BỘ Y TẾ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 4290/QĐ-BYT | Hà Nội, ngày 13 tháng 10 năm 2020 |
BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ
Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 ngày 23/6/2014;
Căn cứ Nghị định số 75/2017/NĐ-CP ngày 20 tháng 6 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức Bộ Y tế;
Căn cứ Quyết định số 1624/QĐ-BYT ngày 06/3/2018 của Bộ Y tế ban hành Chương trình hành động của Bộ Y tế thực hiện Nghị quyết 20-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị lần thứ 6 Ban chấp hành Trung ương đảng khóa XII về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý môi trường y tế, Bộ Y tế,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường do chất thải y tế, giai đoạn 2021 - 2025.
Điều 2. Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường do chất thải y tế, giai đoạn 2021 - 2025 được áp dụng tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; các cơ sở y tế khác có hoạt động xét nghiệm vi sinh, hoạt động phát sinh chất thải lây nhiễm (sau đây viết tắt là cơ sở y tế) và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động quản lý chất thải y tế. Kế hoạch này không áp dụng đối với các sự cố môi trường do chất thải y tế nguy hại không lây nhiễm, chất thải phóng xạ.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.
Điều 4. Các ông, bà: Chánh Văn phòng Bộ; Chánh Thanh tra Bộ; Vụ trưởng, Cục trưởng, Tổng Cục trưởng các Vụ, Cục, Tổng cục thuộc Bộ Y tế; Thủ trưởng các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Y tế; Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Thủ trưởng y tế các Bộ, ngành và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| KT. BỘ TRƯỞNG |
PHÒNG NGỪA, ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG DO CHẤT THẢI Y TẾ, GIAI ĐOẠN 2021 - 2025
( Ban hành kèm theo Quyết định số ……/QĐ-BYT ngày …../……/2020 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
1. Mục đích:
- Phòng ngừa, hạn chế, giảm thiểu nguy cơ, sự cố môi trường do chất thải y tế.
- Chủ động ứng phó, ngăn chặn, xử lý kịp thời sự cố môi trường do chất thải y tế.
- Xác định cụ thể các nhiệm vụ, giải pháp, tiến độ, thời hạn hoàn thành, trách nhiệm và mối quan hệ phối hợp của cơ quan, tổ chức có liên quan trong việc tổ chức triển khai phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường do chất thải y tế, bảo đảm tính kịp thời, an toàn và hiệu quả.
2. Yêu cầu:
- Bảo đảm thực hiện thống nhất các quy định, hướng dẫn chuyên môn trong phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường do chất thải y tế.
- 100% cơ sở y tế được tập huấn về nhận diện các sự cố môi trường do chất thải y tế và thực hiện được việc đánh giá, nhận diện các nguy cơ sự cố môi trường do chất thải y tế tại đơn vị.
- 100% cơ sở y tế thực hiện rà soát, điều tra, đánh giá nguy cơ xảy ra sự cố môi trường do chất thải y tế và sẵn sàng ứng phó kịp thời.
- 100% cơ sở y tế xây dựng và ban hành Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường do chất thải y tế (PN&UPSCMT) của đơn vị.
- 100% các cơ sở y tế thực hiện diễn tập PN&UPSCMT cấp cơ sở.
- 100% các cơ sở y tế thường xuyên kịp thời, kiểm tra, đôn đốc, giải quyết những vướng mắc, khó khăn phát sinh trong quá trình tổ chức thực hiện.
II. MỘT SỐ TÌNH HUỐNG SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG DO CHẤT THẢI Y TẾ PHẢI THỰC HIỆN KẾ HOẠCH ỨNG PHÓ
1. Sự cố môi trường do chất thải y tế:
Sự cố môi trường do chất thải y tế là sự cố rò rỉ, rơi vãi, tràn đổ, hỏng thiết bị xử lý chất thải, nước thải y tế, khí thải (từ phòng xét nghiệm vi sinh) làm phát tán chất thải lây nhiễm ra môi trường trong quá trình quản lý chất thải y tế, gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người và phát sinh dịch bệnh trong cộng đồng.
2. Một số tình huống sự cố môi trường và cấp độ sự cố môi trường do chất thải y tế
a) Một số tình huống sự cố môi trường do chất thải y tế
- Sự cố loại 1: Sự cố rò rỉ dịch thải, rơi vãi chất thải trong hoạt động chuyên môn y tế, thu gom chất thải từ nơi phát sinh về khu lưu giữ hoặc tại khu lưu giữ, xử lý chất thải trong cơ sở y tế.
- Sự cố loại 2: Sự cố hỏng thiết bị xử lý chất thải rắn y tế gây ùn ứ chất thải lây nhiễm trong cơ sở y tế; hỏng hệ thống xử lý nước thải y tế làm phát thải nước thải y tế chưa được xử lý ra môi trường.
- Sự cố loại 3: Sự cố hỏng hệ thống xử lý khí thải lò đốt chất thải rắn y tế, làm phát thải khí thải vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường hoặc hỏng hệ thống lọc khí thải từ các phòng xét nghiệm, làm phát tán vi khuẩn, vi rút ra môi trường trong quá trình hoạt động tại các cơ sở y tế.
- Sự cố loại 4: Sự cố làm rơi vãi, phát tán chất thải lây nhiễm trong quá trình vận chuyển chất thải lây nhiễm từ các cơ sở y tế trong cụm về bệnh viện xử lý chất thải cho cụm để xử lý khi xảy ra tai nạn trên đường vận chuyển chất thải.
- Sự cố loại 5: Sự cố do lũ lụt xảy ra trong khu vực gây ngập, úng, làm phát tán chất thải lây nhiễm, nước thải y tế ra môi trường nước.
b) Một số cấp độ sự cố môi trường do chất thải y tế
- Sự cố cấp độ thấp: có thể xảy ra ở một trong 02 trường hợp sau:
+ Sự cố xảy ra trong phạm vi cơ sở y tế và trong khả năng ứng phó của cơ sở y tế.
+ Sự cố xảy ra bên ngoài cơ sở y tế, trong phạm vi địa giới hành chính của một huyện/quận/thị xã và vượt khả năng ứng phó của cơ sở y tế.
- Sự cố cấp độ trung bình: là sự cố xảy ra bên ngoài cơ sở y tế, trong phạm vi địa giới hành chính của một tỉnh/thành phố và vượt khả năng ứng phó của cơ sở y tế.
- Sự cố cấp độ cao: là sự cố xảy ra bên ngoài cơ sở y tế, trong phạm vi địa giới hành chính của hai tỉnh/thành phố trở lên và vượt khả năng ứng phó của cơ sở y tế.
- Sự cố cấp độ thảm họa: là sự cố đặc biệt nghiêm trọng, có ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh và ngoại giao.
1. Xây dựng, ban hành các hướng dẫn về phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường do chất thải y tế
a) Rà soát, nghiên cứu đề xuất xây dựng, sửa đổi, bổ sung văn bản, hướng dẫn liên quan đến phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường do chất thải y tế;
b) Xây dựng Hướng dẫn về lập Kế hoạch PN&ƯPSCMT do chất thải y tế;
c) Xây dựng Quy trình ứng phó sự cố môi trường cho 05 loại sự cố chất thải y tế điển hình của ngành y tế;
d) Xây dựng các kịch bản và thực hành diễn tập về quy trình ứng phó sự cố cho 05 loại sự cố môi trường do chất thải y tế của ngành y tế;
đ) Xây dựng Hướng dẫn kỹ thuật xử lý môi trường sau sự cố cho một số loại sự cố môi trường điển hình do chất thải y tế;
e) Xây dựng hệ thống quản lý phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường do chất thải y tế.
a) Các đơn vị thuộc Bộ Y tế theo chức năng, nhiệm vụ tham mưu cho Lãnh đạo Bộ Y tế hoặc thực hiện theo thẩm quyền tổ chức thanh tra, kiểm tra, đôn đốc công tác PN&ƯPSCMT do chất thải y tế tại Sở Y tế, các cơ sở trực thuộc Bộ Y tế.
b) Sở Y tế các tỉnh, thành phố và y tế ngành tổ chức kiểm tra, giám sát các cơ sở y tế trực thuộc.
c) Cơ sở y tế xây dựng kế hoạch và thường xuyên tự tổ chức kiểm tra, giám sát công tác PN&ƯPSCMT do chất thải y tế tại đơn vị.
a) Tập huấn hướng dẫn lập Kế hoạch PN&ƯPSCMT do chất thải y tế cho các cơ sở y tế trực thuộc Bộ Y tế, các Sở Y tế, các cơ sở y tế tuyến tỉnh.
b) Truyền thông về PN&ƯPSCMT do chất thải y tế tại các cơ sở y tế.
