ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 428/2012/QĐ-UBND | Quảng Ninh, ngày 29 tháng 02 năm 2012 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NINH
Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước năm 2002;
Căn cứ Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng ngày 29/11/2006;
Căn cứ Nghị quyết số 24/2011/NQ-HĐND ngày 18/10/2011 của Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Ninh về Chính sách hỗ trợ lao động tỉnh Quảng Ninh đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng, giai đoạn 2011-2015;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tại Tờ trình số 218/TTr-SLĐTBXH ngày 28/02/2012; Báo cáo thẩm định số 199/BC-STP ngày 28/11/2011 của Sở Tư pháp,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định thực hiện chính sách hỗ trợ lao động tỉnh Quảng Ninh đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng, giai đoạn 2011-2015 (Quy định kèm theo).
Điều 2: Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày, kể từ ngày ký ban hành. Các chính sách quy định tại
Điều 3: Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các Sở: Lao động – Thương binh và Xã hội, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tư pháp; Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh; Thủ trưởng các Sở, ban, ngành và các cơ quan, đơn vị có liên quan theo trách nhiệm thi hành quyết định này.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ LAO ĐỘNG TỈNH QUẢNG NINH ĐI LÀM VIỆC CÓ THỜI HẠN Ở NƯỚC NGOÀI THEO HỢP ĐỒNG, GIAI ĐOẠN 2011-2015
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 428/2012/QĐ-UBND ngày 29/02/2012 của Ủy nhân dân tỉnh Quảng Ninh)
Điều 1. Đối tượng, phạm vi áp dụng
Người lao động có hộ khảu thường trú tại Quảng Ninh từ đủ 12 tháng trở lên, đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng, gồm:
1. Người lao động thuộc hộ nghèo hoặc thuộc hộ cận nghèo hoặc dân tộc thiểu số;
2. Người lao động là người có công hoặc thân nhân người có công theo quy định của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng;
3. Các đối tượng còn lại.
Điều 2. Nội dung và mức hỗ trợ
1. Hỗ trợ người lao động thuộc hộ nghèo hoặc dân tộc thiểu số; người lao động là người có công hoặc thân nhân người có công theo quy định của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng:
1.1. Chi phí học ngoại ngữ và bồi dưỡng kiến thức cần thiết (giáo dục định hướng): 100% chi phí, tối đa không qua 3 triệu đồng/người/khóa;
1.2. Chi phí học nghề.
+ Tiền ăn: 15.000 đồng/người/ngày thực học;
+ Tiền đi lại: 200.000 đồng/người/khóa;
+ Học phí học nghề: 100% chi phí, tối đa không quá 3 triệu đồng/người/khóa;
1.3. Chi phí khám sức khỏe trước khi xuất cảnh (tối đa 02 lần), làm hộ chiếu, visa và lệ phí làm lý lịch tư pháp: Theo quy định của nhà nước về các loại phí trên;
1.4. Được vay vốn với lãi suất ưu đãi như vay vốn từ quỹ quốc gia giải quyết việc làm từ ngân hàng Chính sách xã hội; Mức cho vay tối đa bằng 80% chi phí xuất cảnh và không quá 50 triệu đồng/người.
Trường hợp người lao động vay vốn từ các ngân hàng khác, mức vay và lãi suất vay thực hiện theo chính sách hiện hành của Nhà nước.
2. Hỗ trợ lao động thuộc hộ cận nghèo
2.1. Chi phí học ngoại ngữ và bồi dưỡng kiến thức cần thiết (giáo dục định hướng): 50% chi phí, tối đa không quá 1,5 triệu đồng/người/khóa.
2.2. Chi phí học nghề.
+ Tiền ăn: 15.000 đồng/người/ngày thực học;
+ Tiền đi lại: 200.000 đồng/người/khóa;
+ Học phí học nghề: 100% chi phí, tối đa không quá 3 triệu đồng/người/khóa.
2.3. Chi phí khám sức khỏe trước khi xuất cảnh (tối đa 02 lần), làm hộ chiếu, visa và lệ phí làm lý lịch tư pháp theo quy định của nhà nước về các loại phí trên.
2.4. Được vay vốn với lãi suất ưu đãi như vay vốn từ quỹ quốc gia giải quyết việc làm từ ngân hàng Chính sách xã hội; Mức cho vay tối đa bằng 80% chi phí xuất cảnh và không quá 50 triệu đồng/người.
Trường hợp người lao động vay vốn từ các ngân hàng khác, mức vay và lãi suất vay thực hiện theo chính sách hiện hành của Nhà nước.
3. Hỗ trợ các đối tượng còn lại
3.1. Chi phí học ngoại ngữ và bồi dưỡng kiến thức cần thiết (giáo dục định hướng): 50% chi phí, tối đa không quá 1,5 triệu đồng/người/khóa.
