Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 4141/QĐ-BNN-KH

Hà Nội, ngày 20 tháng 10 năm 2015

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT DANH MỤC DỰ ÁN GIỐNG THỦY SẢN SỬ DỤNG NGUỒN VỐN SỰ NGHIỆP KINH TẾ GIAI ĐOẠN 2016-2020

BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Căn cứ Nghị định số 199/2013/NĐ-CP ngày 26/11/2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Căn cứ Quyết định số 846/QĐ-TTg ngày 2/6/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện thí điểm đặt hàng một số sản phẩm khoa học và công nghệ của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Căn cứ Quyết định số 2194/QĐ-TTg ngày 25/12/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án phát triển giống cây nông, lâm nghiệp, giống vật nuôi và giống thủy sản đến năm 2020;

Căn cứ Quyết định số 1282/QĐ-BNN-KH ngày 13/5/2010 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Quy chế hoạt động của Ban chỉ đạo Chương trình phát triển giống cây nông, lâm nghiệp, giống vật nuôi và giống thủy sản giai đoạn 2011-2015;

Căn cứ Quyết định số 2760/QĐ-BNN-TCTS ngày 22 tháng 11 năm 2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt Đề án Tái cơ cấu phát triển ngành Thủy sản;

Căn cứ Quyết định số 1771/QĐ-BNN-TCTS ngày 27/7/2012 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt Quy hoạch hệ thống nghiên cứu, sản xuất và cung ứng giống thủy sản đến năm 2020;

Căn cứ Quyết định số 3748/QĐ-BNN-KH ngày 15/9/2015 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT phê duyệt định hướng phát triển giống cây trồng, vật nuôi đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030;

Xét đề nghị của Tổng cục Thủy sản tại Công văn số 2863/TCTS-NTTS ngày 13/10/2015 về việc đề xuất mở mới các dự án giống thủy sản sử dụng vốn sự nghiệp giai đoạn 2016-2020;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Kế hoạch kèm Báo cáo danh mục dự án giống thủy sản 2016-2020 số 793/KH-TS ngày 15/10/2015,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt danh mục các dự án giống thủy sản sử dụng vốn sự nghiệp kinh tế giai đoạn 2016-2020 theo Quyết định số 2194/QĐ-TTg ngày 25/12/2009 của Thủ tướng Chính phủ tại Phụ lục kèm theo quyết định.

Điều 2. Trách nhiệm của các đơn vị:

1. Các chủ dự án giống Thủy sản:

- Lập đề cương, dự toán dự án giống Thủy sản trình Tổng cục Thủy sản để tổ chức thẩm định dự án.

- Thực hiện dự án theo đề cương, dự toán được phê duyệt;

- Định kỳ hàng quý và năm báo cáo kết quả thực hiện;

- Kết thúc dự án báo cáo kết quả thực hiện hoàn thành;

- Chấp hành chế độ kiểm tra, kiểm soát của cơ quan có chức năng thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

2. Tổng cục Thủy sản:

- Hướng dẫn các Chủ dự án lập đề cương, dự toán dự án giống Thủy sản;

- Chủ trì thẩm định đề cương, dự toán các dự án giống Thủy sản;

- Chủ trì, phối hợp với Vụ Kế hoạch trình Bộ phê duyệt dự án phù hợp với khả năng cân đối vốn và tiến độ thực hiện dự án.

- Theo dõi, quản lý quá trình chủ dự án tổ chức thực hiện dự án tại địa phương, cơ sở.

- Chủ trì, nghiệm thu, đánh giá kết quả dự án giống Thủy sản hoàn thành.

3. Vụ Kế hoạch:

- Tham gia thẩm định, đồng trình Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt đề cương, dự toán của các dự án giống Thủy sản;

- Căn cứ Quyết định phê duyệt đề cương, dự toán của dự án giống Thủy sản, phối hợp với Vụ Tài chính tổng hợp, tham mưu cho Bộ bố trí vốn thực hiện dự án theo tiến độ thực hiện được duyệt.

