ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 4237/QĐ-UBND | Thanh Hóa, ngày 22 tháng 10 năm 2015 |
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH THỰC HIỆN ĐỀ ÁN HỖ TRỢ PHỤ NỮ TỈNH THANH HÓA HỌC NGHỀ TẠO VIỆC LÀM GIAI ĐOẠN 2016- 2017.
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Chỉ thị số 19-CT/TW ngày 05/11/2012 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dạy nghề cho lao động nông thôn;
Căn cứ Chương trình hành động số 60/CTr-UBND ngày 16/5/2013 của UBND tỉnh Thanh Hóa về việc thực hiện chỉ thị số 19-CT/TW ngày 05/11/2012 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dạy nghề cho lao động nông thôn;
Căn cứ Quyết định số 3454/QĐ-UBND ngày 03/10/2013 của Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt Đề án: “Hỗ trợ phụ nữ Thanh Hóa học nghề, tạo việc làm giai đoạn 2013 - 2015”;
Căn cứ Văn bản số 7125/UBND-VX ngày 21/7/2015 của UBND tỉnh Thanh Hóa về việc đồng ý chủ trương tiếp tục cho triển khai thực hiện Đề án “Hỗ trợ phụ nữ Thanh Hóa học nghề, tạo việc làm giai đoạn 2016 - 2017” theo Quyết định số 3454/QĐ-UBND ngày 03/10/2013 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa;
Xét đề nghị của Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Thanh Hóa tại Công văn số 2098/BTV-TTDN ngày 14/10/2015, của Sở Tài chính tại Công văn số 3592/STC-HCSN ngày 23/9/2015.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Kế hoạch thực hiện Đề án Hỗ trợ phụ nữ tỉnh Thanh Hóa học nghề, tạo việc làm giai đoạn 2016-2017, với các nội dung chủ yếu sau:
I. MỤC TIÊU, YÊU CẦU
1. Mục tiêu
1.1. Mục tiêu chung: Tăng cường công tác đào tạo nghề cho phụ nữ là góp phần bảo đảm quyền được học nghề và có việc làm của phụ nữ; tăng tỷ lệ lao động nữ được đào tạo nghề và nâng cao chất lượng, hiệu quả sức cạnh tranh của lao động nữ; tạo cơ hội để phụ nữ có thể tìm kiếm việc làm có thu nhập ổn định, giúp xóa đói, giảm nghèo và nâng cao vị thế cho phụ nữ, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế.
1.2. Mục tiêu cụ thể: Trong giai đoạn 2016-2017, phấn đấu mỗi năm tư vấn dạy nghề, giới thiệu việc làm và tạo việc làm cho khoảng 10.000 phụ nữ, trong đó có khoảng 5.000 lao động nữ được đào tạo nghề; tỷ lệ lao động nữ có việc làm sau khi học nghề tối thiểu đạt 80%.
2. Yêu cầu: Đảm bảo sự lãnh đạo các cấp ủy Đảng, sự chỉ đạo của các cấp chính quyền, các đoàn thể chính trị-xã hội, Hội phụ nữ các cấp phát huy vai trò tích cực tham gia từ việc xác định nhu cầu, xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện, giám sát đánh giá hiệu quả để thực hiện Đề án “Hỗ trợ phụ nữ Thanh Hóa học nghề, tạo việc làm giai đoạn 2016 - 2017” đảm bảo đúng đối tượng, chất lượng và hiệu quả thiết thực.
II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP
- Phổ biến các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với dạy nghề cho lao động nữ;
- Xây dựng, biên soạn tài liệu và tổ chức bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng tuyên truyền, vận động cho đội ngũ tuyên truyền viên của Hội phụ nữ các cấp;
- Xây dựng phóng sự tuyên truyền về dạy nghề, tạo việc làm cho lao động nữ; nêu gương người tốt, việc tốt và người có nhiều đóng góp trong công tác dạy nghề cho lao động nữ;
- Hằng năm các cấp Hội đưa chuyên đề về nội dung, chính sách và Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án nêu trên vào chương trình các lớp bồi dưỡng, tập huấn cho cán bộ Hội chủ chốt và đội ngũ báo cáo viên.