Xây dựng các video clips hướng dẫn và các tài liệu truyền thông về phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường.
c) Thực hành diễn tập ứng phó sự cố môi trường do chất thải y tế cho các sự cố điển hình cấp độ thấp và cấp độ trung bình cho các cơ sở y tế
Mỗi loại kịch bản sẽ triển khai diễn tập tại 04 khu vực (miền Bắc, miền Trung, miền Nam và khu vực Tây Nguyên) tại 03 loại hình cơ sở y tế khác nhau.
d) Thực hành diễn tập định kỳ về PN&ƯPSCMT do chất thải y tế
Thực hiện diễn tập hằng năm về PN&ƯPSCMT do chất thải y tế cho các tình huống sự cố do chất thải y tế cụ thể như sau:
- Sự cố môi trường cấp cơ sở y tế (trong phạm vi ứng phó của cơ sở y tế): Cơ sở y tế tự thực hiện tối thiểu 02 năm/ 01 lần.
- Sự cố môi trường vượt khả năng ứng phó của cơ sở y tế: Sở Y tế chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh tổ chức thực hiện tối thiểu 02 năm /01 lần.
4.1. Thành lập Ban Chỉ huy PN&ƯPSCMT và Đội ƯPSCMT tại cơ sở y tế
Tùy theo quy mô, đặc điểm hoạt động của cơ sở y tế, Thủ trưởng cơ sở y tế quyết định số lượng nhân sự, thành phần Ban Chỉ huy và Đội ứng phó sự cố môi trường của đơn vị cho phù hợp.
a) Thành lập Ban Chỉ huy PN&ƯPSCMT
- Thành phần Ban Chỉ huy PN&ƯPSCMT:
+ Trưởng ban: Lãnh đạo cơ sở y tế;
+ Thành viên: đại diện một số khoa/phòng/bộ phận liên quan của cơ sở y tế.
- Nhiệm vụ của Ban Chỉ huy PN&ƯPSCMT :
+ Nhận diện sự cố môi trường;
+ Chỉ định người chỉ huy, người phát ngôn, lực lượng ứng phó sự cố, xác định nguyên nhân sự cố;
+ Huy động phương tiện, thiết bị và lực lượng ứng phó sự cố cho người chỉ huy ứng phó sự cố;
+ Chỉ đạo các bộ phận, đơn vị, cá nhân liên quan trong đơn vị tham gia phối hợp ứng phó sự cố;
+ Trực tiếp chỉ đạo ứng phó sự cố; báo cáo và đề nghị cấp trên hỗ trợ ứng phó sự cố và cải tạo phục hồi môi trường trong trường hợp cần thiết;
+ Tập huấn, tổ chức diễn tập công tác PN&ƯPSCMT của cơ sở y tế.
b) Thành lập Đội ứng phó sự cố môi trường (ƯPSCMT)
- Thành phần Đội ƯPSCMT
+ Đội trưởng: Lãnh đạo khoa/phòng, bộ phận phụ trách về kiểm soát nhiễm khuẩn hoặc quản lý chất thải của cơ sở y tế
+ Thành viên: Nhân viên thuộc khoa/phòng liên quan, bộ phận phụ trách về kiểm soát nhiễm khuẩn hoặc quản lý chất thải của cơ sở y tế.
- Nhiệm vụ của Đội ƯPSCMT
+ Tổ chức kịp thời các biện pháp khẩn cấp để cách ly và cảnh báo tại khu vực xảy ra sự cố để giảm thiểu tối đa các thiệt hại và khắc phục hậu quả do sự cố;
+ Tiếp nhận phương tiện, trang thiết bị và trực tiếp chỉ huy lực lượng tổ chức ứng phó sự cố; huy động lực lượng, trang thiết bị cần thiết để ứng phó;
+ Thường xuyên báo cáo cho Ban chỉ huy PN&ƯPSCMT và cung cấp thông tin cho người phát ngôn về ứng phó sự cố.
4.2. Chuẩn bị cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác PN&ƯPSCMT do chất thải y tế
a) Cơ sở hạ tầng bảo đảm tuân thủ theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và an toàn sinh học.
b) Các trang thiết bị cho công tác PN&ƯPSCMT do chất thải y tế bao gồm:
- Trang thiết bị cho công tác phòng ngừa:
+ Các thiết bị dự phòng đối với hệ thống xử lý nước thải và phòng xét nghiệm vi sinh khi có sự cố và trong thời gian khắc phục sự cố.
+ Máy phát điện dự phòng bảo đảm duy trì nguồn điện cho các khu vực có phòng an toàn sinh học để luôn duy trì áp suất âm.
+ Phụ tùng vật tư thay thế sẵn sàng cho công tác khắc phục sự cố của thiết bị.
+ Trang bị bảo hộ cá nhân cho số lượng người cao nhất có thể có tại cơ sở y tế trong trường hợp xảy ra sự cố.
- Trang thiết bị cho thông báo và cảnh báo:
+ Thiết bị báo động bằng âm thanh, mạng tín hiệu nội bộ thông báo cập nhật sự cố giữa các bộ phận của cơ sở y tế.
+ Dây băng tạo khu vực cách ly, biển chỉ dẫn sơ tán.
- Trang thiết bị cho công tác ứng phó, xử lý sự cố:
+ Trang thiết bị bảo hộ cá nhân cho lực lượng ứng phó sự cố.
+ Trang thiết bị, dụng cụ, vật tư khử trùng.
+ Trang thiết bị cơ động thu gom chất thải.
1. Nhiệm vụ 1: Nâng cao năng lực về lập Kế hoạch PN&ƯPSCMT do chất thải y tế cho các cơ sở y tế
- Đơn vị chủ trì: Cục Quản lý môi trường y tế.
- Thời gian thực hiện: hoàn thành trước tháng 4 năm 2021.
- Nguồn kinh phí: Sự nghiệp bảo vệ môi trường Trung ương; Ngân sách nhà nước cấp và các nguồn kinh phí hợp pháp khác.
2. Nhiệm vụ 2: Khảo sát, đánh giá, xây dựng kế hoạch PN&ƯPSCMT do chất thải y tế
- Đơn vị chủ trì: Các cơ sở y tế
- Thời gian thực hiện: hoàn thành trước tháng 6 năm 2021.
- Nguồn kinh phí: Kinh phí của cơ sở y tế; Sự nghiệp bảo vệ môi trường địa phương; Ngân sách nhà nước cấp và các nguồn kinh phí hợp pháp khác.
3. Nhiệm vụ 3: Xây dựng kịch bản, tài liệu hướng dẫn phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường do chất thải y tế
- Đơn vị chủ trì: Cục Quản lý môi trường y tế
- Thời gian thực hiện: hoàn thành trong năm 2021.
- Nguồn kinh phí: Sự nghiệp bảo vệ môi trường Trung ương; Ngân sách nhà nước cấp và các nguồn kinh phí hợp pháp khác.
4. Nhiệm vụ 4: Xây dựng tài liệu truyền thông về PN&ƯPSCMT do chất thải y tế
- Đơn vị chủ trì: Cục Quản lý môi trường y tế
- Thời gian thực hiện: hoàn thành trong năm 2021.
- Nguồn kinh phí: Sự nghiệp bảo vệ môi trường Trung ương; Ngân sách nhà nước cấp và các nguồn kinh phí hợp pháp khác.
5. Nhiệm vụ 5: Tập huấn về các quy trình ƯPSCMT do chất thải y tế cho các cơ sở y tế thuộc Bộ Y tế và các Sở Y tế tỉnh/thành phố
- Đơn vị chủ trì: Cục Quản lý môi trường y tế
- Thời gian thực hiện: hoàn thành trong năm 2022.
- Nguồn kinh phí: Sự nghiệp bảo vệ môi trường Trung ương; Ngân sách nhà nước cấp và các nguồn kinh phí hợp pháp khác.
6. Nhiệm vụ 6: Thực hành diễn tập ƯPSCMT do chất thải y tế cho các sự cố điển hình
- Đơn vị chủ trì: Cục Quản lý môi trường y tế
- Thời gian thực hiện: hoàn thành trong năm 2022.
- Nguồn kinh phí: Sự nghiệp bảo vệ môi trường Trung ương; Ngân sách nhà nước cấp và các nguồn kinh phí hợp pháp khác.
7. Nhiệm vụ 7: Xây dựng chỉ số đánh giá nguy cơ sự cố, xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý nguy cơ sự cố môi trường do chất thải y tế
- Đơn vị chủ trì: Cục Quản lý môi trường y tế
- Thời gian thực hiện: hoàn thành trong năm 2025.
- Nguồn kinh phí: Sự nghiệp bảo vệ môi trường Trung ương; Ngân sách nhà nước cấp và các nguồn kinh phí hợp pháp khác.
Nguồn kinh phí cho công tác PN&ƯPSCMT do chất thải y tế của cơ sở y tế được bố trí từ các nguồn sau:
- Nguồn kinh phí sự nghiệp bảo vệ môi trường hằng năm của Trung ương và địa phương;
- Nguồn thu của cơ sở y tế;
- Nguồn ngân sách thường xuyên của Trung ương và địa phương cấp cho cơ sở y tế;
- Nguồn tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong nước và quốc tế;
- Nguồn hợp pháp khác.
Các cơ quan, đơn vị có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ sau:
1.1. Cục Quản lý môi trường y tế
- Rà soát, nghiên cứu, đề xuất xây dựng, sửa đổi, bổ sung văn bản, hướng dẫn liên quan đến phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường do chất thải y tế;
- Xây dựng tài liệu tập huấn, truyền thông và kịch bản thực hành diễn tập về PN&ƯPSCMT do chất thải y tế;
- Tổ chức các chương trình tập huấn cho các cơ quan quản lý y tế cấp tỉnh, các đơn vị y tế trực thuộc Bộ Y tế về công tác PN&ƯPSCMT do chất thải y tế;
- Chủ trì, phối hợp với chính quyền địa phương, các cơ quan quản lý y tế và môi trường địa phương, các cơ sở y tế trong việc tổ chức thực hành diễn tập kịch bản PN&ƯPSCMT do chất thải y tế;
- Chỉ đạo hướng dẫn các cơ sở y tế trực thuộc Bộ Y tế và các Sở Y tế các tỉnh, thành phố, y tế ngành trong việc xây dựng kế hoạch, chuẩn bị nhân lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị cho công tác PN&ƯPSCMT của các cơ sở y tế và kiểm tra, giám sát việc thực hiện;
- Xây dựng chỉ số đánh giá nguy cơ sự cố môi trường do chất thải y tế và cơ sở dữ liệu quản lý nguy cơ sự cố môi trường do chất thải y tế;
- Hằng năm, định kỳ năm năm báo cáo Bộ Y tế về tình hình sự cố môi trường do chất thải y tế và công tác PN&ƯPSCMT do chất thải y tế của ngành y tế và báo cáo đột xuất khi có sự cố do chất thải y tế.
1.2. Các Vụ, Cục liên quan
a) Vụ Kế hoạch - Tài chính
Bố trí kinh phí cho các cơ sở y tế trực thuộc Bộ Y tế để xây dựng và thực hiện kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường do chất thải y tế của đơn vị.
b) Cục Khoa học, Công nghệ và Đào tạo
- Phê duyệt nội dung tài liệu đào tạo, tập huấn về PN&ƯPSCMT do chất thải y tế;
- Tổ chức kiểm tra, giám sát và đánh giá việc bảo đảm chất lượng công tác đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực PN&ƯPSCMT do chất thải y tế.
c) Cục Quản lý Khám, chữa bệnh
- Chỉ đạo công tác ứng cứu, tiếp nhận và điều trị cho các nạn nhân bị ảnh hưởng bởi sự cố chất thải y tế;
- Hướng dẫn quy trình, thủ tục trong công tác khám, điều trị bệnh cho người dân bị ảnh hưởng trong và sau sự cố môi trường do chất thải y tế.
1.3. Các viện chuyên ngành thuộc Bộ Y tế
- Nghiên cứu, xây dựng và trình Bộ Y tế ban hành các hướng dẫn kỹ thuật vệ sinh môi trường trong và sau sự cố môi trường do chất thải y tế cho một số loại sự cố môi trường điển hình của ngành y tế;
- Phối hợp với các đơn vị liên quan của Bộ Y tế trong các hoạt động hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, tập huấn công tác phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường do chất thải y tế tại các địa phương trên cả nước.
2. Các Sở Y tế các tỉnh, thành phố và y tế ngành
- Thanh tra, kiểm tra và giám sát việc thực hiện Kế hoạch PN&ƯPSCMT do chất thải y tế của các cơ sở y tế trên địa bàn;
- Huy động các nguồn lực, trang thiết bị để hỗ trợ công tác ứng phó sự cố môi trường do chất thải y tế của các cơ sở y tế thuộc thẩm quyền quản lý khi sự cố xảy ra vượt khả năng ứng phó của cơ sở y tế;
- Chỉ đạo cơ sở y tế nơi xảy ra sự cố và phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan trong công tác báo cáo sự cố, khắc phục sau sự cố.
- Hướng dẫn cơ sở y tế trên địa bàn trong việc xây dựng Kế hoạch PN&ƯPSCMT do chất thải y tế của đơn vị;
- Chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức các chương trình tập huấn, thực hành diễn tập PN&ƯPSCMT do chất thải y tế cho các cơ sở y tế trên địa bàn;
- Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, cơ sở y tế nơi xảy ra sự cố môi trường trong việc đánh giá về thiệt hại môi trường và lập phương án bồi thường thiệt hại môi trường sau sự cố xảy ra trên địa bàn;
- Hằng năm, định kỳ năm năm báo cáo Bộ Y tế (Cục Quản lý môi trường y tế) về tình hình sự cố môi trường do chất thải y tế và công tác PN&ƯPSCMT do chất thải y tế của các cơ sở y tế trên địa bàn thuộc thẩm quyền quản lý và báo cáo đột xuất khi có sự cố môi trường do chất thải y tế xảy ra trên địa bàn.
- Thực hiện đầy đủ các yêu cầu bảo vệ môi trường theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường và các văn bản pháp luật liên quan khác;
- Lập và phê duyệt Kế hoạch PN&ƯPSCMT do chất thải y tế của đơn vị;
- Tổ chức đào tạo, tập huấn, truyền thông về PN&ƯPSCMT do chất thải y tế cho cán bộ, nhân viên y tế hằng năm;
- Bố trí kinh phí và nhân lực bảo đảm cho công tác PN&ƯPSCMT do chất thải y tế của đơn vị;
- Hằng năm, định kỳ năm năm báo cáo Sở Y tế (đối với các cơ sở y tế trực thuộc Sở Y tế); báo cáo cơ quan quản lý y tế ngành (đối với các cơ sở y tế trực thuộc y tế ngành; báo cáo Cục Quản lý môi trường y tế, Bộ Y tế (đối với các cơ sở y tế trực thuộc Bộ Y tế) về tình hình sự cố môi trường do chất thải y tế, công tác PN&ƯPSCMT do chất thải y tế và báo cáo đột xuất khi có sự cố do chất thải y tế xảy ra./.
DANH MỤC CÁC NHIỆM VỤ THỰC HIỆN TRONG GIAI ĐOẠN 2021-2025
(Ban hành theo Quyết định số ……/2020/QĐ-BYT về Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường do chất thải y tế (2020-2025)
TT | Tên nhiệm vụ | Cơ quan chủ trì | Cơ quan phối hợp | Thời gian thực hiện | Kết quả thực hiện | Nguồn kinh phí |
1 | Rà soát, nghiên cứu đề xuất xây dựng, sửa đổi, bổ sung văn bản, hướng dẫn liên quan đến phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường do chất thải y tế | Cục Quản lý môi trường y tế | Các Vụ, Cục thuộc Bộ Y tế | 2021 |
| Sự nghiệp bảo vệ môi trường Trung ương |
2 | Nâng cao năng lực về lập Kế hoạch PN&ƯPSCMT do chất thải y tế | Cục Quản lý môi trường y tế | Các cơ sở y tế trực thuộc Bộ Y tế và các Sở Y tế | Hoàn thành trước tháng 4 năm 2021 | - Tổ chức tập huấn cho các cán bộ lập kế hoạch của các Sở Y tế, cơ sở y tế tuyến trung ương, tuyến tỉnh (10 lớp, mỗi lớp 60 người) - Thí điểm hướng dẫn một số cơ sở y tế tại 04 khu vực (Bắc, Trung, Nam, Tây nguyên) về lập kế hoạch PN&ƯPSCMT do chất thải y tế | Sự nghiệp bảo vệ môi trường Trung ương |
3 | Khảo sát, đánh giá, xây dựng kế hoạch PN&ƯPSCMT do chất thải y tế của đơn vị và tổ chức diễn tập | Các cơ sở y tế |
| Hoàn thành trước tháng 6 năm 2021 | Các kế hoạch PN&ƯPSCMT do chất thải y tế của cơ sở y tế | Kinh phí của cơ sở y tế và ngân sách địa phương |
