Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NAM
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 4143/QĐ-UBND

 Quảng Nam, ngày 30 tháng 10 năm 2015

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN HỖ TRỢ ĐẦU TƯ CẤP THIẾT HẠ TẦNG DU LỊCH TẠI CÁC KHU, ĐIỂM DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIAI ĐOẠN 2016 - 2020

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NAM

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Nghị quyết 06-NQ/TU ngày 25/6/2007 của Tỉnh ủy về đẩy mạnh phát triển du lịch tỉnh Quảng Nam đến năm 2020;

Căn cứ Nghị quyết số 105/NQ-HĐND ngày 29/4/2008 của HĐND tỉnh về phát triển du lịch Quảng Nam đến năm 2015 và tầm nhìn 2020;

Căn cứ Quyết định số 2879/QĐ-UBND ngày 26/8/2009 của UBND tỉnh phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Quảng Nam đến năm 2015, định hướng đến năm 2020;

Căn cứ Chỉ thị số 19/CT-UBND ngày 21/11/2013 của UBND tỉnh về tăng cường công tác quản lý môi trường du lịch, bảo đảm an ninh, an toàn cho khách du lịch trên địa bàn tỉnh.

Căn cứ Kế hoạch số 2024/KH-UBND ngày 30/5/2014 của UBND tỉnh về thực hiện chương trình hành động về du lịch Quảng Nam 2014 - 2020;

Theo đề nghị của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tại Tờ trình số 201/TTr-SVHTTDL ngày 02/10/2015,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án hỗ trợ đầu tư cấp thiết hạ tầng du lịch tại các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016 - 2020 với nội dung chính như sau:

I. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ ÁN

1. Mục tiêu chung

Đến năm 2020 hoàn chỉnh việc sửa chữa, nâng cấp, xây mới cầu tàu, bãi đỗ xe, nhà đón tiếp, nhà vệ sinh cộng cộng tại các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh.

2. Mục tiêu cụ thể

2.1. Từ năm 2016 -2017:

- Tập trung nâng cấp, chỉnh trang các nhà vệ sinh hiện có, nhưng chưa đạt chuẩn nhà vệ sinh công cộng theo quy định tại Quyết định số 225/QĐ-TCDL ngày 08/5/2012 của Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch; nâng cấp bãi đỗ xe; nhà đón tiếp; cầu tàu (chi tiết về hiện trạng tại phụ lục 1);

- Xây dựng thí điểm 02 nhà vệ sinh công cộng đạt chuẩn tại Di sản văn hóa thế giới Đô thị cổ Hội An và Khu di tích Mỹ Sơn. Xây dựng mới 03 bãi đỗ xe, nhà vệ sinh; 02 nhà đón tiếp, nhà vệ sinh; 02 cầu tàu, nhà vệ sinh (phụ lục 2).

2.2. Từ năm 2018 - 2020:

- Xây dựng mới 05 bãi đỗ xe, nhà vệ sinh, nhà đón tiếp; 08 bãi đỗ xe, nhà vệ sinh; 01 nhà đón tiếp, nhà vệ sinh; 01 cầu tàu, nhà vệ sinh (phụ lục 2).

2.3. Các khu, điểm du lịch nằm trong kế hoạch trung hạn từ năm 2016 - 2020: Xây dựng mới 01 bãi đỗ xe, nhà vệ sinh, nhà đón tiếp; 04 bãi đỗ xe, nhà vệ sinh (phụ lục 3).

2.4. Dự kiến từ năm 2016 - 2020: Các doanh nghiệp du lịch đầu tư mới 11 bãi đỗ xe, nhà đón tiếp, nhà vệ sinh cộng cộng và 01 cầu tàu, nhà đón tiếp, nhà vệ sinh.

II. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ THỜI GIAN TRIỂN KHAI ĐỀ ÁN

1. Đối tượng, phạm vi thực hiện Đề án: Nhà đón tiếp, bãi đỗ xe, cầu tàu du lịch, nhà vệ sinh công cộng gọi chung hạ tầng cấp thiết tại khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh.

2. Thời gian triển khai Đề án: Từ năm 2016 đến năm 2020.

III. NỘI DUNG, QUY MÔ CỦA ĐỀ ÁN

1. Tiêu chuẩn, quy mô đầu tư

a. Nhà vệ sinh công cộng:

- Tiêu chuẩn: Theo quy định nhà vệ sinh công cộng ban hành kèm theo Quyết định số 225/QĐ-TCDL ngày 08/5/2012 của Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch, cụ thể:

+ Nhà vệ sinh có chiều cao tối thiểu 2,5m, tường ốp gạch men và sàn lát bằng gạch chống trơn. Diện tích tối thiểu một buồng vệ sinh 2,5m;

+ Có khu vực phòng vệ sinh và khu vực rửa tay dành riêng cho nam và nữ;

+ Trang thiết bị trong mỗi buồng vệ sinh: Bồn cầu, thùng đựng rác có nắp, giấy vệ sinh, móc treo túi/quần áo gắn trên cửa hoặc giá để đồ gắn trên tường, chốt cài cửa bên trong;

+ Trang thiết bị trong khu vực rửa tay: Chậu rửa mặt và vòi nước (có bệ đá xung quanh chậu rửa mặt); gương soi nửa người (gắn phía trên chậu rửa mặt); khăn lau tay, hoặc giấy lau tay, hoặc máy sấy tay tự động; xà phòng rửa tay, thùng đựng rác có nắp;

+ Khu vực vệ sinh nam có bồn tiểu treo;

+ Hệ thống đèn chiếu sáng, hệ thống thông gió, cung cấp nước sạch 24/24h, có người phục vụ đảm bảo vệ sinh sạch sẽ ở các khu và không có mùi hôi;

+ Ở những nơi có điều kiện, mỗi khu vệ sinh cần có ít nhất một phòng vệ sinh cho người tàn tật. Phòng vệ sinh này phải có cửa rộng hơn để xe lăn có thể vào được và xung quanh nhà vệ sinh có đường dẫn (dành cho xe lăn).

- Quy mô:

+ Nhà vệ sinh công cộng thí điểm tại Hội An và Mỹ Sơn: Diện tích 108 m2, gồm 04 buồng vệ sinh nam, 04 buồng vệ sinh nữ, khu vực rửa tay cho nam và nữ riêng, bồn tiểu nam, phòng giữ đồ, phòng vệ sinh dành cho người tàn tật, trang thiết bị cao cấp;

+ Nhà vệ sinh tại điểm du lịch: Diện tích tối thiểu 68m2, gồm 4 buồng vệ sinh nam, 4 buồng vệ sinh nữ, khu vực rửa tay cho nam và nữ riêng, trang thiết bị cao cấp;

+ Nhà vệ sinh tại làng du lịch cộng đồng: diện tích tối thiểu 30m2, gồm 2 buồng vệ sinh nam, 2 buồng vệ sinh nữ, khu vực rửa tay cho nam và nữ riêng, trang thiết bị cao cấp.

b. Bãi đỗ xe:

- Bãi đỗ xe tại điểm du lịch: diện tích tối thiểu 500 m2, có mái che.

- Bãi đỗ xe tại làng du lịch cộng đồng: diện tích tối thiểu 200 m2, có mái che.

c. Nhà đón tiếp:

- Nhà đón tiếp tại điểm du lịch diện tích tối thiểu 200 m2

- Nhà đón tiếp tại làng du lịch cộng đồng: diện tích tối thiểu 160 m2

d. Cầu tàu: Cầu tàu tại các điểm du lịch có diện tích khoảng 200 m2

2. Định mức đầu tư

- 01 Bãi đỗ xe, nhà đón tiếp, nhà vệ sinh: 2.000 triệu đồng

- 01 Bãi đỗ xe, nhà vệ sinh: 800 triệu đồng

- 01 Nhà đón tiếp, nhà vệ sinh: 1.200 triệu đồng

- 01 Cầu tàu, nhà vệ sinh: 1.500 triệu đồng.

- 01 Nhà vệ sinh thí điểm tại Hội An và Mỹ Sơn: 1.000 triệu đồng.