2. Tổ chức tư vấn dạy nghề tạo việc làm cho lao động nữ tại 27 huyện, thị xã, thành phố.
2.1. Đối tượng tham gia học nghề:
Lao động nữ nông thôn và lao động nữ thành thị trong độ tuổi lao động, có trình độ học vấn và sức khỏe phù hợp với nghề cần học. Trong đó, ưu tiên dạy nghề cho các đối tượng là phụ nữ thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, hộ nghèo, hộ cận nghèo, người dân tộc thiểu số, người tàn tật, người bị thu hồi đất canh tác, phụ nữ bị mất việc làm trong các doanh nghiệp.
2.2. Nghề đào tạo và hình thức tổ chức dạy nghề
a) Dạy nghề nông nghiệp:
- Nghề đào tạo: Kỹ thuật trồng nấm; Kỹ thuật trồng cây lương thực thực phẩm; Kỹ thuật chăn nuôi gia súc gia cầm. Tiếp tục nghiên cứu dạy các nghề mới đặc thù có hiệu quả cho phụ nữ đáp ứng yêu cầu phát triển xã hội.
- Trình độ: Dạy nghề sơ cấp và dạy nghề thường xuyên dưới 03 tháng.
- Hình thức dạy nghề: Dạy nghề chính quy tại Trung tâm dạy nghề phụ nữ Thanh Hóa và dạy nghề lưu động tại nhà văn hóa của các làng, xã, thôn, bản; tại các cơ sở sản xuất gắn với việc làm cho học viên sau học nghề.
- Cơ sở dạy nghề: Trung tâm dạy nghề phụ nữ Thanh Hóa liên kết với các cơ sở đào tạo nghề trong và ngoài tỉnh.
b) Dạy nghề phi nông nghiệp:
- Nghề đào tạo: Thủ công mỹ nghệ; Dịch vụ chăm sóc gia đình và Nghề tranh đá quý. Tiếp tục nghiên cứu dạy các nghề mới đặc thù có hiệu quả cho phụ nữ đáp ứng yêu cầu phát triển xã hội.
- Trình độ: Dạy nghề sơ cấp và dạy nghề thường xuyên dưới 03 tháng.
- Hình thức dạy nghề: Dạy nghề chính quy tại Trung tâm dạy nghề phụ nữ Thanh Hóa và dạy nghề lưu động tại nhà văn hóa của các làng, xã, thôn, bản; tại các cơ sở sản xuất gắn với việc làm cho học viên sau học nghề.
- Cơ sở dạy nghề: Trung tâm dạy nghề phụ nữ Thanh Hóa liên kết với các cơ sở đào tạo trong và ngoài tỉnh.
3. Đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ phụ nữ học nghề, tạo việc làm
- Tăng quy mô và phát triển dạy các nghề mới đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động; gắn dạy nghề với xây dựng mô hình điểm tạo việc làm có hiệu quả tại chỗ;
- Tăng cường các hoạt động tư vấn, giới thiệu việc làm, tạo việc làm trước, trong và sau học nghề. Đa dạng hóa hình thức tư vấn học nghề, tư vấn giới thiệu việc làm nhằm phát huy tối đa hiệu quả công tác dạy nghề;
- Hội phụ nữ các cấp chủ động và thường xuyên phối hợp với các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh.., đặc biệt là Hiệp hội, Hội, Câu lạc bộ doanh nhân nữ trong việc định hướng lựa chọn nghề đào tạo và tạo việc làm mới cho lao động nữ; tổ chức cung ứng lao động nữ cho các đơn vị sử dụng lao động;
- Hỗ trợ phụ nữ tiếp cận tín dụng để tạo việc làm, phát triển sản xuất kinh doanh; hỗ trợ xúc tiến thương mại cho các sản phẩm từ làng nghề, cơ sở sản xuất, kinh doanh do phụ nữ làm chủ.
