- 1 Luật ngân sách nhà nước 2015
- 2 Luật Đầu tư công 2019
- 3 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình
- 4 Nghị định 76/2023/NĐ-CP hướng dẫn Luật Phòng, chống bạo lực gia đình
- 1 Luật tổ chức Chính phủ 2015
- 2 Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019
- 3 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022
- 4 Luật ngân sách nhà nước 2015
- 5 Luật Đầu tư công 2019
- 6 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình
- 7 Nghị định 76/2023/NĐ-CP hướng dẫn Luật Phòng, chống bạo lực gia đình
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 428/QĐ-TTg | Hà Nội ngày 18 tháng 5 năm 2024 |
BAN HÀNH KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI THI HÀNH LUẬT PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Phòng, chống bạo lực gia đình ngày 14 tháng 11 năm 2022; Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
| KT. THỦ TƯỚNG |
TRIỂN KHAI THI HÀNH LUẬT PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH
(Kèm theo Quyết định số /QĐ-TTg ngày tháng năm 2024 của Thủ tướng Chính phủ)
Luật Phòng, chống bạo lực gia đình số 13/2022/QH15 được Quốc hội khóa XV thông qua tại kỳ họp thứ 4 ngày 14 tháng 11 năm 2022, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2023. Để triển khai thi hành Luật đồng bộ, thống nhất, và hiệu quả, Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật Phòng, chống bạo lực gia đình với các nội dung sau:
1. Mục đích
a) Xác định cụ thể nội dung công việc, thời hạn, tiến độ hoàn thành và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức có liên quan trong việc tổ chức thi hành Luật Phòng, chống bạo lực gia đình bảo đảm đồng bộ, thống nhất, hiệu lực, hiệu quả.
b) Xác định trách nhiệm và cơ chế phối hợp giữa các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các địa phương trong việc tiến hành các hoạt động triển khai thi hành Luật Phòng, chống bạo lực gia đình trên phạm vi cả nước.
c) Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành và Nhân dân trong việc triển khai, thi hành Luật Phòng, chống bạo lực gia đình và các văn bản quy định chi tiết một số điều của Luật.
2. Yêu cầu
a) Bảo đảm sự chỉ đạo thống nhất của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; sự phối hợp chặt chẽ, thường xuyên, hiệu quả giữa các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các cơ quan, tổ chức liên quan trong việc triển khai thi hành Luật Phòng, chống bạo lực gia đình.
b) Nội dung công việc phải gắn với trách nhiệm, vai trò của cơ quan, đơn vị được phân công chủ trì trong việc phối hợp các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các cơ quan, tổ chức liên quan trong việc triển khai thi hành Luật Phòng, chống bạo lực gia đình.
c) Xác định lộ trình cụ thể để bảo đảm Luật Phòng, chống bạo lực gia đình và các văn bản quy định chi tiết một số điều của Luật được thực hiện thống nhất, đồng bộ trên phạm vi cả nước.
d) Thường xuyên, kịp thời kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn tháo gỡ, giải quyết vướng mắc, khó khăn phát sinh trong quá trình tổ chức thực hiện, bảo đảm tiến độ, hiệu quả của việc triển khai thi hành Luật Phòng, chống bạo lực gia đình.
1. Tổ chức rà soát các văn bản quy phạm pháp luật
a) Nội dung: Rà soát các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến Luật Phòng, chống bạo lực gia đình thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước được phân công; thực hiện theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền kịp thời sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật bảo đảm phù hợp với quy định của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình và các văn bản quy định chi tiết một số điều của Luật
b) Cơ quan thực hiện: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tiến hành rà soát các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến Luật Phòng, chống bạo lực gia đình thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước của Bộ; các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức rà soát văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến Luật Phòng, chống bạo lực gia đình thuộc lĩnh vực, địa bàn quản lý nhà nước được phân công và gửi kết quả rà soát về Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
c) Thời gian hoàn thành: Tháng 12 năm 2024.
2. Xây dựng, ban hành văn bản quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình
a) Xây dựng Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (Chính phủ đã ban hành Nghị định số 76/2023/NĐ-CP ngày 01 tháng 11 năm 2023).
b) Xây dựng Nghị định quy định Cơ sở dữ liệu về phòng, chống bạo lực gia đình
- Cơ quan chủ trì: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
- Cơ quan phối hợp: Bộ Công an, Bộ Tư pháp, Bộ Y tế, Văn phòng Chính phủ, Bảo hiểm xã hội Việt Nam và các cơ quan, tổ chức có liên quan.
- Thời hạn trình: Trước ngày 15 tháng 10 năm 2024.
c) Xây dựng Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 144/2021/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình về nội dung liên quan đến xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình theo Luật Phòng, chống bạo lực gia đình.
- Cơ quan chủ trì: Bộ Công an.
- Cơ quan phối hợp: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ và các cơ quan, tổ chức có liên quan.
- Thời hạn trình: Trước ngày 15 tháng 12 năm 2024.
d) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ rà soát các quy định của Luật, quy định pháp luật có liên quan trong lĩnh vực thuộc phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn được phân công để ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật nhằm bảo đảm sự đồng bộ, thống nhất của các quy định pháp luật.
3. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục Luật Phòng, chống bạo lực gia đình và các văn bản quy định chi tiết một số điều của Luật.
a) Nội dung hoạt động
- Đăng tải, cập nhật toàn văn nội dung văn bản Luật Phòng, chống bạo lực gia đình và các văn bản quy định chi tiết một số điều của Luật trên Cổng/Trang thông tin điện tử, Cơ sở dữ liệu quốc gia về văn bản pháp luật và các hình thức phù hợp khác để cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và Nhân dân dễ dàng tiếp cận, khai thác, sử dụng.
- Triển khai các hình thức phổ biến pháp luật phù hợp; biên soạn, đăng tải, phát hành rộng rãi tài liệu phổ biến và phối hợp với Bộ Tư pháp để cập nhật trên Cổng Thông tin điện tử Phổ biến giáo dục pháp luật quốc gia http://pbgdpl.gov.vn.
- Tổ chức tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình bằng các hình thức cụ thể; phối hợp với các cơ quan báo chí tổ chức thực hiện các chuyên mục, chương trình, tin, bài phổ biến và các hình thức khác theo quy định của pháp luật về phổ biến, giáo dục pháp luật phù hợp với từng đối tượng cụ thể.
b) Cơ quan thực hiện: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Tư pháp, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế, Bộ Công an, Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam và các cơ quan báo chí, phát thanh, truyền hình khác.
c) Cơ quan phối hợp:
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan, tổ chức có liên quan.
- Đề nghị Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan thực hiện tốt nhiệm vụ tuyên truyền, giáo dục chính sách, pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình.
- Đề nghị Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận như Hội Nông dân Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và các tổ chức thành viên khác của Mặt trận xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình phổ biến pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình đến các hội viên.
d) Thời gian thực hiện: Hằng năm.
4. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương rà soát, thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước được giao trong Luật theo lĩnh vực, địa bàn thuộc phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn được phân công.
Thời gian thực hiện: Hằng năm
1. Kinh phí bảo đảm thực hiện Kế hoạch này được bố trí từ nguồn ngân sách nhà nước hằng năm của các bộ, cơ quan, đơn vị, địa phương theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
2. Đối với các nhiệm vụ triển khai trong năm 2024, các bộ, ngành, địa phương chủ động bố trí trong nguồn ngân sách nhà nước được giao năm 2024 để triển khai thực hiện.
3. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan trung ương bố trí kinh phí chi thường xuyên theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
4. Các cơ quan được phân công chủ trì thực hiện nhiệm vụ theo Kế hoạch này có trách nhiệm lập kế hoạch, dự toán, quyết toán, quản lý sử dụng và báo cáo cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, Luật Đầu tư công và pháp luật có liên quan.
1. Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc các bộ, ngành, địa phương triển khai thực hiện và báo cáo Thủ tướng Chính phủ việc thực hiện Kế hoạch này.
2. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm thực hiện, bảo đảm đúng tiến độ, chất lượng, hiệu quả, tiết kiệm, tránh hình thức, lãng phí; gửi kết quả thực hiện theo Kế hoạch về Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
3. Trong quá trình thực hiện Kế hoạch này, nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và cơ quan, đơn vị có liên quan kịp thời phản ánh về Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch để tổng hợp, hướng dẫn giải quyết hoặc trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định./.
- 1 Quyết định 1094/QÐ-BVHTTDL năm 2022 Kế hoạch tổ chức tuyên truyền về phòng, chống bạo lực gia đình trên truyền hình do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành
- 2 Quyết định 1127/QĐ-BVHTTDL năm 2022 Kế hoạch thực hiện Chương trình về phòng, chống bạo lực gia đình trong tình hình mới đến năm 2025 do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành
- 3 Công văn 2989/BVHTTDL-VP năm 2022 về bổ sung đối tượng là nghệ sĩ nhiếp ảnh được xét danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân”, “Nghệ sĩ ưu tú” và xử lý hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình gây hậu quả nghiêm trọng do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch