Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------

Số: 42/2009/QĐ-UBND

TP. Hồ Chí Minh, ngày 13 tháng 06 năm 2009

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG PHƯƠNG ÁN VỀ PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY RỪNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐẾN NĂM 2010

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Bảo vệ và Phát triển rừng ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Luật Phòng cháy, chữa cháy ngày 29 tháng 6 năm 2001;
Căn cứ Nghị định số 09/2006/NĐ-CP ngày 16 tháng 01 năm 2006 của Chính phủ quy định về phòng cháy và chữa cháy rừng;
Căn cứ Quyết định số 245/1998/QĐ-TTg ngày 21 tháng 12 năm 1998 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước của các cấp về rừng và đất lâm nghiệp;
Căn cứ Quyết định số 213/2005/QĐ-UBND ngày 15 tháng 12 năm 2005 của Ủy ban nhân dân thành phố về phê duyệt phương án phòng cháy, chữa cháy rừng trên địa bàn thành phố đến năm 2010;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Văn bản số 572/SNN-KHTC ngày 19 tháng 5 năm 2009,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Nay phê duyệt điều chỉnh, bổ sung “Phương án về phòng cháy, chữa cháy rừng trên địa bàn thành phố đến năm 2010” chi tiết đính kèm.

Điều 2.

- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, triển khai nội dung điều chỉnh, bổ sung Phương án về phòng cháy, chữa cháy rừng đến các quận - huyện, phường - xã có rừng, các chủ rừng.

- Chi cục Kiểm lâm thành phố là Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy cấp thành phố về các vấn đề cấp bách trong bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng có nhiệm vụ theo dõi, tổng hợp, định kỳ báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố và các thành viên Ban Chỉ huy cấp thành phố.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày, kể từ ngày ký.

Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố, Giám đốc Sở Nội vụ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Cảnh sát Phòng cháy và Chữa cháy, Sở Tài chính, Công an thành phố, Bộ Chỉ huy Quân sự thành phố, Lực lượng Thanh niên xung phong thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận -huyện có rừng và cây trồng dễ cháy khác trong vùng trọng điểm nguy cơ cháy cao, Ban Chỉ huy cấp thành phố về các vấn đề cấp bách trong bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Trung Tín

 

ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG

PHƯƠNG ÁN VỀ PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY (PCCC) RỪNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐẾN NĂM 2010
(Ban hành kèm theo Quyết định số 42/2009/QĐ-UBND ngày 13 tháng 6 năm 2009 của Ủy ban nhân dân thành phố)

Phần I.

TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÔNG TÁC PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY RỪNG

I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH RỪNG, CHÁY RỪNG VÀ PHÂN VÙNG TRỌNG ĐIỂM NGUY CƠ CHÁY CAO

1. Đặc điểm tình hình rừng và đất lâm nghiệp:

Thành phố Hồ Chí Minh có tổng diện tích tự nhiên là 2.095km2. Theo số liệu diễn biến rừng đến tháng 12 năm 2007 diện tích rừng và đất lâm nghiệp của thành phố có 36.184,58ha phân bố trên các huyện: Cần giờ, Bình Chánh, Củ Chi, Hóc Môn và quận 9 (xem phụ biểu bản đồ).

TỔNG DIỆN TÍCH DIỆN TÍCH RỪNG VÀ ĐẤT LÂM NGHIỆP

(Tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2007 theo Quyết định số 1781/QĐ-UBND ngày 22 tháng 4 năm 2008 của Ủy ban nhân dân thành phố)

Đơn vị: ha

TT

Tên huyện

Tổng diện tích tự nhiên

Diện tích rừng và đất lâm nghiệp

Ghi chú

Cộng

Đặc dụng

Phòng hộ

Sản xuất

1

Bình Chánh

25.255,28

866,42

29,92

262,68

573,82

 

2

Cần Giờ

70.421,58

34.518,16

 

33.080,89

1.437,27

 

3

Củ Chi

43.469,58

503,38

 

490,38

13,00

 

4

Hóc Môn

10.943,37

240,01

 

 

240,01

 

5

Quận 9

11.389,62

56,61

 

20,55

36,06

 

6

Huyện khác

48.075,04

0,00

 

 

 

 

Tổng cộng:

209.554,47

36.184,58

29,92

33.854,50

2.300,16

 

Diện tích rừng và đất lâm nghiệp trong quy hoạch của thành phố biến động không đáng kể. Ngoài diện tích 3 loại rừng, trên địa bàn một số quận, huyện của thành phố còn có diện tích cây lâm nghiệp trồng phân tán ngoài quy hoạch 3 loại rừng và cao su, mía (gọi tắt là cây trồng dễ cháy khác) trên địa bàn huyện Bình Chánh, Củ Chi, Hóc Môn và quận 9 (xem Phụ biểu 1). Riêng đối với diện tích cây lâm nghiệp của người dân tự trồng ngoài quy hoạch đan xen với đồng cỏ, trong thời gian qua chưa được quản lý chặt chẽ, người dân chưa thực hiện nghiêm các quy định về an toàn PCCC dễ dẫn đến tình trạng cháy lan, khó kiểm soát.

BẢNG TỔNG HỢP DIỆN TÍCH CÂY LÂM NGHIỆP NGOÀI QUY HOẠCH VÀ CÂY TRỒNG DỄ CHÁY KHÁC

Đơn vị tính: ha

STT

QUẬN HUYỆN

TỔNG

Cây lâm nghiệp

Cao su

Mía

TỔNG CỘNG

11004,70

5360,25

3094,38

2550,07

1

Huyện Bình Chánh

4247,67

1790,46

 

2457,21

2

Huyện Củ Chi

5860,00

2.765,62

3094,38

 

3

Huyện Hóc Môn

698,41

605,55

 

92,86

4

Quận 9

198,62

198,62

 

 

II. TÌNH HÌNH TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÔNG TÁC PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY RỪNG

1. Tình hình cháy rừng:

Tính từ năm 2005 đến năm 2008, diện tích rừng trong quy hoạch 3 loại rừng của thành phố đã được tổ chức phòng cháy, chữa cháy tốt. Trong 4 năm qua xảy ra 32 vụ cháy (năm 2005: 02 vụ; năm 2006: 06 vụ; năm 2007: 10 vụ; năm 2008: 14 vụ). Trong đó, có 02 vụ cháy trong rừng phòng hộ, chiếm 6,25% trên tổng số vụ cháy, diện tích cháy 1,06 ha là thực bì dưới tán, không gây thiệt hại đến cây rừng; còn lại 93,35% số vụ cháy chủ yếu là đồng cỏ và diện tích cây lâm nghiệp trồng phân tán ngoài quy hoạch 3 loại rừng.

2. Vùng trọng điểm nguy cơ cháy cao:

Thành phố Hồ Chí Minh hiện có 5 quận, huyện có rừng và cây trồng dễ cháy khác. Qua khảo sát về đặc điểm tự nhiên và các yếu tố ảnh hưởng đến cháy rừng, thì toàn thành phố có 11.103ha gồm: 3 loại rừng, cây lâm nghiệp ngoài quy hoạch và cây trồng dễ cháy khác trên địa bàn 21 phường, xã thuộc các huyện Củ Chi, Bình Chánh, Hóc Môn và qận 9 là nằm trong vùng trọng điểm nguy cơ cháy cao (xem Phụ biểu 2). Riêng rừng phòng hộ Cần Giờ thuộc hệ thống rừng ngập mặn nên khả năng cháy rất thấp - Theo tài liệu tập huấn công tác phòng cháy, chữa cháy rừng ban hành kèm theo Quyết định số 1973/QĐ-BNN-TCCB ngày 11 tháng 7 năm 2007.

BẢNG TỔNG HỢP DIỆN TÍCH 3 LOẠI RỪNG, CÂY LÂM NGHIỆP VÀ CÂY TRỒNG DỄ CHÁY KHÁC TRONG VÙNG TRỌNG ĐIỂM NGUY CƠ CHÁY CAO

Đơn vị tính: ha

Số TT

QUẬN HUYỆN

TỔNG

Diện tích 3 loại rừng

Diện tích cây lâm nghiệp ngoài quy hoạch và cây trồng dễ cháy khác

Cộng

PH-ĐD

SX

Cộng

Cây LN

Cao Su

Mía

TỔNG CỘNG

12631,37

1626,97

768,05

858,92

9476,51

3832,06

3094,38

2550,07

1

Huyện Bình Chánh

5077,09

829,42

259,60

569,82

4112,54

1655,33

 

2457,21

2

Huyện Củ Chi

6360,63

500,90

487,90

13,00

4685,58

1591,20

3094,38

 

3

Huyện Hóc Môn

938,42

240,04

 

240,04

624,76

531,90

 

92,86

4

Quận 9

255,23

56,61

20,55

36,06

53,63

53,63

 

 

3. Thực lực về lực lượng và phương tiện chữa cháy rừng:

Theo thống kê đến tháng 12 năm 2008, ngoài các đơn vị chủ rừng, lực lượng Kiểm lâm và địa phương cấp phường, xã nơi có rừng nằm trong vùng trọng điểm nguy cơ cháy rừng cao đều đã tổ chức lực lượng và trang bị phương tiện cần thiết cho công tác phòng cháy, chữa cháy rừng. Bên cạnh đó, thành phố còn có lực lượng Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy chuyên nghiệp là lực lượng chủ lực trong công tác phòng cháy chữa cháy, được trang bị phương tiện có thể giải quyết các trường hợp cháy lớn, phức tạp (xem Phụ biểu 3).

4. Sự cần thiết của việc điều chỉnh, bổ sung phương án:

Năm 2005, Ủy ban nhân dân thành phố đã phê duyệt Phương án PCCC rừng trên địa bàn thành phố đến năm 2010 theo Quyết định số 213/2005/QĐ-UBND ngày 15 tháng 12 năm 2005. Qua 3 năm thực hiện, phương án đã phát huy tác dụng và mang lại kết quả nhất định trong quá trình chỉ đạo, quản lý và tổ chức thực hiện công tác PCCC rừng. Đến nay, về đối tượng và quy mô diện tích cây trồng đã có những biến động, thay đổi lớn. Do đó, Phương án PCCC rừng trên địa bàn thành phố cần được điều chỉnh, bổ sung cho sát với tình hình và điều kiện thực tế hiện nay, nhằm tăng cường sự chủ động trong công tác PCCC rừng, góp phần bảo vệ và phát triển rừng của thành phố.

5. Cơ sở pháp lý:

Căn cứ Luật Bảo vệ và Phát triển rừng ngày 03 tháng 12 năm 2004;

Căn cứ Luật Phòng cháy, chữa cháy ngày 29 tháng 6 năm 2001;

Căn cứ Quyết định số 245/1998/QĐ/TTg ngày 21 tháng 12 năm 1998 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước của các cấp về rừng và đất lâm nghiệp;

Căn cứ Nghị định số 35/2003/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật PCCC;

Căn cứ Nghị định số 09/2006/NĐ-CP ngày 16 tháng 01 năm 2006 của Chính phủ ban hành Quy định về PCCC rừng;

Căn cứ Thông tư số 144/2002/TTLT-BNN&PTNT-BCA-BQP ngày 13 tháng 12 năm 2002 của liên Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Công an và Bộ Quốc phòng về hướng dẫn phối hợp giữa các lực lượng kiểm lâm, công an, quân đội trong công tác bảo vệ rừng;

Căn cứ Thông tư số 04/2004/TT-BCA ngày 31 tháng 3 năm 2004 của Bộ Công an hướng dẫn thi hành Nghị định số 35/2003/NĐ-CP của Chính phủ;

Căn cứ Quyết định số 39/2009/QĐ-TTg ngày 09 tháng 3 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế phối hợp giữa lực lượng Kiểm lâm và lực lượng Dân quân tự vệ trong công tác bảo vệ rừng.

Căn cứ Nghị quyết số 10/2007/NQ-CP ngày 13 tháng 02 năm 2007 của Chính phủ về việc xét duyệt điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2006 - 2010) của thành phố Hồ Chí Minh;

Căn cứ Quyết định số 213/2005/QĐ-UBND ngày 15 tháng 12 năm 2005 của Ủy ban nhân dân thành phố về phê duyệt Phương án phòng cháy, chữa cháy rừng trên địa bàn thành phố đến năm 2010;

Căn cứ Quyết định số 125/2007/QĐ-UBND ngày 12 tháng 10 năm 2007 của Ủy ban nhân dân thành phố về việc Phê duyệt kết quả rà soát, quy hoạch lại 3 loại rừng tại thành phố Hồ Chí Minh theo Chỉ thị số 38/2005/CT-TTg ngày 05 tháng 12 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ;

Căn cứ Quyết định số 1781/QĐ-UBND ngày 22 tháng 4 năm 2008 của Ủy ban nhân dân thành phố về việc phê duyệt số liệu chi tiết diện tích rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn thành phố;

Căn cứ Quyết định số 2203/QĐ-UB ngày 16 tháng 5 năm 2007 của Ủy ban nhân dân thành phố về đổi tên và kiện toàn Ban Chỉ đạo thực hiện Chỉ thị số 21/2002/CT-TTg và Chỉ thị số 12/2003/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ thành Ban Chỉ huy cấp thành phố về các vấn đề cấp bách trong bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng;

Căn cứ Quyết định số 5454/QĐ-UBND ngày 08 tháng 12 năm 2007 của Ủy ban nhân dân thành phố về ban hành Quy chế hoạt động của Ban Chỉ huy cấp thành phố về các vấn đề cấp bách trong bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng (gọi tắt là Ban Chỉ huy 2203).

Phần II.