- Quản lý quá trình thực hiện dự án theo chức năng nhiệm vụ được giao và nhiệm vụ của Vụ quy định tại Quyết định số 1282/QĐ-BNN-KH ngày 13/5/2010 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

4. Vụ Tài chính:

- Căn cứ vào tổng mức vốn sự nghiệp kinh tế thực hiện Đề án giống cây trồng, vật nuôi và giống thủy sản được Nhà nước giao cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo kế hoạch hàng năm, chủ trì, phối hợp với Vụ Kế hoạch trình Bộ xem xét, phân bổ và giao vốn cho các dự án phù hợp với tiến độ thực hiện dự án.

- Tham gia quá trình thẩm định, trình duyệt, quản lý quá trình triển khai thực hiện dự án giống thủy sản của các chủ dự án ở các địa phương, cơ sở.

- Tham gia Quản lý quá trình thực hiện dự án theo chức năng nhiệm vụ được giao và nhiệm vụ của Vụ quy định tại Quyết định số 1282/QĐ-BNN-KH ngày 13/5/2010 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ; Chánh Thanh tra, Vụ trưởng các Vụ: Kế hoạch, Tài chính, Khoa học Công nghệ và Môi trường; Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản; Viện trưởng Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I, II, III, Viện Nghiên cứu Hải sản và Thủ trưởng các đơn vị có chức năng liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./

 

Nơi nhận:
- Như điều 3;
- TT. Vũ Văn Tám;
- TT. Lê Quốc Doanh;
- Bộ Tài chính;
- Lưu VT, KH.(30)

BỘ TRƯỞNG




Cao Đức Phát

 

PHỤ LỤC

DANH MỤC DỰ ÁN GIỐNG THỦY SẢN SỬ DỤNG NGUỒN VỐN SỰ NGHIỆP KINH TẾ GIAI ĐOẠN 2016-2020
(Kèm theo Quyết định số 4141/QĐ-BNN-KH ngày 20 tháng 10 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

TT

Tên dự án

Mục tiêu

Đơn vị chủ trì

Đơn vị phối hợp

Thời gian thực hiện

Địa điểm thực hiện

Kết quả dự kiến

1

Sản xuất tôm thẻ chân trắng bố mẹ từ nguồn chọn giống

Chủ động sản xuất tôm thẻ chân trắng bố mẹ sạch một số bệnh nguy hiểm và có tốc độ tăng trưởng nhanh từ nguồn tôm chọn giống trong nước, đáp ứng >70% nhu cầu về tôm bố mẹ.

Viện Nghiên cứu NTTS I

- Công ty Việt Úc; Công ty Nam Miền Trung; Công ty Minh Phú, Công ty Thông Thuận, Doanh nghiệp tư nhân Đắc Lộc và một số doanh nghiệp đảm bảo yêu cầu.

- Viện Nghiên cứu NTTS II và III;

2016-2020

Ninh Thuận, Phú Yên, Bình Thuận

- Sản xuất và cung cấp 400.000 con tôm thẻ chân trắng bố mẹ hậu bị/năm từ đàn tôm chọn giống; tôm bố mẹ cung cấp cho các cơ sở sản xuất giống có tốc độ sinh trưởng nhanh và sạch một số bệnh nguy hiểm.

- Xây dựng 06 mô hình công nghệ sản xuất giống tôm thẻ chân trắng sạch một số bệnh từ đàn tôm chọn giống: 20 triệu tôm PL12/mô hình/năm.

- Đào tạo tập huấn kỹ thuật sản xuất tôm bố mẹ và tôm giống tôm chân trắng đảm bảo chất lượng, sạch bệnh: 20 lớp, 30 học viên/lớp.

2

Sản xuất tôm sú bố mẹ sạch một số bệnh quan trọng

Chủ động sản xuất bố mẹ tôm sú sạch một số bệnh nguy hiểm và có tốc độ tăng trưởng nhanh, đáp ứng nhu cầu cao về tôm bố mẹ.

Viện Nghiên cứu NTTS II

- Công ty TNHH Đầu tư Thủy sản Nam miền Trung, Công ty TNHH Thông Thuận.

- Trung tâm giống các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long: Trà Vinh, Bến Tre, Sóc Trăng

2016-2020

Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang, Bình Thuận, Ninh Thuận, Trà Vinh, Bến Tre

- Sản xuất và cung cấp 3.000 cặp tôm sú bố mẹ/năm, tôm bố mẹ cung cấp cho các cơ sở sản xuất giống có tốc độ sinh trưởng nhanh và sạch một số bệnh nguy hiểm.

- Xây dựng 06 mô hình sản xuất giống sạch bệnh, mỗi mô hình sản xuất 10 triệu PL15 sạch bệnh

- Đào tạo 50 kỹ thuật viên cho 30 cơ sở sản xuất giống, 25 kỹ thuật viên/lớp

3

Sản xuất cá tra giống chất lượng cao

Chủ động sản xuất giống cá cá tra bố mẹ có tốc độ tăng trưởng nhanh từ nguồn cá chọn giống trong nước, đáp ứng cao về cá bố mẹ cho các tỉnh ĐBSCL

Viện Nghiên cứu NTTS II

Công ty CP Vĩnh Hoàn, Công ty XNK Thủy sản Bến Tre, doanh nghiệp khác và cơ sở sản xuất giống cá tra các tỉnh ĐBSCL.

2016-2020

Đồng Tháp, An Giang, Vĩnh Long, Tiền Giang, Bến Tre

- Sản xuất 15.000-20.000 cá hậu bị/năm có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn 15-20%; Phát tán cho các doanh nghiệp và cơ sở sản xuất giống quy mô trung bình trở lên, đủ điều kiện, theo đặt hàng.

- Xây dựng mô hình sản xuất giống và nuôi đánh giá chất lượng: 500.000 cá giống/mô hình x 2 mô hình.

- Đào tạo tập huấn quy trình sản xuất giống chất lượng cao cho 50 cán bộ kỹ thuật, 25 cán bộ/lớp.

4

Sản xuất cá rô phi vằn hậu bị từ nguồn chọn giống

Chủ động sản xuất giống cá rô phi vằn sạch một số bệnh nguy hiểm, có tốc độ tăng trưởng nhanh, chịu mặn từ nguồn cá chọn giống trong nước, đáp ứng >85% nhu cầu về cá bố mẹ.

Viện Nghiên cứu NTTS I

- Công ty Minh Phú, Công ty Nam Việt, Công ty Sohafood, Công ty Hải Long, Công ty giống thủy sản Hải Phòng, Công ty Ngọc Anh và một số doanh nghiệp khác có đủ năng lực.

- Viện NCNTTS II

- Trung tâm giống thủy sản các tỉnh: Quảng Ninh, Hải Dương, Quảng Nam, Bình Định, Quảng Ngãi, Tiền Giang, An Giang, Cần Thơ

2017-2020

Tiền Giang, Hải Dương

- Xây dựng 06 mô hình sản xuất giống cá rô phi từ đàn nội địa và nhập nội có tốc độ tăng trưởng nhanh, sạch một số bệnh nguy hiểm: 4 mô hình cá nước ngọt và 2 mô hình cá chịu mặn; 10 triệu giống cá/năm/mô hình.

- Sản xuất và cung cấp được 1.000.000 cá rô phi hậu bị (700.000 cá nước ngọt và 300.000 cá chịu mặn) từ đàn nội địa và nhập nội phục vụ sản xuất giống với các chỉ tiêu kỹ thuật cụ thể: Tỷ lệ sống khi nuôi từ cá giống (5 g/con) lên cá thương phẩm (>500 g/con) >80%; sinh trưởng trong thời gian 5 tháng nuôi với mật độ 3 con/m2 đạt >500 g/con (tương đương với giống cá rô phi tốt nhất ở khu vực châu Á) và chịu độ mặn từ 15-20‰.

- Đào tạo tập huấn 15 lớp cho cán bộ, người dân về kỹ thuật sản xuất giống rô phi chọn giống có chất lượng cao trong môi trường nước ngọt và mặn lợ: 10 lớp cho sản xuất giống cá rô phi nước ngọt và 5 lớp cho sản xuất giống cá rô phi nước mặn lợ; 20 học viên/lớp.

5

Sản xuất giống cá rô phi đỏ (diêu hồng) chọn giống

Chủ động sản xuất giống cá rô phi đỏ bố mẹ có tốc độ tăng trưởng nhanh, chịu mặn từ nguồn cá chọn giống trong nước, đáp ứng >85% nhu cầu về cá bố mẹ.

Viện Nghiên cứu NTTS II

- Công ty CP Vĩnh Hoàn, Minh Phú, Nam Việt và Trang trại Mừng Liên, Trang trại Tám Vũ.

- Trung tâm giống một số tỉnh ĐBSCL (Tiền Giang, An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ);

- Các cơ sở sản xuất giống ở ĐBSCL.

2016-2020

Tiền Giang, An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ

- Sản xuất 125.000 cá hậu bị có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn 12% và chịu độ được độ mặn đến 15-20‰ (100.000 con/nước ngọt và 25.000 con nước lợ; Phát tán cho các doanh nghiệp và cơ sở sản xuất giống quy mô trung bình trở lên, đủ điều kiện, theo đặt hàng.

- Xây dựng mô hình sản xuất giống và nuôi đánh giá chất lượng: 1.200.000 cá giống.

- Đào tạo tập huấn cho 30 cán bộ kỹ thuật của 20 cơ sở sản xuất giống cá rô phi về kỹ thuật sản xuất giống cá rô phi chọn giống có chất lượng cao, 2 đợt trong thời gian dự án (01 đợt/ môi trường nước ngọt và nước lợ)

6

Sản xuất giống bào ngư chín lỗ

Góp phần bảo tồn, đa dạng hóa đối tượng nuôi biển đảo, nâng cao đời sống cho cộng đồng người dân sống tại huyện đảo Cô Tô.

Viện Nghiên cứu Hải sản

Hợp tác xã Thành Phát Cô Tô - Huyện đảo Cô Tô, Tỉnh Quảng Ninh

- Trung tâm giống Quảng Ninh;

2016-2019

Quảng Ninh

- Xây dựng được mô hình sản xuất và cung cấp giống bào ngư tại Cô Tô - Quảng Ninh, đảm bảo các chỉ tiêu kỹ thuật: Mô hình ổn định với tỷ lệ sống từ giai đoạn ấu trùng Veliger lên con giống kích thước ≥4mm đạt >7%, sản xuất được 450.000 con giống.

- Đào tạo, tập huấn kỹ thuật sản xuất giống bào ngư chất lượng cao cho các tập thể, cá nhân làm nghề sản xuất giống và nuôi hải vùng ven biển, hải đảo tỉnh Quảng Ninh.

- Sản xuất được 150.000 bào ngư giống/năm đạt kích thước ≥4mm, cung cấp cho các hộ nuôi.

7

Hoàn thiện quy trình công nghệ và sản xuất giống điệp quạt và sò huyết.

Sản xuất và cung cấp giống điệp quạt và sò huyết phục vụ cho nuôi thương phẩm quy mô lớn ở miền Bắc, Trung và miền Nam, góp phần đa dạng hóa đối tượng nuôi.

Viện Nghiên cứu NTTS III

- Doanh nghiệp tư nhân Cửu Dung, Công ty cổ phần Bắc Hải, Công ty TNHH đầu tư thủy sản Huy Thuận (với sò huyết)

- Công ty TNHH đầu tư thủy sản Nam Miền Trung, Công ty TNHH Thương mại- Dịch vụ Nam Mỹ (điệp quạt)

- Viện Nghiên cứu NTTS I và II

- Trung tâm giống thủy sản Bến Tre, Nam Định, Phú Yên.

- Trung tâm giống thủy sản Bình Thuận, Ninh Thuận.

2016-2020

Nam Định, Khánh Hòa, Bến Tre, Bình Thuận, Ninh Thuận, Phú Yên

1. Điệp quạt:

- Quy trình công nghệ sản xuất giống điệp quạt quy mô hàng hóa ổn định các chỉ tiêu kỹ thuật: tỷ lệ sống từ lúc thụ tinh đến con giống cấp 1 (1-3mm) 8-10%, tỷ lệ đẻ 80%, tỷ lệ thụ tinh 95%, tỷ lệ nở 90%.

- Xây dựng 02 mô hình sản xuất giống điệp quạt đạt 10 triệu giống/đợt với tỷ lệ sống 10-15% từ lúc ấu trùng chữ D đến con giống cấp 1.

- Đào tạo: 200 hộ dân và 2 doanh nghiệp được đào tạo công nghệ sản xuất giống điệp quạt quy mô hàng hóa.

- Sản xuất được 75 triệu con giống điệp cấp 1/3 năm.

2. Sò huyết:

- Quy trình công nghệ sản xuất giống sò huyết ổn định các chỉ tiêu kỹ thuật: tỷ lệ sống 3-5 % từ lúc thụ tinh đến sò giống 1-2 mm, tỷ lệ đẻ 70%, tỷ lệ thụ tinh 90%, tỷ lệ nở 90%.

- Xây dựng được 03 mô hình sản xuất giống sò huyết đạt 5 triệu giống/đợt với tỷ lệ sống 6-8% từ lúc ấu trùng chữ D đến con giống cấp 1 (1-2mm).

- Sản xuất giống được 45 triệu sò cám.

- Thu được 15 triệu sò giống cấp I/3 năm

- Đào tạo: 300 hộ dân và 03 doanh nghiệp được đào tạo công nghệ sản xuất giống sò huyết quy mô hàng hóa.

8

Tăng cường quản lý chất lượng giống thủy sản

Từng bước thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý nhà nước về giống thủy sản, đáp ứng yêu cầu phát triển của ngành theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững

Tổng cục Thủy sản

Vụ Khoa học CN & MT; Viện Nghiên cứu I, II, III; Chi cục NTTS/Thủy sản các tỉnh/thành phố.

2016-2020

Cả nước

- Hoàn thiện cơ sở dữ liệu về quản lý chất lượng giống: Xây dựng và ban hành Thông tư quản lý đàn bố mẹ tôm thẻ chân trắng, tôm sú, cá rô phi chọn giống...; Tiêu chuẩn, quy chuẩn, định mức kỹ thuật về giống; xây dựng phần mềm cơ sở dữ liệu quản lý giống thủy sản chọn giống....

- Kiểm tra, truy xuất nguồn gốc giống tôm thẻ chân trắng bố mẹ 1 lần/năm tại Mỹ (Hawaii - Mỹ), Trung Quốc, Ecuado, Mexico, Indonexia, Singapore, Philippine, Thái Lan....và một số đối tượng khác. (Theo Quy định của Thông tư 26/2013/TT-BNNPTNT).

- Xuất bản ấn phẩm: Sổ tay quản lý giống; Các văn bản liên quan đến quản lý chất lượng giống; Quy trình công nghệ sản xuất giống một số đối tượng chủ lực (tôm sú, chân trắng, cá tra, rô phi, cá biển..) đã chọn giống.

- Tập huấn đào tạo trong nước về kiểm soát chất lượng giống cho cán bộ quản lý nhà nước (03 lớp/năm).

- Đào tạo ngắn hạn nước ngoài cho cán bộ trung ương về công tác quản lý chất lượng giống thủy sản và thăm quan một số cơ sở sản xuất giống tại Thái Lan, Singapore...