ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 43/2002/QĐ-UB | TP.Hồ Chí Minh, ngày 26 tháng 04 năm 2002 |
QUYẾT ĐỊNH
CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ VỀ VIỆC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA QUY ĐỊNH VỀ KHOÁN QUẢN LÝ VÀ SỬA CHỮA THƯỜNG XUYÊN CẦU, ĐƯỜNG BỘ DO SỞ GIAO THÔNG CÔNG CHÁNH QUẢN LÝ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ, BAN HÀNH KÈM THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 35/2000/QĐ-UB-ĐT NGÀY 25/5/2000 CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ BAN HÀNH.
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 21 tháng 6 năm 1994 ;
Căn cứ Thông tư số 09/2000/TT-BXD ngày 17 tháng 7 năm 2000, Quyết định số 17/2000/QĐ-BXD ngày 02 tháng 8 năm 2000 và công văn số 76/BXD-VKT ngày 16 tháng 01 năm 2002 của Bộ Xây dựng ;
Căn cứ Quyết định số 289/1999/QĐ-CĐBVN ngày 25 tháng 02 năm 1999 của Cục Đường bộ Việt Nam ;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Giao thông công chánh (tờ trình số 97/GT-Gt ngày 30 tháng 01 năm 2002, biên bản họp số 198/GT-Gt ngày 11 tháng 3 năm 2002) ; ý kiến của Sở Tài chánh-Vật giá (công văn số 783/TCVG-ĐTSC ngày 13 tháng 3 năm 2002) và của Sở Xây dựng (công văn số 324/SXD-KT ngày 03 tháng 4 năm 2002) ;
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1.- Nay sửa đổi, bổ sung một số Điều của Quy định về khoán quản lý và sửa chữa thường xuyên cầu, đường bộ do Sở Giao thông công chánh quản lý trên địa bàn thành phố, ban hành kèm theo Quyết định số 35/2000/QĐ-UB-ĐT ngày 25-5-2000 của Ủy ban nhân dân thành phố như sau :
1. Điều 4 được sửa đổi, bổ sung là :
Hàng năm, Chủ đầu tư tổ chức kiểm tra tình hình, đánh giá chất lượng kỹ thuật và dự trù khối lượng hư hỏng của hệ thống cầu, đường bộ cần được đưa vào sửa chữa trong năm sau. Trên cơ sở đó, các đơn vị nhận khoán lập kế hoạch và dự toán kinh phí cho công tác khoán, trình Sở Giao thông công chánh xét duyệt trước ngày 30 tháng 11.
Căn cứ để lập dự toán công tác khoán là các Thông tư, Quy định, định mức và đơn giá hiện hành. Dự toán công tác khoán hàng năm được Sở Giao thông công chánh phê duyệt có giá trị không thay đổi trong năm kế hoạch vốn.
Căn cứ thực tế hư hỏng của từng đường, từng cầu và định ngạch sửa chữa thường xuyên cầu, đường bộ do Bộ Giao thông vận tải (Cục Đường bộ Việt Nam) ban hành, các bên có liên quan cùng nhau xem xét những công việc cần đưa vào kế hoạch và dự toán khoán, tính toán tăng, giảm khối lượng đối với từng loại công tác cụ thể. Nếu hạng mục nào không cần thiết hoặc không phù hợp với thực tế cầu đường đang quản lý thì loại trừ ; nếu có hạng mục nào mà thực tế yêu cầu nhưng không có trong đơn giá định mức thì cho phép tự xây dựng đơn giá định mức bổ sung, trình Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt để áp dụng.
Khi phát sinh công trình mới được xây dựng hoặc sửa chữa lớn thì chủ đầu tư và đơn vị nhận khoán phải lập bổ sung dự toán và thực hiện công tác quản lý (không có vật tư) ngay sau khi công trình đó đã được nghiệm thu đưa vào sử dụng. Việc lập dự toán bổ sung duy tu sửa chữa thường xuyên (bao gồm khoán quản lý có vật tư) chỉ được tiến hành sau khi hết thời gian bảo hành công trình.
2. Điều 5 được sửa đổi, bổ sung là :
Các đơn vị nhận khoán phân bổ dự toán và giao khoán cho từng nhóm người lao động trực tiếp thực hiện. Cơ quan chủ đầu tư có trách nhiệm theo dõi, kiểm tra và đôn đốc việc thực hiện công tác khoán của các đơn vị. Cơ sở để thanh toán tiền lương khoán là chất lượng công trình tốt hay xấu, đạt hay không đạt so với yêu cầu của nội dung công tác khoán được nêu tại Điều 7 Quy định này.
Khi kiểm tra thấy đơn vị nhận khoán thiếu trách nhiệm hoặc chưa hoàn thành công tác thì Chủ đầu tư cần có biện pháp uốn nắn kịp thời, đôn đốc sửa chữa và xử phạt theo quy định hiện hành của Nhà Nước về quản lý chất lượng công trình xây dựng.
Vào cuối tháng 6 và tháng 12 hàng năm, một Tổ kiểm tra liên ngành được thành lập do đại diện Sở Giao thông công chánh làm tổ trưởng và đại diện các Sở Xây dựng, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chánh-Vật giá, đại diện Ban Quản lý dự án khu vực công trình từ vốn sự nghiệp giao thông công chánh và đại diện các đơn vị nhận khoán. Tổ kiểm tra liên ngành có nhiệm vụ kiểm tra tình hình thực hiện quy định khoán, đánh giá kết quả làm được và những mặt còn thiếu sót, đề ra biện pháp khắc phục, đề xuất những thay đổi hoặc điều chỉnh bổ sung Quy định nếu xét thấy cần thiết và kiến nghị khen thưởng, kỷ luật đối với những đơn vị tham gia công tác khoán.
Đến kỳ kiểm tra, Ban Quản lý dự án khu vực công trình từ vốn sự nghiệp giao thông công chánh có nhiệm vụ gửi hồ sơ và tài liệu liên quan cho các thành viên Tổ kiểm tra trước 15 ngày để có thời gian xem xét trước.
3. Điều 6 được sửa đổi như sau :
Khoán quản lý đối với toàn bộ hệ thống cầu, đường bộ do Sở Giao thông công chánh quản lý trên địa bàn thành phố (có cập nhật bổ sung khối lượng hàng năm).
Đơn vị được giao khoán lập kế hoạch và dự toán kinh phí hàng năm cho công tác khoán như đã nêu tại Điều 4 Quy định này.
4. Điều 9 được sửa đổi, bổ sung là :
Hàng ngày, bên nhận khoán có trách nhiệm bố trí cán bộ tuần tra, kiểm tra, giám sát kỹ thuật thi công, theo dõi hiện trạng và cập nhật mọi diễn biến cụ thể của từng công trình (đoạn đường hay cầu). Cuối mỗi tháng báo cáo kết quả tình hình thực hiện công tác khoán, làm cơ sở cho việc kiểm tra, nghiệm thu.
+ Kiểm tra đợt 1 từ ngày 21 đến 25 mỗi tháng.
+ Kiểm tra đợt 2 từ ngày 28 đến 04 của tháng sau.
+ Nghiệm thu mỗi tháng từ ngày 05 đến 07 tháng sau.
Thành phần, nội dung và hình thức tổ chức nghiệm thu thực hiện đúng theo quy định hiện hành của Nhà nước.
Cơ sở để kiểm tra nghiệm thu là : Biên bản nghiệm thu, đánh giá chất lượng kỹ thuật ; Dự toán khoán đã được duyệt của từng đoạn đường, từng cầu; Hợp đồng giao nhận khoán và các quy định hiện hành của Nhà nước về quản lý chất lượng công trình xây dựng.
5. Điều 10 được sửa đổi, bổ sung là :
Phương thức nghiệm thu và thanh toán công tác khoán được áp dụng theo các quy định hiện hành của Nhà nước.
Điều 2.- Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Các điều khoản khác vẫn thực hiện theo Quyết định số 35/2000/QĐ-UB-ĐT ngày 25 tháng 5 năm 2000 của Ủy ban nhân dân thành phố.
Điều 3.- Chánh Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân thành phố, Giám đốc các Sở Kế hoạch và đầu tư, Sở Xây dựng, Sở Tài chánh-Vật giá, Sở Giao thông công chánh, Giám đốc Kho bạc Nhà nước thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận-huyện, Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình từ vốn sự nghiệp giao thông công chánh, Giám đốc Công ty Quản lý công trình giao thông Sài Gòn, Giám đốc Công ty Quản lý công trình cầu phà thành phố và các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.
Nơi nhận : | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ |
- 1 Quyết định 35/2000/QĐ-UB về khoán quản lý và sửa chữa thường xuyên cầu, đường bộ do Sở Giao thông công chánh quản lý trên địa bàn thành phố do Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 2 Quyết định 1460/QĐ-UBND năm 2014 về công tác quản lý, bảo dưỡng thường xuyên kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ do Sở Giao thông vận tải quản lý trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
- 3 Quyết định 701/QĐ-UBND năm 2019 công bố kết quả Hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật kỳ 2014-2018 do thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 4 Quyết định 701/QĐ-UBND năm 2019 công bố kết quả Hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật kỳ 2014-2018 do thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 1 Quyết định 2278/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Đề án thí điểm khoán quản lý và bảo dưỡng thường xuyên đường bộ trên địa bàn tỉnh Bình Phước
- 2 Quyết định 17/2000/QĐ-BXD về quản lý chất lượng công trình xây dựng do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành
- 3 Thông tư 09/2000/TT-BXD hướng dẫn lập và quản lý chi phí xây dựng công trình thuộc các dự án đầu tư do Bộ Xây dựng ban hành
- 1 Quyết định 2278/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Đề án thí điểm khoán quản lý và bảo dưỡng thường xuyên đường bộ trên địa bàn tỉnh Bình Phước
- 2 Quyết định 1460/QĐ-UBND năm 2014 về công tác quản lý, bảo dưỡng thường xuyên kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ do Sở Giao thông vận tải quản lý trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
- 3 Quyết định 701/QĐ-UBND năm 2019 công bố kết quả Hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật kỳ 2014-2018 do thành phố Hồ Chí Minh ban hành