chế tác được ít nhất 10 sản phẩm, tác phẩm có giá trị kinh tế, kỹ thuật và mỹ thuật cao.

c. Đã có tác phẩm, sản phẩm đạt một trong các tiêu chí sau

- Được giải nhất, nhì tại các cuộc thi, hội chợ, triển lãm do tổ chức nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội - nghề nghiệp cấp tỉnh trở lên trao tặng.

- Được chọn trưng bày trong các bảo tàng, công trình văn hóa, di tích lịch sử hoặc các sự kiện lớn của tỉnh;

- Được sử dụng vào công trình phục chế di tích lịch sử, văn hóa được chính quyền địa phương nơi có di tích lịch sử, văn hóa xác nhận.

d. Có thời gian hoạt động trong nghề từ 10 năm trở lên.

3. Tiêu chuẩn xét công nhận tổ chức, cá nhân có công đưa nghề mới về các địa phương trong tỉnh

a. Chấp hành tốt chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước, có phẩm chất đạo đức tốt.

b. Nghề được du nhập vào các địa phương trong tỉnh là nghề mới ở địa phương chưa có, sản phẩm phải có giá trị, hiệu quả kinh tế và được thị trường chấp nhận.

c. Nghề có khả năng thu hút được tối thiểu 150 lao động tại địa phương.

d. Thời gian duy trì và phát triển nghề mới tối thiểu là 05 năm trở lên.

II. Trình tự, hồ sơ, thời gian xét các danh hiệu thợ giỏi, nghệ nhân, tổ chức và cá nhân có công đưa nghề mới về địa phương

1. Trình tự

- Trên cơ sở đề xuất của các tổ chức, cá nhân tại các địa phương. UBND cấp xã xét những tổ chức, cá nhân có đủ tiêu chuẩn, lập hồ sơ, gửi văn bản đề nghị lên UBND cấp huyện.

- UBND cấp huyện tập hợp hồ sơ, lập danh sách, xác nhận và gửi văn bản đề nghị về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (cơ quan thường trực).

- Hội đồng cấp tỉnh tổ chức thẩm định, xét duyệt những tổ chức, cá nhân có đủ tiêu chuẩn trình Chủ tịch UBND tỉnh quyết định công nhận.

2. Hồ sơ

Hồ sơ xét công nhận các danh hiệu gồm:

- Đơn của tổ chức, cá nhân đề nghị xét công nhận danh hiệu (theo mẫu số 1)

- Bản thành tích của tổ chức, cá nhân có xác nhận của các tổ chức nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội - nghề nghiệp hoặc chính quyền nơi cư trú. (Đối với danh hiệu thợ giỏi, nghệ nhân theo mẫu số 2; đối với tổ chức, cá nhân có công đưa nghề mới về các địa phương trong tỉnh theo mẫu số 3).

- Bản sao hợp lệ các giấy chứng nhận danh hiệu trong các cuộc thi, triển lãm cấp tỉnh, quốc gia, khu vực hoặc quốc tế;

- Báo cáo việc chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của nhà nước, nghĩa vụ với địa phương nơi cư trú có xác nhận của UBND cấp xã (theo mẫu số 4).

- Biên bản xét duyệt và văn bản đề nghị công nhận của UBND cấp xã (theo mẫu số 5,6).

- Văn bản xác nhận và đề nghị của UBND cấp huyện (theo mẫu số 7).

3. Thời gian

Thời gian tổ chức xét công nhận các danh hiệu thợ giỏi, nghệ nhân cấp tỉnh và tổ chức, cá nhân có công đưa nghề mới về các địa phương trong tỉnh 01 lần/năm.

Điều 2: Các Sở, ban, ngành và địa phương căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ tổ chức thực hiện theo đúng quy định.

Điều 3: Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Thủ trưởng các các Sở, ban, ngành, cơ quan thuộc UBND tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- TTTU, TT HĐND tỉnh (b/c);
- Chủ tịch và các PCT UBND tỉnh;
- UB MTTQ và các đoàn thể tỉnh;
- Văn phòng UBND tỉnh: LĐVP, XDCB;
- Lưu: VT, NN.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Vương Quốc Tuấn

 

Mẫu số 1

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

ĐƠN ĐỀ NGHỊ

Xét công nhận Danh hiệu thợ giỏi, nghệ nhân tổ chức, cá nhân có công đưa nghề mới về địa phương trong tỉnh

Kính gửi: UBND xã, phường, thị trấn ……………

1. Họ và tên (khai sinh): ……………………………………………… Nam, Nữ: ………………

2. Tên gọi khác (nếu có): ………………………………………………………………………….

3. Ngày, tháng, năm sinh: …………………………………………………………………………

4. Dân tộc: …………………………………………………………………………………………..

5. Nguyên quán: …………………………………………………………………………………….

6. Hộ khẩu thường trú: ……………………………………………………………………………..

Đối chiếu với tiêu chuẩn thợ giỏi, nghệ nhân, tổ chức, cá nhân có công đưa nghề mới về địa phương trong tỉnh. Bản thân tôi nhận thấy đã đạt đủ tiêu chuẩn công nhận …………………………………………………………………………………………………………

1. Đối với thợ giỏi

a. Chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước; nội quy, quy chế của cơ quan, đơn vị, tổ chức và địa phương nơi cư trú; có phẩm chất đạo đức tốt, gương mẫu trong cuộc sống; tâm huyết, tận tụy với nghề, được đồng nghiệp và quần chúng mến mộ, kính trọng.

b. Là thợ lành nghề, có trình độ kỹ thuật nghề nghiệp giỏi, có khả năng sáng tác mẫu mã đạt trình độ cao mà người thợ bình thường không làm được; trực tiếp thiết kế, chế tác được ít nhất 5 sản phẩm, tác phẩm có giá trị kinh tế, kỹ thuật và mỹ thuật cao.

c. Đã có tác phẩm, sản phẩm được giải ba trở lên hoặc được tổ chức nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội - nghề nghiệp cấp chứng nhận đạt thành tích tại các cuộc thi, hội chợ, triển lãm cấp tỉnh trở lên.

d. Có thời gian hoạt động trong nghề từ 5 năm trở lên.

2. Đối với nghệ nhân

a. Chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước; nội quy, quy chế của cơ quan, đơn vị, tổ chức và địa phương nơi cư trú; có phẩm chất đạo đức tốt, gương mẫu trong cuộc sống; tâm huyết, tận tụy với nghề, được đồng nghiệp và quần chúng mến mộ, kính trọng.

b. Có tri thức, kỹ năng nghề xuất sắc, có công lớn trong việc bảo vệ và phát huy giá trị nghề thủ công mỹ nghệ của địa phương, cụ thể:

- Nắm giữ kỹ năng, bí quyết; truyền nghề, dạy nghề cho 50 cá nhân trở lên, trừ trường hợp nghề đặc thù;

- Trực tiếp thiết kế, chế tác được ít nhất 10 sản phẩm, tác phẩm có giá trị kinh tế, kỹ thuật và mỹ thuật cao.

c. Đã có tác phẩm, sản phẩm đạt một trong các tiêu chí sau:

- Đã có tác phẩm, sản phẩm được giải nhất hoặc được tổ chức nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội - nghề nghiệp cấp chứng nhận đạt thành tích tại các cuộc thi, hội chợ, triển lãm cấp tỉnh trở lên.

- Được chọn trưng bày trong các bảo tàng, công trình văn hóa, di tích lịch sử hoặc các sự kiện lớn của tỉnh;

- Được sử dụng vào công trình phục chế di tích lịch sử, văn hóa được chính quyền địa phương nơi có di tích lịch sử, văn hóa xác nhận.

d. Có thời gian hoạt động trong nghề từ 10 năm trở lên.

3. Đối với tổ chức, cá nhân có công đưa nghề mới về địa phương trong tỉnh

a. Nghề được du nhập vào các địa phương trong tỉnh là nghề mới ở địa phương chưa có, sản phẩm phải có giá trị, hiệu quả kinh tế và được thị trường chấp nhận.

b. Nghề có khả năng thu hút được tối thiểu 150 lao động tại địa phương.

c. Thời gian duy trì và phát triển nghề mới tối thiểu là 02 năm trở lên.

(Có hồ sơ kèm theo)

Vậy, đề nghị UBND xã, phường, thị trấn ….. xét duyệt và đề nghị cấp có thẩm quyền công nhận Danh hiệu thợ giỏi (hoặc) nghệ nhân (hoặc) người có công đưa nghề mới về địa phương trong tỉnh cho bản thân tôi./.

 

 

…, ngày … tháng … năm ………
Người làm đơn
(Ký, ghi rõ họ tên)




Mẫu số 2

Ảnh

4cm x 6cm

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

BẢN KHAI THÀNH TÍCH

Đề nghị xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân, Thợ giỏi”

 

 

I. SƠ YẾU LÝ LỊCH

1. Họ và tên (khai sinh): ……………………………………………… Nam, Nữ: ………………

2. Tên gọi khác (nếu có): ………………………………………………………………………….

3. Ngày, tháng, năm sinh: …………………………………………………………………………

4. Dân tộc: …………………………………………………………………………………………..

5. Nguyên quán: …………………………………………………………………………………….

6. Hộ khẩu thường trú: ……………………………………………………………………………..

7. Tên nghề thủ công mỹ nghệ nắm giữ: …………………………………………………………

8. Năm bắt đầu thực hành nghề thủ công mỹ nghệ: ……………………………………………

9. Điện thoại nhà riêng: ……………………………………… Di động: …………………………

10. Địa chỉ liên hệ: ………………………………………………………………………………….

11. Người liên hệ khi cần: ………………………………… Điện thoại: …………………………

II. QUÁ TRÌNH THAM GIA THỰC HÀNH NGHỀ THỦ CÔNG MỸ NGHỆ:

(Kê khai về quá trình tham gia thực hành nghề thủ công mỹ nghệ (học nghề từ ai, nay còn sống hay đã mất, địa chỉ, điện thoại của người đó (nếu có)); đã thực hành nghề thủ công mỹ nghệ đang nắm giữ như thế nào,…).

…………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………

III. TRI THỨC VÀ KỸ NĂNG NGHỀ

1. Mô tả kỹ năng, kỹ xảo nghề đang nắm giữ:

…………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………

2. Số lượng học trò đã truyền dạy được (Đối với người đề nghị xét công nhận nghệ nhân:

…………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………

3. Kê khai số lượng sản phẩm, tác phẩm tiêu biểu:

…………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………

IV. CÁC THÀNH TÍCH ĐẠT ĐƯỢC

Kê khai thành tích khen thưởng (Bằng khen, giải thưởng … từ cấp tỉnh trở lên):

…………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………

V. KỶ LUẬT

…………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………

Tôi cam kết chịu trách nhiệm về tính xác thực của thông tin đã kê khai và thực hiện đúng trách nhiệm, nghĩa vụ của bản thân theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng sau khi được phong tặng danh hiệu “Nghệ nhân, thợ giỏi”./.

 

……, ngày …… tháng …… năm ……
Xác nhận
của tổ chức nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội - nghề nghiệp hoặc chính quyền nơi cư trú
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)




………, ngày …… tháng …… năm ………
Người khai
(Ký ghi rõ họ tên)

Mẫu số 3

Ảnh

4cm x 6cm

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

BẢN KHAI THÀNH TÍCH

của tổ chức, cá nhân có công đưa nghề mới về địa phương trong tỉnh

 

 

 

I. SƠ YẾU LÝ LỊCH

1. Họ và tên (khai sinh): ………………………………………………… Nam, Nữ: ……………

(Nếu là tổ chức, thì lấy tên và ảnh người đại diện)

2. Tên gọi khác (nếu có): ………………………………………………………………………….

3. Ngày, tháng, năm sinh: …………………………………………………………………………

4. Dân tộc: …………………………………………………………………………………………..

5. Nguyên quán: ……………………………………………………………………………………

6. Hộ khẩu thường trú: ……………………………………………………………………………

7. Tên nghề thủ công mỹ nghệ nắm giữ: ……………………………………………………….

8. Năm bắt đầu thực hành nghề thủ công mỹ nghệ: …………………………………………..

9. Điện thoại nhà riêng: ……………………………………… Di động: ………………………..

10. Địa chỉ liên hệ: …………………………………………………………………………………

11. Người liên hệ khi cần: ………………………………… Điện thoại: ………………………..

II. QUÁ TRÌNH THAM GIA THỰC HÀNH NGHỀ THỦ CÔNG MỸ NGHỆ

(Kê khai về quá trình tham gia thực hành nghề thủ công mỹ nghệ (học nghề từ ai, nay còn sống hay đã mất, địa chỉ, điện thoại của người đó (nếu có)); đã thực hành nghề thủ công mỹ nghệ đang nắm giữ như thế nào,…).

…………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………

III. QUÁ TRÌNH DU NHẬP VÀ PHÁT TRIỂN NGHỀ

1. Quá trình du nhập nghề

…………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………

2. Quá trình phát triển nghề (Kèm theo danh sách lao động làm nghề có xác nhận của lao động và chính quyền địa phương):

…………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………

IV. CÁC THÀNH TÍCH ĐẠT ĐƯỢC

Kê khai thành tích khen thưởng

…………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………

V. KỶ LUẬT

…………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………

Tôi cam kết chịu trách nhiệm về tính xác thực của thông tin đã kê khai và thực hiện đúng trách nhiệm, nghĩa vụ của bản thân theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng sau khi được phong tặng danh hiệu «người có công đưa nghề nới về địa phương trong tỉnh»

 

………, ngày …… tháng …… năm ……
Xác nhận của UBND (cấp xã)
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)




……, ngày …… tháng …… năm ……
Người khai
(Ký ghi rõ họ tên)

Mẫu số 4

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

BÁO CÁO

Về chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước và các nghĩa vụ đối với địa phương

1. Họ và tên (khai sinh): ………………………………………………… Nam, Nữ: ……………

2. Tên gọi khác (nếu có): ………………………………………………………………………….

3. Ngày, tháng, năm sinh: …………………………………………………………………………

4. Dân tộc: …………………………………………………………………………………………..

5. Nguyên quán: ……………………………………………………………………………………

6. Hộ khẩu thường trú: …………………………………………………………………………….

Tôi xin báo cáo việc chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của nhà nước, nghĩa vụ với địa phương như sau:

1. Về chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của nhà nước

…………………………………………………………………………………………………………

2. Về chấp hành nội quy, quy định và các nghĩa vụ đối với địa phương nơi cư trú

- Đăng ký kinh doanh, nộp thuế nghĩa vụ nhà nước, đóng góp với địa phương.

- Xây dựng “gia đình văn hóa”, giáo dục con cái học hành, xây dựng nếp sống văn hóa.

- Thực hiện chính sách kế hoạch hóa gia đình.

- Thực hiện nghĩa vụ quân sự, góp phần bảo vệ trật tự an ninh thôn xóm.

- Thực hiện quy chế bảo vệ môi trường làng nghề, khu CN, khu dân cư.

3. Về phẩm chất đạo đức

…………………………………………………………………………………………………………

 

Xác nhận của UBND (cấp xã)

………, ngày …… tháng …… năm ………
Người báo cáo
(Ký ghi rõ họ tên)




Mẫu số 5

UBND cấp xã …
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: ……/BB-UBND

…………, ngày …… tháng …… năm …………

 

BIÊN BẢN

Xét duyệt công nhận Danh hiệu thợ giỏi, nghệ nhân, tổ chức cá nhân có công đưa nghề mới về các địa phương trong tỉnh

Căn cứ Hướng dẫn số: ………/HD-UBND, ngày ……/……/……… của UBND tỉnh Bắc Ninh về việc ban hành Hướng dẫn về tiêu chuẩn thủ tục xét công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống, thợ giỏi, nghệ nhân, tổ chức cá nhân có công đưa nghề mới về các địa phương trong tỉnh;

Căn cứ hồ sơ đề nghị công nhận danh hiệu thợ giỏi, nghệ nhân, tổ chức cá nhân có công đưa nghề mới về các địa phương trong tỉnh.

Hôm nay, ngày …… tháng …… năm ………, tại: ………………………………………:

Thành phần họp xét duyệt gồm:

Ông (bà): …………………………………………………… Chủ trì Hội nghị.

Ông (bà): ……………………………………………………

Ông (bà): ……………………………………………………

Ông (bà): …………………………………………………… Thư ký Hội nghị

* Hội nghị đã tiến hành các nội dung sau:

1. Hồ sơ đề nghị công nhận danh hiệu thợ giỏi:

- Đối với hồ sơ của ông (bà): ………………………………………………………………………

(Xem xét hồ sơ, đối chiếu với tiêu chuẩn công nhận danh hiệu thợ giỏi).

2. Hồ sơ đề nghị công nhận danh hiệu nghệ nhân:

(Xem xét hồ sơ, đối chiếu với tiêu chuẩn công nhận danh hiệu nghệ nhân).

3. Hồ sơ của tổ chức, cá nhân có công đưa nghề mới về các địa phương trong tỉnh.

(Xem xét hồ sơ, đối chiếu với tiêu chuẩn công nhận danh hiệu tổ chức, cá nhân có công đưa nghề mới về các địa phương trong tỉnh).

3. Cuộc họp đã lấy ý kiến tham gia của các đại biểu và tiến hành biểu quyết.

Ý kiến của các đại biểu (đối với từng trường hợp).

…………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………

Tiến hành biểu quyết (đối với từng trường hợp):

…………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………

Biên bản được lập thành 3 bản và được thông qua hồi: …… giờ …… phút cùng ngày./.

 

THƯ KÝ HỘI NGHỊ

CHỦ TRÌ HỘI NGHỊ
CHỦ TỊCH (HOẶC PHÓ CHỦ TỊCH)





Mẫu số 6

UBND cấp xã …
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: ……/UBND-NN

…………, ngày …… tháng …… năm …………

 

Kính gửi: UBND huyện, thành phố ……………

Căn cứ Hướng dẫn số: ………/HD-UBND, ngày ……/……/……… của UBND tỉnh Bắc Ninh về việc ban hành Hướng dẫn về tiêu chuẩn thủ tục xét công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống, thợ giỏi, nghệ nhân, tổ chức cá nhân có công đưa nghề mới về các địa phương trong tỉnh;

Căn cứ Biên bản xét duyệt công nhận Danh hiệu thợ giỏi, nghệ nhân, tổ chức cá nhân có công đưa nghề mới về các địa phương trong tỉnh, ngày …… tháng …… năm ………

UBND xã, phường, thị trấn ……… đề nghị UBND huyện, thành phố ……… xác nhận và đề nghị công nhận Danh hiệu thợ giỏi, nghệ nhân, tổ chức, cá nhân có công đưa nghề mới về các địa phương trong tỉnh cho các ông (bà) có tên sau:

1. Đối với Danh hiệu thợ giỏi

…………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………

2. Đối với Danh hiệu nghệ nhân

…………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………

3. Đối với tổ chức cá, nhân có công đưa nghề mới về các địa phương trong tỉnh

…………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………

(Có hồ sơ gửi kèm theo).

Đề nghị UBND huyện, thành phố ………… quan tâm xem xét, xác nhận và trình Sở Nông nghiệp và PTNT (cơ quan thường trực Hội đồng) xét duyệt và trình Chủ tịch UBND tỉnh quyết định công nhận cho các ông (bà) có tên trên./.

 


Nơi nhận:
- Như trên;
- Lưu VT, NN.

T/M UBND (CẤP XÃ)
(Ký tên, đóng dấu)




Mẫu số 7

UBND HUYỆN, TP
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: ……/UBND-NN
V/v xác nhận và đề nghị xét duyệt và công nhận danh hiệu thợ giỏi, nghệ nhân

Huyện, Tp, ngày …… tháng …… năm ………

 

Kính gửi: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bắc Ninh

Căn cứ Hướng dẫn số: ………/HD-UBND, ngày ……/……/……… của UBND tỉnh Bắc Ninh về việc ban hành Hướng dẫn về tiêu chuẩn thủ tục xét công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống, thợ giỏi, nghệ nhân, tổ chức cá nhân có công đưa nghề mới về các địa phương trong tỉnh;

UBND huyện, thành phố …………… đã xem xét hồ sơ và văn bản đề nghị công nhận danh hiệu thợ giỏi, nghệ nhân, tổ chức, cá nhân có công đưa nghề mới về các địa phương trong tỉnh của UBND xã, phường, thị trấn ……………… và xác nhận đối với những cá nhận đủ tiêu chuẩn đề nghị công nhận danh hiệu, cụ thể như sau:

1. Đối với Danh hiệu thợ giỏi

…………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………

2. Đối với Danh hiệu nghệ nhân

…………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………

3. Đối với tổ chức cá, nhân có công đưa nghề mới về các địa phương trong tỉnh

…………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………

 (Có hồ sơ gửi kèm theo).

Vậy, UBND huyện, thành phố …………… đề nghị Sở Nông nghiệp và PTNT Bắc Ninh (cơ quan thường trực Hội đồng) xét duyệt và trình Chủ tịch UBND tỉnh quyết định công nhận./.

 


Nơi nhận:
- Như trên;
- Lưu VT, NN.

T/M UBND (CẤP HUYỆN)
(Ký tên, đóng dấu)