UỶ BAN NHÂN DÂN | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 42/QĐ-UBND | Hà Nam, ngày 10 tháng 01 năm 2014 |
QUYẾT ĐỊNH
CÔNG BỐ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI BAN HÀNH THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
CHỦ TỊCH UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ NAM
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính; Nghị định 48/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;
Thực hiện các văn bản hướng dẫn thi hành của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 209/TTr-SNN&PTNT ngày 17 tháng 12 năm 2013,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này thủ tục hành chính mới ban hành thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh; Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Thủ trưởng các Sở, Ban, Ngành; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; các tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| CHỦ TỊCH |
Phần I:
DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI BAN HÀNH THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ NÔNG NGHIỆP & PTNT
(Ban hành kèm theo Quyết định số 42/QĐ-UBND ngày 10/01/2014 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Hà nam)
Stt | Thủ tục hành chính | Sửa đổi, bổ sung |
I | Lĩnh vực Thủy sản |
|
1 | Kiểm tra chất lượng giống thủy sản nhập khẩu | Mới ban hành |
II | Lĩnh vực Lâm nghiệp |
|
2 | Thẩm định và phê duyệt hồ sơ cải tạo rừng (đối với tổ chức khác và hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn thuộc tỉnh quản lý) | Mới ban hành |
3 | Thẩm định, phê duyệt phương án trồng rừng mới thay thế diện tích rừng chuyển sang sử dụng cho mục đích khác | Mới ban hành |
Phần II:
NỘI DUNG CỤ THỂ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI BAN HÀNH THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ NÔNG NGHIỆP & PTNT
1. Kiểm tra chất lượng giống thủy sản nhập khẩu
Trình tự thực hiện | 1. Nộp hồ sơ: Tổ chức, cá nhân đăng ký kiểm tra chất lượng giống thủy sản nhập khẩu lập 01 bộ hồ sơ, gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện về Chi cục Chăn nuôi - Thủy sản Hà Nam. 2. Thực hiện: a. Ngay khi nhận được hồ sơ đăng ký kiểm tra Chi cục Chăn nuôi - Thủy sản Hà Nam xem xét và hướng dẫn cơ sở bổ sung những nội dung còn thiếu hoặc chưa đúng quy định. b. Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ trong thời gian không quá 01 ngày làm việc, Chi cục Chăn nuôi - Thủy sản Hà Nam xác nhận vào giấy đăng ký kiểm tra chất lượng, trong đó có thông báo cho cơ sở về nội dung kiểm tra, thống nhất thời gian và địa điểm kiểm tra chất lượng và gửi lại tổ chức cá nhân 02 bản giấy đăng ký đã có xác nhận của Chi cục Chăn nuôi - Thủy sản Hà Nam. c. Sau khi có kết quả kiểm tra (không quá 01 ngày làm việc) cơ quan kiểm tra có văn bản thông báo đạt chất lượng (tại phụ lục 13) đối với lô hàng có kết quả kiểm tra đạt yêu cầu và gửi cho tổ chức, cá nhân đăng ký. d. Trường hợp kết quả kiểm tra không đảm bảo chất lượng, Chi cục Chăn nuôi - Thủy sản Hà Nam có văn bản Thông báo không đạt chất lượng (tại phụ lục 13) cho tổ chức, cá nhân đăng ký và xử lý vi phạm theo quy định. 3. Trả kết quả Trực tiếp tại Chi cục Chăn nuôi - Thủy sản Hà Nam hoặc qua đường bưu điện.
|
Cách thức thực hiện | + Trực tiếp + Bưu điện |
Hồ sơ | 1. Thành phần: a. Giấy đề nghị kiểm tra chất lượng (03 bản) theo mẫu tại Phụ lục 12 Ban hành kèm theo Thông tư số 26/2013/TT-BNNPTNT ngày 22 tháng 5 năm 2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; b. Bản chính hoặc bản sao chụp (có đóng dấu của cơ sở nhập khẩu) các giấy tờ: Hợp đồng mua bán, bản kê chi tiết hàng hóa (Packinglist), hóa đơn mua bán (Invoice). 2. Số lượng: 01 bộ |
Thời hạn giải quyết | - Trong thời gian không quá 01 ngày làm việc, Chi cục Chăn nuôi - Thủy sản Hà Nam xác nhận vào Giấy đăng ký kiểm tra chất lượng, trong đó có thông báo cho cơ sở về nội dung kiểm tra, thống nhất thời gian địa điểm kiểm tra chất lượng. - Thời gian kiểm tra cụ thể theo đăng ký của tổ chức cá nhân. Sau khi kiểm tra (không quá 01 ngày làm việc) Chi cục Chăn nuôi - Thủy sản Hà Nam có văn bản thông báo về chất lượng. |
Cơ quan thực hiện TTHC | a. Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chi cục Chăn nuôi - Thủy sản Hà Nam b. Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: không c. Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Chi cục Chăn nuôi - Thủy sản Hà Nam: kiểm tra chất lượng giống thủy sản nhập khẩu (trừ giống thủy sản bố mẹ chủ lực). d. Cơ quan phối hợp: Chi cục Thú y Hà Nam. |
Đối tượng thực hiện TTHC | + Tổ chức + Cá nhân |
Mẫu đơn, tờ khai hành chính | Giấy đề nghị kiểm tra chất lượng (03 bản) theo mẫu tại Phụ lục số 12 Ban hành kèm theo Thông tư số 26/2013/TT-BNNPTNT ngày 22 tháng 5 năm 2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. |
Phí, lệ phí | Chưa có văn bản quy định (đang xây dựng). |
Kết quả thực hiện TTHC | - Giấy thông báo đạt chất lượng hoặc giấy thông báo không đạt chất lượng. (Theo mẫu tại Phụ lục số 13 Ban hành kèm theo Thông tư số 26/2013/TT-BNNPTNT ngày 22 tháng 5 năm 2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn). - Thời hạn của Giấy thông báo chất lượng: Không. |
Điều kiện thực hiện TTHC | Không quy định |
Căn cứ pháp lý của TTHC | - Thông tư số 26/2013/TT-BNNPTNT ngày 22 tháng 5 năm 2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; - Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa năm 2007. |
PHỤ LỤC 12: MẪU GIẤY KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------
GIẤY ĐỀ NGHỊ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG
Kính gửi: Chi cục Chăn nuôi - Thủy sản Hà Nam
Tên doanh nghiệp: ………………………………………………………………
Tên người đại diện:………………………………………………………………
Địa chỉ: ……………………………………………………………..……………
Số ĐT:……………………………Fax:………………………………...……….
Đề nghị kiểm tra chất lượng:
1. Tên giống thủy sản (kèm theo tên khoa học):..…….………………..………..
2. Số lượng:…………………….. Khối lượng:………….......………..…………
3. Tuổi:..........................................Độ thuần chủng...............................................
4. Tỷ lệ đực cái................Độ thành thục ............................(đối với giống bố mẹ)
5. Tên cơ sở sản xuất hàng hoá:…………………………………………………
6. Nước sản xuất:…………………………………….….………….……………
7. Nơi xuất hàng:……..………………………………………………………….
8. Nơi nhận hàng:………………………………………………………………..
9. Thời gian đăng ký thực hiện kiểm tra:………………..………………..……...
10. Địa điểm đăng ký thực hiện kiểm tra:…….…………..……………..……...
11. Tài liệu, hồ sơ kèm theo giấy đề nghị kiểm tra này gồm:
a)……………………………………………………..…………………………..
b)…………………………………………………………………………………
12. Thông tin liên hệ:……………..……………Số ĐT..………………………...
Ghi chú: Sau khi được Chi cục Chăn nuôi - Thủy sản đóng dấu xác nhận việc đăng ký kiểm tra, Giấy này có giá trị để làm thủ tục hải quan, tạm thời được phép đưa hàng hóa về nơi đăng ký để kiểm tra chất lượng (nơi nuôi cách ly kiểm dịch) theo quy định. Kết thúc việc kiểm tra chất lượng, cơ sở phải nộp Thông báo kết quả kiểm tra cho cơ quan Hải quan để hoàn tất thủ tục./.
.............., ngày…tháng…năm… | Hà Nam, ngày…tháng…năm… |
PHỤ LỤC 13: MẪU GIẤY THÔNG BÁO KẾT QUẢ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG
SỞ NÔNG NGHIỆP&PTNT | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số:……………./TB-CNTS | Hà Nam, ngày… tháng… năm……… |
THÔNG BÁO KẾT QUẢ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG
Bên bán hàng:
Địa chỉ, Điện thoại, Fax:
| Tên cơ sở sản xuất: | |
Nơi xuất hàng: | ||
Bên mua hàng Địa chỉ Điện thoại, Fax: | Nơi nhận hàng | |
Tên hàng hoá: Mã số lô hàng:
| Số lượng: Khối lượng:
| Mô tả hàng hoá |
Căn cứ Hồ sơ đăng ký, kết quả kiểm tra và kết quả xét nghiệm ........ (Cơ quan kiểm tra xác nhận) Lô hàng Đạt/ Không đạt chất lượng(**) ...................................................................................................................................... | ||
|
|
|
Nơi nhận: | Hà Nam, ngày…tháng…năm… |
2. Thẩm định và phê duyệt hồ sơ cải tạo rừng (đối với tổ chức khác và hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn thuộc tỉnh quản lý).
Trình tự thực hiện | 1. Chủ rừng là tổ chức khác, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn có nhu cầu cải tạo rừng gửi 05 bộ hồ sơ (01 bản chính và 04 bản sao) về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm định, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt; 2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có thông báo cho tổ chức khác, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn biết để hoàn thiện hồ sơ; 3. Sau khi nhận hồ sơ hợp lệ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu Ủy ban nhân dân thành lập hội đồng thẩm định; tổ chức thẩm định; trình UBND tỉnh phê duyệt hoặc có lý do không phê duyệt duyệt hồ sơ và trả kết quả cho tổ chức khác, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn. Thời gian thực hiện là 20 ngày làm việc. Trường hợp phải xác minh thực địa thì thời gian được kéo dài không quá 15 ngày làm việc. |
Cách thực hiện | - Trực tiếp tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. - Qua đường bưu điện. |
Hồ sơ | 1. Đơn đề nghị cải tạo rừng (Theo mẫu tại Phụ lục 01, 02 của Thông tư 23/2013/TT-BNNPTNT ngày 04/5/2013 của Bộ Nông nghiệp & PTNT). 2. Hồ sơ thiết kế cải tạo rừng. 3. Biên bản kiểm tra hiện trường (Theo mẫu tại Phụ lục 03 ban hành kèm theo Thông tư số 23/2013/TT-BNNPTNT ngày 04/5/20132013 của Bộ Nông nghiệp & PTNT). 4. Số lượng bộ hồ sơ: 05 bộ (01 bản chính và 04 bản sao). |
Thời gian thực hiện | Trong thời hạn 20-35 ngày làm việc. |
Cơ quan thực hiện TTHC | a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không. c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. d) Cơ quan phối hợp (nếu có): Chi cục Kiểm lâm tỉnh, một số phòng, ban chức năng thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT. |
Đối tượng thực hiện TTHC | Tổ chức khác, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn. |
Lệ phí | Không. |
Mẫu đơn, mẫu tờ khai | Phụ lục 01, 02 và 03 ban hành kèm theo Thông tư số 23/2013/TT-BNNPTNT ngày 04/5/2013 của Bộ Nông nghiệp và PTNT. |
Kết quả thực hiện TTHC | - Quyết định phê duyệt cải tạo rừng. - Thời hạn có hiệu lực: không. |
Điều kiện thực hiện TTHC | Không. |
Căn cứ pháp lý của TTHC | - Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg ngày 14/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ. - Thông tư số 23/2013/TT-BNNPTNT ngày 04/5/2013 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc Hướng dẫn cải tạo rừng tự nhiên nghèo kiệt là rừng sản xuất. |
PHỤ LỤC 01: MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẢI TẠO RỪNG CỦA TỔ CHỨC
(Ban hành kèm theo Thông tư số 23/2013/TT-BNNPTNT ngày 04 tháng 5 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------
……………, ngày......tháng ...... năm .....
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẢI TẠO RỪNG
Kính gửi: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nam.
Tên chủ hộ/cá nhân/cộng đồng dân cư thôn: .............................................
Địa chỉ: .............................................................................................................
Căn cứ Thông tư 23/2013/TT-BNNPTNT ngày 04/5/2013 về việc Quy định cải tạo rừng tự nhiên nghèo kiệt, đề nghị cải tạo rừng tự nhiên nghèo kiệt như sau.
Vị trí: thuộc lô…....khoảnh…..., tiểu khu.......
Hiện trạng rừng........, diện tích….ha; diện tích cải tạo:….....ha
Trữ lượng:.........m3; bình quân........m3/ha; Mục tiêu cải tạo rừng:
Phương án cải tạo:
- Cải tạo theo băng……………....................………………………
- Cải tạo theo đám………………………………………………….
- Cải tạo toàn diện:…………………………………………………..
- Trồng lại rừng: Loài cây trồng......., diện tích rừng trồng: ..... , thời gian trồng ........
Thời gian thực hiện: từ ngày…..tháng……năm ….đến ngày .…tháng ….năm ……
............. (tên tổ chức) cam kết thực hiện đúng quy định của Nhà nước về cải tạo rừng tự nhiên nghèo kiệt, nếu vi phạm tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Pháp luật./.
Đại diện cơ quan kiểm lâm sở tại | Đại diện UBND xã | Cơ quan làm đơn |
PHỤ LỤC 02: MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẢI TẠO RỪNG CỦA HỘ GIA ĐÌNH, CÁ NHÂN, CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ THÔN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 23/2013/TT-BNNPTNT ngày 04 tháng 5 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
……………, ngày......tháng ...... năm .....
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẢI TẠO RỪNG
Kính gửi: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nam.
Tên chủ hộ/cá nhân/cộng đồng dân cư thôn: .............................................
Địa chỉ: .............................................................................................................
Căn cứ Thông tư 23/2013/TT-BNNPTNT ngày 04/5/2013 về việc Quy định cải tạo rừng tự nhiên nghèo kiệt, đề nghị cải tạo rừng tự nhiên nghèo kiệt như sau.
Vị trí: thuộc lô…....khoảnh…..., tiểu khu.......
Hiện trạng rừng........, diện tích….ha; diện tích cải tạo:….....ha
Trữ lượng:.........m3; bình quân........m3/ha; Mục tiêu cải tạo rừng:
Phương án cải tạo:
- Cải tạo theo băng……………....................………………………
- Cải tạo theo đám………………………………………………….
- Cải tạo toàn diện:…………………………………………………..
- Trồng lại rừng: Loài cây trồng......., thời gian trồng ..........................
Thời gian thực hiện: từ ngày…..tháng……năm ….đến ngày .…tháng ….năm ……
Tôi cam kết thực hiện đúng quy định của Nhà nước về cải tạo rừng tự nhiên nghèo kiệt, nếu vi phạm tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Pháp luật./.
Đại diện cơ quan kiểm lâm sở tại | Đại diện UBND xã | Người làm đơn |
PHỤ LỤC 03: MẪU BIÊN BẢN KIỂM TRA HIỆN TRƯỜNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 23/2013/TT-BNNPTNT ngày 04 tháng 5 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
------------
……..ngày..... tháng..... năm.....
BIÊN BẢN KIỂM TRA HIỆN TRƯỜNG
1. Tên hồ sơ cải tạo rừng:
2. Địa điểm:
3. Thành phần kiểm tra:
- Đại diện Chủ rừng quản lý khu rừng đề nghị cải tạo:
- Đại diện UBND xã nơi khu rừng được cải tạo:
- Đại diện cơ quan kiểm lâm sở tại:
- Đại diện đơn vị tư vấn thiết kế lập hồ sơ:
4. Kết quả kiểm tra:
- Về vị trí lô rừng.....................................
- Về điều kiện rừng cải tạo ( 5 điều kiện theo Thông tư quy định)
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
Kết luận và kiến nghị:
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
Biên bản được lập thành 05 bản và thông qua vào hồi ....giờ ….ngày …tháng…năm……
Đại diện cơ quan kiểm lâm sở tại | Đại diện UBND xã | Người làm đơn |
3. Thẩm định, phê duyệt phương án trồng rừng mới thay thế diện tích rừng chuyển sang sử dụng cho mục đích khác.
Trình tự thực hiện | - Các cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cộng đồng dân cư thôn trong nước; tổ chức, cá nhân nước ngoài là chủ dự án có chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác chịu trách nhiệm tổ chức lập phương án trồng rừng thay thế, gửi 05 bộ hồ sơ (bao gồm: 01 bộ chính, 04 bộ sao) về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm định trình Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam quyết định; - Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phải thành lập Hội đồng và tổ chức thẩm định. Trường hợp phải xác minh thực địa, thì thời gian thẩm định phương án không được kéo dài quá 15 (mười lăm) ngày làm việc. - Trường hợp hồ sơ không đủ theo quy định thì trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thông báo cho chủ dự án đã gửi để biết. - Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày họp Hội đồng thẩm định, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân xem xét phê duyệt phương án. Trường hợp không đề nghị UBND tỉnh Hà Nam xem xét phê duyệt phương án, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phải trả lời cho chủ dự án đã gửi đề nghị biết lý do. - Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị phê duyệt phương án của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình, UBND tỉnh Hà Nam phải phê duyệt phương án; trường hợp không phê duyệt, UBND tỉnh Hà Nam phải thông báo cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn rõ lý do để trả lời cho chủ dự án đã gửi đề nghị biết. |
Cách thức thực hiện | - Trực tiếp tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. - Hoặc qua bưu điện. |
Hồ sơ | Tên thành phần hồ sơ |
1. Văn bản đề nghị phê duyệt phương án theo mẫu tại Phụ lục 01 của Thông tư số 24/2013/TT-BNNPTNT ngày 06/5/2013. | |
2. Phương án lập theo mẫu tại Phụ lục 02 của Thông tư số 24/2013/TT-BNNPTNT ngày 06/5/2013. | |
3. Bản đồ thiết kế và các tài liệu liên quan. | |
Số lượng bộ hồ sơ: 05 bộ (01 bộ chính và 04 bộ sao). | |
Thời hạn giải quyết | Trong thời hạn 20-35 ngày làm việc. |
Cơ quan thực hiện TTHC | - Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam. - Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không - Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. - Cơ quan phối hợp (nếu có): Sở Tài nguyên & Môi trường, Sở Kế hoạch & Đầu tư, Ủy ban nhân dân cấp huyện và tổ chức khoa học có liên quan. |
Đối tượng thực hiện TTHC | - Cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cộng đồng dân cư thôn trong nước; tổ chức, cá nhân nước ngoài. |
Mẫu đơn, mẫu tờ khai | - Phụ lục số 01 và Phụ lục số 02 ban hành kèm theo Thông tư số 24/2013/TT-BNNPTNT ngày 06/5/2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. |
Lệ phí | Không |
Kết quả thực hiện TTHC | - Kết quả: Quyết định phê duyệt phương án trồng rừng mới thay thế diện tích rừng chuyển sang sử dụng cho mục đích khác. - Thời hạn hiệu lực của kết quả: Theo Quyết định. |
Điều kiện thực hiện TTHC | Không |
Căn cứ pháp lý của TTHC | Thông tư số 24/2013/TT-BNNPTNT ngày 06 tháng 5 năm 2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quy định về trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác. |
PHỤ LỤC 01: ĐỀ NGHỊ PHÊ DUYỆT PHƯƠNG ÁN TRỒNG RỪNG THAY THẾ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 24/2013/TT-BNNPTNT ngày 06 tháng 5 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
------------
……….. ngày ….. tháng ….. năm …..
ĐỀ NGHỊ PHÊ DUYỆT PHƯƠNG ÁN TRỒNG RỪNG THAY THẾ KHI CHUYỂN MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG RỪNG SANG SỬ DỤNG CHO MỤC ĐÍCH KHÁC
Dự án: …………………………
Kính gửi: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Tên tổ chức: …………………………………………………………………………
Địa chỉ: …………………………………………………………………………….
Căn cứ Thông tư 24/2013/TT-BNNPTNT ngày 6/5/2013 Quy định về trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang sử dụng cho mục đích khác, đề nghị……… phê duyệt phương án trồng rừng thay thế như sau: Tổng diện tích rừng chuyển mục đích sử dụng:
Loại rừng chuyển mục đích sử dụng:
Đối tượng rừng chuyển đổi:
Diện tích đất trồng rừng thay thế:
Vị trí trồng rừng thay thế: thuộc khoảnh..., tiểu khu.... xã....huyện....tỉnh...
Thuộc đối tượng đất rừng (Phòng hộ, đặc dụng, sản xuất):
Phương án trồng rừng thay thế:
- Loài cây trồng ……………………………………………………………………..
- Phương thức trồng (hỗn giao, thuần loài): ………………………………………
- Mức đầu tư bình quân 1 ha (triệu đồng): …………………………………………
- Thời gian trồng: ……………………………………………………………………
Tổng mức đầu tư trồng rừng thay thế: ……………………………………………..
……………….. (tên tổ chức) cam đoan thực hiện đúng quy định của nhà nước về trồng rừng thay thế, nếu vi phạm hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật./.
| Người đại diện của tổ chức |
PHỤ LỤC 02: PHƯƠNG ÁN TRỒNG RỪNG THAY THẾ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 24/2013/TT-BNNPTNT ngày 6 tháng 5 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
II. CĂN CỨ XÂY DỰNG
III. KHÁI QUÁT VỀ DIỆN TÍCH RỪNG, ĐẤT RỪNG CHUYỂN ĐỔI MỤC ĐÍCH
1. Tên dự án:
2. Vị trí khu rừng: Diện tích ………….. ha, Thuộc khoảnh, ……….. lô ………..
Các mặt tiếp giáp ………………………………………………………………..;
Địa chỉ khu rừng: Thuộc xã ………….. huyện ……….. tỉnh …………………...;
3. Địa hình: Loại đất ……………………………… độ dốc .……………………..;
4. Khí hậu: ………………………………………………………………………….;
5. Tài nguyên rừng (nếu có): Loại rừng ……………………………………………;
IV. MỤC TIÊU, NỘI DUNG PHƯƠNG ÁN V. XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN
1. Phương án 1: Chủ đầu tư tự thực hiện
- Tổng diện tích rừng chuyển mục đích sử dụng:
- Loại rừng chuyển mục đích sử dụng:
- Đối tượng rừng chuyển đổi:
+ Trạng thái rừng …………………………………………………………………..
+ Trữ lượng rừng …………………… m3, tre, nứa …………………………… cây
- Diện tích đất trồng rừng thay thế:
+ Vị trí trồng: thuộc khoảnh..., tiểu khu.... xã huyện....tỉnh...
+ Thuộc đối tượng đất rừng (Phòng hộ, đặc dụng, sản xuất): ……………..
- Kế hoạch trồng rừng thay thế
+ Loài cây trồng ……………………………………………………………
+ Mật độ …………………………………………………………………………..
+ Phương thức trồng (hỗn giao, thuần loài): ………………………………………
+ Chăm sóc, bảo vệ rừng trồng:
+ Thời gian và tiến độ trồng: ………………………………………………………
+ Xây dựng đường băng cản lửa …………………………………………………
+ Mức đầu tư bình quân 1 ha (triệu đồng): …………………………………………
+ Tổng vốn đầu tư trồng rừng thay thế.
2. Phương án 2: Nộp tiền về quỹ bảo vệ và phát triển rừng (do hết quỹ đất)
- Lý do xây dựng phương án
- Dự toán kinh phí thực hiện phương án
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
- 1 Quyết định 1081/QĐ-UBND năm 2014 công bố thủ tục hành chính mới, sửa đổi, bãi bỏ thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố Cần Thơ
- 2 Quyết định 657/QĐ-CT năm 2014 công bố thủ tục hành chính được bãi bỏ thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Vĩnh Phúc
- 3 Quyết định 2020/QĐ-UBND năm 2013 công bố thủ tục hành chính mới, thay thế, bãi bỏ thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Ủy ban nhân dân cấp huyện tỉnh Yên Bái
- 4 Quyết định 2500/QĐ-UBND năm 2013 công bố bổ sung thủ tục hành chính lĩnh vực lâm nghiệp thuộc thẩm quyền giải quyết của sở nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Ninh Thuận
- 5 Quyết định 3805/QĐDC-UBND năm 2013 đính chính Quyết định 3026/QĐ-UBND công bố bổ sung Bộ thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đồng Nai
- 6 Quyết định 3419/QĐ-UBND năm 2013 công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, bị bãi bỏ lĩnh vực Thủy lợi thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa
- 7 Nghị định 48/2013/NĐ-CP sửa đổi Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính
- 8 Nghị định 63/2010/NĐ-CP về kiểm soát thủ tục hành chính
- 9 Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 1 Quyết định 1081/QĐ-UBND năm 2014 công bố thủ tục hành chính mới, sửa đổi, bãi bỏ thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố Cần Thơ
- 2 Quyết định 657/QĐ-CT năm 2014 công bố thủ tục hành chính được bãi bỏ thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Vĩnh Phúc
- 3 Quyết định 2020/QĐ-UBND năm 2013 công bố thủ tục hành chính mới, thay thế, bãi bỏ thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Ủy ban nhân dân cấp huyện tỉnh Yên Bái
- 4 Quyết định 2500/QĐ-UBND năm 2013 công bố bổ sung thủ tục hành chính lĩnh vực lâm nghiệp thuộc thẩm quyền giải quyết của sở nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Ninh Thuận
- 5 Quyết định 3805/QĐDC-UBND năm 2013 đính chính Quyết định 3026/QĐ-UBND công bố bổ sung Bộ thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đồng Nai
- 6 Quyết định 3419/QĐ-UBND năm 2013 công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, bị bãi bỏ lĩnh vực Thủy lợi thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa