Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH ĐỊNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 43/2021/QĐ-UBND

Bình Định, ngày 05 tháng 08 năm 2021

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY ĐỊNH CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU CÂY TRỒNG, MÙA VỤ GIAI ĐOẠN 2021 - 2025 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH ĐỊNH

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 21 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18 tháng 6 năm 2020;

Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Trồng trọt ngày 19 tháng 11 năm 2018;

Căn cứ Nghị định số 94/2019/NĐ-CP ngày 13 tháng 12 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Trồng trọt về giống cây trồng và canh tác;

Căn cứ Nghị định số 35/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ về quản lý, sử dụng đất trồng lúa;

Căn cứ Nghị định số 83/2018/NĐ-CP ngày 24 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ về khuyến nông;

Thực hiện Quyết định số 255/QĐ-TTg ngày 25 tháng 2 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2021-2025;

Căn cứ Nghị quyết số 11/2021/NQ-HĐND ngày 27 tháng 7 năm 2021của Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành Quy định chính sách hỗ trợ chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mùa vụ giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh Bình Định;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 203/TTr-SNN ngày 15 tháng 7 năm 2021.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định chính sách hỗ trợ chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mùa vụ giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh Bình Định.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20 tháng 08 năm 2021.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Khoa học và Công nghệ, Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh, Thủ trưởng các sở, ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ Nông nghiệp và PTNT;
- Bộ Tư pháp (Cục KTVBQPPL);
- Thường trực Tỉnh uỷ;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh;
- UBMTTQVN tỉnh;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- LĐVP UBND tỉnh;
- Trung tâm Tin học - Công báo tỉnh;
- Lưu: VT, K10, K17

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Tuấn Thanh

 

QUY ĐỊNH

CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU CÂY TRỒNG, MÙA VỤ GIAI ĐOẠN 2021 - 2025 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH
(Kèm theo Quyết định số 43/2021/QĐ-UBND ngày tháng năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định)

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Quy định này quy định một số chính sách hỗ trợ của Nhà nước cho các đối tượng thực hiện chuyển đổi cây trồng, mùa vụ giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh Bình Định và được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Các hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ gia đình, cá nhân (sau đây gọi là hộ sản xuất) thực hiện chuyển đổi cây trồng trên đất trồng lúa, trồng mía, trồng sắn kém hiệu quả sang các cây trồng hàng năm khác có hiệu quả kinh tế cao hơn và chuyển đổi sản xuất từ 3 vụ lúa/năm sang 2 vụ lúa/năm.

Điều 3. Nguyên tắc hỗ trợ

1. Hỗ trợ trực tiếp bằng tiền cho hộ sản xuất; hộ sản xuất phải mua giống cây trồng đảm bảo chất lượng, phù hợp với điều kiện sản xuất của địa phương.

2. Việc hỗ trợ phải công khai, minh bạch, đúng mức và đúng đối tượng.

3. Cây trồng chuyển đổi phải có thị trường tiêu thụ, có lợi thế cạnh tranh và hiệu quả kinh tế cao hơn cây trồng trước khi chuyển đổi.

4. Trong trường hợp có nhiều chính sách hỗ trợ cùng một nội dung, hộ sản xuất chỉ được nhận một chính sách hỗ trợ phù hợp nhất.

Điều 4. Thời gian thực hiện

Từ năm 2021 đến năm 2025.

Chương 2

NỘI DUNG, ĐIỀU KIỆN VÀ MỨC HỖ TRỢ

Điều 5. Hỗ trợ giá giống cây trồng cạn thực hiện chuyển đổi sản xuất trên đất trồng lúa, trồng mía, trồng sắn

1. Cây trồng chuyển đổi được hỗ trợ: cây ngô, lạc, mè, đậu đỗ (đậu xanh, đậu đen, đậu tương), cỏ chăn nuôi, rau màu (rau ăn lá, rau ăn trái, cây gia vị ngắn ngày).

