THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ Số: 41-TTg | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hà Nội, ngày 24 tháng 1 năm 1977 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC QUY ĐỊNH CÁC KHU RỪNG CẤM
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Điều 5 của Pháp lệnh quy định việc bảo về rừng do nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội thông qua ngày 6 tháng 9 năm 1972 và Lệnh của Chủ tịch nước công bố ngày 11 tháng 9 năm 1972;
Theo đề nghị của ông Bộ trưởng Bộ Lâm nghiệp.
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. - Nay coi là khu rừng cấm những diện tích ghi trong danh mục kèm theo quyết định này.
Điều 2. - Bộ Lâm nghiệp cùng với Ủy ban nhân dân các tỉnh có khu rừng cấm chịu trách nhiệm xác định ranh giới cụ thể, đóng bảng mốc, tổ chức quản lý, bảo vệ chặt chẽ mọi sinh vật và tài nguyên trong các khu rừng đó.
Điều 3. - Việc quản lý, bảo vệ và xây dựng các khu rừng cấm phải theo những nguyên tắc sau đây:
- Không được làm thay đổi cảnh quan tự nhiên của rừng cấm. Muốn xây dựng các công trình lớn trong khu vực rừng cấm phải được phép của Thủ tướng Chính phủ;
- Không được khai thác, chặt hạ, săn bắn, gây tiếng ồn hoặc làm bất cứ công việc nào khác có hại đến điều kiện sinh sống và phát triển bình thường của các loài động vật, thực vật trong rừng cấm;
- Không được đốt lửa hoặc làm ô nhiễm môi trường trong các khu rừng cấm.
Những trường hợp cần thiết phải chặt hạ cây cối, săn bắt lấy tiêu bán động vật, thực vật hoặc đốt lửa dùng cho sinh họat trong khu rừng cấm phải do Bộ trưởng Bộ Lâm nghiệp xét và quyết định. Bộ Lâm nghiệp phải có kế hoạch trồng thêm cây và gây thả phục hồi số lượng các loài chim, thú trong các khu rừng cấm.
Điều 4. - Ủy ban nhân dân các tỉnh có rừng cấm có trách nhiệm giáo dục động viên cán bộ, bộ đội, nhân dân trong tỉnh đề cao nghĩa vụ bảo về rừng cấm đồng thời tổ chức việc kiểm tra chặt chẽ nhằm kịp thời phát hiện và xử lý các vụ vi phạm các quy định về bảo vệ khu rừng cấm.
Ủy ban Kế hoạch Nhà nước, Ủy ban Dân tộc trung ương, Bộ Quốc phòng, Bộ Nông nghiệp, Bộ Nội vụ, Bộ Văn hóa, Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước, Bộ Tài chính có trách nhiệm phối hợp với Bộ Lâm nghiệp và Ủy ban nhân dân các tỉnh có rừng cấm để thực hiện các chủ trương và kế hoạch xây dựng, quản lý và bảo về tốt các khu rừng cấm.
Điều 5. – Các cơ quan, đơn vị, tập thể hay là cá nhân vi phạm các quy định về quản lý, bảo vệ khu rừng cấm đều bị xử lý theo các điều 21, 22, 23, 24 của Pháp lệnh quy định việc bảo về rừng.
Điều 6. – Các ông Bộ trưởng Bộ Lâm nghiệp, thủ trưởng các ngành có liên quan ở trung ương và các ông Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh có rừng cấm chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.
| K.T. THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ |
DANH MỤC
CÁC KHU RỪNG CẤM
(Ban hành kèm theo quyết định số 41-TTg ngày 24-1-1977 của Thủ tướng Chính phủ)
Số thứ tự | Tên khu rừng cấm | Địa điểm | Diện tích | Ranh giới | Mục đích khoanh | |
Huyện | Tỉnh | |||||
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10 | Đền Hùng Vương
Pắc Bó
Bắc Sơn (khu rừng Mô Rẹ) Tân trào (núi Hồng)
Đảo Ba Mùn
Ba Bể
Núi Ba Vì
Núi Tam Đảo
Bán đảo Sơn Trà
Khu rừng thông 3 lá quanh thành phố Đà Lạt | Lâm Thao
Hà Quảng
Bắc Sơn
Sơn Dương
Cầm Phả
Chợ Rá
Ba Vì
Tam Dương Lập Thạch Sơn Dương Đại từ
Thành phố Đà Lạt | Vĩnh Phú
Cao Lạng
Cao Lạng
Hà Tuyên
Quảng Ninh
Bắc Thái
Hà Sơn Bình
Vĩnh Phú Vĩnh Phú Hà Tuyên Bắc Thái Quảng Nam Đà Nẵng Lâm Đồng | 285 ha
3.000 ha
4.000 ha
1.081 ha
1.800 ha
5.000 ha
2.444 ha
19.000 ha
khoảng 4.000 ha 42.000 ha | Gồm các núi Văn, Đền Hùng, Trọc lớn, Trọc con và núi Phấn Đấu Xem bản đồ kèm theo công văn số 512-UB/NL ngày 24-9-1976 của Ủy ban nhân dân Cao Lạng gửi Thủ tướng xin ra quyết định. - nt –
Toàn bộ núi Hồng: Khu vực từ đèo Re đến đỉnh núi Hồng, núi Tống Thịnh. Phía đông nam giới hạn bởi suối Mỏ Chẹ thuộc khu vực Bảo tàng Toàn bộ hòn đảo (trên đảo không có ruộng, không có dân ở) Rừng, đất rừng và hồ trên núi nằm trong ranh giới hành chính xã Nam Mẫu, huyện Chợ Rá Toàn bộ rừng và đất rừng theo đường binh độ từ cốt 400 trở lên. Rừng và đất rừng theo đường bình độ từ cốt 400 trở lên.
Toàn bộ bán đảo Sơn Trà và vùng xunh quanh chân núi kéo dài ra 500m Toàn bộ diện tích rừng hiện còn và diện tích các đồi trọc sẽ trồng rừng. | Bảo vệ di tích lịch sử Bảo vệ di tích lịch sử
Bảo vệ di tích lịch sử Bảo vệ di tích lịch sử
Bảo vệ thiên nhiên, chim thú Bảo vệ thắng cảnh
Bảo vệ môi trường thắng cảnh Bảo vệ đầu nguồn thắng cảnh
Bảo vệ thắng cảnh
Bảo vệ sức khỏe thắng cảnh. |