4. Kiểm tra, giám sát, đánh giá việc triển khai thực hiện Kế hoạch.
- Tăng cường giám sát, đánh giá kết quả dạy nghề tại các cơ sở được giao nhiệm vụ dạy nghề cho lao động nữ; định kỳ hàng quý, hàng năm báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh kết quả triển khai, thực hiện;
- Định kỳ báo cáo đánh giá việc thực hiện các mục tiêu, nội dung Kế hoạch; tình hình việc làm của lao động nữ sau đào tạo và việc quản lý và sử dụng ngân sách triển khai thực hiện Đề án theo quy định của Nhà nước.
III. KINH PHÍ THỰC HIỆN
1. Tổng dự toán kinh phí thực hiện Đề án giai đoạn 2016- 2017: 4.180 triệu đồng (Bốn tỷ, một trăm tám mươi triệu đồng), trong đó:
- Năm 2016: 2.090 triệu đồng;
- Năm 2017: 2.090 triệu đồng.
2. Nguồn kinh phí: Từ nguồn kinh phí sự nghiệp giáo dục đào tạo trong dự toán ngân sách hằng năm phân bổ cho Trung tâm dạy nghề phụ nữ tỉnh để tổ chức dạy nghề cho lao động nữ trong tỉnh.
Điều 2. Tổ chức thực hiện
1. Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Thanh Hóa:
- Chỉ đạo Hội Liên hiệp phụ nữ các huyện, thị xã, thành phố phối hợp với các ban ngành có liên quan tuyên truyền nâng cao nhận thức chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước đối với dạy nghề, tạo việc làm cho Phụ nữ, nhằm huy động đông đảo lao động nữ tham gia học nghề, tạo việc làm nâng cao thu nhập, góp phần tích cực thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh;
- Chỉ đạo công tác đào tạo nghề và tạo việc làm cho lao động nữ trên địa bàn tỉnh theo đúng nội dung Kế hoạch đã được Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt, đảm bảo chất lượng, hiệu quả thiết thực;
- Tổ chức kiểm tra, đôn đốc, giám sát việc tổ chức thực hiện Kế hoạch của các đơn vị được giao nhiệm vụ nhằm nâng cao chất lượng dạy nghề; định kỳ báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh kết quả triển khai thực hiện.
2. Trung tâm dạy nghề phụ nữ tỉnh Thanh Hóa:
- Tăng cường công tác đào tạo nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên dạy nghề, xây dựng chương trình, giáo trình dạy nghề mới đặc thù cho phụ nữ đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội;
- Lập dự toán kinh phí đào tạo nghề cho lao động nữ hằng năm, gửi Sở Tài chính thẩm định, báo cáo UBND tỉnh giao dự toán cho các đơn vị thực hiện theo quy định.
- Tổ chức hoặc liên kết với các cơ sở đào tạo nghề trong và ngoài tỉnh có uy tín tổ chức các lớp đào tạo nghề trình độ sơ cấp nghề và dạy nghề thường xuyên dưới 3 tháng theo Kế hoạch đã được phê duyệt; đồng thời, phối hợp với các doanh nghiệp tìm việc làm cho lao động nữ đã đào tạo nghề đạt 80% trở lên.
- Tăng cường công tác nghiên cứu khoa học, đổi mới phương pháp dạy học phù hợp với đối tượng và phát huy tốt năng lực của người học, đảm phục công tác dạy nghề đạt chất lượng và hiệu quả.
3. Hội Liên hiệp phụ nữ các huyện, thị xã, thành phố:
Căn cứ nội dung Kế hoạch được Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt, Hội Liên hiệp phụ nữ các huyện, thị xã, thành phố xây dựng kế hoạch cụ thể triển khai thực hiện công tác dạy nghề, tạo việc làm cho lao động nữ phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương; Định kỳ, báo cáo Hội liên hiệp phụ nữ tỉnh để tổng hợp báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh.
4. Các sở, ban ngành, cấp tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị có liên quan:
Hướng dẫn và phối hợp chặt chẽ với Hội Liên hiệp phụ nữ các cấp triển khai thực hiện Kế hoạch; Đồng thời, có trách nhiệm chủ động giải quyết các công việc liên quan đến ngành, đơn vị mình, đảm bảo đúng quy định hiện hành của Nhà nước và phù hợp với điều kiện thực tế của mỗi địa phương.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh, Giám đốc Trung tâm dạy nghề phụ nữ tỉnh; Giám đốc các sở: Lao động - Thương binh và Xã hội, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Giáo dục và Đào tạo; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| KT. CHỦ TỊCH |
- 1 Kế hoạch 183/KH-UBND năm 2017 về hỗ trợ phụ nữ tỉnh Thanh Hóa học nghề, tạo việc làm giai đoạn 2018-2021
- 2 Kế hoạch 311/KH-UBND năm 2017 thực hiện Đề án “Tuyên truyền, giáo dục, vận động, hỗ trợ phụ nữ tham gia giải quyết vấn đề xã hội liên quan đến phụ nữ giai đoạn 2017-2027” trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
- 3 Quyết định 530/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt Kế hoạch thực hiện Đề án “Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn 2017-2025” trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
- 4 Quyết định 3747/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt hỗ trợ kinh phí thực hiện đề án "Tuyên truyền, giáo dục phẩm chất đạo đức phụ nữ Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước giai đoạn 2013-2015" do tỉnh Thanh Hóa ban hành
- 5 Quyết định 3454/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Đề án “Hỗ trợ phụ nữ Thanh Hóa học nghề, tạo việc làm giai đoạn 2013-2015”
- 6 Quyết định 442/QĐ-UBND năm 2013 về Quy chế hoạt động của Ban chỉ đạo Đề án: “Tuyên truyền, giáo dục phẩm chất, đạo đức phụ nữ Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, giai đoạn 2013 - 2015" do tỉnh Thanh Hóa ban hành
- 7 Quyết định 323/QĐ-UBND năm 2013 thành lập Ban chỉ đạo Đề án “Tuyên truyền, giáo dục phẩm chất, đạo đức phụ nữ Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, giai đoạn 2013 - 2015 do tỉnh Thanh Hóa ban hành
- 8 Chỉ thị 19-CT/TW năm 2012 tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dạy nghề cho lao động nông thôn do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 9 Quyết định 1282/QĐ-UBND năm 2011 phê duyệt Đề án "Hỗ trợ phụ nữ học nghề, tạo việc làm tỉnh Quảng Trị, giai đoạn 2011 - 2015"
- 10 Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 1 Quyết định 442/QĐ-UBND năm 2013 về Quy chế hoạt động của Ban chỉ đạo Đề án: “Tuyên truyền, giáo dục phẩm chất, đạo đức phụ nữ Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, giai đoạn 2013 - 2015" do tỉnh Thanh Hóa ban hành
- 2 Quyết định 323/QĐ-UBND năm 2013 thành lập Ban chỉ đạo Đề án “Tuyên truyền, giáo dục phẩm chất, đạo đức phụ nữ Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, giai đoạn 2013 - 2015 do tỉnh Thanh Hóa ban hành
- 3 Quyết định 3747/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt hỗ trợ kinh phí thực hiện đề án "Tuyên truyền, giáo dục phẩm chất đạo đức phụ nữ Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước giai đoạn 2013-2015" do tỉnh Thanh Hóa ban hành
- 4 Quyết định 1282/QĐ-UBND năm 2011 phê duyệt Đề án "Hỗ trợ phụ nữ học nghề, tạo việc làm tỉnh Quảng Trị, giai đoạn 2011 - 2015"
- 5 Kế hoạch 311/KH-UBND năm 2017 thực hiện Đề án “Tuyên truyền, giáo dục, vận động, hỗ trợ phụ nữ tham gia giải quyết vấn đề xã hội liên quan đến phụ nữ giai đoạn 2017-2027” trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
- 6 Quyết định 530/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt Kế hoạch thực hiện Đề án “Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn 2017-2025” trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
- 7 Kế hoạch 183/KH-UBND năm 2017 về hỗ trợ phụ nữ tỉnh Thanh Hóa học nghề, tạo việc làm giai đoạn 2018-2021