ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 4277/2011/QĐ-UBND | Thanh Hoá, ngày 20 tháng 12 năm 2011 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH CƠ CHẾ CHÍNH SÁCH LIÊN KẾT ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC VÀ SAU ĐẠI HỌC CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC VỚI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC NƯỚC NGOÀI
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước ngày 16/12/2002;
Căn cứ Quyết định số 1677/2006/QĐ-UBND ngày 15/06/2006 của UBND tỉnh Thanh Hoá về việc phê duyệt Đề án Liên kết đào tạo nguồn nhân lực trình độ đại học và sau đại học với các trường đại học nước ngoài;
Căn cứ Nghị quyết số 09/2011/NQ-HĐND ngày 20/09/2011 của HĐND tỉnh Thanh Hoá về cơ chế chính sách liên kết đào tạo nguồn nhân lực trình độ đại học và sau đại học của Trường Đại học Hồng Đức với các trường đại học nước ngoài,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành cơ chế chính sách liên kết đào tạo nguồn nhân lực trình độ đại học và sau đại học của Trường Đại học Hồng Đức với các trường đại học nước ngoài, gồm những nội dung như sau:
1. Mục tiêu, chỉ tiêu:
1.1. Mục tiêu:
- Đào tạo cán bộ có trình độ đại học, thạc sỹ, tiến sỹ cho các cơ quan nhà nước, các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa nhằm phục vụ cho chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh.
- Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên, từng bước chuẩn hoá, hiện đại hoá chương trình đào tạo, phương pháp dạy học, nghiên cứu khoa học và công nghệ của trường Đại học Hồng Đức nhằm xây dựng trường Đại học Hồng Đức thành trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học và công nghệ của tỉnh Thanh Hoá, nhanh chóng tiếp cận với trình độ đào tạo của khu vực và thế giới.
1.2. Chỉ tiêu đào tạo thời kỳ 2006 – 2015:
- Đào tạo tiến sỹ: 100 học viên.
- Đào tạo thạc sỹ: 250 học viên.
- Đào tạo đại học: 150 học viên.
2. Đối tượng đào tạo:
2.1. Đào tạo đại học:
- Học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông đạt giải trong các kỳ thi học sinh giỏi quốc gia, quốc tế, hoặc thi đại học đạt từ 21 điểm trở lên và không có môn nào dưới 5,0 (chưa nhân hệ số) các khối A, B, D1 được trường đại học nước ngoài chấp nhận.
- Có nguyện vọng và cam kết phục vụ lâu dài tại Thanh Hóa theo sự phân công của tỉnh. Thời gian phục vụ ít nhất gấp ba lần so với thời gian đào tạo ở nước ngoài.
2.2. Đào tạo sau đại học:
- Cán bộ có trình độ Đại học hiện đang công tác tại tỉnh Thanh Hóa, có chuyên ngành đào tạo phù hợp với nhu cầu của tỉnh, được cơ quan có thẩm quyền đồng ý cử đi học.
- Sinh viên tốt nghiệp đại học loại khá, giỏi tại các trường đại học trong cả nước, có chuyên ngành đào tạo đại học phù hợp với nhu cầu của tỉnh, có nguyện vọng và tình nguyện, cam kết làm việc lâu dài tại Thanh Hóa, chấp nhận sự phân công của tỉnh. Thời gian phục vụ ít nhất gấp ba lần so với thời gian đào tạo ở nước ngoài.
- Tuổi đời: Đào tạo thạc sỹ không quá 35 tuổi. Đào tạo tiến sỹ không quá 40 tuổi.
- Đối với đào tạo tiến sỹ: Yêu cầu có đề cương nghiên cứu phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, được Hội đồng Khoa học chuyên ngành cấp tỉnh thẩm định và được cơ sở đào tạo nước ngoài chấp nhận.
Các đối tượng quy đinh tại các điểm 2.1 và 2.2 khoản 2 của Điều này phải có đủ sức khoẻ để học tập, công tác lâu dài theo quy định Bộ Y tế.
3. Chính sách hỗ trợ chi phí đào tạo:
3.1. Hỗ trợ chi phí đào tạo đại học:
Học viên đủ tiêu chuẩn tại Điểm 2.1, Khoản 2, Điều này và đạt trình độ ngoại ngữ từ 61 điểm TOEFL iBT (hoặc tương đương) trở lên được hỗ trợ 100% chi phí đào tạo (riêng học phí không quá 15.000 USD/01 năm) theo chương trình liên kết 1+2+2 hoặc 1+1+3; học viên đạt trình độ ngoại ngữ từ 81 điểm TOEFL iBT (hoặc tương đương) trở lên được gửi đi đào tạo trực tiếp 4 năm ở nước ngoài.
3.2. Hỗ trợ chi phí đào tạo sau đại học:
- Học viên đủ tiêu chuẩn tại Điểm 2.2, Khoản 2, Điều này và đạt trình độ ngoại ngữ từ 61 điểm TOEFL iBT (hoặc tương đương) trở lên được cơ sở đào tạo nước ngoài chấp nhận thì được hỗ trợ 100% chi phí đào tạo (riêng học phí không quá 15.000 USD/01 năm) .
- Học viên thuộc đối tượng do các cơ quan nhà nước và các đơn vị hưởng lương ngân sách của tỉnh cử đi học được hưởng nguyên lương và phụ cấp (nếu có) trong thời gian học tiếng Anh và bồi dưỡng chuyên môn trong nước. Giai đoạn học ở nước ngoài được hưởng lương và các chế độ khác theo quy định hiện hành của Nhà nước.
3.3. Khuyến khích học viên tìm học bổng từ các nguồn kinh phí ngoài ngân sách:
Học viên đủ tiêu chuẩn tại Khoản 3, Điều này được nhận học bổng từ tổ chức hay cá nhân có nguồn kinh phí ngoài ngân sách nhà nước được thưởng bằng 50% giá trị học bổng (mức thưởng không quá 15.000 USD/01 khóa đào tạo).
3.4. Đối với những học viên không đủ điều kiện theo học các chương trình liên kết ở bậc đại học:
Học viên đủ điều kiện quy định tại Điểm 3.1, Khoản 3, Điều này sau khóa học ngoại ngữ tại Trường đại học Hồng Đức nếu kiểm tra không đạt yêu cầu về ngoại ngữ để theo học các lớp đào tạo thì sẽ được nhận vào Trường đại học Hồng Đức và được ưu tiên lựa chọn chuyên ngành đào tạo phù hợp.
3.5. Đối với học viên nghèo học giỏi:
Khuyến khích các nhà đầu tư, các cơ quan, cá nhân, doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế trong tỉnh tài trợ, đỡ đầu hoặc đầu tư thêm cho những học viên nghèo đủ điều kiện quy định tại Khoản 3, Điều này ngoài phần kinh phí hỗ trợ của tỉnh và được ưu tiên sử dụng sinh viên sau khi tốt nghiệp.
4. Chính sách sử dụng cán bộ sau khi tốt nghiệp:
Học viên sau khi hoàn thành chương trình đào tạo đại học, sau đại học trở về phải chịu sự phân công công tác của Tỉnh, được tiếp nhận vào biên chế công chức, viên chức không phải qua thi tuyển theo quy định của pháp luật; các cơ quan, đơn vị trong tỉnh có trách nhiệm tiếp nhận và ưu tiên bố trí công việc cho các học viên này phù hợp với chuyên ngành được đào tạo.
Học viên sau khi hoàn thành chương trình đào tạo thạc sỹ, tiến sỹ được tham gia dự tuyển nguồn đào tạo cán bộ lãnh đạo quản lý của tỉnh (không phải qua bước sơ tuyển).
5. Thời gian thực hiện: Những học viên đang trong quá trình đào tạo theo cơ chế chính sách quy định tại Quyết định số 1677/2006/QĐ-UBND ngày 15/06/2006 của UBND tỉnh Thanh Hoá về việc phê duyệt Đề án Liên kết đào tạo nguồn nhân lực trình độ đại học và sau đại học với các trường đại học nước ngoài, được hưởng chính sách này kể từ ngày 01/01/2012. Mọi quy định trước đây của Ủy ban nhân dân tỉnh trái với Quyết định này đều bãi bỏ.
6. Nguồn kinh phí thực hiện chính sách:
Bố trí từ nguồn ngân sách tỉnh hàng năm.
Điều 2. Tổ chức thực hiện:
1. Những người tham gia học đại học và sau đại học theo chương trình liên kết đào tạo với các trường đại học nước ngoài phải thực hiện ký hợp đồng cam kết thực hiện đúng các yêu cầu quy định tại Quyết định này. Những người không thực hiện đúng cam kết trong hợp đồng phải bồi hoàn kinh phí theo quy định của pháp luật hiện hành.
2. Trường Đại học Hồng Đức chủ trì, phối hợp với Sở Nội vụ, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư và các ngành liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức triển khai thực hiện chính sách này trên địa bàn toàn tỉnh; hướng dẫn quy định về trình tự, hồ sơ, thủ tục thực hiện chính sách, đảm bảo cụ thể, đúng đối tượng, dễ thực hiện, dễ kiểm tra và không trái với các quy định hiện hành của pháp luật; trên cơ sở kế hoạch đào tạo hàng năm của các Sở, ban ngành cấp tỉnh, các huyện, thị xã, thành phố, các đơn vị có liên quan và chỉ tiêu đào tạo của Đề án để xây dựng kế hoạch đào tạo trình UBND tỉnh phê duyệt; định kỳ tổng hợp báo cáo kết quả với UBND tỉnh.
3. Các Sở, ban ngành cấp tỉnh, các huyện, thị xã, thành phố, căn cứ chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, chiến lược phát triển của ngành, của đơn vị để xác định nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực, xây dựng kế hoạch đào tạo hàng năm, gửi Trường Đại học Hồng Đức tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh.
4. Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Trường Đại học Hồng Đức, Sở Nội vụ, căn cứ kế hoạch đào tạo được UBND tỉnh phê duyệt hàng năm, định mức chi phí đào tạo của các trường nước ngoài và các quy định về mức sinh hoạt ở từng nước, dự trù kinh phí kinh phí hỗ trợ, trình UBND tỉnh phê duyệt.
5. Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp với Trường Đại học Hồng Đức và các đơn vị liên quan tham mưu cho UBND tỉnh tiếp nhận và phân công công tác đối với các học viên sau khi hoàn thành chương trình đào tạo ở nước ngoài.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký.
Chánh văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các ban, ngành cấp tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và Hiệu trưởng Trường Đại học Hồng Đức chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | TM. UỶ BAN NHÂN DÂN |
- 1 Quyết định 2729/2013/QĐ-UBND về cơ chế, chính sách liên kết đào tạo nguồn nhân lực trình độ đại học và sau đại học với trường đại học nước ngoài, tỉnh Thanh Hóa
- 2 Quyết định 1906/QĐ-UBND năm 2014 công bố kết quả rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa ban hành từ năm 2009 đến năm 2013
- 3 Quyết định 1906/QĐ-UBND năm 2014 công bố kết quả rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa ban hành từ năm 2009 đến năm 2013
- 1 Kế hoạch 132/KH-UBND năm 2013 rà soát, kiểm tra hoạt động cơ sở đào tạo; liên kết đào tạo đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2013
- 2 Nghị quyết 53/2013/NQ-HĐND sửa đổi cơ chế chính sách liên kết đào tạo nguồn nhân lực trình độ đại học và sau đại học với các trường đại học nước ngoài trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
- 3 Chỉ thị 03/2012/CT-UBND về tăng cường quản lý công tác liên kết đào tạo đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và đào tạo, bồi dưỡng, cấp chứng chỉ ngoại ngữ, tin học, tiếng dân tộc trên địa bàn tỉnh Yên Bái
- 4 Nghị quyết 09/2011/NQ-HĐND về cơ chế chính sách liên kết đào tạo nguồn nhân lực trình độ đại học và sau đại học của Trường Đại học Hồng Đức với các trường đại học nước ngoài do tỉnh Thanh Hóa ban hành
- 5 Nghị quyết 16/2008/NQ-HĐND sửa đổi Nghị quyết 60/2006/NQ-HĐND về một số chính sách trong thực hiện đề án đào tạo ở nước ngoài nguồn nhân lực có trình độ sau đại học cho tỉnh Trà Vinh, giai đoạn 2006-2011
- 6 Quyết định 20/2007/QĐ-UBND quy định về quản lý công tác đào tạo, liên kết đào tạo đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề trên địa bàn tỉnh An Giang
- 7 Quyết định 1677/2006/QĐ-UBND phê duyệt Đề án Liên kết đào tạo nguồn nhân lực trình độ đại học và sau đại học với các trường đại học nước ngoài do tỉnh Thanh Hoá ban hành
- 8 Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 9 Luật Ngân sách Nhà nước 2002
- 1 Quyết định 20/2007/QĐ-UBND quy định về quản lý công tác đào tạo, liên kết đào tạo đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề trên địa bàn tỉnh An Giang
- 2 Chỉ thị 03/2012/CT-UBND về tăng cường quản lý công tác liên kết đào tạo đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và đào tạo, bồi dưỡng, cấp chứng chỉ ngoại ngữ, tin học, tiếng dân tộc trên địa bàn tỉnh Yên Bái
- 3 Nghị quyết 16/2008/NQ-HĐND sửa đổi Nghị quyết 60/2006/NQ-HĐND về một số chính sách trong thực hiện đề án đào tạo ở nước ngoài nguồn nhân lực có trình độ sau đại học cho tỉnh Trà Vinh, giai đoạn 2006-2011
- 4 Kế hoạch 132/KH-UBND năm 2013 rà soát, kiểm tra hoạt động cơ sở đào tạo; liên kết đào tạo đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2013
- 5 Quyết định 2729/2013/QĐ-UBND về cơ chế, chính sách liên kết đào tạo nguồn nhân lực trình độ đại học và sau đại học với trường đại học nước ngoài, tỉnh Thanh Hóa
- 6 Nghị quyết 53/2013/NQ-HĐND sửa đổi cơ chế chính sách liên kết đào tạo nguồn nhân lực trình độ đại học và sau đại học với các trường đại học nước ngoài trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
- 7 Quyết định 1906/QĐ-UBND năm 2014 công bố kết quả rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa ban hành từ năm 2009 đến năm 2013