PHƯƠNG ÁN PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY RỪNG TỪ NAY ĐẾN NĂM 2010

I. NHỮNG BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY RỪNG

1. Biện pháp phòng cháy rừng:

1.1. Tăng cường công tác chỉ đạo và tổ chức thực hiện về PCCC rừng:

Nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban Chỉ huy các cấp về những vấn đề cấp bách trong bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng. Phát huy vai trò tham mưu giúp các cấp chính quyền tổ chức triển khai thực hiện các văn bản chỉ đạo của Chính phủ và Ủy ban nhân dân thành phố về công tác PCCC rừng trên địa bàn thuộc thẩm quyền quản lý. Quán triệt và thực hiện phương châm bốn tại chỗ: “Chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, phương tiện tại chỗ và vật tư hậu cần tại chỗ”.

1.2. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về PCCC, thông tin dự báo nguy cơ cháy:

1.2.1. Các cơ quan, đơn vị thuộc các Sở - ngành chức năng của thành phố, chính quyền địa phương tăng cường công tác tuyên truyền về PCCC bằng nhiều hình thức như: tuyên truyền trực tiếp thông qua hội họp, tập huấn, huấn luyện nghiệp vụ PCCC; hoặc tuyên truyền giáp tiếp thông qua hệ thống bảng, biển tuyên truyền và hệ thống báo, đài.

Nội dung tuyên truyền cần tập trung vào Luật Bảo vệ và phát triển rừng; Luật Phòng cháy và chữa cháy; Nghị định số 35/2003/NĐ-CP; Nghị định số 09/2006/NĐ-CP nhằm nâng cao nhận thức và trách nhiệm của mọi tổ chức, cá nhân trong thực hiện các quy định của pháp luật về an toàn PCCC.

1.2.2. Duy trì mạng lưới thông tin cấp dự báo nguy cơ cháy rừng:

Cơ quan Kiểm lâm phối hợp Đài Truyền hình thành phố thực hiện thông tin cấp dự báo nguy cơ cháy rừng trong suốt những tháng mùa khô, để các địa phương có sự chủ động trong phòng, chống cháy rừng.

1.3. Tăng cường chức năng quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân các cấp quận - huyện, phường - xã về PCCC rừng:

1.3.1. Quản lý diện tích rừng và các loại cây trồng dễ cháy khác trên địa bàn. Tiếp tục thống kê, cập nhật số liệu và bản đồ hiện trạng rừng và các loại cây trồng dễ cháy khác phục vụ cho công tác phòng cháy, chữa cháy.

1.3.2. Xây dựng quy ước phòng cháy, chữa cháy phù hợp với tình hình, đặc điểm của từng địa phương; kiểm soát chặt chẽ việc đốt đồng sau thu hoạch mía ở những nơi cận rừng, cận khu dân cư và cơ sở sản xuất, khu công nghiệp.

1.3.3. Tổ chức hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các quy định về an toàn PCCC trên địa bàn trách nhiệm theo chế độ quy định tại khoản 2 Điều 19 Nghị định số 35/2003/NĐ-CP; xử lý nghiêm những tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định về an toàn PCCC.

1.4. Lập phương án phòng cháy, chữa cháy rừng:

Tại mỗi đơn vị chủ rừng và địa phương cấp phường - xã, quận - huyện nơi có rừng và cây trồng dễ cháy khác nằm trong vùng trọng điểm nguy cơ cháy cao phải lập phương án PCCC rừng. Hàng năm tổ chức thực tập, điều chỉnh, bổ sung phương án PCCC rừng cho phù hợp với tình hình, điều kiện thực tế.

1.5. Thực hiện và duy trì các công trình phòng, chống cháy:

Các đơn vị chủ rừng, những địa phương nằm trong vùng trọng điểm nguy cơ cháy rừng cao hàng năm căn cứ vào đặc điểm, điều kiện cụ thể để xây dựng kế hoạch bổ sung, tu sửa các công trình phòng, chống cháy như:

1.5.1. Đầu tư xây dựng hệ thống các chòi canh lửa rừng; trang bị phương tiện, thiết bị, dụng cụ PCCC cần thiết, phù hợp với đặc điểm tình hình của từng đơn vị, địa phương.

1.5.2. Thực hiện các giải pháp làm giảm nguồn vật liệu cháy như: vệ sinh rừng, thu gom thực bì đốt chủ động, hoặc mang vật liệu cháy ra khỏi rừng, sử dụng hóa chất khống chế nguồn vật liệu cháy.

1.5.3. Thực hiện các giải pháp chống cháy lan tại những điểm tiếp giáp giữa khu vực dân cư, cơ sở sản xuất với rừng hoặc với đồng cỏ. Căn cứ vào đặc điểm và điều kiện cụ thể để thực hiện một trong những công trình chống cháy lan như: tạo đường đất, kênh, mương, xây tường ngăn lửa; hoặc phát dọn băng trắng, trồng cây xanh chống cháy cách ly.

Trong trường hợp tạo băng cản lửa bằng cách đốt chủ động có kiểm soát trên diện rộng, phải có kế hoạch cụ thể trình Phòng Cảnh sát PCCC quận, huyện phê duyệt và thực hiện dưới sự hướng dẫn và giám sát của lực lượng Cảnh sát PCCC.

2. Biện pháp chữa cháy rừng:

2.1. Phát huy vai trò, trách nhiệm và nâng cao năng lực của lực lượng PCCC tại chỗ:

- Tại mỗi đơn vị chủ rừng và địa phương cấp phường, xã nằm trong vùng trong điểm nguy cơ cháy rừng cao tổ chức và kiện toàn đội PCCC.

 - Tổ chức tuần tra, canh phòng tại các khu vực trọng điểm thường xảy ra cháy rừng và cháy thảm thực vật, kịp thời dập tắt mọi đám cháy xảy ra trên địa bàn quản lý trong suốt các tháng mùa khô.

- Đảm bảo điều kiện về phương tiện, công cụ phòng cháy, chữa cháy và thường xuyên tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho lực lượng PCCC tại chỗ.

2.2. Phát huy sức mạnh tổng hợp trong công tác chữa cháy rừng:

- Tăng cường phối hợp giữa các lực lượng: Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy, Công an, Quân đội, Kiểm lâm, Thanh niên xung phong tại địa phương và chính quyền cơ sở trong công tác chỉ đạo, tổ chức lực lượng chữa cháy rừng.

- Phát huy vai trò của cộng đồng dân cư sinh sống, sản xuất trong rừng và cận rừng tích cực tham gia phòng cháy và chữa cháy rừng.

2.3. Chủ động nguồn nước phục vụ cho công tác PCCC:

2.3.1. Hàng năm, các tổ chức, cá nhân và hộ gia đình có trồng cây lâm nghiệp phân tán và các loài cây dễ cháy khác phải tiến hành kiểm tra, sửa chữa, duy tu các công trình dự trữ nước (giếng, hồ, bồn chứa); tại những nơi có hệ thống thủy lợi phải có kế hoạch nạo, vét kênh, mương đảm bảo nguồn nước phục vụ phòng cháy, chữa cháy.

2.3.2. Đơn vị quản lý công trình thủy lợi có kế hoạch điều tiết nước, đảm bảo chất lượng nước phục vụ sản xuất nông nghiệp và lượng nước dự trữ cần thiết phục vụ chữa cháy rừng trong các tháng mùa khô.

2.4. Đảm bảo thông tin liên lạc trong phòng cháy, chữa cháy rừng:

Tại mỗi khu rừng tập trung, đơn vị chủ rừng xây dựng mạng lưới thông tin báo cháy rừng tại cơ sở, tổ chức và duy trì hoạt động của hệ thống điểm chốt, chòi, tháp canh lửa; trang bị phương tiện thông tin báo cháy như: kẻng, máy bộ đàm hoặc điện thoại di động (đối với khu vực có phủ sóng).

II. PHƯƠNG ÁN TỔ CHỨC CHỮA CHÁY RỪNG QUY MÔ CẤP THÀNH PHỐ

1. Tổ chức chỉ huy, điều hành lực lượng phối hợp:

Trong trường hợp có xảy ra cháy lớn, việc huy động lực lượng và tổ chức chữa cháy ở quy mô cấp thành phố đặt dưới sự chỉ đạo của Ban Chỉ huy cấp thành phố về các vấn đề cấp bách trong bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng (gọi tắt là Ban Chỉ huy 2203). Công tác chỉ huy và điều hành lực lượng phối hợp chữa cháy rừng tại hiện trường được tổ chức như sau:

1.1. Ban Chỉ huy chữa cháy:

1.1.1. Thành phần Ban Chỉ huy:

- Chỉ huy trưởng: do đồng chí Phó Giám đốc Sở Cảnh sát Phòng cháy và Chữa cháy thành phố đảm nhiệm.

- Phó Chỉ huy trưởng, gồm có:

+ Cán bộ lãnh đạo Phòng Hướng dẫn - Chỉ đạo về Chữa cháy - Cứu hộ thuộc Sở Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy thành phố (Phó Chỉ huy trưởng thường trực);

+ Cán bộ lãnh đạo Chi cục Kiểm lâm thành phố;

+ Cán bộ lãnh đạo Phòng PX 28 thuộc Công an thành phố;

+ Cán bộ lãnh đạo Lực lượng Thanh niên xung phong thành phố;

+ Cán bộ lãnh đạo Ủy ban nhân dân quận, huyện sở tại.

1.1.2. Nhiệm vụ của Ban Chỉ huy:

- Quyết định kỹ thuật, chiến thuật, phương án chữa cháy - cứu hộ.

- Giám sát và chỉ huy việc tổ chức chữa cháy - cứu hộ tại hiện trường;

- Kiểm tra việc phối hợp giữa các lực lượng tham gia chữa cháy, đảm bảo tuyệt đối an toàn về người và phương tiện.

1.2. Ban Tham mưu chữa cháy:

1.2.1. Thành phần Ban Tham mưu:

- Trưởng Ban Tham mưu: do cán bộ lãnh đạo Phòng Chỉ đạo về Chữa cháy và Cứu hộ thuộc Sở Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy thành phố đảm trách.

- Phó Ban Tham mưu: do cán bộ lãnh đạo Phòng Cảnh sát PCCC quận, huyện sở tại đảm trách.

- Các thành viên, gồm có:

+ Cán bộ lãnh đạo Phòng Cảnh sát PCCC quận, huyện khác có lực lượng, phương tiện được điều động đến hiện trường.

+ Cán bộ lãnh đạo Ban Chỉ huy Công an quận, huyện sở tại;

+ Cán bộ lãnh đạo Ban Chỉ huy quân sự quận, huyện sở tại;

+ Cán bộ lãnh đạo Hạt Kiểm lâm sở tại hoặc Đội trưởng Đội Kiểm lâm Cơ động và PCCC rừng thuộc Chi cục Kiểm lâm thành phố;

+ Cán bộ lãnh đạo Chi nhánh Điện lực quận, huyện sở tại;

+ Cán bộ lãnh đạo Bệnh viện quận, huyện sở tại;

+ Cán bộ lãnh đạo Ủy ban nhân dân, Công an, Ban Chỉ huy Quân sự phường, xã sở tại;

+ Cán bộ lãnh đạo đơn vị chủ rừng nơi xảy ra cháy.

1.2.2. Nhiệm vụ: căn cứ vào sự chỉ đạo của Ban Chỉ huy chữa cháy rừng tại hiện trường, Trưởng Ban Tham mưu đề ra các biện pháp nghiệp vụ chữa cháy:

- Tổ chức trinh sát, nắm tình hình diễn biến đám cháy, xác định phương án triển khai đội hình chữa cháy, phân công các đơn vị tham gia chữa cháy vào vị trí.

- Tổ chức đảm bảo giao thông và thông tin liên lạc thông suốt trong quá trình chữa cháy và thực hiện các nhiệm vụ khác theo mệnh lệnh của Ban Chỉ huy chữa cháy.

- Xử lý các tình huống phát sinh trong quá trình chữa cháy. Báo cáo xin ý kiến Ban Chỉ huy về những vấn đề phát sinh vượt quá thẩm quyền giải quyết.

- Tổ chức cứu nạn, sơ cấp cứu và chuyển người bị nạn đến bệnh viện.

- Thống kê số lượng người và phương tiện tham gia chữa cháy.

- Tổ chức cung cấp nước uống và thức ăn cho lực lượng tham gia chữa cháy; tiếp ứng nhiên liệu cho phương tiện chứa cháy khi cần thiết.

- Kiểm tra các đơn vị tham gia vào đúng vị trí và thực hiện nhiệm vụ được phân công.

- Báo cáo kết quả triển khai thực hiện về Ban Chỉ huy chữa cháy.

- Tổ chức điều tra tìm ra nguyên nhân gây cháy.

2. Phương án huy động lực lượng, phương tiện và phân công nhiệm vụ chữa cháy rừng:

Trong tình huống xảy ra cháy rừng cần phải huy động lực lượng, phương tiện chữa cháy quy mô cấp thành phố, Ban Chỉ huy cấp thành phố về các vấn đề cấp bách trong bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng căn cứ vào tính chất, quy mô đám cháy để huy động lực lượng, phương tiện chữa cháy theo thẩm quyền được pháp luật quy định. Lực lượng, phương tiện huy động gồm:

2.1. Lực lượng, phương tiện của xã, phường nơi xảy ra cháy rừng:

Số lượng huy động đảm bảo tối thiểu 150 người, cùng với phương tiện, dụng cụ chữa cháy hiện có tại địa phương. Làm nhiệm vụ chữa cháy; hướng dẫn, bảo đảm giao thông; giữ trật tự trong khu vực chữa cháy; tham gia điều tra tìm nguyên nhân gây cháy. Cụ thể:

2.1.1. Lực lượng tại chỗ: là lực lượng, phương tiện của đơn vị chủ rừng và các cơ sở sản xuất cận rừng trên địa bàn huyện có thể huy động được.

a) Lực lượng: số lượng người huy động phải bảo đảm đủ biên chế theo cơ số máy bơm chữa cháy được điều động (5 người/máy) và tối thiểu 2/3 nhân sự Đội PCCC của đơn vị. Do Đội trưởng Đội PCCC của đơn vị trực tiếp chỉ huy.

b) Phương tiện: máy bơm, vòi, lăng chữa cháy và dụng cụ thủ công như chổi dập lửa, bồ cào, câu liêm cán dài, bình phun nước…

c) Nhiệm vụ:

- Tổ chức bộ phận làm nhiệm vụ dẫn đường cho các lực lượng tham gia chữa cháy đến điểm cháy.

- Tổ chức triển khai lực lượng và máy bơm đến nơi xảy ra cháy, tổ chức dập lửa.

- Thực hiện những nhiệm vụ khác do Ban Chỉ huy chữa cháy tại hiện trường phân công.   

2.1.2. Lực lượng địa phương cấp phường, xã: là lực lượng, phương tiện của dân quân tự vệ, Công an, quần chúng nhân dân địa phương cấp phường, xã nơi xảy ra cháy rừng.

a) Lực lượng:

- Công an phường, xã: số lượng người huy động tối thiểu 2/3 quân số. Do Trưởng Công an phường, xã trực tiếp chỉ huy.

- Dân quân tự vệ phường, xã: số lượng người huy động bảo đảm tối thiểu 2/3 quân số. Do Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự phường, xã trực tiếp chỉ huy.

- Quần chúng nhân dân: Ban Chỉ huy chữa cháy rừng tại hiện trường căn cứ vào tính chất và quy mô của đám cháy để quyết định số lượng nhân dân cần huy động. Tổ chức thành tổ, mỗi tổ 10 người và phân công 01 cán bộ, chiến sĩ Công an hoặc dân quân tự vệ phụ trách.

b) Phương tiện: xe chở quân, máy bơm chữa cháy, vòi, lăng và công cụ thủ công tương đương với số lượng người huy động thực tế.

c) Nhiệm vụ:

- Lập chốt bảo vệ tại các giao lộ dẫn đến khu vực chữa cháy, phối hợp lực lượng Cảnh sát Giao thông điều tiết giao thông và hướng dẫn lực lượng tiếp ứng đến hiện trường chữa cháy.

- Lập chốt bảo vệ, phối hợp lực lượng Cảnh sát trật tự làm nhiệm vụ bảo vệ trật tự trong khu vực chữa cháy.

- Lập tổ xung kích chữa cháy, căn cứ vào số người cần huy động để phân tổ, mỗi tổ 10 người dân và 01 công an viên phụ trách. Triển khai đội hình, sử dụng công cụ thủ công xử lý những đám cháy nhỏ dưới tán hoặc dập tàn lửa phía sau lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp.

2.2. Công an quận, huyện sở tại:

a) Lực lượng: số lượng huy động bảo đảm tối thiểu 30 cán bộ, chiến sĩ, gồm: Cảnh sát Giao thông, Cảnh sát Trật tự - Cơ động, Cảnh sát Điều tra. Do thủ trưởng Công an quận, huyện trực tiếp chỉ huy.

b) Phương tiện: xe chỉ huy, xe mô tô tuần tra; xe chở lực lượng.

c) Nhiệm vụ:

- Điều tiết giao thông tại các giao lộ dẫn đến khu vực chữa cháy.

- Bảo vệ trật tự khu vực chữa cháy.

- Tham gia điều tra nguyên nhân gây cháy.

2.3. Ban Chỉ huy Quân sự quận, huyện sở tại:

a) Lực lượng: số lượng huy động tối thiểu 80 cán bộ, chiến sĩ và tối đa không vượt quá 2/3 quân số. Do Ban Chỉ huy Quân sự quận, huyện trực tiếp chỉ huy.

b) Phương tiện: xe chỉ huy; xe chở quân; dụng cụ thủ công tương ứng với quân số huy động thực tế.

b) Nhiệm vụ:

- Tổ chức triển khai đội hình đi sau lực lượng Cảnh sát PCCC, dùng dụng cụ thô sơ xử lý những điểm cháy dưới tán và tàn lửa.

- Tham gia bảo vệ trật tự tại khu vực chữa cháy và thực hiện nhiệm vụ khác do Ban Chỉ huy chữa cháy tại hiện trường phân công.

2.4. Bệnh viện quận, huyện sở tại:

a) Lực lượng: huy động tối thiểu 06 người, gồm cán bộ y, bác sĩ. Do cán bộ lãnh đạo Bệnh viện phụ trách.

b) Phương tiện: xe cứu thương và các dụng cụ sơ cấp cứu.

c) Nhiệm vụ: phối hợp với tổ cứu hộ của Sở Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy thành phố tiến hành sơ cấp cứu ban đầu và chuyển người bị nạn đến Bệnh viện.

2.5. Chi nhánh Điện lực quận, huyện sở tại:

a) Lực lượng: huy động tối thiểu 05 đồng chí, do đồng chí lãnh đạo chi nhánh phụ trách.

b) Phương tiện: xe ôtô và các dụng cụ cắt điện.

c) Nhiệm vụ: cô lập điện tại các tuyến đi qua khu vực chữa cháy.

2.6. Đội Kiểm lâm Cơ động và PCCC rừng, thuộc Chi cục Kiểm lâm thành phố:

a) Lực lượng: huy động tối thiểu 10 cán bộ, công chức. Do cán bộ lãnh đạo Đội Kiểm lâm Cơ động và PCCC rừng trực tiếp chỉ huy.

b) Phương tiện: xe chở quân, máy bơm chữa cháy, cưa máy, bình phun nước.

c) Nhiệm vụ:

- Bố trí đội hình vào vị trí được phân công, tổ chức dập lửa.

- Tổ chức cắt hạ cây rừng tạo đường băng ngăn lửa khi có yêu cầu.

2.7. Lực lượng Thanh niên xung phong thành phố:

a) Lực lượng: số lượng huy động bảo đảm tối thiểu 80 cán bộ, đội viên. Trong trường hợp cần bổ sung thêm nhân lực sẽ do Ban Chỉ huy chữa cháy rừng quyết định theo nhu cầu thực tế. Do cán bộ lãnh đạo đơn vị Thanh niên xung phong tham gia chữa cháy rừng trực tiếp chỉ huy.

b) Phương tiện: xe chở quân; dụng cụ thủ công tương ứng với quân số.

c) Nhiệm vụ:

- Tổ chức triển khai đội hình đi sau lực lượng Cảnh sát PCCC, dùng dụng cụ thô sơ xử lý những điểm cháy dưới tán và tàn lửa.

- Tham gia bảo vệ trật tự tại khu vực chữa cháy và thực hiện nhiệm vụ khác do Ban Chỉ huy chữa cháy tại hiện trường phân công.

2.8. Lực lượng Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy thành phố:

a) Lực lượng: Ban Chỉ huy chữa cháy tại hiện trường căn cứ vào tính chất và quy mô đám cháy để quyết định việc huy động lực lượng từ các phòng, ban chuyên môn và đơn vị trực thuộc Sở Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy thành phố. Số lượng huy động tối thiểu 200 cán bộ, chiến sĩ. Do thủ trưởng các phòng, ban chuyên môn và đơn vị tham gia chữa cháy trực tiếp chỉ huy.

b) Phương tiện: xe nước; máy bơm; xe trạm bơm; xe tổng đài trung tâm; xe chỉ huy; xe cứu hộ tương ứng do Ban Chỉ huy điều động theo yêu cầu thực tế.

c) Nhiệm vụ: tổ chức điều động lực lượng, phương tiện đến vị trí và thực hiện nhiệm vụ do Ban Chỉ huy chữa cháy tại hiện trường phân công: Chữa cháy, truyền tiếp nước chữa cháy, sơ cấp cứu và chuyển người bị nạn đến bệnh viện.

Phần III.

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo các cơ quan chức năng trực thuộc tổ chức triển khai, hướng dẫn, đôn đốc các địa phương nơi có rừng trong vùng nguy cơ cháy cao, các cơ quan, đơn vị thuộc các Sở - ngành có liên quan thực hiện. Hàng năm lập kế hoạch tổ chức thực tập phương án theo quy định.

2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận - huyện nơi có rừng trong vùng nguy cơ cháy cao chỉ đạo các cơ quan, phòng, ban chuyên môn và chính quyền cấp phường - xã nơi có rừng và cây trồng dễ cháy khác trong vùng trọng điểm nguy cơ cháy cao triển khai thực hiện; lập kế hoạch điều động lực lượng, phương tiện và tổ chức phân công nhiệm vụ tham gia chữa cháy rừng theo yêu cầu phương án đề ra.

3. Sở Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy thành phố, Bộ Chỉ huy Quân sự thành phố, Lực lượng Thanh niên xung phong thành phố chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn, đơn vị trực thuộc triển khai, lập kế hoạch điều động lực lượng, phương tiện và tổ chức phân công nhiệm vụ tham gia chữa cháy rừng theo yêu cầu phương án đề ra; phối hợp tổ chức thực tập phương án theo quy định.

4. Sở Tài chính chỉ đạo các bộ phận nghiệp vụ đảm bảo kinh phí cho nhu cầu của các Sở - ngành và các địa phương có liên quan trong triển khai thực hiện Phương án PCCC rừng; kiểm tra việc quản lý, sử dụng nguồn vốn ngân sách theo quy định của pháp luật hiện hành.

5. Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy cấp thành phố về các vấn đề cấp bách trong bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng (Chi cục Kiểm lâm) có trách nhiệm giúp Ban Chỉ huy 2203 theo dõi, kiểm tra, đôn đốc thực hiện; tổng hợp tình hình thực hiện báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố./.