- Dự kiến mức đầu tư của doanh nghiệp:

+ 01 bãi đỗ xe, nhà đón tiếp, nhà vệ sinh công cộng : 4.000 triệu đồng

+ 01 cầu tàu du lịch, nhà đón tiếp, nhà vệ sinh công cộng: 6.000 triệu đồng

3. Tổng mức đầu tư

Tổng mức đầu tư của Đề án là: 78.900.000.000 đồng (Bảy mươi tám tỷ chín trăm triệu đồng)

Trong đó:

- Ngân sách tỉnh: 9.300.000.000 đồng

- Ngân sách huyện: 19.600.000.000 đồng

- Doanh nghiệp du lịch: 50.000.000.000 đồng

4. Phân kỳ đầu tư

Triệu đồng

STT

Tổng vốn đầu tư

NS tỉnh

NS huyện

Xã hội hóa

(DN du lịch)

Năm 2016

5.100

800

4.300

 

Năm 2017

4.700

850

3.850

 

Năm 2018

6.400

2.480

3.920

 

Năm 2019

5.600

2.080

3.520

 

Năm 2020

7.100

3.090

4.010

 

Năm 2016 - 2020

 

 

 

50.000

Tổng cộng

78.900

9.300

19.600

50.000

IV. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN ĐỀ ÁN

1. Giải pháp chung.

- Về kiến trúc nhà vệ sinh, quy mô bãi đỗ xe, nhà đón tiếp, cầu tàu thiết kế phù hợp với không gian, cảnh quan từng khu, điểm du lịch và điều kiện của mỗi địa phương. Riêng nhà vệ sinh tại các điểm du lịch, phải đảm bảo các tiêu chuẩn quy định nhà vệ sinh công cộng đạt chuẩn của Tổng cục Du lịch.

- Khuyến khích các địa phương có điều kiện đầu tư quy mô lớn, phù hợp với diện tích cảnh quan tại khu, điểm du lịch. Đối với những điểm du lịch, làng du lịch đầu tư hạ tầng thiết yếu với quy mô nhỏ hơn quy định để phù hợp với không gian điểm đến, thì mức hỗ trợ kinh phí từ ngân sách tỉnh sẽ dựa trên cơ sở thiết kế, dự toán kinh phí của từng dự án.

2. Giải pháp về vốn.

a) Cơ cấu nguồn vốn

- Đối với các điểm du lịch hiện có nhà vệ sinh công cộng nhưng chưa đạt chuẩn và các hạ tầng du lịch như bãi đỗ xe, nhà đón tiếp, nhà vệ sinh thuộc cấp huyện, thị xã, thành phố quản lý: Nguồn vốn đầu tư nâng cấp, chỉnh trang chủ yếu từ ngân sách huyện, thị xã, thành phố.

- Đối với các điểm du lịch do doanh nghiệp làm chủ đầu tư: Nguồn vốn đầu tư mới bãi đỗ xe, nhà đón tiếp, nhà vệ sinh công cộng hoặc nâng cấp, chỉnh trang nhà vệ sinh đạt chuẩn chủ yếu nguồn vốn của doanh nghiệp.

- Đối với bãi đỗ xe, nhà đón tiếp, cầu tàu du lịch, nhà vệ sinh đầu tư mới: Nguồn vốn đầu tư của ngân sách nhà nước (các điểm du lịch, làng du lịch cộng đồng miền núi ngân sách tỉnh hỗ trợ 50%, ngân sách huyện 50%. Các điểm du lịch đồng bằng ngân sách tỉnh hỗ trợ 30%, ngân sách huyện 70%). Riêng các điểm du lịch thuộc xã Tân Hiệp, thành phố Hội An thì địa phương sử dụng nguồn kinh phí tham quan được để lại cho địa phương để đầu tư.

- Đối với các khu, điểm lịch nằm trong Kế hoạch trung hạn 2016 - 2020: UBND các huyện, thị xã, thành phố căn cứ mức kinh phí đã được phê duyệt, tổ chức thực hiện theo đúng tiến độ.

- Xây dựng thí điểm 02 nhà vệ sinh công cộng đạt chuẩn tại khu phố cổ Hội An và khu di tích Mỹ Sơn: Ngân sách huyện, thị xã, thành phố (100%) từ nguồn kinh phí tham quan được để lại cho địa phương để đầu tư.

b) Nguồn vốn đầu tư.

- Nguồn ngân sách nhà nước (gồm ngân sách tỉnh và ngân sách huyện, thị xã, thành phố) đầu tư hạ tầng thiết yếu tại khu, điểm du lịch do các địa phương quản lý, khai thác.

- Nguồn xã hội hóa: Chủ yếu nguồn vốn của doanh nghiệp du lịch đầu tư công trình hạ tầng du lịch thiết yếu tại khu, điểm du lịch mà đơn vị được giao quản lý, khai thác.

3. Giải pháp quản lý, giám sát.

- Tăng cường công tác kiểm tra giám sát tiến độ thực hiện đề án, đảm bảo việc xây dựng và vận hành công trình hạ tầng cấp thiết tiết kiệm, chất lượng, hiệu quả, báo cáo UBND tỉnh chỉ đạo kịp thời.

- Tổ chức họp đánh giá, rút kinh nghiệm và bàn các giải pháp về đầu tư, quản lý các công trình hạ tầng thiết yếu tại các khu, điểm du lịch đã có kế hoạch đầu tư (nếu có vướng mắc).

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN.

1. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch:

- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan tổ chức triển khai thực hiện Đề án. Phối hợp với các địa phương thực hiện đầu tư hạ tầng theo danh mục Đề án được duyệt.

- Căn cứ Đề án được duyệt, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính trình UBND tỉnh bố trí kinh phí hàng năm thực hiện.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư: Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính tham mưu cho UBND tỉnh cân đối ngân sách và kế hoạch phân bố vốn hằng năm để thực hiện Đề án.

3. Sở Tài chính: Chủ trì, phối hợp các đơn vị liên quan hướng dẫn việc lập, quản lý, sử dụng, quyết toán nguồn kinh phí thực hiện Đề án. Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư bố trí ngân sách hằng năm thực hiện các mục tiêu của Đề án.

4. UBND các huyện, thị xã, thành phố:

- Khảo sát, lập quy hoạch, lập thủ tục giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất xây dựng bãi đỗ xe, nhà đón tiếp, nhà vệ sinh cộng cộng. Căn cứ nội dung Đề án, lập dự án đầu tư các hạng mục công trình gửi các ngành liên quan thẩm định trình cấp thẩm quyền phê duyệt.

- Hàng năm bố trí nguồn kinh phí đối ứng thực hiện đầu tư hạ tầng thiết yếu theo danh mục dự án được duyệt.

- Chịu trách nhiệm quản lý, sử dụng nguồn kinh phí đúng mục đích, có hiệu quả, định kỳ hàng năm báo cáo kết quả thực hiện với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh.

Điều 2. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố có kế hoạch triển khai thực hiện Đề án đạt mục tiêu đề ra. Thường xuyên kiểm tra, theo dõi, đôn đốc việc thực hiện, định kỳ tổng hợp, báo cáo kết quả với UBND tỉnh.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan và Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.

Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ VHTT&DL;
- TT UBND tỉnh;
- CPVP;
- Lưu VT, VX, TH, KTTH, KTN.
D:\Thanh a 2015\Du lich\De an phat
trien ha tang DL (chinh lan 3).doc

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊC
H




Nguyễn Chín

 

PHỤ LỤC 1

THỐNG KÊ HIỆN TRẠNG HẠ TẦNG CẤP THIẾT NHƯ BÃI ĐỖ XE, NHÀ ĐÓN TIẾP, CẦU TÀU, NHÀ VỆ SINH TẠI CÁC KHU, ĐIỂM DU LỊCH

Stt

Khu, điểm du lịch

Bãi đỗ xe

Nhà đón tiếp, trưng bày

Cầu tàu, bến thuyền

Nhà vệ sinh

Đơn vị quản lý

Đạt chuẩn

Chưa đạt chuẩn

TP Hội An

04

03

05

 

19

 

1

Khu phố cổ

03

 

 

 

14

UBND TP Hội An

 

2

Làng rau Trà quế

 

 

 

 

 

3

Làng gốm Thanh Hà

 

 

01

 

01

4

Bãi tắm Cửa Đại

01

 

 

 

01

5

Bãi Làng

 

01

01

 

01

6

Bãi Hương

 

 

01

 

 

7

DLCĐ Cẩm Thanh

 

 

 

 

 

8

Làng mộc Kim Bồng

 

01

01

 

01

9

Hang Yến Cù Lao Chàm

 

 

 

 

 

10

Bãi Chồng

 

01

01

 

01

11

Bãi Bìm

 

 

 

 

 

Doanh nghiệp

Thị xã Điện Bàn

04

03

01

02

03

 

12

Bảo tàng huyện

01

 

 

 

01

UBND thị xã Điện Bàn

13

Làng nghề đúc đồng Phước Kiều

01

01

 

 

01

14

Làng nghề Đông Khương

 

 

 

 

 

15

Tháp Bằng An

01

 

 

 

01

16

Bãi Tắm Hà My

 

 

 

 

 

17

KDL sinh thái nhà vườn Triêm Tây

 

01

01

01

 

 

18

Vinahouse

01

01

 

01

 

Doanh nghiệp

19

Bãi tắm Viêm Đông

 

 

 

 

 

Doanh nghiệp

Huyện Đại Lộc

01

 

 

 

01

 

20

Sông Cùng

 

 

 

 

 

UBND huyện Đại Lộc

 

21

Địa đạo Phú An - Phú Xuân

 

 

 

 

 

22

Chiến thắng Thượng Đức

01

 

 

 

01

23

Khe Lim

 

 

 

 

 

Doanh nghiệp

24

Khe Tân

 

 

 

 

 

Doanh nghiệp

25

Suối Mơ

 

 

 

 

 

Doanh nghiệp

26

Bằng Am

 

 

 

 

 

Doanh nghiệp

27

Trà Cân

 

 

 

 

 

Doanh nghiệp

Huyện Duy Xuyên

04

03

 

01

05

 

UBND huyện Duy Xuyên

28

Khu DLDT Mỹ Sơn

02

01

 

01

01

29

Bảo tàng Sa huỳnh

01

01

 

 

01

30

Làng DCCĐ Trà Nhiêu

 

01

 

 

02

31

Bãi tắm Duy Hải

 

 

 

 

 

32

Làng nghề dệt Mã Châu

01

 

 

 

01

33

Làng DLCĐ Mỹ Sơn

 

 

 

 

 

34

Thủy điện Duy Trinh

 

 

 

 

 

Doanh nghiệp

Huyện Thăng Bình

 

 

 

 

 

 

35

Bãi tắm Bình Minh

 

 

 

 

 

UBND huyện Thăng Bình

Huyện Phú Ninh

02

01

 

02

01

 

36

Thác Trắng-mỏ vàng Bồng Miêu

 

 

 

 

 

UBND huyện Phú Ninh

37

Khu du lịch hồ Phú Ninh

01

01

 

02

 

Doanh nghiệp

38

Tháp Chiên Đàn

01

 

 

 

01

Sở VHTTDL

Thành phố Tam Kỳ

 

 

 

 

 

 

39

Bãi tắm Hạ Thanh

 

 

 

 

 

UBND TP Tam Kỳ

40

Địa đạo Kỳ Anh

 

 

 

 

 

Huyện Núi Thành

01

 

 

 

01

 

41

Bãi tắm Biển Rạng

 

 

 

 

 

UBND huyện Núi Thành

42

Du lịch Tam Hải

 

 

 

 

 

43

Hố Giang Thơm

 

 

 

 

 

44

Tháp Khương Mỹ

01

 

 

 

01

Sở VHTTDL

Huyện Tiên Phước

02

 

 

 

02

 

45

Làng cổ Lộc Yên

 

 

 

 

 

UBND huyện Tiên Phước

46

Nhà lưu niệm cụ Huỳnh

01

 

 

 

01

47

Nhà lưu niệm cụ Phan Chu Trinh

01

 

 

 

01

Huyện Quế Sơn

01

 

 

 

02

 

48

Suối Tiên

 

 

 

 

 

UBND huyện Quế Sơn

49

Chiến thắng Cấm Dơi

01

 

 

 

01

50

Đèo Le -Nước Mát

 

 

 

 

01

Doanh nghiệp

Huyện Hiệp Đức

01

01

 

 

01

 

51

Khe Cái

 

 

 

 

 

UBND huyện Hiệp Đức

52

Khu di tích Phước Trà

01

01

 

 

01

Huyện Nông Sơn

 

 

 

 

 

 

53

Làng Đại Bình

 

 

 

 

 

UBND huyện

54

Hòn Kẽm -Đá Dừng

 

 

 

 

 

Doanh nghiệp

55

Nước nóng Tây Viên

 

 

 

 

 

Doanh nghiệp

Huyện Nam Giang

01

02

 

01

 

 

UBND huyện Nam Giang

56

Thác Grăng

 

 

 

 

 

57

1,3 km đường HCM

01

01

 

01

 

58

Làng dệt Zara

 

01

 

 

 

Huyện Đông Giang

 

02

 

 

 

 

59

Làng DLCĐ Bhờ Hôồng

 

01

 

 

 

UBND huyện Đông Giang

60

Làng DLCĐ Đrôồng

 

01

 

 

 

Huyện Tây Giang

01

02

 

 

01

 

61

Làng DLCĐ Pơrning

 

01

 

 

 

UBND huyên Tây Giang

62

Làng truyền thống Ctu

01

01

 

 

01

63

Địa đạo AXòo

 

 

 

 

 

Huyện Bắc Trà My

64

Khu Căn cứ Nước Oa

 

 

 

 

 

UBND huyện Bắc Trà My

Huyện Nam Trà My

65

Khu DTLS Liên khu ủy Ban Quân sự khu 5

 

 

 

 

 

UBND huyện Nam Trà My

Huyện Phước Sơn

 

 

 

 

 

 

66

Điểm dừng chân thị trấn Khâm Đức

 

 

 

 

 

Doanh nghiệp

67

Suối nước Lan

 

 

 

 

 

Doanh nghiệp

 

Tổng cộng

22

17

06

06

36

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

PHỤ LỤC SỐ 2

KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ MỚI TỪNG NĂM, GIAI ĐOẠN 2016 -2020

1. Kế hoạch đầu tư năm 2016

Stt

Điểm du lịch

Định mức đầu tư

(triệu đồng)

Cơ cấu đầu tư

I.

Nhà vệ sinh thí điểm

 

 

1

Đô thị cổ Hội An

1000

NS thành phố: 100%

2

Khu di tích Mỹ Sơn

1000

NS huyện: 100%

II.

Bãi đỗ xe, nhà vệ sinh

 

 

3

Làng dệt Zara - Huyện Nam Giang

800

NS tỉnh: 400 (50%)

NS huyện: 400 (50%)

4

Làng DLCĐ Bhờ Hôồng- Huyện Đông Giang

800

NS tỉnh: 400 (50%)

NS huyện: 400 (50%)

III.

Cầu tàu, nhà vệ sinh

 

 

5

Hang Yến - Cù Lao Chàm

1500

NS thành phố: 100%

Tổng giá trị đầu tư năm 2016

5.100

NS tỉnh: 800

NS huyện: 4.300

2. Kế hoạch đầu tư năm 2017

Stt

Điểm du lịch

Định mức đầu tư

(triệu đồng)

Cơ cấu đầu tư

I.

Nhà đón tiếp, nhà vệ sinh

 

 

1

Làng DLCĐ Cẩm Thanh - TP Hội An

1.200

NS thành phố 100%

2

Làng DLCĐ Mỹ Sơn - Huyện Duy Xuyên

1.200

NS huyện 100%

II

Bãi đỗ xe, nhà vệ sinh

 

 

3

Thác Grăng - Huyện Nam Giang

800

NS tỉnh: 400 (50%)

NS huyện: 400 (50%)

III.

Cầu tàu, nhà vệ sinh

 

 

4

Du lịch cộng đồng Tam Hải - Huyện Núi Thành

1.500

NS tỉnh: 450 (30%)

NS huyện: 1.050 (70%)

Tổng giá trị đầu tư năm 2017

4.700

NS tỉnh: 850

NS huyện: 3.850

3. Kế hoạch đầu tư năm 2018

Stt

Điểm du lịch

Định mức đầu tư

(triệu đồng)

Cơ cấu đầu tư

I.

Bãi đỗ xe, nhà đón tiếp, nhà vệ sinh

 

 

1

Địa đạo Phú An- Phú Xuân, Huyện Đại Lộc

2.000

NS tỉnh: 600 (30%)

NShuyện: 1.400 (70%)

2

Làng cổ Lộc Yên, Huyện Tiên Phước

2.000

NS tỉnh: 1000 (50%)

NShuyện: 1.000 (50%)

II.

Bãi đỗ xe, nhà vệ sinh

 

 

3

Làng DLCĐ Pơrning - Huyện Tây Giang

800

NS tỉnh: 400 (50%)

NS huyện: 400 (50%)

4

Hố Giang Thơm, Huyện Núi Thành

800

NS tỉnh: 240 (30%)

NS huyện: 560 (70%)

5

Suối Tiên - Huyện Quế Sơn

800

NS tỉnh: 240 (30%)

NShuyện: 560 (70%)

Tổng giá trị đầu tư năm 2017

6.400

NS tỉnh: 2.480

NS huyện: 3.920

4. Kế hoạch đầu tư năm 2019

Stt

Điểm du lịch

Định mức đầu tư

(triệu đồng)

Cơ cấu đầu tư

I.

Bãi đỗ xe, nhà đón tiếp, nhà vệ sinh

 

 

1

Thác Trắng - Mỏ vàng Bồng Miêu, Huyện Phú Ninh.

2.000

NS tỉnh: 600 (30%)

NS huyện: 1.400 (70%)

II.

Nhà đón tiếp, nhà vệ sinh

 

 

2

Làng Đại Bình, Huyện Nông Sơn

1.200

NS tỉnh: 600 (50%)

NS huyện: 600 (50%)

III.

Bãi đỗ xe, nhà vệ sinh

 

 

3

Bãi tắm Duy Hải - Huyện Duy Xuyên

800

NS tỉnh: 240 (30%)

NS huyện: 560 (70%)

4

Khe Cái - Huyện Hiệp Đức

800

NS tỉnh: 400 (50%)

NS huyện: 400 (50%)

5

Bãi Tắm Hà My - Thị xã Điện Bàn

800

NS tỉnh: 240 (30%)

NS thị xã: 560 (70%)

Tổng giá trị đầu tư năm 2017

5.600

Ns tỉnh: 2.080

NS huyện: 3.520

5. Kế hoạch đầu tư năm 2020

Stt

Điểm du lịch

Định mức đầu tư

(triệu đồng)

Cơ cấu đầu tư

I.

Bãi đỗ xe, nhà đón tiếp, nhà vệ sinh

 

 

1

Địa đạo Axòo, Huyện Tây Giang

2.000

NS tỉnh: 1000 (50%)

NS huyện: 1.000 (50%)

2

Khu DTLS Liên khu ủy Ban Quân sự khu 5 huyện Nam Trà My

2.000

NS tỉnh: 1000 (50%)

NS huyện: 1.000 (50%)

II.

Bãi đỗ xe, nhà vệ sinh

 

 

3

Sông Cùng - Huyện Đại Lộc

800

NS tỉnh: 240 (30%)

NS huyện: 560 (70%)

4

Suối nước Lan, Huyện Phước Sơn

800

NS tỉnh: 400 (50%)

NS huyện: 400 (50%)

III.

Cầu tàu, nhà vệ sinh

 

 

5

Làng nghề Đông Khương, Huyện Điện Bàn

1.500

NS tỉnh: 450 (30%)

NS huyện: 1.050 (70%)

Tổng giá trị đầu tư năm 2017

7.100

NS tỉnh: 3.090

NS huyện: 4.010

 

PHỤ LỤC SỐ 3

ĐẦU TƯ HẠ TẦNG DU LỊCH THEO KẾ HOẠCH TRUNG HẠN 2016 - 2020

Stt

Điểm du lịch

Định mức đầu tư

(triệu đồng)

Cơ cấu đầu tư

I.

Bãi đỗ xe, nhà đón tiếp, nhà vệ sinh

 

 

1

Khu căn cứ Nước Oa - Huyện Bắc Trà My

Theo Quyết định phê duyệt

Nằm trong Kế hoạch trung hạn 2016- 2020

II.

Bãi đỗ xe, nhà vệ sinh

 

 

2

Địa đạo Kỳ Anh - TP Tam Kỳ

Theo Quyết định phê duyệt

Nằm trong Kế hoạch trung hạn 2016- 2020

3

Làng DLCĐ Đrồng - Huyện Đông Giang

Theo Quyết định phê duyệt

Nằm trong Kế hoạch trung hạn 2016- 2020

4

Làng rau Trà Quế - TP Hội An

Theo Quyết định phê duyệt

Nằm trong Kế hoạch trung hạn 2016- 2020

5

Bãi tắm Hạ Thanh - TP Tam Kỳ

Theo Quyết định phê duyệt

Nằm trong Kế hoạch trung hạn 2016- 2020

 

ĐỀ ÁN

HỖ TRỢ ĐẦU TƯ CẤP THIẾT HẠ TẦNG DU LỊCH TẠI CÁC KHU, ĐIỂM DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIAI ĐOẠN 2016 - 2020

Phần thứ I

SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

I. Sự cần thiết xây dựng đề án.

Trong thời gian qua, mặc dù tình hình kinh tế trong nước và trên thế giới vẫn còn nhiều khó khăn, nhưng hoạt động du lịch Quảng Nam đã đạt được những kết quả tích cực, góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy phát triển kinh tế của địa phương. Tốc độ tăng trưởng bình quân lượt khách đến Quảng Nam trong giai đoạn 2004 - 2014 là 15%, doanh thu du lịch tăng bình quân là 26%; riêng năm 2014 tổng lượt khách đến Quảng Nam đạt 3,68 triệu lượt khách, tăng 7,44% so cùng kỳ 2013; doanh thu đạt 2.200 tỷ đồng, tăng 14,88% so cùng kỳ năm 2013.

Đến cuối năm 2014, toàn tỉnh có 235 cơ sở lưu trú với 5.777 phòng, trong đó có 28 khách sạn 3 - 5 sao, 56 đơn vị kinh doanh lữ hành, trong đó có 29 đơn vị kinh doanh lữ hành quốc tế. Về xe vận chuyển và tàu thuyền du lịch, riêng Hội An có 474 phương tiện, trong đó: 289 xe vận chuyển, 185 tàu thuyền và ca nô. Sản phẩm du lịch từng bước hình thành, đáp ứng nhu cầu tham quan du khách, hệ thống giao thông đến các khu, điểm du lịch từng bước hình thành. Tuy nhiên, hạ tầng phục vụ du lịch mới đáp ứng khoảng 30% nhu cầu phát triển du lịch, còn thiếu khoảng 70% (gồm các hạng mục: cầu cảng du lịch, cầu tàu du lịch, hệ thống giao thông, bãi đỗ xe, nhà đón tiếp, nhà vệ sinh công cộng tại khu, điểm du lịch). Vì vậy, việc lập đề án hỗ trợ đầu tư cấp thiết hạ tầng du lịch tại các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh là cần thiết, nhất là cầu tàu du lịch, nhà đón tiếp, bãi đỗ xe, nhà vệ sinh công cộng đạt chuẩn tại các khu, điểm du lịch.

II. Cơ sở pháp lý.

- Luật Du lịch Việt Nam được Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp 7 thông qua ngày 14/6/2005;

- Quyết định số 2473/QĐ-TTg ngày 30/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

- Quyết định số 78/QĐ-TTg ngày 12/01/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch đầu tư tổng thể bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di sản văn hóa thế giới Đô thị cổ Hội An gắn với phát triển thành phố Hội An và du lịch giai đoạn 2012 -2025.

- Quyết định số 648/QĐ-TTg ngày 29/4/2011 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt dự án quy hoạch tổng thể bảo tồn và phát huy giá trị khu di tích lịch sử cách mạng Trung Trung Bộ - Nước Oa.

- Quyết định số 225/QĐ-TCDL ngày 08/5/2012 của Tổng cục Trưởng Tổng cục Du lịch ban hành quy định tạm thời về tiêu chuẩn nhà vệ sinh công cộng.

- Nghị quyết 06-NQ/TU ngày 25/6/2007 của Tỉnh ủy Quảng Nam về đẩy mạnh phát triển du lịch tỉnh Quảng Nam đến năm 2020;

- Nghị quyết số 105/NQ-HĐND ngày 29/4/2008 của HĐND tỉnh về phát triển du lịch Quảng Nam đến năm 2015 và tầm nhìn 2020;

- Quyết định số 2879/QĐ-UBND ngày 26/8/2009 phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Quảng Nam đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 được UBND tỉnh Quảng Nam;

- Quyết định số 424/QĐ-UBND ngày 01/2/2013 của UBND tỉnh Quảng Nam về phê duyệt quy hoạch phân khu và ban hành Quy định quản lý xây dựng Khu di tích lịch sử cách mạng địa đạo Kỳ Anh, xã Tam Thăng, thành phố Tam Kỳ.

- Kế hoạch số 556/KH-UBND ngày 08/2/2013 của UBND tỉnh Quảng Nam về phát triển sản phẩm du lịch Quảng Nam năm 2013;

- Kế hoạch số 2024/KH-UBND ngày 30/5/2014 của UBND tỉnh Quảng Nam về thực hiện chương trình hành động về du lịch Quảng Nam 2014 -2020;

- Chỉ thị số 19/CT-UBND ngày 21/11/2013 về tăng cường công tác quản lý môi trường du lịch, bảo đảm an ninh, an toàn cho khách du lịch trên địa bàn tỉnh.

III. Thời gian, phạm vi, đối tượng, nguồn vốn triển khai Đề án.

1. Thời gian triển khai Đề án: Từ năm 2016 - 2020.

2. Đối tượng, phạm vi thực hiện Đề án: Nhà đón tiếp, bãi đỗ xe, cầu tàu du lịch, nhà vệ sinh công cộng gọi chung hạ tầng cấp thiết tại khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh.

3. Nguồn vốn đầu tư: Nguồn ngân sách nhà nước và nguồn huy động hợp pháp khác.

Phần thứ II

ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN ĐẦU TƯ HẠ TẦNG DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

I. Tình hình chung về đầu tư hạ tầng phục vụ du lịch.

1. Đánh giá chung.

Từ năm 2001 đến 2014, tỉnh Quảng Nam đã đầu tư các tuyến đường phục vụ du lịch như: Đường du lịch ven biển, đường Nam Phước - Trà Kiệu - Mỹ Sơn và một số tuyến đường đến các khu, điểm du lịch trong tỉnh: Đồi Đá Đen (Hồ Phú Ninh), Khe Lim (Đaị lộc), Thác Grăng (Nam Giang), Khe Cái (Hiệp Đức)...với tổng vốn đầu tư: 505,02 tỷ đồng, trong đó: nguồn hỗ trợ vốn hạ tầng du lịch của Trung ương 235,791 tỷ đồng, 100 tỷ đồng từ nguồn trái phiếu Chính phủ (thảm nhựa lớp 2 và điện chiếu sáng đường du lịch ven biển), nguồn vốn địa phương 169,229 tỷ đồng. Tuy vậy, hệ thống điện đường, cấp thoát nước, nhà đón tiếp, bãi đỗ xe, cầu cảng du lịch, bến thuyền du lịch, nhà vệ sinh công cộng đạt chuẩn tại một số khu, điểm du lịch phần lớn chưa được chú trọng đầu tư.

Năm 2013 là năm xây dựng sản phẩm du lịch, UBND tỉnh Quảng Nam ban hành Kế hoạch số 556/KH -UBND ngày 08/2/2013 về xây dựng sản phẩm du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, gồm có 13 sản phẩm du lịch tập trung đầu tư, đến nay có 10 sản phẩm hoàn thiện đưa vào phục vụ du khách, bước đầu có hiệu quả. Tuy vậy trong quá trình đưa vào phục vụ khách tại một số sản phẩm du lịch gặp khó khăn, vướng mắc về hạ tầng thiết yếu phục vụ du lịch như: cầu tàu du lịch, nhà đón tiếp, nhà vệ sinh công cộng còn thiếu. Bên cạnh đó, nguồn vốn đầu tư hạ tầng du lịch Trung ương là 235,791 tỷ đồng, chỉ hỗ trợ đầu tư các công trình giao thông đến khu, điểm du lịch lớn như Hội An - Mỹ Sơn. Từ năm 2001 - 2013, nguồn vốn đối ứng của địa phương cho đầu tư hạ tầng du lịch (đường giao thông đến khu, điểm du lịch) là 169,229 tỷ đồng chiếm tỷ lệ thấp khoảng 33,5% tổng vốn đầu tư, chủ yếu từ nguồn khai thác quỹ đất từ 02 dự án: đường du lịch ven biển và đường Nam Phước - Trà Kiệu - Mỹ Sơn.

2. Đánh giá hiện trạng hạ tầng cấp thiết tại các khu, điểm du lịch

Theo kết quả khảo sát các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh và báo cáo về thực trạng hạ tầng du lịch của UBND các huyện, thị xã, thành phố. Hiện nay có tổng cộng có 67 khu, điểm du lịch định hướng phát triển du lịch trong thời gian tới (xem phụ lục 1), gồm:

- 31 khu, điểm du lịch cơ bản đã có bãi đỗ xe, nhà đón tiếp (hoặc nhà trưng bày), nhà vệ sinh công cộng:

+ Nhà vệ sinh công cộng: Theo quy định tiêu chuẩn nhà vệ sinh công cộng của Tổng cục Du lịch thì hầu như chưa đạt chuẩn (36 nhà vệ sinh chưa đạt chuẩn), đạt chuẩn theo quy định là 06 nhà vệ sinh. Riêng khu phố cổ Hội An có 14 nhà vệ sinh công cộng phục vụ khách du lịch, hầu hết chưa đạt chuẩn, quy mô nhỏ, nằm rải rác trong khu phố cổ.

+ Bãi đỗ xe: Có 22 bãi đỗ xe, phần lớn được bố trí một khu đất trống tại điểm du lịch, trong đó chỉ có 05 bãi đỗ xe được trãi thảm nhựa, một phần đáp ứng nhu cầu đỗ xe khách tham quan. Hầu hết hạ tầng dịch vụ chưa đồng bộ: nhà đón tiếp, nhà trưng bày, nhà vệ sinh, cơ sở dịch vụ ăn uống, cảnh quan môi trường, nhân lực, tất cả đều bất cập.

+ Nhà đón tiếp: Có 17 nhà đón tiếp, trưng bày, trong đó: 08 nhà đón tiếp tại các điểm Vinahouse, khu du lịch Phú Ninh, làng Trà Nhiêu, đường Hồ Chí Minh, khu du lịch sinh thái nhà vườn Triêm Tây, bãi làng, bãi chồng, khu di tích Mỹ Sơn; 05 nhà gươl của các làng Bhờ Hôồng, Đrồng, Zara, Pơrning, làng truyền thống Ctu; 04 nhà trưng bày tại khu di tích Phước Trà, làng mộc Kim Bồng, làng đúc đồng Phước Kiều, bảo tàng Sa huỳnh.

+ Cầu tàu du lịch: Có 06 cầu tàu du lịch tại các điểm: Làng gốm Thanh Hà, Bãi Làng, Bãi Hương, Bãi Chồng, Mộc Kim Bồng, Khu du lịch sinh thái Nhà vườn Triêm Tây.

- 36 điểm du lịch chưa đầu tư hạ tầng cấp thiết.

II. Nhu cầu đầu tư hạ tầng cấp thiết giai đoạn 2016 - 2020.

1. Đối với các khu, điểm du lịch đã được đầu tư hạ tầng cấp thiết (xem phụ lục 1).

- Tiếp tục đầu tư nâng cấp, chỉnh trang, sửa chữa hạ tầng cấp thiết đã xuống cấp, hoặc chưa đạt chuẩn theo quy định nhà vệ sinh đạt chuẩn tại 31 khu, điểm du lịch, cụ thể:

- Đầu tư sửa chữa, nâng cấp 36 nhà vệ sinh công cộng chưa đạt chuẩn trên địa bàn tỉnh.

- Đối với 22 bãi đỗ xe: Các địa phương, doanh nghiệp tự nâng cấp, sửa chữa, trãi thảm nhựa đảm bảo theo quy định hiện hành.

- Đối với 17 nhà đón tiếp, trưng bày: Địa phương, doanh nghiệp tự sửa chữa, nâng cấp đảm bảo phục vụ khách du lịch.

- Đối với 06 cầu tàu, bến thuyền du lịch: Địa phương, doanh nghiệp tổ chức nâng cấp, sữa chữa theo quy định đối với cầu tàu, bến thuyền du lịch, đảm bảo phục vụ du khách.

2. Danh mục các điểm du lịch cần đầu tư mới hạ tầng cấp thiết phục vụ du lịch.

2.1. Dự kiến danh mục đầu tư mới hạ tầng cấp thiết tại các điểm du lịch do doanh nghiệp quản lý.

Stt

Khu, điểm du lịch

Địa điểm

Bãi đỗ xe, nhà đón tiếp, nhà vệ sinh công cộng

Cầu tàu, nhà đón tiếp, nhà vệ sinh công cộng

1

Bãi Bìm

Cù Lao Chàm

 

01

2

Bãi tắm Viêm Đông

Điện Bàn

01

 

3

Khe Lim

Đại Lộc

01

 

4

Suối Mơ

01

 

5

Khe Tân

01

 

6

Trà Cân

01

 

7

Bằng Am

02

 

8

Thủy điện Duy Trinh

Duy Xuyên

01

 

9

Hòn Kẽm - Đá Dừng

Nông Sơn

01

 

10

Nước nóng Tây Viên

01

 

11

Điểm dừng chân thị trấn Khâm Đức

Phước Sơn

01

 

Tổng cộng

11

01

2.2. Danh mục đầu tư mới hạ tầng cấp thiết tại các điểm du lịch do các huyện, thị xã, thành phố quản lý.

Stt

Điểm du lịch

Bãi đỗ xe, nhà đón tiếp, nhà vệ sinh

Bãi đỗ xe, nhà vệ sinh

Nhà đón tiếp, nhà vệ sinh

Cầu tàu, nhà vệ sinh

Lượt khách/ năm

Thành phố Hội An

 

01

01

01

 

1

Hang Yến Cù Lao Chàm

 

 

 

01

 

2

Làng DLCĐ Cẩm Thanh

 

 

01

 

800

3

Làng rau Trà Quế

 

01

 

 

13.500

Huyện Điện Bàn

 

01

 

01

 

4

Bãi tắm Hà My

 

01

 

 

100.000

5

Làng nghề Đông Khương

 

 

 

01

 

Huyện Đại Lộc

01

01

 

 

 

6

Địa đạo Phú An - Phú Xuân

01

 

 

 

 

7

Sông Cùng

 

01

 

 

 

Huyện Duy Xuyên

 

01

01

 

 

8

Bãi tắm Duy Hải

 

01

 

 

 

9

Làng DLCĐ Mỹ Sơn

 

 

01

 

300

Huyện Thăng Bình

 

01

 

 

 

10

Bãi tắm Bình Minh

 

01

 

 

40.000

Thành phố Tam Kỳ

01

01

 

 

 

11

Bãi tắm Hạ Thanh

 

01

 

 

10.000

12

Địa đạo Kỳ Anh

01

 

 

 

1.600

Huyện Núi Thành

 

02

 

01

 

13

Bãi tắm Biển Rạng

 

01

 

 

20.000

14

Làng DLCĐ Tam Hải

 

 

 

01

1.000

15

Hố Giang Thơm

 

01

 

 

2.000

Huyện Tiên Phước

01

 

 

 

 

16

Làng cổ Lộc Yên

01

 

 

 

 

Huyện Nam Giang

 

02

 

 

 

17

Thác Grăng

 

01

 

 

1.000

18

Làng Zara

 

01

 

 

600

Huyện Đông Giang

 

02

 

 

 

19

Làng DLCĐ Đrôồng

 

01

 

 

80

20

Làng DLCĐ Bhờ Hôồng

 

01

 

 

320

Huyện Tây Giang

01

01

 

 

 

21

Làng DLCĐ Pơrning

 

01

 

 

 

22

Địa đạo Axòo

01

 

 

 

 

Huyện Quế Sơn

 

01

 

 

 

23

Suối Tiên

 

01

 

 

12.000

Huyện Hiệp Đức

 

01

 

 

 

24

Khe Cái

 

01

 

 

4.500

Huyện Nông Sơn

 

 

01

 

 

25

Làng Đại Bình

 

 

01

 

 

Huyện Bắc Trà My

01

 

 

 

 

26

Khu căn cứ Nước Oa

01

 

 

 

 

Huyện Nam Trà My

01

 

 

 

 

27

Khu di tích lịch sử Liên khu ủy Ban Quân sự khu 5

01

 

 

 

 

Huyện Phú Ninh

 

01

 

 

 

28

Mỏ vàng Bồng Miêu

 

01

 

 

 

Huyện Phước Sơn

 

01

 

 

 

29

Suối nước Lan

 

01

 

 

 

Tổng cộng

06

17

03

03

 

- Tổng số danh mục đầu tư mới hạ tầng cấp thiết: 29, trong đó:

+ Điểm du lịch chưa có bãi đỗ xe, nhà đón tiếp, nhà vệ sinh: 06

+ Điểm du lịch chưa có bãi đỗ xe, nhà vệ sinh: 17

+ Điểm du lịch chưa có nhà đón tiếp, nhà vệ sinh: 03

+ Điểm du lịch chưa có cầu tàu, nhà vệ sinh: 03

Phần thứ III

MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ VÀ CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

I. Mục tiêu đề án.

1. Mục tiêu chung.

Đến năm 2020 hoàn chỉnh việc sửa chữa, nâng cấp, xây mới cầu tàu, bãi đỗ xe, nhà đón tiếp, nhà vệ sinh cộng cộng tại các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh.

2. Mục tiêu cụ thể:

2.1. Từ năm 2016 -2017:

- Tập trung nâng cấp, chỉnh trang các nhà vệ sinh hiện có, nhưng chưa đạt chuẩn theo quy định tạm thời về tiêu chuẩn nhà vệ sinh công cộng theo Quyết định số 225/QĐ-TCDL ngày 08/5/2012 của Tổng cục Du lịch; nâng cấp bãi đỗ xe; nhà đón tiếp, trưng bày; cầu tàu, (xem phụ lục 1);

- Xây dựng thí điểm 02 nhà vệ sinh công cộng đạt chuẩn tại di sản văn hóa thế giới đô thị cổ Hội An và khu di tích Mỹ Sơn. Xây dựng mới 03 bãi đỗ xe, nhà vệ sinh; 02 nhà đón tiếp, nhà vệ sinh; 02 cầu tàu, nhà vệ sinh (xem phụ lục 2).

2.2. Từ năm 2018 - 2020:

- Xây dựng mới 05 bãi đỗ xe, nhà vệ sinh, nhà đón tiếp; 08 bãi đỗ xe, nhà vệ sinh; 01 nhà đón tiếp, nhà vệ sinh; 01 cầu tàu, nhà vệ sinh (xem phụ lục 2).

2.3. Các khu, điểm du lịch năm trong kế hoạch trung hạn từ năm 2016 - 2020: Xây dựng mới 01 bãi đỗ xe, nhà vệ sinh, nhà đón tiếp; 04 bãi đỗ xe, nhà vệ sinh (xem phụ lục 3).

2.4. Dự kiến từ năm 2016 - 2020: Các doanh nghiệp du lịch đầu tư mới 11 bãi đỗ xe, nhà đón tiếp, nhà vệ sinh cộng cộng và 01 cầu tàu, nhà đón tiếp, nhà vệ sinh.

II. Nhiệm vụ của đề án.

1. Nhiệm vụ trọng tâm.

Từ năm 2016 - 2020 hoàn chỉnh việc nâng cấp, chỉnh trang nhà vệ sinh công cộng đã có tại các khu, điểm du lịch theo quy định nhà vệ sinh công cộng đạt chuẩn của Tổng cục Du lịch và các bãi đỗ xe; nhà đón tiếp, nhà trưng bày; cầu tàu (theo phụ lục 1). Tập trung đầu tư mới 05 bãi đỗ xe, nhà đón tiếp, nhà vệ sinh; 11 bãi đỗ xe, nhà vệ sinh; 03 nhà đón tiếp, nhà vệ sinh; 03 cầu tàu, nhà vệ sinh; 02 nhà vệ sinh thí điểm (theo phụ lục 2) theo thứ tự ưu tiên những điểm du lịch đã có sản phẩm du lịch phục vụ khách tham quan, lưu trú. Doanh nghiệp du lịch đầu tư mới 11 bãi đỗ xe, nhà đón tiếp, nhà vệ sinh cộng cộng và 01 cầu tàu, nhà đón tiếp, nhà vệ sinh.

2. Nội dung và quy mô đầu tư

2.1. Tiêu chuẩn, quy mô đầu tư

a. Nhà vệ sinh công cộng:

- Tiêu chuẩn: Theo quy định tạm thời về tiêu chuẩn nhà vệ sinh công cộng được ban hành kèm theo Quyết định số 225/QĐ-TCDL ngày 08/5/2012 của Tổng cục Trưởng Tổng cục Du lịch:

+ Nhà vệ sinh có chiều cao tối thiểu 2,5m, tường ốp gạch men và sàn lát bằng gạch chống trơn. Diện tích tối thiểu một buồng vệ sinh 2,5m2

+ Có khu vực phòng vệ sinh và khu vực rửa tay dành riêng cho nam và nữ

+ Trang thiết bị trong mỗi buồng vệ sinh: Bồn cầu, thùng đựng rác có nắp, giấy vệ sinh, móc treo túi/quần áo gắn trên cửa hoặc giá để đồ gắn trên tường, chốt cài cửa bên trong.

+ Trang thiết bị trong khu vực rửa tay: Chậu rửa mặt và vòi nước (có bệ đá xung quanh chậu rửa mặt); gương soi nửa người (gắn phía trên chậu rửa mặt); khăn lau tay, hoặc giấy lau tay, hoặc máy sấy tay tự động; xà phòng rửa tay, thùng đựng rác có nắp.

+ Khu vực vệ sinh nam có bồn tiểu treo.

+ Hệ thống đèn chiếu sáng, hệ thống thông gió, cung cấp nước sạch 24/24h, có người phục vụ đảm bảo vệ sinh sạch sẽ ở các khu và không có mùi hôi.

+ Ở những nơi có điều kiện, mỗi khu vệ sinh cần có ít nhất một phòng vệ sinh cho người tàn tật. Phòng vệ sinh này phải có cửa rộng hơn để xe lăn có thể vào được và xung quanh nhà vệ sinh có đường dẫn (dành cho xe lăn).

- Quy mô:

+ Nhà vệ sinh công cộng thí điểm tại Hội An và Mỹ Sơn: Diện tích 108 m2, gồm 04 buồng vệ sinh nam, 04 buồng vệ sinh nữ, khu vực rửa tay cho nam và nữ riêng, bồn tiểu nam, phòng giữ đồ, phòng vệ sinh dành cho người tàn tật, trang thiết bị cao cấp.

+ Nhà vệ sinh tại điểm du lịch: Diện tích tối thiểu 68m2, gồm 4 buồng vệ sinh nam, 4 buồng vệ sinh nữ, khu vực rửa tay cho nam và nữ riêng, trang thiết bị cao cấp.

+ Nhà vệ sinh tại làng du lịch cộng đồng: diện tích tối thiểu 30m2, gồm 2 buồng vệ sinh nam, 2 buồng vệ sinh nữ, khu vực rửa tay cho nam và nữ riêng, trang thiết bị cao cấp.

b. Bãi đỗ xe:

- Bãi đỗ xe tại điểm du lịch: diện tích tối thiểu 500 m2, có mái che.

- Bãi đỗ xe tại làng du lịch cộng đồng: diện tích tối thiểu 200 m2, có mái che.

c. Nhà đón tiếp:

- Nhà đón tiếp tại điểm du lịch diện tích tối thiểu 200 m2

- Nhà đón tiếp tại làng du lịch cộng đồng: diện tích tối thiểu 160 m2

d. Cầu tàu: Cầu tàu tại các điểm du lịch có diện tích khoảng 200 m2

2.2. Định mức đầu tư

- 01 Bãi đỗ xe, nhà đón tiếp, nhà vệ sinh: 2.000 triệu đồng

- 01 Bãi đỗ xe, nhà vệ sinh: 800 triệu đồng

- 01 Nhà đón tiếp, nhà vệ sinh: 1.200 triệu đồng

- 01 Cầu tàu, nhà vệ sinh: 1.500 triệu đồng.

- 01 Nhà vệ sinh thí điểm tại Hội An và Mỹ Sơn: 1000 triệu đồng.

- Dự kiến mức đầu tư của doanh nghiệp:

+ 01 bãi đỗ xe, nhà đón tiếp, nhà vệ sinh công cộng : 4.000 triệu đồng

+ 01 cầu tàu du lịch, nhà đón tiếp, nhà vệ sinh công cộng: 6.000 triệu đồng

2.3. Phân kỳ đầu tư.

2.3.1. Ngân sách đầu tư giai đoạn 2016 -2020.

Triệu đồng

STT

Tổng vốn đầu tư

NS tỉnh

NS huyện

Xã hội hóa

(DN du lịch)

Năm 2016

5.100

800

4.300

 

Năm 2017

4.700

850

3.850

 

Năm 2018

6.400

2.480

3.920

 

Năm 2019

5.600

2.080

3.520

 

Năm 2020

7.100

3.090

4.010

 

Năm 2016 - 2020

 

 

 

50.000

Tổng cộng

78.900

9.300

19.600

50.000

2.3.1.1. Giai đoạn 1: Từ năm 2016 -2017 (theo phụ lục 2)

- UBND các huyện, thành phố, các doanh nghiệp tập trung đầu tư nâng cấp, chỉnh trang các nhà vệ sinh hiện có, nhưng chưa đạt chuẩn theo quy định tạm thời về tiêu chuẩn nhà vệ sinh của Tổng cục Du lịch; Nâng cấp nhà đón tiếp, nhà trưng bày và cầu tàu đã xuống cấp, trãi thảm nhựa các bãi đỗ xe.

- Năm 2016 xây dựng thí điểm 02 nhà vệ sinh công cộng đạt chuẩn tại 02 khu di sản văn hóa thế giới đô thị cổ Hội An và khu di tích Mỹ Sơn.

- Đầu tư mới bãi đỗ xe, nhà đón tiếp, cầu tàu, nhà vệ sinh công cộng tại điểm du lịch đang khai thác phục vụ du lịch gồm:

+ Đầu tư 03 bãi đỗ xe, nhà vệ sinh tại điểm du lịch.

+ Đầu tư 02 nhà đón tiếp, nhà vệ sinh.

+ Đầu tư 02 cầu tàu, nhà vệ sinh.

- Nhu cầu vốn đầu tư giai đoạn 2016 -2017:

Triệu đồng

STT

Tổng vốn đầu tư

NS tỉnh

NS huyện

Năm 2016

5.100

800

4.300

Năm 2017

4.700

850

3.850

Tổng cộng

9.800

1.650

8.150

2.3.1.2. Giai đoạn II: Từ năm 2018 -2020 (xem phụ lục 2)

- Đầu tư mới bãi đỗ xe, nhà đón tiếp, cầu tàu, nhà vệ sinh công cộng tại điểm du lịch đang khai thác phục vụ du lịch gồm:

+ Đầu tư 05 bãi đỗ xe, nhà đón tiếp, nhà vệ sinh.

+ Đầu tư 01 nhà đón tiếp, nhà vệ sinh.

+ Đầu tư 08 bãi đỗ xe, nhà vệ sinh.

+ Đầu tư 01 cầu tàu, nhà vệ sinh tại điểm du lịch.

- Nhu cầu vốn đầu tư giai đoạn 2018 -2020:

Triệu đồng

STT

Tổng vốn đầu tư

NS tỉnh

NS huyện

Năm 2018

6.400

2.480

3.920

Năm 2019

5.600

2.080

3.520

Năm 2020

7.100

3.090

4.010

Tổng cộng

19.100

7.650

11.450

2.3.1.3. Doanh nghiệp du lịch đầu tư năm 2016 -2020:

Tổng số vốn là 50.000 triệu đồng, gồm:

- Bãi đỗ xe, nhà đón tiếp, nhà vệ sinh: 11 x 4.000 triệu đồng = 44.000 triệu đồng.

- Cầu tàu, nhà đón tiếp, nhà vệ sinh: 01 x 6.000 triệu đồng = 6.000 triệu đồng.

III. Giải pháp thực hiện.

1. Giải pháp chung.

- Về kiến trúc nhà vệ sinh, quy mô bãi đỗ xe, nhà đón tiếp, cầu tàu thiết kế phù hợp với không gian, cảnh quan từng khu, điểm du lịch và điều kiện của mỗi địa phương nhưng phải đảm bảo theo quy định. Riêng nhà vệ sinh tại các điểm du lịch, phải đảm bảo các tiêu chuẩn theo quy định nhà vệ sinh công cộng đạt chuẩn của Tổng cục Du lịch.

- Khuyến khích các địa phương có điều kiện đầu tư quy mô lớn hơn quy định trên, nhưng phải phù hợp với diện tích cảnh quan tại khu, điểm du lịch và theo quy định của các văn bản luật. Đối với những điểm du lịch, làng du lịch đầu tư hạ tầng thiết yếu với quy mô nhỏ hơn quy định để phù hợp với không gian điểm đến, thì mức hỗ trợ kinh phí từ ngân sách tỉnh sẽ xem xét thiết kế, dự toán kinh phí từng dự án để hỗ trợ.

- Các địa phương thành lập Ban Quản lý trước khi đầu tư các hạ tầng du lịch như: nhà vệ sinh, bãi đỗ xe, nhà đón tiếp, cầu tàu (Có văn bản thành lập Ban Quản lý gửi Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh).

2. Giải pháp về vốn.

2.1. Cơ cấu nguồn vốn

- Đối với các điểm du lịch hiện có nhà vệ sinh công cộng nhưng chưa đạt chuẩn và các hạ tầng du lịch như bãi đỗ xe, nhà đón tiếp, nhà vệ sinh thuộc cấp huyện, thị xã, thành phố quản lý: Nguồn vốn đầu tư nâng cấp, chỉnh trang chủ yếu từ ngân sách huyện, thành phố (100%).

- Đối với các điểm du lịch do doanh nghiệp làm chủ đầu tư: Nguồn vốn đầu tư mới bãi đỗ xe, nhà đón tiếp, nhà vệ sinh công cộng hoặc nâng cấp, chỉnh trang nhà vệ sinh đạt chuẩn chủ yếu nguồn vốn của doanh nghiệp (100%).

- Đối với bãi đỗ xe, nhà đón tiếp, cầu tàu du lịch, nhà vệ sinh đầu tư mới: Nguồn vốn đầu tư của ngân sách nhà nước (Các điểm du lịch, làng du lịch cộng đồng miền núi ngân sách tỉnh hỗ trợ 50%, ngân sách huyện 50%. Các điểm du lịch đồng bằng thì ngân sách tỉnh hỗ trợ 30%, ngân sách huyện 70%). Riêng các điểm du lịch thuộc xã Tân Hiệp, thành phố Hội An thì địa phương sử dụng (100%) nguồn kinh phí tham quan được để lại cho địa phương để đầu tư.

- Đối với các khu, điểm lịch nằm trong Kế hoạch trung hạng 2016 - 2020: UBND các huyện, thị xã, thành phố căn cứ mức kinh phí đã được phê duyệt, tổ chức thực hiện theo đúng tiến độ.

- Xây dựng thí điểm 02 nhà vệ sinh công cộng đạt chuẩn tại khu phố cổ Hội An và khu di tích Mỹ Sơn: Ngân sách huyện, thành phố (100%) từ nguồn kinh phí tham quan được để lại cho địa phương để đầu tư.

2.2. Nguồn vốn đầu tư.

- Nguồn ngân sách nhà nước (gồm ngân sách tỉnh và ngân sách huyện, thị xã, thành phố) đầu tư hạ tầng thiết yếu tại khu, điểm du lịch do các địa phương quản lý, khai thác.

- Nguồn xã hội hóa: Chủ yếu nguồn vốn của doanh nghiệp du lịch đầu tư công trình hạ tầng du lịch thiết yếu tại khu, điểm du lịch mà đơn vị được giao quản lý, khai thác.

3. Giải pháp quản lý, giám sát.

- Tăng cường công tác kiểm tra giám sát tiến độ thực hiện đề án, đảm bảo việc xây dựng và vận hành công trình hạ tầng cấp thiết tiết kiệm, chất lượng, hiệu quả. Kịp thời báo cáo UBND tỉnh những địa phương thiếu quan tâm, thực hiện chậm tiến độ để chỉ đạo thực hiện.

- Tổ chức họp đánh giá, kinh nghiệm và bàn các giải pháp về đầu tư, quản lý các công trình hạ tầng thiết yếu tại các khu, điểm du lịch đã có kế hoạch đầu tư (nếu có vướng mắc).

IV. Tổ chức thực hiện.

1. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch:

- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan tổ chức triển khai thực hiện Đề án. Phối hợp với các địa phương thực hiện đầu tư hạ tầng theo danh mục Đề án được duyệt.

- Căn cứ Đề án được duyệt, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính trình UBND tỉnh duyệt mức hỗ trợ kinh phí hàng năm đầu tư mới bãi đỗ xe, nhà đón tiếp, nhà vệ sinh công cộng tại một số khu, điểm du lịch trong tỉnh.

- Chủ trì, phối hợp với các ngành, các cấp liên quan giám sát, đánh giá việc thực hiện Đề án; tổng hợp báo cáo UBND tỉnh về tiến độ thực hiện.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư:

Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính tham mưu cho UBND tỉnh cân đối nguồn ngân sách và kế hoạch phân bố vốn hằng năm để bố trí thực hiện Đề án.

3. Sở Tài chính:

Chủ trì, phối hợp các đơn vị liên quan hướng dẫn việc lập, quản lý, sử dụng, quyết toán nguồn kinh phí đảm bảo thực hiện Đề án này trong từng giai đoạn. Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư bố trí ngân sách hằng năm thực hiện các mục tiêu của Đề án.

Kiểm tra, giám sát việc sử dụng kinh phí theo đúng quy định của Luật ngân sách Nhà nước và các quy định khác có liên quan.

4. UBND các huyện, thị xã, thành phố:

- Khảo sát, lập quy hoạch, lập thủ tục giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho việc xây dựng bãi đỗ xe, nhà đón tiếp, nhà vệ sinh cộng cộng. Căn cứ nội dung Đề án, lập dự án đầu tư các hạng mục công trình gửi các ngành liên quan thẩm định trình UBND tỉnh phê duyệt.

- Chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh về việc triển khai thực hiện Đề án. Hàng năm bố trí nguồn kinh phí đối ứng thực hiện đầu tư hạ tầng thiết yếu theo danh mục Đề án được duyệt.

- Chịu trách nhiệm quản lý, sử dụng nguồn kinh phí đúng mục đích, có hiệu quả. Hàng năm báo cáo kết quả thực hiện gửi UBND tỉnh qua Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổng hợp báo cáo UBND tỉnh.