UỶ BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 4180/2006/QĐ-UBND | Hải Dương, ngày 04 tháng 12 năm 2006 |
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ KHEN THƯỞNG THI ĐUA
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH HẢI DƯƠNG
- Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;
- Căn cứ Luật Thi đua, Khen thưởng ngày 26 tháng 11 năm 2003;
- Căn cứ Nghị định số 121/2005/NĐ-CP ngày 30/9/2005 của Chính phủ “Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng”;
- Xét đề nghị của Thường trực Hội đồng Thi đua, Khen thưởng tỉnh,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “ Quy chế Khen thưởng thi đua”, để thực hiện thống nhất trên địa bàn tỉnh Hải Dương.
Điều 2. Quyết định này thay thế Quyết định số 1280/QĐ-UB ngày 22 tháng 5 năm 2001 của UBND tỉnh và có hiệu lực thi hành sau 10 ngày, kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các sở, ban, ngành, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện - thành phố, Thường trực Hội đồng TĐKT tỉnh, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan căn cứ Quyết định thi hành ./.
| TM. UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH |
KHEN THƯỞNG THI ĐUA
(Ban hành kèm theo quyết định số 4180 /2006/QĐ-UBND ngày 04 tháng 12 năm 2006 của UBND tỉnh Hải Dương)
Quy chế này quy định nguyên tắc, đối tượng, tiờu chuẩn, hình thức, chế độ, hồ sơ, thủ tục khen thưởng thi đua, thực hiện thống nhất trờn địa bàn tỉnh Hải Dương.
1. Các tập thể, cá nhân trong hoặc ngoài tỉnh Hải Dương tham gia các phong trào thi đua yêu nước, có thành tích đóng góp hiệu quả cho sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Hải Dương, hoặc có thành tích xuất sắc trong việc tham gia các hoạt động nhân đạo - từ thiện trên địa bàn, đã đăng ký thi đua đúng quy định.
(Việc đăng ký thi đua không áp dụng cho các trường hợp là người ngoài tỉnh, hoặc trường hợp khen thành tích đột xuất)
2. Việc xét, khen thưởng thành tích xây dựng tổ chức Mặt trận, hội, đoàn thể hoặc thành tích trong các cuộc thi, trong những phong trào thi đua, những cuộc vận động, những chương trình… do ngành dọc Mặt trận, hội, đoàn thể (Một hoặc một số hội, đoàn thể phối hợp) đề xướng, chủ trì thuộc về Mặt trận Tổ quốc, hội, đoàn thể (một hoặc một số hội, đoàn thể) đó.
Điều 3. Nguyên tắc chung của việc khen thưởng thi đua
- Khen thưởng phải bảo đảm chính xác, công khai, công bằng, kịp thời, có tác dụng động viờn, giáo dục, nờu gương.
- Mỗi hình thức khen thưởng phảt đặt mục đích giáo dục chính trị, tư tưởng, xây dựng con người mới, động viờn về tinh thần kết hợp với khuyến khích bằng lợi ích vật chất, hoặc các chính sách ưu đói, phự hợp với chế độ quy định của Nhà nước và khả năng của địa phương.
- Một hình thức khen thưởng có thể tặng nhiều lần cho một đối tượng. Cùng một đối tượng, một thành tích, không khen hai lần.
Điều 4. Trách nhiệm và quyền hạn của UBND tỉnh đối với công tác khen thưởng thi đua
1. Thống nhất quản lý nhà nước về cụng tác thi đua và công tác khen thưởng thi đua trờn địa bàn tỉnh.
2. Bảo đảm quyền khen thưởng hợp pháp của các tổ chức, quyền được khen thưởng của các tổ chức, cá nhân, và quyền lợi của mọi đối tượng được khen thưởng.
Điều 5. Tiêu chuẩn khen thưởng
1. Việc bình xét, suy tôn các danh hiệu thi đua, tặng (hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền tặng) các hình thức khen thưởng, các danh hiệu vinh dự Nhà nước, các giải thưởng: “Giải thưởng Hồ Chí Minh”, “Giải thưởng Nhà nước”, thực hiện theo các tiêu chuẩn quy định tại Luật Thi đua, Khen thưởng (được Quốc hội khoá XI, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 26/11/2003), Nghị định số 121/2005/NĐ-CP , ngày 30/9/2005 của Chính phủ và Hướng dẫn của Ban Thi đua, Khen thưởng Trung ương số 56/HD-BTĐKT TW, ngày 12/01/2006.
2. Việc xét tặng các danh hiệu: “Chính quyền trong sạch vững mạnh”, “Cơ quan trong sạch vững mạnh”, “Làng, Khu dân cư, Cơ quan đơn vị văn hoá”, “Doanh nghiệp tiêu biểu”, “Doanh nhân giỏi”, “Hộ nông dân giỏi” v.v. và các giải thưởng: “Giải thưởng Văn học nghệ thuật Côn Sơn - Hải Dương”, “Giải thưởng Khoa học công nghệ Côn Sơn - Hải Dương”, “Giải thưởng Báo chí Nguyễn Lương Bằng” v.v. thực hiện theo các tiêu chuẩn được ghi tại các văn bản Quy định riêng về danh hiệu, về giải thưởng đó, do UBND tỉnh quyết định ban hành.
Điều 6. Tuyến trình khen và trách nhiệm xét trình
1. Về tuyến trình khen
Thực hiện theo khoản 1, điều 53 Nghị định số 121/2005/NĐ-CP ngày 30/9/2005 của Chính phủ:
“Cấp nào quản lý về tổ chức, cán bộ và quỹ lương thì cấp đó có trách nhiệm trình cấp trên khen thưởng đối với các đối tượng thuộc phạm vi quản lý”.
Cấp nào chủ trì phát động các đợt thi đua theo chuyên đề, khi tổng kết lựa chọn các điển hình, thì cấp đó khen thưởng và trình cấp trên khen thưởng”.
2. Trách nhiệm xét trình
a) Chủ tịch UBND tỉnh xét trình các danh hiệu vinh dự, các hình thức khen thưởng, các giải thưởng thuộc thẩm quyền quyết định của Chủ tịch nước, của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ (quy định tại điều 77 và điều 78, Luật Thi đua, Khen thưởng).
b) Giám đốc các sở, Thủ trưởng các ban (bao gồm các cơ quan đơn vị trực thuộc Tỉnh uỷ), ngành, đoàn thể tỉnh và UBND các huyện - thành phố chịu trách nhiệm về toàn bộ công tác thi đua và khen thưởng của các tập thể, cá nhân thuộc phạm vi quản lý; có trách nhiệm:
- Xét các đối tượng thuộc phạm vi quản lý (quy định tại khoản a, mục 1 Điều 53 Nghị định 121/NĐ-CP), chọn những tập thể, cá nhân xuất sắc nhất trong ngành đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh khen thưởng hoặc trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, trình Chủ tịch nước khen thưởng.
- Xét các đối tượng trong và ngoài phạm vi quản lý về tổ chức, cán bộ và quỹ lương, trình cơ quan Trung ương của ngành tặng Cờ thi đua hoặc Bằng khen cho những tập thể, cá nhân có thành tích trong công tác chuyên môn, trong thực hiện các chủ trương của ngành, trong các phong trào, các cuộc vận động do ngành dọc phát động.
3. Những cơ quan đơn vị do ngành dọc cấp Trung ương (hoặc cấp quân khu) quản lý trực tiếp về tổ chức cán bộ và quỹ lương, thực hiện các nhiệm vụ cơ bản của ngành trên địa bàn tỉnh như: Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh, Toà án nhân dân tỉnh, Cục Thống kê tỉnh, Cục thuế tỉnh, Ngân hàng Nhà nước tỉnh, Kho bạc Hải Dương, Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bảo hiểm xã hội tỉnh … , ngoài việc đề nghị Cơ quan trung ương (theo ngành dọc) tặng các danh hiệu thi đua, các hình thức khen thưởng theo thẩm quyền và trình các trường hợp đề nghị từ Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ trở lên, còn được đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh:
- Tặng Cờ Thi đua cho toàn ngành, khi đạt thành tích dẫn đầu khối thi đua của tỉnh.
- Tặng Cờ Thi đua cho các tập thể dẫn đầu một số phong trào lớn (nói tại điểm b, khoản 1 điều 7; tặng Bằng khen cho các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong việc tham gia các phong trào thi đua, các hoạt động phát triển kinh tế xã hội, giữ vững an ninh quốc phòng, các hoạt động xã hội, nhân đạo - từ thiện v.v. trên địa bàn.
Trường hợp Cơ quan TW. của ngành quy định chỉ xét tặng Cờ Thi đua cho toàn ngành trong tỉnh, không tặng cho các đơn vị thành viên, thì có thể trình Chủ tịch UBND tỉnh tặng Cờ Thi đua cho đơn vị thành viên (trực thuộc) có thành tích xuất sắc nhất.
4. Mỗi khối thi đua của tỉnh chọn từ 01 đến 03 đơn vị khá nhất để đề nghị UBND tỉnh tặng Bằng khen, tặng Cờ Thi đua hoặc trình Chính phủ tặng Cờ Thi đua của Chính phủ, về thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua thực hiện thắng lợi nhiệm vụ kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, giữ vững an ninh quốc phòng của tỉnh.
5. Các doanh nghiệp của tỉnh
a) Các doanh nghiệp Nhà nước trình sở, ngành của tỉnh quyết định khen thưởng theo thẩm quyền, hoặc đề nghị sở, ngành trình các trường hợp khen thưởng thuộc thẩm quyền quyết định của các cấp cao hơn.
b) Các công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp tư nhân, hợp tác xã đề nghị UBND huyện - thành phố (nơi doanh nghiệp đăng ký hoạt động) quyết định khen thưởng theo thẩm quyền, hoặc trình các trường hợp khen thưởng thuộc thẩm quyền quyết định của các cấp cao hơn .
c) Trường hợp công ty cổ phần có phần vốn Nhà nước chiếm từ 50% trở xuống, tuỳ theo tình hình cụ thể, chọn một trong hai tuyến trình (theo a hoặc b cùng khoản 5, điều 6 nói trên) sao cho thuận tiện, kịp thời.
6. Các đơn vị ngoài tỉnh
Khi có thành tích xuất sắc trong việc tham gia các phong trào thi đua, các cuộc vận động, các hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động nhân đạo từ thiện trên địa bàn, đóng góp tích cực vào quá trình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh,
a) Các đơn vị, doanh nghiệp TW đóng trên địa bàn Hải Dương (Công ty Bưu điện Hải Dương, Công ty Điện lực Hải Dương, Hải quan Hải Dương, Nhiệt điện Phả Lại, Công ty Xi măng Hoàng Thạch, các ngân hàng chuyên doanh, các công ty bảo hiểm …) đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh tặng Bằng khen, tặng các danh hiệu: Doanh nghiệp tiêu biểu, Doanh nhân giỏi, Bàn tay vàng (có quy định riêng), hoặc đề nghị UBND cấp huyện – thành phố tặng danh hiệu Cơ quan, đơn vị Văn hoá.
Đối với những đơn vị có hệ thống bộ máy từ tỉnh đến cơ sở (như Công ty Bưu điên Hải Dương, Công ty Điện lực Hải Dương…), nếu Cơ quan TW. theo ngành dọc quy định không tặng cho các đơn vị thành viên (trực thuộc), thì được trình Chủ tịch UBND tỉnh tặng Cờ Thi đua cho đơn vị thành viên có thành tích xuất sắc nhất.
b) Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh tặng các danh hiệu thi đua của tỉnh, tặng Bằng khen, hoặc đề nghị UBND tỉnh xét trình Chính phủ, trình Chủ tịch nước khen thưởng.
Điều 7. Thẩm quyền quyết định, trao tặng của các cấp trong tỉnh
Thẩm quyền quyết định trao tặng của các cấp các ngành trong tỉnh thực hiện theo quy định tại điều 79 và điều 80, Luật Thi đua, Khen thưởng. Quy chế này cụ thể hoá một số điểm và bổ sung thêm một số quy định của tỉnh như sau:
1. Chủ tịch UBND tỉnh quyết định tặng:
a) Các danh hiệu :
- Chính quyền trong sạch vững mạnh cấp tỉnh.
- Cơ quan trong sạch vững mạnh cấp tỉnh.
- Doanh nghiệp tiêu biểu, Doanh nhân giỏi, Bàn tay vàng.
- Tập thể Lao động xuất sắc (Đối với các tập thể nhỏ như tổ, đội, các phòng – ban không có tư cách pháp nhân, Chủ tịch UBND tỉnh uỷ quyền cho Giám đốc các sở, Thủ trưởng các ban, ngành, đoàn thể, Chủ tịch UBND các huyện - TP xét tặng ).
- UBND tỉnh ủy quyền cho Hội Nông dân tỉnh quyết định tặng danh hiệu Hộ nông dân giỏi.
- Cờ Thi đua cho huyện - thành phố tiêu biểu nhất, cho từ 01 đến 03 xã (phường, thi trấn, hoặc làng) tiêu biểu nhất; Bằng khen cho từ 06 đến 12 xã (phường, thi trấn, hoặc làng) và Bằng khen cho những cá nhân có thành tích xuất sắc hàng năm, trong mỗi phong trào, mỗi công tác lớn sau đây: Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá, Làm đường giao thông nông thôn, Xã giáo dục tiên tiến, Xây dựng nền quốc phòng toàn dân, Quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc, Đóng thuế Nhà nước v.v.
b) Các giải thưởng:
- Giải Văn học nghệ thuật Côn Sơn - Hải Dương.
- Giải Khoa học cụng nghệ Côn Sơn - Hải Dương.
- Giải thưởng báo chớ Nguyễn Lương Bằng.
c) Bằng khen và tiền thưởng khuyến khích cho những tập thể, cá nhân đoạt các giải nhất, nhì, ba - Huy chương Vàng, Bạc, Đồng tại các hội thi, các cuộc thi đấu chuyên nghiệp, các đợt xét giải thưởng chính thức hàng năm sau đây:
- Thế vận hội (hoặc thi vô địch thế giới), á vận hội, (hoặc thi vô địch khu vực châu á, châu á - Thái Bình Dương), SEA.Gems (hoặc thi vô địch Đông Nam á), Đại hội thể TDTT toàn quốc (hoặc thi vô địch quốc gia các môn thể thao); Các kỳ thi học sinh giỏi, thi tay nghề giỏi, thi sáng tạo kỹ thuật – công nghệ quốc tế, thi âm nhạc (toàn cầu, khu vực), quốc gia. Đối với các giải quốc tế (thế giới, châu á, Thái Bình Dương và Đông Nam á) Chủ tịch UBND tỉnh tặng Bằng khen đến giải Khuyến khích
- Hội thi Sáng tạo kỹ thuật toàn quốc; Hội thi giáo viên dạy giỏi toàn quốc; Hội diễn sân khấu chuyên nghiệp toàn quốc.
- Các đợt xét Giải thưởng chính thức hàng năm về văn học nghệ thuật (Giải của các Hội chuyên ngành TW.), về khoa học, kỹ thuật - công nghệ (Giải của Liên hiệp các hội Khoa học kỹ thuật Việt Nam.
2. Giám đốc các sở, Thủ trưởng các ban, ngành, đoàn thể tỉnh và Chủ tịch UBND các huyện, thành phố quyết định tặng:
a) Các danh hiệu:
- Chiến sỹ thi đua cơ sở.
- Tập thể lao động tiờn tiến; đơn vị tiến, Lao động tiên tiến, Chiến sỹ tiên tiến.
- Chính quyền trong sạch vững mạnh cấp huyện - thành phố.
- Cơ quan, đơn vị trong sạch vững mạnh cấp sở - ngành, huyện - thành phố.
- Làng , KDC, Cơ quan đơn vị Văn hoá (Chủ tịch UBND các huyện, TP xét tặng).
b) Tặng Giấy khen và tiền thưởng
- Những cá nhân đoạt giải Khuyến khích tại các cuộc thi vô địch quốc gia, tại Hội thi Sáng tạo kỹ thuật toàn quốc, Hội diễn sân khấu chuyên nghiệp toàn quốc, Hội thi giáo viên giỏi, Thi học sinh giỏi toàn quốc; tại các đợt xét Giải thưởng chính thức hàng năm về văn học nghệ thuật (Giải của các Hội chuyên ngành TW.), về khoa học, kỹ thuật - công nghệ (Giải của Liên hiệp các hội Khoa học kỹ thuật Việt Nam.
- Những cá nhân đoạt giải Nhất, Nhì, Ba (Huy chương Vàng, Bạc, Đồng) tại Giải vô địch trẻ quốc gia và Hội khoẻ Phù Đổng toàn quốc; những vận động viên phá kỷ lục tại Đại hội Thể dục thể thao cấp tỉnh.
- Những cá nhân đoạt giải Nhất tại Hội thi Sáng tạo kỹ thuật cấp tỉnh, Hội thi giáo viên giỏi, Thi học sinh giỏi cấp tỉnh, Hội diễn nghệ thuật (sân khấu, múa rối, ca nhạc v.v.) cấp tỉnh.
c) Tặng Giấy chứng nhận và tiền thưởng cho những cá nhân đoạt giải Nhất, giải Nhì, giải Ba tại Đại hội Thể dục thể thao cấp tỉnh, cho những cá nhân đoạt giải Nhì, giải Ba, giải Khuyến khích tại Hội thi Sáng tạo kỹ thuật cấp tỉnh, Hội thi giáo viên giỏi, Thi học sinh giỏi cấp tỉnh, Hội diễn nghệ thuật (sân khấu, múa rối, ca nhạc v.v.) cấp tỉnh.
* Vận động viên, học sinh đoạt giải được khen ở mức nào thì huấn luyện viên, người dạy có công trực tiếp đào tạo được khen ở mức đó; mức tiền thưởng được quy định cụ thể tại điều 12 quy chế này.
3. Cấp cơ sở
- Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là xã) quyết định tặng Giấy khen, danh hiệu “Gia đình Văn hoá”.
- Các trường cao đẳng, trung học chuyên nghiệp của Trung ương đóng trên địa bàn, cuối mỗi năm học, báo cáo kết quả bình xét thi đua về sở - ngành chủ quản xét duyệt, lập hồ sơ gửi Sở Giáo dục - Đào tạo để tập hợp , bình chọn từ 1 đến 03 trường tiêu biểu xuất sắc trong toàn khối các trường cao đẳng, trung học chuyên nghiệp trên địa bàn, đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh tặng Cờ thi đua, tặng Bằng khen.
THỦ TỤC, HỒ SƠ ĐỀ NGHỊ, MỨC THƯỞNG VÀ QUYỀN LỢI, NGHĨA VỤ CỦA TẬP THỂ, CÁ NHÂN ĐƯỢC KHEN THƯỞNG
Điều 8. Thủ tục xét, đề nghị khen thưởng
1. Bình xét
a) Kết thỳc một năm thực hiện kế hoạch, chương trình cụng tác, tổng kết một cuộc vận động, một phong trào thi đua, hoặc một đợt thi đua (đối với phong trào lớn, kéo dài nhiều năm), các cấp các ngành đó đăng ký thi đua phải tổ chức tổng kết và bình xét thi đua.
ở cấp cơ sở phải họp toàn thể. Cấp trên cơ sở, cấp cơ sở nhưng đơn vị có từ 200 người trở lên, hoặc do tính chất công việc không cho phép họp toàn thể, thì họp đại biểu đại diện.
b) Họp bình xét thi đua ở tất cả các cấp đều phải có biên bản, ghi rõ người chủ toạ, thư ký, tổng số người dự, kết quả bình xét, danh sách khen và đề nghị cấp trên khen thưởng.
2. Thẩm định
a) Để bảo đảm chính xác và công bằng khi cấp có thẩm quyền quyết định khen thưởng, từ mức Cờ Thi đua của tỉnh trở lên, cơ quan thường trực của Hội đồng TĐKT tỉnh có trách nhiệm chủ trì việc tổ chức thẩm định thành tích.
b) Yêu cầu phải kiểm tra, đánh giá khách quan, đúng thực chất phong trào, đúng thành tích của tập thể hoặc cá nhân được đề nghị khen thưởng, tuyệt đối tránh kiểm tra lấy lệ, hình thức.
3. Hiệp y: Việc hiệp y thực hiện theo Nghị định 121/NĐ-CP của Chính phủ và Hướng dẫn số 56/HD-BTĐKT TW của Ban Thi đua khen thưởng TW.
1. Khen thường xuyên:
a) Các đơn vị trong tỉnh kiểm điểm bình xét thi đua thực hiện nhiệm vụ kế hoạch hàng năm và nộp hồ sơ đề nghị khen thưởng (trong đó gồm cả hồ sơ các trường hợp đề nghị tặng Cờ thi đua của Chính phủ và Chiến sỹ thi đua toàn quốc) về Ban TĐKT tỉnh từ 20 tháng 12 năm trước đến chậm nhất là ngày 30 tháng 01 năm sau. Riêng ngành Giáo dục - Đào tạo thực hiện theo biên chế năm học; hồ sơ đề nghị gửi về Ban TĐKT chậm nhất ngày 25/7; .
b) Trình khen thường xuyên từ Bằng khen Thủ tướng Chính phủ trở lên
- Đợt 1, các đơn vị gửi về Ban TĐKT tỉnh chậm nhất ngày 05/4 để tỉnh xét trình TW vào dịp 1/5.
- Đợt 2, các đơn vị gửi về Ban TĐKT tỉnh chậm nhất ngày 5/8 để tỉnh xét trình TW vào dịp 2/9.
- Hệ thống giáo dục quốc dân hồ sơ gửi về Ban TĐKT tỉnh chậm nhất 05/8 để tỉnh xét trình TW vào dịp 2/9.
2. Khen thành tích đột xuất, các đơn vị lập hồ sơ khen thưởng theo thủ tục đơn giản, nộp ngay về tỉnh.
Điều 10. Hồ sơ đề nghị khen thưởng
1. Hồ sơ đề nghị khen thưởng thực hiện theo các điều 83, 84, 85, 86 Luật TĐKT và các điều 53, 54, 55, 56,57, 5859,60,61, 62,63,64,65 Nghị định 121/NĐ-CP ngày 30/9/2005 của Chính phủ.
2. Thủ trưởng cơ quan đơn vị chịu trách nhiệm về thủ tục và nội dung hồ sơ trình của các cấp dưới, khi ký trình cấp trên khen thưởng.
Thường trực Hội đồng TĐKT tỉnh chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh về thủ tục và nội dung hồ sơ trình khen của các cấp trong tỉnh, khi trình Chủ tịch UBND tỉnh, trình Chính phủ và Chủ tịch nước khen thưởng.
3. Mỗi danh hiệu, mỗi hình thức khen thưởng có quy định riêng về hồ sơ, các cấp trình cần nắm chắc để thực hiện đúng Luật TĐKT, Nghị định 121/2005/NĐ-CP và Hướng dẫn số 56/HD-BTĐKT TW.
4. Đề nghị khen và thưởng khuyến khích thành tích đoạt giải thưởng quốc tế, quốc gia, các giải thưởng lớn của TW, của tỉnh, hoặc có sáng kiến kinh nghiệm, phát minh v.v. trong hồ sơ phải có bản sao các quyết định, bằng hoặc giấy chứng nhận.
5. Biờn bản họp Hội đồng thi đua khen thưởng phải ghi đủ tất cả các danh sách khen, bao gồm danh sách cấp dưới đã khen, danh sách cấp đề nghị đã khen và danh sách đề nghị lên các cấp cao hơn khen. Trong đó bao gồm tất cả các danh hiệu, các hình thức khen.
Danh sách đề nghị khen thưởng, xếp theo thứ tự như sau:
- Danh hiệu trước, các hình thức khen sau;
- Hình thức khen từ cao xuống thấp;
- Tập thể trước, cá nhân sau; thành tích cao hơn xếp trước, thấp hơn xếp sau.
6. Trong hồ sơ đề nghị khen các doanh nghiệp, phải có xác nhận của các cơ quan quản lý nhà nước trực tiếp và các ngành liên quan (Cơ quan Thuế nhà nước, Bảo hiểm xã hội tỉnh, Tài nguyên - môi trường v.v.)
7. Mỗi cá nhân, tập thể đề nghị Chính phủ, hoặc đề nghị Nhà nước khen nộp về tỉnh 05 bộ hồ sơ (bản chính, đóng thành quyển), xếp theo thứ tự:
- Tờ trình,
- Biên bản họp Hội đồng Thi đua, Khen thưởng,
- Tóm tắt thành tích,
- Báo cáo thành tích,
- Các văn bản chứng thực thành tích đã khai .
Trường hợp đề nghị tặng danh hiệu Anh hùng Lao động, hoặc đề nghị tặng danh hiệu Chiến sỹ thi đua toàn quốc nộp 05 bộ hồ sơ chính và 20 bộ phôtô.
8. Về hồ sơ đề nghị tặng các giải thưởng, có hướng dẫn riêng mỗi kỳ xét giải.
1. Mức thưởng kốm theo các hình thức khen được thực hiện theo Nghị định 121/2005/NĐ-CP của Chính phủ và Thông tư hướng dẫn số 73/TT-BTC ngày 15/8/2006 của Bộ Tài chính.
2. UBND tỉnh Hải Dương quy định mức tiền thưởng khuyến khích của tỉnh cho các đơn vị, tập thể và cá nhân đoạt giải trong các lĩnh vực văn hóa - nghệ thuật, giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ, thể dục - thể thao cụ thể như sau:
a) Đoạt giải quốc tế mang tính toàn cầu (Thế vận hội, hoặc thi vô địch thế giới; thi học sinh giỏi quốc tế các môn của học sinh phổ thông, thi sáng tạo kỹ thuật – công nghệ v.v.)
- Giải Nhất (hoặc Huy chương vàng) 15.000.000đ
- Giải Nhì (hoặc Huy chương bạc) 10.000.000đ
- Giải Ba (hoặc Huy chương đồng) 7.000.000đ
- Giải Khuyến khích 4.000.000đ
b) Đoạt giải quốc tế khu vực Châu á (hoặc thi vô địch khu vực châu á, châu á - Thái Bình Dương) :
- Giải Nhất (hoặc Huy chương vàng) 10.000.000đ
- Giải Nhì (hoặc Huy chương bạc) 6.000.000đ
- Giải Ba (hoặc Huy chương đồng) 4.000.000đ
- Giải Khuyến khích 2.000.000đ
c) Đoạt giải quốc tế khu vực các nước Đông Nam á (ASEAN):
- Giải Nhất (Huy chương vàng) 7.000.000đ
- Giải Nhì (Huy chương bạc) 4.000.000đ
- Giải Ba ( Huy chương đồng) 3.000.000đ
- Giải Khuyến khích 1.500.000đ
d) Đoạt giải chính thức quốc gia:
Đồng đội Cá nhân
- Giải Nhất (Huy chương vàng) 5.000.000đ 3.000.000đ
- Giải Nhì (Huy chương bạc) 3.000.000đ 1.500.000đ
- Giải Ba ( Huy chương đồng) 2.000.000đ 1.000.000đ
- Giải Khuyến khích 500.000đ
e) Đoạt giải Hội khoẻ Phù Đổng toàn quốc, Vô địch các đội trẻ quốc gia :
Đồng đội Cá nhân
- Giải nhất (Huy chương vàng) 2.000.000đ 700.000đ
- Giải nhì (Huy chương bạc) 1.500.000đ 500.000đ
- Giải ba ( Huy chương đồng) 1.000.000đ 400.000đ
g) Đoạt giải cấp tỉnh:
- Vận động viên phá kỷ lục tại Đại hội TDTT cấp tỉnh 600.000đ
- Giải nhất (Huy chương Vàng) 500.000đ
- Giải nhì (Huy chương Bạc) 300.000đ
- Giải ba (Huy chương đồng) 200.000đ
3. Một số quy định bổ sung:
a) Trong cùng một thời điểm, một tập thể, hoặc cá nhân đạt nhiều danh hiệu, nhiều hình thức khen thưởng có tiêu chuẩn về thời gian cống hiến và thành tích đạt được khác nhau, thì được nhận tiền thưởng của tất cả các danh hiệu hoặc hình thức khen thưởng đó.
Trong cựng một giải, cùng một cuộc thi, một cá nhân đoạt được nhiều giải thưởng, hoặc nhiều huy chương, sẽ được nhận tiền thưởng của giải cao nhất cộng với một nửa tổng số tiền thưởng khuyến khích của tất cả các giải thưởng đã đoạt được còn lại, nhưng tổng số tiền thưởng không vượt quá hai lần tiền thưởng giải cao nhất đoạt được.
b) Khi khụng tổ chức trận thi đấu giành giải đồng đội riờng, thỡ mức thưởng khuyến khích của tỉnh cho giải đồng đội sẽ bằng 1/3 mức thưởng quy định trên.
c) Đối với những giải chỉ thi đấu tập thể như bóng đá, bóng chuyền, bơi thuyền v.v. thì tiền thưởng gấp đôi so với mức quy định của giải cá nhân. Giải đấu đôi mức thưởng cho mỗi cá nhân bằng 2/3 so với giải cá nhân.
d) Giao cho Ban TĐKT tỉnh chủ trì phối hợp với Sở Tài chính, 5 năm 1 lần, xem xét lại mức tiền thưởng quy định, để cần thiết, có đề xuất điều chỉnh hợp lý, trình UBND tỉnh phê duyệt.
4. Các huấn luyện viờn, thầy giáo, cụ giáo trực tiếp đào tạo, bồi dưỡng tập thể và cá nhân đoạt giải, được thưởng bằng một nửa số tiền thưởng của tất cả các giải mà VĐV, hoặc học sinh người đó có công đào tạo đoạt được cộng lại, nhưng tổng số tiền thưởng không vượt quá hai lần tiền thưởng giải cao nhất.
5. Các giải thưởng: Giải thưởng Văn học nghệ thuật Côn Sơn, Giải thưởng Khoa học cụng nghệ Côn Sơn, Giải thưởng báo chớ Nguyễn Lương Bằng, Giải thưởng Hội thi sáng tạo kỹ thuật của tỉnh được quy định riờng.
6. Trường hợp đột xuất, tập thể hoặc cá nhân có thành tích đặc biệt xuất sắc trờn các lĩnh vực hoạt động, công tác, hoặc lập chiến cụng đặc biệt xuất sắc trờn mặt trận phũng, chống tội phạm bảo vệ an ninh Tổ quốc, khắc phục thiờn tai… Thường trực Hội đồng thi đua khen thưởng tỉnh sẽ đề xuất mức thưởng xứng đáng, trình Chủ tịch UBND tỉnh quyết định cụ thể.
TỔ CHỨC ĐÓN NHẬN CÁC DANH HIỆU VINH DỰ NHÀ NƯỚC VÀ CÁC HÌNH THỨC KHEN THƯỞNG
Điều 12. Trách nhiệm tổ chức đón nhận và thẩm quyền trao tặng
1. UBND tỉnh:
a) Họp báo, cụng bố quyết định của Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang, Anh hùng Lao động cho các tập thể, cá nhân trong tỉnh.
b) Tổ chức lễ trao Huân chương các loại cho các đồng chớ là Bớ thư, Phú Bớ thư Tỉnh ủy, Chủ tịch, Phú Chủ tịch HĐND, UBND tỉnh, Các uỷ viờn Ban Thường vụ Tỉnh uỷ và tương đương.
2. Các Sở, ban, ngành, đoàn thể, huyện - TP có trách nhiệm chủ trì hoặc chỉ đạo các đơn vị thuộc quyền chủ trì tổ chức đón nhận và mời lónh đạo tỉnh, thừa uỷ quyền của Chủ tịch nước, của Thủ tướng Chính phủ, trao các danh hiệu vinh dự Nhà nước, các hình thức khen thưởng của Nhà nước và thay mặt Lãnh đạo tỉnh trao tặng Cờ thi đua và Bằng khen của UBND tỉnh cho các tập thể, cá nhân.
3. Thường trực Hội đồng Thi đua, Khen thưởng tỉnh sau khi nhận được lịch tổ chức trao tặng danh hiệu của các cấp, các ngành có trách nhiệm hướng dẫn công tác tổ chức thực hiện đúng nghi thức và báo cáo UBND tỉnh để bố trí đại diện Lãnh đạo tỉnh đến dự và trao tặng.
4. Trường hợp các danh hiệu thi đua đó được tỉnh tổ chức trao tặng thỡ cấp sở, ban, ngành, đoàn thể, huyện – thành phố khụng tổ chức đún nhận nữa mà chỉ thụng báo ở các Hội nghị thích hợp.
5. Thứ tự trao tặng trong buổi lễ:
Trao lần lượt từ hình thức khen thưởng cao đến thấp; tập thể trước, cá nhân sau. Tuỳ theo tình hình cụ thể có thể trao tất cả hoặc trao đại diện.
QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA TẬP THỂ, CÁ NHÂN ĐƯỢC KHEN THƯỞNG,
Điều 13. Quyền và nghĩa vụ của tập thể, cá nhân được khen thưởng
- Quyền và nghĩa vụ của tập thể, cá nhân được khen thưởng được quy định tại các điều 87, 88, 89 của Luật Thi đua, Khen thưởng, điều 76 Nghị định số 121/2005/NĐ-CP và Hướng dẫn của Bộ Nội vụ.
- Việc ưu tiên xét tăng lương sớm, ưu tiên trong đào tạo, đề bạt v.v. được thực hiện theo thứ tự: danh hiệu và hình thức cao xếp trước, thấp xếp sau (dựa vào tiêu chuẩn quy định để xác định).
Điều 14. Quy định trách nhiệm và xử lý vi phạm
1. Việc quy định trách nhiệm và xử lý vi phạm, tước danh hiệu, thu hồi các hình thức khen thưởng được quy định tại điều 77 và điều 78 Nghị định 121/2005/NĐ-CP của Chính phủ.
- Nếu phát hiện việc khen thưởng sai do báo cáo thành tích không chính xác, do quy trình, thủ tục hồ sơ không làm đúng như quy định của TW và của tỉnh, tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm, Thủ trưởng các cơ quan đơn vị, Chủ tịch UBND cấp có sai phạm, có thể bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính, hoặc bị truy cứu trách nhiệm, phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
- Nếu vi phạm nghiờm trọng chế độ khen thưởng, thỡ cựng với việc thu hồi hình thức khen thưởng, cũn bị xem xét xử phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
- Hội đồng Thi đua, Khen thưởng tỉnh và cơ quan thường trực của Hội đồng có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện quy chế.
- Trong quá trình thực hiện, có điều gì vướng mắc, các ngành, các cấp phản ánh về Ban Thi đua - Khen thưởng tỉnh, để trình UBND tỉnh xem xét, giải quyết.
- 1 Quyết định 1280/QĐ-UB năm 2001 về Quy chế khen thưởng thi đua do Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương ban hành
- 2 Quyết định 28/2011/QĐ-UBND về Quy chế thực hiện công tác thi đua, khen thưởng do tỉnh Hải Dương ban hành
- 3 Quyết định 28/2011/QĐ-UBND về Quy chế thực hiện công tác thi đua, khen thưởng do tỉnh Hải Dương ban hành
- 1 Hướng dẫn 56/TĐKT-HD-V1 năm 2006 thực hiện Nghị định 121/2005/NĐ-CP hướng dẫn Luật thi đua, khen thưởng và luật sửa đổi bổ sung một số điều của luật thi đua, khen thưởng do Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương ban hành
- 2 Nghị định 121/2005/NĐ-CP Hướng dẫn Luật thi đua, khen thưởng và Luật Thi đua, khen thưởng sửa đổi
- 3 Thông tư 73/2005/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 79/2005/NĐ-CP quy định về điều kiện đăng ký và hoạt động của đại lý làm thủ tục hải quan do Bộ Tài chính ban hành
- 4 Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 5 Luật Thi đua, Khen thưởng 2003