4 | Xây dựng kịch bản, tài liệu hướng dẫn phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường do chất thải y tế | Cục Quản lý môi trường y tế | Các cơ sở y tế trực thuộc Bộ Y tế và các Sở Y tế | Hoàn thành trong năm 2021 | - 05 kịch bản cho 05 loại sự cố điển hình - 10 Tài liệu hướng dẫn quy trình PN&ƯPSCMT do chất thải y tế và hướng dẫn kỹ thuật xử lý sự cố môi trường do chất thải y tế | Sự nghiệp bảo vệ môi trường Trung ương |
5 | Xây dựng tài liệu truyền thông về PN&ƯPSCMT do chất thải y tế | Cục Quản lý môi trường y tế | Các cơ sở y tế trực thuộc Bộ Y tế và các Sở Y tế | Hoàn thành trong năm 2021 | 05 video clips cho 5 loại sự cố điển hình | Sự nghiệp bảo vệ môi trường Trung ương |
6 | Tập huấn về các quy trình ƯPSCMT do chất thải y tế cho các cơ sở y tế thuộc Bộ Y tế và các Sở Y tế tỉnh/thành phố | Cục Quản lý môi trường y tế | Các cơ sở y tế trực thuộc Bộ Y tế và các Sở Y tế | Hoàn thành trong năm 2022 | 05 lớp, mỗi lớp dự kiến 50 người | Sự nghiệp bảo vệ môi trường Trung ương |
7 | Thực hành diễn tập ƯPSCMT do chất thải y tế cho các sự cố điển hình | Cục Quản lý môi trường y tế | Các cơ sở y tế trực thuộc Bộ Y tế và các Sở Y tế | Hoàn thành trong năm 2022 | - 05 đợt diễn tập cho cơ sở y tế tuyến Trung ương - 05 đợt diễn tập cho cơ sở y tế địa phương | Sự nghiệp bảo vệ môi trường Trung ương |
8 | Xây dựng chỉ số đánh giá nguy cơ sự cố, xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý nguy cơ sự cố môi trường do chất thải y tế | Cục Quản lý môi trường y tế | Các cơ sở y tế trực thuộc Bộ Y tế và các Sở Y tế | Hoàn thành trong năm 2025 | Bộ chỉ số đánh giá nguy cơ sự cố môi trường do chất thải y tế | Sự nghiệp bảo vệ môi trường Trung ương |
- 1 Công văn 3603/BTNMT-TCMT năm 2020 về tăng cường công tác kiểm tra, xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường và kiểm soát việc thực hiện công trình phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường của cơ sở do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 2 Thông báo 424/TB-VPCP năm 2019 kết luận của Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng tại cuộc họp về dự thảo Quyết định về Quy chế ứng phó sự cố môi trường do chất thải gây ra do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 3 Công văn 2620/BTNMT-TCMT năm 2019 về tăng cường công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục sự cố môi trường của các cơ sở sản xuất, dự án khai thác khoáng sản do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 4 Quyết định 1624/QĐ-BYT năm 2018 về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 20-NQ/TW về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới do Bộ Y tế ban hành
- 5 Nghị định 75/2017/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế
- 6 Luật bảo vệ môi trường 2014
- 1 Công văn 2620/BTNMT-TCMT năm 2019 về tăng cường công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục sự cố môi trường của các cơ sở sản xuất, dự án khai thác khoáng sản do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 2 Thông báo 424/TB-VPCP năm 2019 kết luận của Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng tại cuộc họp về dự thảo Quyết định về Quy chế ứng phó sự cố môi trường do chất thải gây ra do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 3 Công văn 3603/BTNMT-TCMT năm 2020 về tăng cường công tác kiểm tra, xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường và kiểm soát việc thực hiện công trình phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường của cơ sở do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 4 Công văn 2752/BYT-KCB năm 2021 về tăng cường giám sát, kiểm tra thực hiện quy trình xử lý đồ vải y tế do Bộ Y tế ban hành
- 5 Công văn 5687/VPCP-KGVX năm 2021 về quản lý, xử lý chất thải y tế trong công tác phòng, chống dịch do Văn phòng Chính phủ ban hành