2. Điều kiện hỗ trợ:

a) Thực hiện chuyển đổi cây trồng từ đất trồng lúa, trồng mía, trồng sắn kém hiệu quả sang trồng các cây trồng hàng năm quy định tại khoản 1 Điều này các vụ trong năm.

b) Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa theo đúng quy định của Luật Trồng trọt và Nghị định 94/2019/NĐ-CP ngày 13 tháng 12 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Trồng trọt về giống cây trồng và canh tác.

c) Chuyển đổi cây trồng trên đất trồng mía, trồng sắn theo kế hoạch chuyển đổi của Ủy ban nhân dân cấp xã xây dựng hàng năm và được Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt.

d) Diện tích chuyển đổi cơ cấu cây trồng phải tập trung, diện tích tối thiểu vùng chuyển đổi là 0,5 ha/vùng; có nguồn nước tưới chủ động, đối với chuyển đổi trên đất lúa có thể tiêu thoát nước, không bị ngập úng.

3. Mức hỗ trợ:

a) Số vụ chuyển đổi được hỗ trợ: Không quá 3 (ba) vụ chuyển đổi trên cùng một diện tích trong suốt thời gian thực hiện chính sách.

b) Ngân sách Nhà nước hỗ trợ:

- Hộ sản xuất là đồng bào dân tộc thiểu số: Hỗ trợ 100% giá giống cây trồng cạn.

- Các hộ sản xuất còn lại: Hỗ trợ 50% giá giống cây trồng cạn.

c) Định mức hỗ trợ:

- Giống ngô: 20 kg/ha; giống lạc: 200 kg/ha; giống mè: 6 kg/ha; giống đậu đỗ: 20 kg/ha; cỏ chăn nuôi: hỗ trợ 5.000.000 đồng/ha; rau màu: hỗ trợ 4.000.000 đồng/ha.

- Giá giống nêu trên tính theo giá thời điểm do Sở Tài chính thông báo.

Điều 6. Hỗ trợ giá giống lúa thuần thực hiện chuyển đổi từ sản xuất 3 vụ lúa/năm sang 2 vụ lúa/năm

1. Điều kiện hỗ trợ:

a) Thực hiện chuyển đổi từ sản xuất 3 vụ lúa/năm sang 2 vụ lúa/năm theo kế hoạch và được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

b) Diện tích phải tập trung theo vùng, diện tích tối thiểu vùng chuyển đổi là 1,0 ha/vùng; có nguồn nước tưới chủ động.

2. Mức hỗ trợ:

a) Số vụ chuyển đổi được hỗ trợ: Không quá 03 (ba) vụ Hè Thu trên cùng một diện tích trong suốt thời gian thực hiện chính sách.

b) Ngân sách Nhà nước hỗ trợ 50% giá giống lúa thuần.

c) Định mức hỗ trợ:

- Định mức hỗ trợ lúa giống: 120 kg/01 ha.

- Giá lúa giống hỗ trợ: Theo giá thời điểm do Sở Tài chính thông báo.

Chương 3

CƠ CHẾ HỖ TRỢ VÀ KINH PHÍ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH

Điều 7. Cơ chế hỗ trợ

Ngân sách nhà nước hỗ trợ được quy thành 100% và thực hiện theo cơ chế như sau:

1. Đối với thành phố Quy Nhơn: Ngân sách thành phố tự đảm bảo 100% kinh phí thực hiện.

2. Đối với 03 huyện miền núi Vân Canh, Vĩnh Thạnh, An Lão: Ngân sách tỉnh hỗ trợ 100% kinh phí thực hiện.

3. Đối với các huyện: Tây Sơn, Tuy Phước, Phù Cát, Phù Mỹ, Hoài Ân: Ngân sách tỉnh hỗ trợ 70% kinh phí; ngân sách huyện hỗ trợ 30% kinh phí thực hiện.

4. Đối với thị xã An Nhơn, Hoài Nhơn: Ngân sách tỉnh hỗ trợ 50% kinh phí; ngân sách thị xã hỗ trợ 50% kinh phí thực hiện.

Điều 8. Kinh phí thực hiện chính sách

Tổng kinh phí dự kiến hỗ trợ chính sách hỗ trợ chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mùa vụ giai đoạn 2021 - 2025 là 44.403 triệu đồng, trong đó:

1. Hỗ trợ thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa, trồng mía, trồng sắn: 37.475 triệu đồng gồm:

a) Hỗ trợ chuyển đổi trên đất trồng lúa: 19.942 triệu đồng.

b) Hỗ trợ chuyển đổi trên đất trồng mía: 3.940 triệu đồng.

c) Hỗ trợ chuyển đổi trên đất trồng sắn: 13.593 triệu đồng.

2. Hỗ trợ giá giống lúa thuần thực hiện chuyển đổi từ sản xuất 3 vụ lúa/năm sang 2 vụ lúa/năm: 6.928 triệu đồng.

Kinh phí hỗ trợ chính sách hàng năm thực hiện theo dự toán được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.

Điều . Nguồn vốn thực hiện chính sách

1. Nguồn kinh phí của ngân sách tỉnh (sự nghiệp kinh tế, đào tạo, khoa học)

2. Nguồn kinh phí của ngân sách huyện, thị xã, thành phố.

3. Nguồn kinh phí của hộ sản xuất.

4. Các nguồn vốn hợp pháp khác theo quy định

Chương 4

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 10. Ủy ban nhân dân tỉnh

1. Bố trí kinh phí hỗ trợ để triển khai thực hiện chính sách.

2. Chỉ đạo các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện chính sách.

Điều 11. Các sở, ban, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

a) Chủ trì, phối hợp với các địa phương, cơ quan liên quan tổ chức triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mùa vụ.

b) Giao nhiệm vụ các đơn vị chuyên môn trực thuộc Sở đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn, kiểm tra thực hiện chính sách hỗ trợ đạt kết quả; xây dựng mô hình trình diễn chuyển đổi cây trồng cạn trên đất trồng lúa, trồng mía, trồng sắn, mô hình chuyển đổi trên đất sản xuất 3 vụ lúa/năm; đào tạo, tập huấn về kỹ thuật sản xuất cho hộ sản xuất các nội dung liên quan đến chuyển đổi cây trồng, mùa vụ theo chương trình, kế hoạch khuyến nông hàng năm của tỉnh.

c) Hỗ trợ và phối hợp với các doanh nghiệp, Hợp tác xã nông nghiệp, địa phương trong việc triển khai thực hiện các dự án liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm trồng trọt.

d) Phối hợp với Sở Tài chính và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố kiểm tra việc thực hiện ở các địa phương và đề xuất hỗ trợ kinh phí.

e) Theo dõi, tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh về kết quả thực hiện chính sách.

2. Sở Tài chính:

a) Theo kết quả thẩm định của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (trên cơ sở báo cáo của các địa phương), Sở Tài chính tổng hợp trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét quyết định hỗ trợ kinh phí thực hiện.

b) Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các đơn vị liên quan hướng dẫn các địa phương thực hiện công tác thanh quyết toán kinh phí hỗ trợ theo quy định.

3. Sở Kế hoạch và Đầu tư: Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về xúc tiến đầu tư, xúc tiến thương mại trong lĩnh vực trồng trọt và thu hút đầu tư vào các dự án sản xuất, chế biến, xuất khẩu nông sản, nâng cao hiệu quả sản xuất.

4. Sở Khoa học và Công nghệ: Phối hợp, hướng dẫn Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và cơ quan liên quan đề xuất, xây dựng các nhiệm vụ khoa học công nghệ phục vụ chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mùa vụ đạt hiệu quả cao.

5. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố:

a) Xây dựng kế hoạch, triển khai thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mùa vụ trên địa bàn và báo cáo kết quả về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài chính để tổng hợp.

b) Xác định loại cây trồng, cơ cấu mùa vụ phù hợp định hướng chung của tỉnh; hỗ trợ hướng dẫn nông dân sử dụng giống mới, quy trình kỹ thuật sản xuất đạt hiệu quả.

c) Chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp xã tổng hợp nhu cầu kinh phí hỗ trợ sau khi kết thúc vụ gieo trồng, Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định phân bổ kinh phí hỗ trợ cho Ủy ban nhân dân cấp xã để chi trả trực tiếp cho hộ sản xuất.

d) Báo cáo kết quả thực chi gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài chính để thẩm định báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, hỗ trợ.

e) Bố trí ngân sách của huyện, thị xã, thành phố để thực hiện chính sách theo phân cấp của Ủy ban nhân dân tỉnh.

Điều 12. Điều khoản chuyển tiếp

Hộ sản xuất đã được hỗ trợ giá giống cây trồng cạn chuyển đổi trên đất chuyên trồng lúa theo Quyết định số 52/2015/QĐ-UBND ngày 25/12/2015 của Ủy ban dân tỉnh về việc ban hành Quy định về chính sách hỗ trợ phát triển giống cây trồng giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh Bình Định và hỗ trợ giá giống lúa thuần để thực hiện chuyển đổi trên đất sản xuất 3 vụ lúa/năm theo Quyết định số 38/2018/QĐ-UBND ngày 20/7/2018 của Ủy ban dân tỉnh Quy định một số chính sách hỗ trợ chuyển đổi cây trồng trên đất sản xuất 3 vụ lúa/năm sang 2 vụ lúa/năm và các loại cây trồng khác có hiệu quả đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Bình Định nhưng chưa đủ 3 vụ, nếu tiếp tục thực hiện chuyển đổi đáp ứng điều kiện theo Quy định này thì được hỗ trợ các vụ còn lại theo chính sách được quy định tại Quy định này.

Điều 13. Điều khoản thi hành

1. Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan có liên quan tổ chức triển khai thực hiện Quy định này.

2. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, các sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố phản ánh về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp và đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh điều chỉnh, bổ sung chính sách đã ban hành để đảm bảo phù hợp với tình hình thực tiễn và quy định của pháp luật./.

 

PHỤ LỤC

KHÁI TOÁN KINH PHÍ VÀ PHÂN KỲ KINH PHÍ HỖ TRỢ

Stt

Nội dung hỗ trợ

Tổng diện tích chuyển đổi
(ha)

Kinh phí
triệu đồng)

Phân ra các năm

Năm 2021

Năm 2022

Năm 2023

Năm 2024

Năm 2025

Diện tích chuyển đổi
(ha)

Kinh phí
(triệu đồng)

Diện tích chuyển đổi
(ha)

Kinh phí
(triệu đồng)

Diện tích chuyển đổi
(ha)

Kinh phí
(triệu đồng)

Diện tích chuyển đổi
(ha)

Kinh phí
(triệu đồng)

Diện tích chuyển đổi
(ha)

Kinh phí
(triệu đồng)

I

Hỗ trợ thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa, trồng mía, trồng sắn

6.671

37.475

1.322

3.156

1.328

5.494

1.374

9.585

1.350

9.668

1.298

9.571

1

Chuyển đổi cây trồng trên đất lúa

4.158

19.942

841

1.732

769

3.259

815

4.878

861

4.905

873

5.168

2

Chuyển đổi cây trồng trên đất trồng mía

700

3.940

117

246

159

621

151

983

137

1.076

136

1.013

3

Chuyển đổi cây trồng trên đất trồng sắn

1.813

13.593

364

1.178

400

1.614

408

3.724

352

3.687

289

3.390

II

Hỗ trợ giá giống lúa thuần thực hiện chuyển đổi từ sản xuất 3 vụ lúa/năm sang 2 vụ lúa/năm

2.444

6.928

946

1.021

572

1.639

317

1.981

302

1.286

307

1.000

 

Tổng cộng

9.114

44.403

2.267

4.178

1.900

7.133

1.691

11.566

1.652

10.954

1.605

10.571

 

KẾ HOẠCH

Đăng ký chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mùa vụ giai đoạn 2021-2025 theo cây trồng

Stt

Diện tích chuyển đổi

Kế hoạch chuyển đổi giai đoạn 2021-2025 (ha)

Phân ra các năm

Năm 2021

Năm 2022

Năm 2023

Năm 2024

Năm 2025

1

Chuyển đổi cây trồng trên đất lúa

4.158

841

769

815

861

873

 

