- 1 Quyết định 15/2006/QĐ-BGDĐT ban hành Quy chế soạn thảo, thẩm định, ban hành, kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 2 Quyết định 18/2008/QĐ-BGDĐT về quy chế soạn thảo, thẩm định, ban hành, rà soát, hệ thống hoá, kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 3 Quyết định 2375/QĐ-BGDĐT năm 2010 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Bộ Giáo dục và Đào tạo và liên tịch ban hành từ năm 1986 đến năm 2007 hết hiệu lực do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 4 Thông tư 02/2011/TT-BGDĐT Quy định về kiểm tra, xử lý, rà soát và hệ thống hoá văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 5 Quyết định 1020/QĐ-BGDĐT năm 2014 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực giáo dục được ban hành từ năm 2008 đến hết năm 2012 hết hiệu lực do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 6 Quyết định 582/QĐ-BGDĐT năm 2017 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo hết hiệu lực năm 2016 và hết hiệu lực theo quy định tại khoản 4 Điều 154 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015
- 7 Quyết định 287/QĐ-BGDĐT năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo kỳ 2014-2018
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 4235/1997/QĐ-BGDĐT | Hà Nội, ngày 16 tháng 12 năm 1997 |
VỀ VIỆC BAN HÀNH BẢN QUY ĐỊNH VỀ SOẠN THẢO, BAN HÀNH VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT CỦA BỘ
BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Căn cứ Nghị định số 29-CP ngày 30-03-1994 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Căn cứ Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 12 tháng 11 năm 1996;
Căn cứ Nghị định số 101-CP ngày 23-09-1997 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số Điều của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật;
Theo đề nghị của Chánh Văn phòng Bộ,
QUYẾT ĐỊNH:
| BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO |
VỀ SOẠN THẢO, BAN HÀNH VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT CỦA BỘ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 4235/1997/QĐ-BGDĐT ngày 16-12-1997 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.)
Để đáp ứng yêu cầu quản lý xã hội bằng pháp luật, kịp thời thể chế hóa chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với ngành;
Để đưa công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Bộ vào nền nếp, bảo đảm chất lượng và hiệu quả của pháp luật, tập trung thống nhất việc quản lý nhà nước của ngành;
Quy định này đề cập đến thẩm quyền, quy trình soạn thảo và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật của Bộ,
Văn bản quy phạm pháp luật của Bộ được ban hành dưới các hình thức Quyết định, Thông tư, Chỉ thị của Bộ trưởng.
Những văn bản cũng do Bộ ban hành mà không mang nội dung và tính chất nói trên, để giải quyết những vụ việc cụ thể đối với những đối tượng cụ thể, thì không phải là những văn bản quy phạm pháp luật và không chịu sự điều chỉnh của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Nghị định số 101-CP ngày 23-09-1997 của Chính phủ và Quy định này như: quyết định lên lương, khen thưởng, kỷ luật, điều động công tác, bổ nhiệm, miễn nhiệm cán bộ, cử cán bộ đi học nước ngoài, và những văn bản cá biệt khác.
Văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ phải quy định rõ danh mục các văn bản, điều khoản của văn bản bị bãi bỏ, sửa đổi và thay thế.
Văn bản quy phạm pháp luật của Bộ không được trái với Hiến pháp, Luật và các văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên. Văn bản quy phạm pháp luật của Bộ không được trái với văn bản pháp quy của cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý ngành hoặc lĩnh vực có liên quan.
Văn bản quy phạm pháp luật phải được trình bày dưới hình thức quy phạm, bằng tiếng Việt, rõ ràng, chính xác.
Không được quy định hiệu lực trở về trước đối với các trường hợp sau đây:
a) Quy định trách nhiệm pháp lý mới đối với hành vi mà vào thời điểm thực hiện hành vi đó pháp luật không quy định trách nhiệm pháp lý.
b) Quy định trách nhiệm pháp lý nặng hơn.
THẨM QUYỀN BAN HÀNH VĂN BẢN HÌNH THỨC VĂN BẢN
QUY TRÌNH SOẠN THẢO, BAN HÀNH VÀ CÔNG BỐ VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT
Dự thảo quyết định ban hành các quy chế, quy định thành lập tổ chức mới, xác định chức năng, nhiệm vụ chỉ thị, thông tư của Bộ trưởng, trước khi trình Bộ trưởng ký phải chuyển tới Phòng Pháp chế để đóng góp ý kiến về thể thức văn bản, về mặt pháp lý, thẩm tra tính hợp pháp của văn bản.
Bộ trưởng ký ban hành quyết định, thông tư, chỉ thị.
a) Tùy theo mục đích, tính chất, phạm vi điều chỉnh của văn bản quy phạm pháp luật sẽ ban hành, thủ trưởng đơn vị chủ trì đề nghị Bộ trưởng cho thành lập một tiểu ban soạn thảo gồm chuyên gia của nhiều vụ, đơn vị có liên quan, lập một tổ hoặc giao cho một chuyên viên soạn thảo dự án.
b) Lập kế hoạch soạn thảo và đề cương của dự án
c) Tổ chức khảo sát, đánh giá thực trạng quan hệ xã hội liên quan đến nội dung chính của dự án.
d) Tổng kết đánh giá hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành, tình hình thi hành pháp luật liên quan đến dự án, tổ chức nghiên cứu dữ liệu
đ) Theo kế hoạch và đề cương đã được lãnh đạo đơn vị duyệt những thông tin đã được xử lý, tiến hành soạn thảo dự án.
e) Tổ chức lấy ý kiến của các đơn vị, cơ sở, các cơ quan nhà nước có liên quan. Đối với những vấn đề phức tạp thuộc nội dung dự án, cần tổ chức hội thảo lấy ý kiến các chuyên gia, các nhà khoa học có liên quan.
g) Sửa chữa, hoàn chỉnh dự án.
h) Chuẩn bị tờ trình về dự án. Tờ trình phải nêu rõ:
- Mục đích, yêu cầu của dự án.
- Những vấn đề cơ bản, chủ yếu thuộc nội dung của dự án.
- Những vấn đề còn chưa thống nhất ý kiến trong dự án, lý do bảo lưu ý kiến của đơn vị chủ trì soạn thảo.
- Dự kiến những kết quả sẽ thu được khi dự án được ban hành.
Đối với những dự án luật pháp do Bộ soạn thảo để trình Quốc hội và Chính phủ ban hành. Tờ trình chuẩn bị cho Bộ trưởng ký trình lên cấp trên cũng có bố cục tương tự.
i) Cơ quan chủ trì soạn thảo phải đồng thời chuẩn bị dự thảo các văn bản quy định chi tiết hoặc hướng dẫn thi hành để kịp thời trình Bộ trưởng ban hành khi dự án chính được thông qua và ký ban hành.
k) Trình Bộ trưởng duyệt dự án và ký ban hành, Hồ sơ trình ký gồm:
- Tờ trình (mẫu kèm theo văn bản Quy định này) do Thủ trưởng đơn vị ký (ký tờ trình và ký nhỏ cuối dự thảo).
- Các tài liệu liên quan đến dự án.
Hồ sơ này chuyển đến Văn phòng, Chánh Văn phòng sẽ chuyển tới Phòng Pháp chế xem và có ý kiến, nếu dự án không có gì phải sửa chữa sẽ trình lên Bộ trưởng ký; nếu cần sửa chữa sẽ chuyển trả lại đơn vị để sửa.
l) Sau khi Bộ trưởng ký, dự án trở thành văn bản quy phạm pháp luật và được ban hành.
Điều 22. – Việc lưu văn bản quy phạm pháp luật đã được ban hành thực hiện như sau:
Mỗi văn bản phải nộp lưu 5 bản: 2 bản chính và 3 bản sao.
- Một bản chính lưu ở Văn phòng (Phòng Hành chính).
- Một bản chính lưu tại hồ sơ công việc của đơn vị soạn thảo.
- Ba bản sao chuyển cho Phòng Pháp chế để gửi đăng Công báo và chuẩn bị hệ thống hóa luật lệ thường xuyên của ngành.
Chánh Văn phòng có trách nhiệm hướng dẫn và kiểm tra thực hiện Quy định này.
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Số :....../19.../QĐ-BGD&ĐT (1) | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆTNAM Hà Nội, ngày….tháng….năm 199... |
CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Về việc (2)...............................................
BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
- Căn cứ...................................................... - Căn cứ...................................................... - Theo đề nghị của.....................................
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1: ......................................................
Điều 2: ......................................................
………
Nơi nhận: - ……. - Lưu: Văn phòng và đơn vị soạn thảo | BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO (5) |
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
ĐIỀU LỆ (QUY CHẾ HOẶC QUY ĐỊNH)
Về....................................................................................
(Ban hành kèm theo Quyết số …/19…/QĐ-BGDĐT ngày….tháng….năm 19…của Bộ Giáo dục và Đào tạo)
Chương I
Điều 1: .....................
Điều 2: .....................
Chương II
Điều ..........................
...................................
BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
(Ký tên, đóng dấu)
Lưu ý:
(1) Điều lệ (quy chế hoặc quy định) được ban hành kèm theo Quyết định nên không lấy số và ghi ngày, văn bản loại này có: Điều lệ, Quy chế, Quy định.
(2) Cuối của Điều lệ (Quy chế hoặc quy định) không phải ghi điều khoản trách nhiệm thi hành vì điều này đã đặt ra trong Quyết định
Nội dung thường gồm:
Chương I: Nêu nguyên tắc chung; định nghĩa thuật ngữ.
Chương II: Nội dung cụ thể của Điều lệ, Quy chế …
Chương …Điều khoản cuối cùng
Nếu Điều lệ dài thì bố cục: Chương gồm nhiều điều, trong điều có nhiều khoản, khoản có nhiều mục, mục có nhiều điểm…
Cuối Điều lệ cần có quy định hiệu lực về không gian và thời gian.
(3) Thẩm quyền ký Điều lệ (quy chế hoặc quy định) là người đã ký Quyết định ban hành, không dùng hình thức đóng dấu treo ở bản Điều lệ thay cho chữ ký và dấu ở dưới.
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Số :....../19.../CT-BGDĐT | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Hà Nội, ngày….tháng….năm 199... |
CHỈ THỊ CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Về việc:………….1. ....................................................... 2. .......................................................
3. .......................................................
...........................................................
BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO (3)
(Ký tên, đóng dấu)
Nơi nhận:
- ……….
- Lưu: Văn phòng và đơn vị soạn thảo.
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Số :....../19.../TT-BGD&ĐT | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hà Nội, ngày….tháng….năm 199... |
Về việc…………................................................................................... ...................................................................................
...................................................................................
...................................................................................
BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO (3)
(Ký tên, đóng dấu)
Nơi nhận:
- ……
- Lưu: Văn phòng và đơn vị soạn thảo
Mẫu 4: Thông tư liên tịch (Điều 15)
BỘ… - BỘ…(1) Số :....../19.../TTLT-BGD&ĐT ............ CỘNG HOA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hà Nội, ngày….tháng….năm 199... |
Về việc ...................................................................................... ......................................................................................
BỘ TRƯỞNG BỘ....(5) (Ký tên, đóng dấu) | BỘ TRƯỞNG BỘ.... (Ký tên, đóng dấu) |
Nơi nhận:
- ……….
- Lưu: Văn phòng và đơn vị soạn thảo
Mẫu 5: Tờ trình văn bản quy phạm pháp luật (Điều 19)
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Số :........... |
|
Kính gửi: ........................................................................................................
- Về việc..........................................................................................................................
.........................................................................................................................................
- Các văn bản kèm theo:
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
Quy trình soạn thảo văn bản:
1. Chuyên viên, tổ soạn thảo (ký, ghi rõ họ và tên)
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
2. Thủ trưởng các đơn vị có liên quan (ký, ghi rõ họ và tên)
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
3. Văn phòng – Phòng Pháp chế (trưởng phòng ký, ghi rõ họ và tên)
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
4. Ý kiến bảo lưu:
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
..................................................
DUYỆT CỦA LÃNH ĐẠO BỘ | Hà Nội, ngày…tháng…năm 199… THỦ TRƯỞNG |
(1) Cách ghi số: Số …/ năm ban hành/ hình thức/ hình thức văn bản – Tên viết tắt của Bộ
(2)Nêu trích yếu nội dung chủ yếu của Quyết định.
(3)Nêu văn bản quy định về tổ chức cơ quan
(4)Nêu cơ sở pháp lý để đưa ra quyết định
(5)Thẩm quyền ký là Bộ trưởng hoặc Thứ trưởng ký thay (K/T) Bộ trưởng khi được Bộ trưởng ủy nhiệm.
(1) Trích yếu nội dung ngắn gọn
(2) Không chia thành điều 1, 2 như quyết định nhưng nêu các cần chỉ thị theo thứ tự 1, 2, 3…
Mở đầu: Thông thường là đi thẳng vào vấn đề chỉ thị, trường hợp cần thiết có kiểm điểm tình hình nên ngắn gọn.
(3) Thẩm quyền ký là Bộ trưởng hoặc Thứ trưởng ký thay (K/T) Bộ trưởng khi được Bộ trưởng uỷ nhiệm.
(1) Nêu tóm tắt mục đích của Thông tư là giải thích hay hướng dẫn…
(2) Nội dung có thể chia thành các phần, điểm…
Bố cục:
a) Mở đầu nêu vắn tắt nội dung của văn bản cần hướng dẫn, giải thích: Nghị quyết, Nghị định, Quyết định…
b) Nội dung: thường kết hợp giải thích và hướng dẫn không được trái với nội dung văn bản hướng dẫn, cũng như các văn bản của các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan để đảm bảo tính thống nhất
c) Kết thúc: Nêu trách nhiệm thi hành.
Chú ý:
Khi dẫn một văn bản nào đó thì cần ghi rõ số…, ngày…tháng…năm…của nơi nào ban hành
(3) Thẩm quyền ký là Bộ trưởng hoặc Thứ trưởng ký thay (K/T) Bộ trưởng khi được Bộ trưởng ủy nhiệm.
(1) Tên Bộ Giáo dục và Đào tạo và các Bộ; cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ ban hành cùng thông tư (Cơ quan nào chủ trì thì viết tên cơ quan đó trước).
(2) Là thông tư liên tịch ghi rõ: BGD&ĐT -……(ký hiệu viết tắt của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ ban hành cùng thông tư).
(3) Tóm tắt mục đích của thông tư là giải thích hay hướng dẫn…
(4)Nội dung có thể chia thành các phần, điểm…
Bố cục:
a) Mở đầu nêu vắn tắt nội dung văn bản cần hướng dẫn, giải thích:
Nghị định, Quyết định….
b) Nội dung: thường kết hợp giải thích và hướng dẫn.
c) Kết thúc: nêu trách nhiệm thi hành.
Chú ý: Khi dẫn một văn bản nào đó thì cần ghi rõ số…ngày…tháng…năm...của nơi nào ban hành.
(5)Bộ nào chủ trì soạn thì ký và đóng dấu bên phải, thông tư các Bộ hữu quan ký, đóng dấu bên trái và hàng dưới.
(6) Thẩm quyền ký là Bộ trưởng hoặc Thứ trưởng ký thay (K/T) Bộ trưởng khi được Bộ trưởng ủy nhiệm.
- 1 Quyết định 15/2006/QĐ-BGDĐT ban hành Quy chế soạn thảo, thẩm định, ban hành, kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 2 Quyết định 15/2006/QĐ-BGDĐT ban hành Quy chế soạn thảo, thẩm định, ban hành, kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 1 Quyết định 2296/QĐ-TTg về Danh mục và phân công cơ quan soạn thảo các văn bản quy định chi tiết thi hành Luật giáo dục nghề nghiệp năm 2014 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2 Quyết định 2478/QĐ-BGDĐT năm 2012 về Quy định soạn thảo, ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Giáo dục và Đào tạo
- 3 Quyết định 3024/QĐ-BGDĐT năm 2011 về Quy định soạn thảo, ban hành văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 4 Nghị định 101/1997/NĐ-CP Hướng dẫn Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật
- 5 Luật Ban hành Văn bản quy phạm pháp luật 1996
- 6 Nghị định 29-CP năm 1994 về nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Giáo dục và đào tạo
- 1 Quyết định 15/2006/QĐ-BGDĐT ban hành Quy chế soạn thảo, thẩm định, ban hành, kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 2 Quyết định 3024/QĐ-BGDĐT năm 2011 về Quy định soạn thảo, ban hành văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 3 Quyết định 2478/QĐ-BGDĐT năm 2012 về Quy định soạn thảo, ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Giáo dục và Đào tạo
- 4 Quyết định 2296/QĐ-TTg về Danh mục và phân công cơ quan soạn thảo các văn bản quy định chi tiết thi hành Luật giáo dục nghề nghiệp năm 2014 do Thủ tướng Chính phủ ban hành