3.2. Được vay vốn với lãi suất ưu đãi như vay vốn từ quỹ quốc gia giải quyết việc làm từ ngân hàng Chính sách xã hội; Mức cho vay tối đa bằng 80% chi phí xuất cảnh và không quá 50 triệu đồng/người.
Trường hợp người lao động vay vốn từ các ngân hàng khác, mức vay và lãi suất vay thực hiện theo chính sách hiện hành của Nhà nước.
TRÌNH TỰ, THỦ TỤC HỒ SƠ ĐỀ NGHỊ VÀ QUYẾT ĐỊNH HỖ TRỢ
Điều 3. Thủ tục, hồ sơ hỗ trợ chi phí
1. Thành phần hồ sơ:
1.1. Đơn đề nghị hỗ trợ của người lao động (Mẫu số 1);
1.2. Bản photo chứng thực các giấy tờ sau: hộ khẩu, hợp đồng đi làm việc tại nước ngoài giữa doanh nghiệp xuất khẩu lao động với người lao động, Giấy chứng nhận hộ nghèo hoặc hộ cận nghèo; bản photo hộ chiếu;
1.3. Văn bản ủy quyền có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi người ủy nhiệm cư trú đối với trường hợp người lao động không trực tiếp nhận hỗ trợ;
1.4. Xuất trình Giấy chứng minh nhân dân của người lao động hoặc của người được ủy quyền (nếu người lao động không trực tiếp làm thủ tục giải quyết hỗ trợ);
1.5. Xác nhận của Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội huyện, thị xã, thành phố nếu là người có công hoặc thân nhân người có công theo quy định của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng (nếu có);
1.6. Hồ sơ đề nghị hỗ trợ chi phí học ngoại ngữ và bồi dưỡng kiến thức cần thiết (giáo dục định hướng):
- Bản photo chứng thực Chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài (giáo dục định hướng).
- Hóa đơn hoặc biên lai thu học phí của đơn vị đào tạo ngoại ngữ, bồi dưỡng kiến thức cần thiết (giáo dục định hướng) hoặc bản photo chứng thực thông báo của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội về việc tập trung lao động để tham dự khóa bồi dưỡng kiến thức cần thiết (giáo dục định hướng) đối với lao động đi làm việc tại Hàn Quốc thông qua Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.
1.7. Hồ sơ đề nghị hỗ trợ chi phí học nghề:
- Bản photo chứng thực chứng chỉ nghề;
- Lịch học của khóa đào tạo nghề và xác nhận thời gian người lao động tham gia thực học của đơn vị đào tạo;
- Hóa đơn hoặc biên lai thu học phí của đơn vị đào tạo nghề.
1.8. Hồ sơ đề nghị hỗ trợ chi phí khám sức khỏe trước khi xuất cảnh, làm hộ chiếu, visa và lệ phí làm lý lịch tư pháp:
- Hóa đơn hoặc biên lai thu tiền đơn vị cấp giấy chứng nhận sức khỏe, hộ chiếu, visa và lý lịch tư pháp;
- Bản photo chứng thực thông báo của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội về việc tập trung lao động để tham dự khóa bồi dưỡng kiến thức cần thiết (giáo dục định hướng) đối với lao động đi làm việc tại Hàn Quốc thông qua Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.
1.9. Quyết định chi tiền của UBND cấp huyện, thị xã, thành phố.
2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
Điều 4. Trình tự thực hiện hỗ trợ chi phí.
- Bước 1: Người lao động làm đơn đề nghị và chuẩn bị các giấy tờ liên quan theo quy định tại Điều 3 Quy định này và trực tiếp nộp tại Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện, thị xã, thành phố để được giải quyết nhận hỗ trợ theo quy định.
- Bước 2: Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện, thị xã, thành phố tiếp nhận, thẩm định hồ sơ trình UBND huyện, thị xã, thành phố ban hành quyết định chi hỗ trợ.
Thời hạn giải quyết: 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội nhận đủ hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều 3 của Quy định này.
Điều 5. Thủ tục, hồ sơ vay vốn
Thực hiện theo quy định của Chi nhánh Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh.
Điều 6. Trách nhiệm của các cơ quan liên quan
1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
- Là cơ quan đầu mối giúp Ủy ban nhân dân tỉnh trong việc tổ chức thực hiện, kiểm tra và tổng hợp báo cáo tình hình thực hiện chính sách hỗ trợ lao động tỉnh Quảng Ninh đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng hằng năm và cả giai đoạn 2011-2015;
- Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh hướng dẫn thực hiện quyết định này;
- Tổ chức tập huấn, tuyên truyền các chính sách của Nhà nước, của tỉnh về hỗ trợ lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng.
- Phối hợp với Sở Tài chính lập dự toán kinh phí hằng năm và giai đoạn 2011-2015 để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư
Chủ trì phối hợp cùng với các ngành liên quan đề xuất kế hoạch kinh phí, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định để đảm bảo thực hiện chính sách hỗ trợ người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài.
3. Sở Tài chính
- Tổng hợp dự toán và thẩm định quyết toán kinh phí hỗ trợ hằng năm trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh hướng dẫn thực hiện quyết định này;
- Tổng hợp nhu cầu vốn vay trình cấp có thẩm quyền phê duyệt chuyển sang cho Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh để cho vay.
4. Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố
- Chỉ đạo Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn xác nhận người lao động đăng ký hộ khẩu thường trú đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài.
- Chỉ đạo Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn tổ chức tuyên truyền các chính sách hỗ trợ lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng của Nhà nước, của tỉnh; lập và báo cáo dự toán kinh phí thực hiện chính sách hằng năm; tiếp nhận, thẩm định hồ sơ trình Ủy ban nhân dân cấp huyện, thị xã, thành phố giải quyết hỗ trợ cho người lao động trên địa bàn đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng theo Quy định này; định kỳ 6 tháng một lần báo cáo kết quả thực hiện với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và quyết toán kinh phí với Sở Tài chính theo quy định.
- Kiểm tra, đề xuất giải pháp thực hiện tốt chính sách hỗ trợ của tỉnh theo quy định này.
5. Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh
- Căn cứ Kế hoạch đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng của tỉnh, xây dựng kế hoạch vốn cho vay trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt để cho người lao động vay đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng.
- Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Tài chính hướng dẫn thực hiện Quy định này.
Điều 7. Trong quá trình thực hiện Quy định này, nếu có khó khăn vướng mắc hoặc có vấn đề phát sinh mới, yêu cầu các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân kịp thời phản ánh về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.
Mẫu số 1: Ban hành kèm theo Quy định tại Quyết định số: 428/2012/QĐ-UBND ngày 29 tháng 02 năm 2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
...................., ngày ………..tháng ……… năm 20………
Cấp kinh phí hỗ trợ lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài
Kính gửi: Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội………………
Tên tôi là: .................................................................. , sinh ngày……………………
Hộ khẩu thường trú:.................................................................................................
Số CMND:...................................... Ngày cấp:………………………Nơi cấp:……….
Đã được……………………………………. tuyển chọn đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài tại …………………..theo hợp đồng số……………………ngày …………..tháng …………năm…………
(Hoặc: Đã được gọi tập trung tham dự khóa bồi dưỡng kiến thức cần thiết theo thông báo số………………..ngày………tháng………..năm……của Sở Lao động – TB&XH)
Căn cứ quyết định số………………..ngày………….tháng……..của UBND tỉnh về việc ban hành chính sách hỗ trợ lao động Quảng Ninh đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng, đề nghị quý cơ quan cấp kinh phí hỗ trợ cho tôi như sau:
Hỗ trợ chi phí học ngoại ngữ và bồi dưỡng kiến thức cần thiết (giáo dục định hướng)
Hỗ trợ chi phí học nghề
Hỗ trợ chi phí khám sức khỏe trước khi xuất cảnh, làm hộ chiếu, visa và lệ phí làm lý lịch tư pháp
Hồ sơ gửi kèm đơn đề nghị gồm:
(Liệt kê đầy đủ các loại giấy tờ có trong bộ hồ sơ)
1.................................................................................................................................
2.................................................................................................................................
n.................................................................................................................................
| NGƯỜI ĐỀ NGHỊ |
- 1 Quyết định 672/QĐ-UBND-HC năm 2018 về Quy chế phối hợp quản lý đào tạo, bồi dưỡng tạo nguồn lao động để cung ứng đưa lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp
- 2 Quyết định 4069/QĐ-UBND năm 2015 sửa đổi Quyết định 24/QĐ-UBND ngày 06/01/2011 phê duyệt Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020
- 3 Quyết định 29/2013/QĐ-UBND về cơ chế hỗ trợ đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
- 4 Nghị quyết 24/2011/NQ-HĐND về Chính sách hỗ trợ lao động tỉnh Quảng Ninh đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng, giai đoạn 2011-2015
- 5 Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2006
- 6 Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng năm 2005
- 7 Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 8 Luật Ngân sách Nhà nước 2002
- 1 Quyết định 29/2013/QĐ-UBND về cơ chế hỗ trợ đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
- 2 Quyết định 4069/QĐ-UBND năm 2015 sửa đổi Quyết định 24/QĐ-UBND ngày 06/01/2011 phê duyệt Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020
- 3 Quyết định 672/QĐ-UBND-HC năm 2018 về Quy chế phối hợp quản lý đào tạo, bồi dưỡng tạo nguồn lao động để cung ứng đưa lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp