Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 4206/QĐ-BGTVT

Hà Nội, ngày 28 tháng 12 năm 2016

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG GIẢM PHÁT THẢI KHÍ CO2 TRONG HOẠT ĐỘNG HÀNG KHÔNG DÂN DỤNG VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2016-2020

BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI

Căn cứ Nghị định số 107/2012/NĐ-CP ngày 20/12/2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;

Căn cứ Quyết định số 1277/QĐ-TTg ngày 31/7/2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Khung chính sách năm 2015 thuộc Chương trình Hỗ trợ ứng phó với biến đổi khí bậu (SP-RCC);

Căn cứ Quyết định số 2053/QĐ-TTg ngày 28/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch thực hiện Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu;

Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam và Vụ trưởng Vụ Môi trường,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành Kế hoạch hành động giảm phát thải khí CO2 trong hoạt động hàng không dân dụng Việt Nam giai đoạn 2016 - 2020 (sau đây gọi tắt là Kế hoạch hành động) với các nội dung như sau;

I. Quan điểm

1. Tích cực triển khai Kế hoạch thực hiện Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu của Chính phủ và các Nghị quyết của Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế (ICAO) liên quan đến bảo vệ môi trường và biến đổi khí hậu.

2. Triển khai đồng bộ, đồng thời các nhiệm vụ và giải pháp giảm phát thải khí CO2 trong hoạt động hàng không dân dụng.

II. Mục tiêu

1. Tăng cường vai trò, trách nhiệm của các doanh nghiệp vận tải hàng không, quản lý hoạt động bay, khai thác cảng hàng không trong việc giảm phát thải khí CO2.

2. Từng bước xây dựng hệ thống giao thông vận tải hàng không bền vững với môi trường.

III. Các nhiệm vụ và giải pháp

3.1. Nhiệm vụ, giải pháp kỹ thuật đối với tàu bay

a) Ưu tiên đầu tư mới và hiện đại hóa đội tàu bay thân thiện với môi trường; lựa chọn các tàu bay được trang bị động cơ thế hệ mới giảm tiêu hao nhiên liệu, đáp ứng yêu cầu mới nhất về khí thải của ICAO.

b) Xây dựng các chương trình tiết kiệm nhiên liệu đối với đội tàu bay.

c) Thực hiện tối ưu hóa việc bảo dưỡng tàu bay phù hợp với điều kiện của các hãng hàng không.

3.2. Quản lý hoạt động bay

a) Tổ chức lại vùng trời, tối ưu hóa đường hàng không, phương thức bay tại sân bay.

b) Nâng cao phương thức khai thác mặt đất: Triển khai vị trí cung cấp huấn lệnh đường dài (ATC clearance) bao gồm cả chỉ dẫn khởi hành (nếu có) tại Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất nhằm giảm nguy cơ các tàu bay đi/đến bị chậm trễ do nghẽn sóng liên lạc.

c) Nâng cao việc sử dụng tối ưu các đường bay: khai thác hiệu quả cặp đường bay song song trục Bắc - Nam áp dụng RNAV5 (Axea navigation) và các cặp RNAV5 khác.

d) Nâng cao hiệu quả sử dụng nhiên liệu trong các giai đoạn cất cánh, tiếp cận hạ cánh; thiết kế và đưa vào áp dụng các phương thức bay đi/đến áp dụng RNAV1 cho Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất.

đ) Nâng cao việc sử dụng vùng trời linh hoạt giữa hàng không dân dụng và quân sự; thiết lập vệt bay NAH - NAKHA (sử dụng có điều kiện) nhằm tạo điều kiện cho các hãng hàng không rút ngắn quãng đường bay.

3.3. Cải thiện hoạt động tại cảng hàng không, sân bay

a) Nghiên cứu sử dụng một động cơ khi lăn; tối ưu hóa việc sử dụng cánh tà trong quá trình cất cánh và hạ cánh.

b) Nghiên cứu cải tiến các hoạt động mặt đất thông qua việc hạn chế sử dụng động cơ phụ của tàu bay (APU), cung cấp hệ thống năng lượng mặt đất (GPU).

c) Nâng cao hiệu quả trong cất/hạ cánh và di chuyển trên mặt đất; xây dựng các đường cất hạ cánh và đường lăn mới.

d) Nghiên cứu điều phối giờ cất hạ cánh tại các cảng hàng không, sân bay trên cơ sở tối ưu hóa năng lực khai thác cảng hàng không.

đ) Thí điểm sử dụng và xây dựng lộ trình sử dụng đèn LED thay cho đèn thường đối với hệ thống đèn hiệu, biển báo và trong khu vực nhà ga.

e) Nghiên cứu sử dụng các công cụ quản lý các-bon cho sân bay.

g) Nghiên cứu sử dụng nguồn năng lượng tái tạo, giảm phát thải khí CO2.

3.4. Hướng đến sử dụng nhiên liệu thay thế, tiêu tốn ít năng lượng cho các phương tiện, thiết bị

a) Nghiên cứu, hợp tác phát triển nhiên liệu thay thế cho hoạt động vận tải hàng không tại Việt Nam.

b) Tăng cường đầu tư các phương tiện mặt đất sử dụng điện; Nghiên cứu xây dựng lộ trình chuyển đổi dần phương tiện mặt đất sử dụng xăng, dầu sang sử dụng điện, nhiên liệu sinh học, năng lượng mặt trời.

3.5. Giải pháp dựa vào thị trường để quản lý khí thải (MBM - Market- based measure)

a) Nghiên cứu phương pháp luận và triển khai hệ thống giám sát, báo cáo và thẩm định liên quan đến tiêu thụ nhiên liệu (MRV - Monitoring, Reporting and Verification System) từ hoạt động vận tải hàng không.

b) Nghiên cứu cơ chế phí khí thải đối với các chuyến bay nội địa.

c) Nghiên cứu lập mô hình về tác động của kế hoạch giảm và đền bù các- bon đối với các chuyến bay quốc tế (CORSIA - Carbon Offsetting and Reduction Scheme for International Aviation) của các hãng hàng không Việt Nam.

d) Nghiên cứu, đề xuất áp dụng thí điểm MBM tự nguyện trong ngành hàng không dân dụng để chuẩn bị cho việc thực hiện kế hoạch CORSIA.

3.6. Giải pháp quản lý, hợp tác quốc tế

a) Nâng cao năng lực quản lý nhà nước, hoàn thiện các chính, sách về giảm phát thải khí CO2 trong hoạt động hàng không.

b) Lồng ghép các giải pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong quá trình lập, điều chỉnh chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển giao thông vận tải hàng không.

c) Tích cực tham gia các diễn đàn, hội thảo, hội nghị và chương trình hợp tác quốc tế về giảm phát thải khí CO2 nhằm cập nhật thông tin, học tập kinh nghiệm đồng thời kêu gọi sự hỗ trợ về tài chính, kỹ thuật cũng như chuyển giao công nghệ hiện đại của các nước trên thế giới.

d) Tăng cường đào tạo cho nhân viên, người lao động trong ngành hàng không về lĩnh vực biến đổi khí hậu.

đ) Nghiên cứu, đề xuất thành lập Tổ công tác chỉ đạo, theo dõi việc triển khai Kế hoạch hành động giảm phát thải khí CO2 trong hoạt động hàng không dân dụng.

Điều 2. Tổ chức thực hiện

Các cơ quan, đơn vị căn cứ các nhiệm vụ được phân công tại Phụ lục kèm theo xây dựng kế hoạch chi tiết và tổ chức thực hiện.

Giao trách nhiệm cụ thể cho một số cơ quan, đơn vị như sau:

1. Vụ Môi trường là đơn vị đầu mối có trách nhiệm kiểm tra, giám sát đôn đốc việc triển khai Kế hoạch hành động này.

2. Vụ Khoa học - Công nghệ: Tổng hợp, xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch khoa học - công nghệ để thúc đẩy nghiên cứu việc sử dụng năng lượng tái tạo, phát triển và ứng dụng công nghệ giảm phát thải khí CO2 trong hoạt động hàng không.

3. Vụ Tài chính: Hướng dẫn các cơ quan, đơn vị có liên quan lập kế hoạch và sử dụng kinh phí để thực hiện Kế hoạch hành động đúng mục đích và hiệu quả.

4. Vụ Hợp tác quốc tế: Kết nối các cơ hội hợp tác quốc tế để thu hút vốn đầu tư, hỗ trợ tài chính, kỹ thuật nhằm nâng cao năng lực thực hiện các nội dung của Kế hoạch hành động.

5. Cục Hàng không Việt Nam:

a) Chủ trì tổ chức thực hiện Kế hoạch hành động và định kỳ hàng năm báo cáo Bộ Giao thông vận tải tình hình thực hiện.

b) Căn cứ nội dung Kế hoạch hành động này trình ICAO Kế hoạch hành động giảm phát thải khí CO2 trong hoạt động hàng không quốc tế theo hướng dẫn của ICAO tại Doc 9988, bảo đảm phù hợp với bối cảnh và năng lực của quốc gia.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, Vụ trưởng các Vụ, Vụ trưởng - Trưởng han Ban Quản lý đầu tư các dự án đối tác công tư, Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam, các hãng hàng không, Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam, Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam, các công ty cung cấp nhiên liệu hàng không và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Thủ tướng Chính phủ (để báo cáo);
- Các Phó Thủ tướng Chính phủ (để báo cáo);
- Các Bộ: Tài nguyên và Môi trường, Kế hoạch và Đầu tư, Ngoại giao;
- Cổng thông tin điện tử Bộ GTVT;
- Báo GT, Tạp chí GTVT;
- Lưu: VT, MT (Lưu).

BỘ TRƯỞNG




Trương Quang Nghĩa

 

PHỤ LỤC

PHÂN CÔNG THỰC HIỆN KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 4206/QĐ-BGTVT ngày 28/12/2016 của Bộ Giao thông vận tải)

STT

Các nhiệm vụ

Cơ quan chủ trì, phối hợp

1

Nhiệm vụ, giải pháp kỹ thuật đối với tàu bay

 

1.1

Ưu tiên đầu tư mới và hiện đại hóa đội tàu bay thân thiện với môi trường; lựa chọn các tàu bay được trang bị động cơ thế hệ mới giảm tiêu hao nhiên liệu, đáp ứng yêu cầu mới nhất về khí thải của ICAO.

Các hãng hàng không

1.2

Xây dựng các chương trình tiết kiệm nhiên liệu đối với đội tàu bay.

Các hãng hàng không

1.3

Thực hiện tối ưu hóa việc bảo dưỡng tàu bay phù hợp với điều kiện của các hãng hàng không.

Các hãng hàng không

2

Quản lý hoạt động bay

 

2.1

Tổ chức lại vùng trời, tối ưu hóa đường hàng không, phương thức bay tại sân bay.

Cục HKVN, Tổng công ty Quản lý bay (QLB) VN, các hãng hàng không liên quan

2.2

Nâng cao phương thức khai thác mặt đất: Triển khai vị trí cung cấp huấn lệnh đường dài (ATC clearance) bao gồm cả chỉ dẫn khởi hành (nếu có) tại Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất nhằm giảm nguy cơ các tàu bay đi/đến bị chậm trễ do nghẽn sóng liên lạc.

Cục HKVN, Tổng công ty QLBVN, các hãng hàng không liên quan (có hoạt động cất, hạ cánh tại CHKQT Tân Sơn Nhất)

2.3

Nâng cao việc sử dụng tối ưu các đường bay: khai thác hiệu quả cặp đường bay song song trục Bắc - Nam áp dụng RNAV5 và các cặp RNAV5 khác.

Cục HKVN, Tổng công ty QLBVN, các hãng hàng không

2.4

Nâng cao hiệu quả sử dụng nhiên liệu trong các giai đoạn cất cánh, tiếp cận hạ cánh; thiết kế và đưa vào áp dụng các phương thức bay đi/đến áp dụng RNAV1 cho Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất.

Cục HKVN, Tổng công ty QLBVN, các hãng hàng không

2.5

Nâng cao việc sử dụng vùng trời linh hoạt giữa hàng không dân dụng và Quân sự; thiết lập vệt bay NAH - NAKHA (sử dụng có điều kiện) nhằm tạo điều kiện cho các hãng hàng không rút ngắn quãng đường bay.

Cục HKVN, Tổng công ty QLBVN, các hãng hàng không

3

Cải thiện hoạt động tại cảng hàng không, sân bay

 

3.1

Nghiên cứu sử dụng một động cơ khi lăn; tối ưu hóa việc sử dụng cánh tà trong quá trình cất cánh và hạ cánh.

Các hãng hàng không

3.2

Nghiên cứu cải tiến các hoạt động mặt đất thông qua việc hạn chế sử dụng động cơ phụ của tàu bay (APU), cung cấp hệ thống năng lượng mặt đất (GPU).

Các hãng hàng không, các cảng hàng không, sân bay

3.3

Nâng cao hiệu quả trong cất hạ cánh và di chuyển trên mặt đất; xây dựng các đường cất hạ cánh và đường lăn mới.

Các hãng hàng không, các cảng hàng không, sân bay

3.4

Nghiên cứu điều phối giờ cất hạ cánh tại các cảng hàng không, sân bay trên cơ sở tối ưu hóa năng lực khai thác cảng hàng không.

Cục HKVN, Tổng công ty QLBVN, Tổng công ty Cảng HKVN, các hãng hàng không

3.5

Thí điểm sử dụng và xây dựng lộ trình sử dụng đèn LED thay cho đèn thường đối với hệ thống đèn hiệu, biển báo và trong khu vực nhà ga.

Tổng công ty QLB Việt Nam, Tổng công ty Cảng HKVN

3.6

Nghiên cứu, sử dụng các công cụ quản lý các-bon cho sân bay.

Các cảng hàng không, sân bay

3.7

Nghiên cứu, sử dụng nguồn năng lượng tái tạo, giảm phát thải khí CO2

Các doanh nghiệp hàng không

4

Hướng đến sử dụng nhiên liệu thay thế, tiêu tốn ít năng lượng cho các phương tiện, thiết bị

 

4.1

Nghiên cứu, hợp tác phát triển nhiên liệu thay thế cho hoạt động vận tải hàng không tại Việt Nam.

Cục HKVN, các hãng hàng không

4.2

Tăng cường đầu tư các phương tiện mặt đất sử dụng điện; Nghiên cứu xây dựng lộ trình chuyển đổi dần phương tiện mặt đất sử dụng xăng, dầu sang sử dụng điện, nhiên liệu sinh học, năng lượng mặt trời.

Các cảng hàng không, sân bay, các công ty phục vụ mặt đất tại các cảng hàng không, sân bay

5

Giải pháp dựa vào thị trường để quản lý khí thải

 

5.1

Nghiên cứu phương pháp luận và triển khai hệ thống giám sát, báo cáo và thẩm định liên quan đến tiêu thụ nhiên liệu (MRV - Monitoring, Reporting and Verification System) từ hoạt động vận tải hàng không.

Cục HKVN, các hãng hàng không

5.2

Nghiên cứu cơ chế phí khí thải đối với các chuyến bay nội địa.

Cục HKVN, các hãng hàng không

5.3

Nghiên cứu lập mô hình về tác động của kế hoạch giảm và đền bù cac-bon đối với các chuyến bay quốc tế của các hãng hàng không Việt Nam.

Cục HKVN, các hãng hàng không

5.4

Nghiên cứu, đề xuất áp dụng thí điểm MBM tự nguyện trong ngành hàng không dân dụng để chuẩn bị cho việc thực hiện kế hoạch CORSIA.

Cục HKVN, các hãng hàng không

6

Giải pháp quản lý, hợp tác quốc tế

 

6.1

Nâng cao năng lực quản lý nhà nước, hoàn thiện các chính sách về giảm phát thải khí CO2 trong hoạt động hàng không.

Cục HKVN

6.2

Lồng ghép các giải pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong quá trình lập, điều chỉnh chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển GTVT hàng không.

Cục HKVN, Các doanh nghiệp hàng không

6.3

Tích cực tham gia các diễn đàn, hội thảo, hội nghị và chương trình hợp tác quốc tế về giảm phát thải khí CO2 nhằm cập nhật thông tin, học tập kinh nghiệm đồng thời kêu gọi sự hỗ trợ về tài chính, kỹ thuật cũng như chuyển giao công nghệ hiện đại của các nước trên thế giới.

Cục HKVN, các doanh nghiệp hàng không

6.4

Tăng cường đào tạo cho nhân viên, người lao động trong ngành hàng không về lĩnh vực biến đổi khí hậu.

Cục HKVN, Tổng công ty Cảng HKVN, các hãng hàng không, Tổng công ty QLBVN

6.5

Nghiên cứu đề xuất thành lập Tổ công tác chỉ đạo, theo dõi việc triển khai Kế hoạch hành động giảm phát thải khí CO2 trong hoạt động hàng không dân dụng.

Cục HKVN, các doanh nghiệp hàng không