- Cây ngô

1.180

220

220

235

251

254

 

- Cây lạc

843

200

153

149

167

175

 

- Cây mè

336

91

76

60

52

59

 

- Đậu đỗ

298

54

49

65

66

64

 

- Cây rau màu

760

159

152

156

151

143

 

- Cỏ chăn nuôi

743

118

120

151

176

179

2

Chuyển đổi cây trồng trên đất trồng mía

700

117

159

151

137

136

 

- Cây ngô

198

20

44

45

41

48

 

- Cây lạc

234

17

55

58

57

48

 

- Cây mè

18

5

4

4

2

3

 

- Đậu đỗ

73

15

15

15

14

14

 

- Cây rau màu

59

15

17

13

7

7

 

- Cỏ chăn nuôi

118

45

24

17

17

16

3

Chuyển đổi cây trồng trên đất trồng sắn

1.813

364

400

408

352

289

 

- Cây ngô

79

16

28

25

6

6

 

- Cây lạc

1.221

245

257

271

245

203

 

- Cây mè

115

18

28

28

27

15

 

- Đậu đỗ

17

3

4

4

4

4

 

- Cây rau màu

307

65

63

62

63

55

 

- Cỏ chăn nuôi

75

18

22

20

8

8

4

Chuyển đổi từ sản xuất 3 vụ lúa/năm sang 2 vụ lúa/năm

2.444

946

572

317

302

307

 

Tổng cộng

9.114

2.267

1.900

1.691

1.652

1.605

 

KẾ HOẠCH

Đăng ký chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mùa vụ giai đoạn 2021-2025 theo địa phương

Stt

Diện tích chuyển đổi

Kế hoạch chuyển đổi mới giai đoạn 2021- 2025 (ha)

Phân ra các năm

Năm 2021

Năm 2022

Năm 2023

Năm 2024

Năm 2025

I

Chuyển đổi cây trồng trên đất lúa

4.158

841

769

815

861

873

1

Thị xã Hoài Nhơn

789

122

142

159

177

189

2

Huyện An Lão

104

40

19

15

15

15

3

Huyện Phù Cát

560

180

105

100

90

85

4

Huyện Phù Mỹ

300

100

50

50

50

50

5

Huyện Tây Sơn

613

95

137

124

129

130

6

Huyện Vĩnh Thạnh

216

41

44

44

44

45

7

Huyện Hoài Ân

1.300

209

218

267

300

306

8

Huyện Vân Canh

276

54

55

56

57

54

II

Chuyển đổi cây trồng trên đất trồng mía

700

117

159

151

137

136

1

Huyện Phù Cát

50

7

24

19

0

0

2

Thị xã An Nhơn

6

3

3

0

0

0

3

Huyện Tây Sơn

611

101

126

125

130

129

4

Huyện Vĩnh Thạnh

20

4

4

4

4

4

5

Huyện Vân Canh

13

2

2

3

3

3

III

Chuyển đổi cây trồng trên đất trồng sắn

1.813

364

400

408

352

289

1

Huyện Phù Cát

676

130

140

150

130

126

2

Huyện Phù Mỹ

350

80

80

80

70

40

3

Thị xã An Nhơn

60

0

26

24

10

0

4

Huyện Tây Sơn

532

121

115

116

101

79

5

Huyện Vĩnh Thạnh

141

22

27,5

27,5

31

33

6

Huyện Vân Canh

54

11

11,5

10,5

10

11

IV

Chuyển đổi từ sản xuất 3 vụ lúa/năm sang 2 vụ lúa/năm

2.444

946

572

317

302

307

1

Thị xã Hoài Nhơn

336

289

47

0

0

0

2

Huyện Phù Cát

1.000

280

220

175

160

165

3

Huyện Phù Mỹ

500

100

100

100

100

100

4

Huyện Vĩnh Thạnh

438

243

171

8

8

8

5

Huyện Vân Canh

170

34

34

34

34

34

Tổng cộng

9.114

2.267

1.900

1.691

1.652

1.605