ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 43/2023/QĐ-UBND | Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 13 tháng 10 năm 2023 |
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Thủy lợi ngày 19 tháng 6 năm 2017;
Căn cứ Luật Quy hoạch ngày 24 tháng 11 năm 2017;
Căn cứ Luật Tài nguyên nước ngày 21 tháng 6 năm 2012;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 17 tháng 11 năm 2020;
Căn cứ Nghị định số 43/2015/NĐ-CP ngày 06 tháng 5 năm 2015 của Chính phủ quy định lập, quản lý hành lang bảo vệ nguồn nước;
Căn cứ Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật;
Căn cứ Nghị định số 60/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định một số điều kiện đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực tài nguyên nước và môi trường;
Căn cứ Nghị định số 136/2018/NĐ-CP ngày 05 tháng 10 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi một số điều của các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực tài nguyên nước và môi trường;
Căn cứ Nghị định số 154/2016/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật;
Căn cứ Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
Căn cứ Nghị định số 02/2023/NĐ-CP ngày 01 tháng 02 năm 2023 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên nước;
Căn cứ Thông tư số 40/2014/TT-BTNMT ngày 11 tháng 7 năm 2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định việc hành nghề khoan khai thác nước dưới đất;
Căn cứ Thông tư số 72/2017/TT-BTNMT ngày 29 tháng 12 năm 2017 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về việc xử lý, trám lấp giếng không sử dụng;
Căn cứ Thông tư số 05/2021/TT-BTNMT ngày 29 tháng 5 năm 2021 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Sở Tài nguyên và Môi trường thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Phòng Tài nguyên và Môi trường thuộc Ủy ban nhân dân huyện;
Căn cứ Thông tư số 03/2022/TT-BXD ngày 27 tháng 9 năm 2022 của Bộ Xây dựng hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan chuyên môn về xây dựng thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
Căn cứ Thông tư số 11/2022/TT-BTNMT ngày 20 tháng 10 năm 2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về sửa đổi, bổ sung một số điều của một số thông tư liên quan đến hoạt động kinh doanh thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Tài nguyên và Môi trường;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số 8575/TTr-STNMT-TNNKS ngày 14 tháng 9 năm 2023 và ý kiến của Sở Tư pháp tại Báo cáo kết quả thẩm định số 4504/BC-STP-VB ngày 24 tháng 8 năm 2023.
QUYẾT ĐỊNH:
“Điều 10. Tổ chức lấy ý kiến đại diện cộng đồng dân cư và tổ chức, cá nhân liên quan trong khai thác, sử dụng tài nguyên nước
1. Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm tham mưu Ủy ban nhân dân Thành phố tổ chức lấy ý kiến các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đối với dự án xây dựng công trình khai thác, sử dụng nguồn nước liên tỉnh như sau:
a) Hồ chứa, đập dâng xây dựng trên sông, suối thuộc trường hợp phải xin phép;
b) Công trình khai thác, sử dụng nước mặt không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này với lưu lượng từ 10 m3/giây trở lên;
c) Công trình chuyển nước giữa các nguồn nước;
2. Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm tổ chức lấy ý kiến các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đối với dự án xây dựng công trình khai thác, sử dụng nguồn nước nội tỉnh như sau:
a) Hồ chứa, đập dâng xây dựng trên sông, suối thuộc trường hợp phải xin phép;
b) Công trình khai thác, sử dụng nước mặt không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này với lưu lượng từ 10 m3/giây trở lên;
c) Công trình khai thác, sử dụng nước dưới đất (gồm một hoặc nhiều giếng khoan, giếng đào, hố đào, hành lang, mạch lộ, hang động khai thác nước dưới đất thuộc sở hữu của một tổ chức, cá nhân và có khoảng cách liền kề giữa chúng không lớn hơn 1.000 m) có lưu lượng từ 12.000 m3/ngày đêm trở lên”.
2. Sửa đổi khoản 1 Điều 11 như sau:
“1. Cấp, gia hạn, điều chỉnh, đình chỉ hiệu lực, thu hồi, cấp lại giấy phép tài nguyên nước.
a) Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm tiếp nhận, thẩm định, cấp phép và quản lý hồ sơ, giấy phép tài nguyên nước thuộc thẩm quyền cấp phép của Sở Tài nguyên và Môi trường và thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân Thành phố ủy quyền cho Sở Tài nguyên và Môi trường tại Điều 21 của Quyết định này.
b) Thực hiện việc thu phí thẩm định hồ sơ, lệ phí cấp phép về tài nguyên nước”.
3. Sửa đổi điểm a, điểm b, điểm e, khoản 2 Điều 12 như sau:
“a) Sở Xây dựng phối hợp với Tổng Công ty cấp nước Sài Gòn Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên, các đơn vị cấp nước cung cấp số liệu, dữ liệu về cấp nước sinh hoạt, sản xuất và dịch vụ khu vực đô thị; phối hợp với các đơn vị liên quan cung cấp số liệu, dữ liệu của các đơn vị thoát nước đô thị trên địa bàn Thành phố (hệ thống thu gom, nhà máy xử lý nước thải đô thị).
b) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Tổng Công ty cấp nước Sài Gòn Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên, các đơn vị cấp nước cung cấp số liệu, dữ liệu về cấp nước sinh hoạt, sản xuất và dịch vụ khu vực nông thôn.
e) Sở Y tế cung cấp số liệu kết quả kiểm tra định kỳ chất lượng nguồn nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt, chất lượng nước thải tại các cơ sở y tế.”
“Điều 17. Nguyên tắc cấp phép; căn cứ cấp phép; điều kiện cấp phép; thời hạn của giấy phép; gia hạn, điều chỉnh, đình chỉ hiệu lực, thu hồi giấy phép, trả lại giấy phép, chấm dứt hiệu lực của giấy phép, cấp lại giấy phép hoạt động tài nguyên nước; chuyển nhượng quyền khai thác tài nguyên nước
1. Nguyên tắc cấp phép; căn cứ cấp phép; điều kiện cấp phép; thời hạn giấy phép; gia hạn, điều chỉnh, đình chỉ hiệu lực, thu hồi, trả lại, chấm dứt hiệu lực, cấp lại giấy phép thăm dò nước dưới đất, giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất, giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt, giấy phép khai thác, sử dụng nước biển; chuyển nhượng quyền khai thác tài nguyên nước thực hiện theo quy định tại Điều 18, Điều 19, Điều 20, Điều 21, Điều 22, Điều 23, Điều 24, Điều 25, Điều 26, Điều 27, Điều 42 Nghị định số 02/2023/NĐ-CP ngày 01 tháng 02 năm 2023 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên nước; khoản 1, khoản 3, khoản 4, khoản 5 Điều 5, khoản 2, khoản 4 Điều 8, khoản 1, khoản 3 Điều 9, Điều 10, Điều 11 Nghị định số 60/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định một số điều kiện đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực tài nguyên nước và môi trường; khoản 2, khoản 6, khoản 7, khoản 8 Điều 7 Nghị định số 136/2018/NĐ-CP ngày 05 tháng 10 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi một số điều của các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực tài nguyên nước và môi trường.
2. Điều kiện cấp phép; thời hạn giấy phép; gia hạn, điều chỉnh nội dung, đình chỉ hiệu lực, thu hồi giấy phép, cấp lại giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất thực hiện theo quy định tại Điều 10 Nghị định số 60/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định một số điều kiện đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực tài nguyên nước và môi trường; khoản 1 Điều 7 Nghị định số 136/2018/NĐ-CP ngày 05 tháng 10 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi một số điều của các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực tài nguyên nước và môi trường; Điều 7, Điều 8, Điều 9, Điều 10, Điều 15 Thông tư số 40/2014/TT-BTNMT ngày 11 tháng 7 năm 2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định việc hành nghề khoan nước dưới đất”.
5. Sửa đổi điểm b khoản 5 Điều 18 như sau:
“b) Hồ chứa, đập dâng thủy lợi có dung tích toàn bộ nhỏ hơn 0,01 triệu m3 hoặc công trình khai thác nước mặt khác cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản với quy mô không vượt quá 0,1 m3/giây;
Trường hợp hồ chứa, đập dâng thủy lợi có dung tích toàn bộ nhỏ hơn 0,01 triệu m3 có quy mô khai thác cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản vượt quá 0,1 m3/giây hoặc có các mục đích khai thác, sử dụng nước khác có quy mô khai thác vượt quá quy định tại điểm b, điểm đ khoản này thì phải thực hiện đăng ký hoặc xin phép theo quy định tại Điều 20 của quy định này”.
“Điều 20. Các trường hợp công trình khai thác, sử dụng tài nguyên nước phải đăng ký, phải có giấy phép
1. Các trường hợp công trình khai thác, sử dụng tài nguyên nước phải đăng ký, bao gồm:
a) Hồ chứa, đập dâng thủy lợi có dung tích toàn bộ từ 0,01 triệu m3 đến 0,2 triệu m3 hoặc công trình khai thác, sử dụng nước mặt khác cho mục đích sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản (không bao gồm các mục đích khác có quy mô thuộc trường hợp phải cấp phép) với lưu lượng khai thác lớn hơn 0,1 m3/giây đến 0,5 m3/giây;
Trường hợp hồ chứa, đập dâng thủy lợi có dung tích toàn bộ từ 0,01 triệu m3 đến 0,2 triệu m3 có các mục đích khai thác, sử dụng nước có quy mô khai thác thuộc trường hợp phải có giấy phép thì phải thực hiện xin phép theo quy định.
b) Khai thác, sử dụng nước biển phục vụ các hoạt động sản xuất trên đất liền bao gồm cả nuôi trồng thủy sản, kinh doanh, dịch vụ với quy mô trên 10.000 m3/ngày đêm đến 100.000 m3/ngày đêm;
c) Khai thác, sử dụng nước dưới đất thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản 2 Điều 16 Nghị định số 02/2023/NĐ-CP và các trường hợp quy định tại điểm a, điểm d khoản 1 Điều 44 Luật Tài nguyên nước nằm trong danh mục vùng hạn chế khai thác nước dưới đất do Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh công bố;
d) Sử dụng nước dưới đất tự chảy trong moong khai thác khoáng sản để tuyển quặng mà không gây hạ thấp mực nước dưới đất hoặc bơm hút nước để tháo khô lượng nước tự chảy vào moong khai thác khoáng sản.
2. Các trường hợp khai thác, sử dụng tài nguyên nước phải có giấy phép, bao gồm:
a) Khai thác, sử dụng tài nguyên nước không thuộc trường hợp quy định tại Điều 18 và khoản 1 Điều này;
b) Các trường hợp quy định tại điểm a khoản này mà khai thác, sử dụng nước mặt trực tiếp từ hồ chứa, đập dâng thủy lợi, thủy điện, hệ thống kênh thủy lợi, thủy điện để cấp cho các mục đích kinh doanh, dịch vụ và sản xuất phi nông nghiệp (bao gồm cả khai thác nước cho hoạt động làm mát máy, thiết bị, tạo hơi, gia nhiệt) mà tổ chức, cá nhân quản lý, vận hành các hồ chứa, đập dâng thủy lợi, thủy điện, hệ thống kênh thủy lợi, thủy điện này chưa được cấp phép khai thác, sử dụng nước mặt cho các mục đích nêu trên”.
7. Sửa đổi, bổ sung Điều 21 như sau:
“Điều 21. Cấp, gia hạn, điều chỉnh, đình chỉ hiệu lực, thu hồi và cấp lại giấy phép hoạt động tài nguyên nước
Ủy ban nhân dân Thành phố ủy quyền cho Sở Tài nguyên và Môi trường xem xét cấp, gia hạn, điều chỉnh, đình chỉ hiệu lực, thu hồi và cấp lại giấy phép đối với các trường hợp sau:
1. Khai thác nước dưới đất đối với công trình có lưu lượng dưới 3.000 m3/ngày đêm;
2. Hồ chứa, đập dâng thủy lợi khai thác, sử dụng nước mặt cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản với lưu lượng dưới 2 m3/giây và có dung tích toàn bộ dưới 20 triệu m3 hoặc với lưu lượng từ 2 m3/giây trở lên và có dung tích toàn bộ dưới 03 triệu m3; công trình khai thác, sử dụng nước khác cấp cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản với lưu lượng khai thác dưới 5 m /giây;
3. Khai thác, sử dụng nước mặt để phát điện với công suất lắp máy dưới 2.000 kw;
4. Khai thác, sử dụng nước mặt cho các mục đích khác với lưu lượng dưới 50.000 m3/ngày đêm.
Việc ủy quyền được thực hiện kể từ ngày Quyết định này có hiệu lực thi hành cho đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2025”.
8. Sửa đổi, bổ sung Điều 22 như sau:
“Điều 22. Trình tự, thủ tục đăng ký sử dụng nước dưới đất, nước mặt, nước biển
Trình tự, thủ tục đăng ký khai thác nước dưới đất, nước mặt, nước biển thực hiện theo quy định tại Điều 38, Điều 39 của Nghị định số 02/2023/NĐ-CP ngày 01 tháng 02 năm 2023 của Chính phủ. Mẫu Tờ khai đăng ký công trình khai thác nước dưới đất, nước mặt, nước biển thực hiện theo quy định tại Phụ lục kèm theo Nghị định số 02/2023/NĐ-CP”.
“Điều 23. Trình tự, thủ tục, hồ sơ cấp giấy phép hoạt động tài nguyên nước
“1. Hồ sơ cấp, gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép thăm dò nước dưới đất; hồ sơ cấp, gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất; hồ sơ cấp, gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép khai thác, sử dụng nước nước mặt, nước biển; hồ sơ cấp lại giấy phép tài nguyên nước và hồ sơ đề nghị trả lại giấy phép tài nguyên nước thực hiện theo quy định tại Điều 30, Điều 31, Điều 32, Điều 33, Điều 34 của Nghị định số 02/2023/NĐ-CP ngày 01 tháng 02 năm 2023 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên nước.
2. Trình tự, thủ tục cấp giấy phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước
a) Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 35 Nghị định số 02/2023/NĐ-CP của Chính phủ.
b) Thẩm định đề án, báo cáo thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước trong hồ sơ đề nghị cấp phép (sau đây gọi chung là đề án, báo cáo):
Trong thời hạn 27 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định tại khoản 1 Điều này, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm thẩm định đề án, báo cáo; nêu cần thiết thì kiểm tra thực tế hiện trường, lập hội đồng thẩm định đề án, báo cáo. Trường hợp đủ điều kiện cấp phép, Sở Tài nguyên và Môi trường cấp giấy phép; trường hợp không đủ điều kiện để cấp phép thì trả lại hồ sơ cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép và thông báo lý do không cấp phép;
Trường hợp phải bổ sung, chỉnh sửa để hoàn thiện đề án, báo cáo thì Sở Tài nguyên và Môi trường gửi văn bản thông báo cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép nêu rõ những nội dung cần bổ sung, hoàn thiện đề án, báo cáo. Thời gian bổ sung, hoàn thiện đề án, báo cáo không tính vào thời gian thẩm định đề án, báo cáo. Thời gian thẩm định sau khi đề án, báo cáo được bổ sung hoàn chỉnh là 15 ngày làm việc;
Trường hợp phải lập lại đề án, báo cáo, Sở Tài nguyên và Môi trường gửi văn bản thông báo cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép nêu rõ những nội dung đề án, báo cáo chưa đạt yêu cầu, phải làm lại và trả lại hồ sơ đề nghị cấp phép.
c) Trả kết quả giải quyết hồ sơ cấp phép thực hiện theo khoản 3 Điều 35 Nghị định số 02/2023/NĐ-CP của Chính phủ.
3. Trình tự thực hiện thủ tục gia hạn, điều chỉnh, cấp lại giấy phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước
a) Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 36 Nghị định số 02/2023/NĐ-CP của Chính phủ.
b) Thẩm định đề án, báo cáo đối với trường hợp gia hạn, điều chỉnh giấy phép:
Trong thời hạn 22 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định tại khoản 1 Điều này, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm thẩm định đề án, báo cáo, nếu cần thiết kiểm tra thực tế hiện trường, lập hội đồng thẩm định đề án, báo cáo. Trường hợp đủ điều kiện gia hạn, điều chỉnh giấy phép thì Sở Tài nguyên và Môi trường cấp phép. Trường hợp không đủ điều kiện để gia hạn, điều chỉnh giấy phép, Sở Tài nguyên và Môi trường trả lại hồ sơ cho tổ chức, cá nhân và thông báo lý do không gia hạn, điều chỉnh giấy phép;
Trường hợp phải bổ sung, chỉnh sửa để hoàn thiện đề án, báo cáo, Sở Tài nguyên và Môi trường gửi văn bản thông báo cho tổ chức, cá nhân nêu rõ những nội dung cần bổ sung, hoàn thiện đề án, báo cáo. Thời gian bổ sung, hoàn thiện để án, báo cáo không tính vào thời gian thẩm định đề án, báo cáo. Thời gian thẩm định sau khi đề án, báo cáo được bổ sung hoàn chỉnh là 15 ngày làm việc;
Trường hợp phải lập lại đề án, báo cáo, Sở Tài nguyên và Môi trường gửi văn bản thông báo cho tổ chức, cá nhân nêu rõ những nội dung đề án, báo cáo chưa đạt yêu cầu, phải làm lại và trả lại hồ sơ.
c) Thẩm định hồ sơ đối với trường hợp cấp lại giấy phép:
Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định tại khoản 1 Điều này, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm thẩm định hồ sơ, nếu đủ điều kiện để cấp lại giấy phép thì Sở Tài nguyên và Môi trường cấp phép. Trường hợp không đủ điều kiện, Sở Tài nguyên và Môi trường trả lại hồ sơ cho tổ chức, cá nhân và thông báo lý do.
d) Trả kết quả giải quyết hồ sơ cấp phép thực hiện theo khoản 4 Điều 36 Nghị định số 02/2023/NĐ-CP của Chính phủ.
4. Trình tự, thủ tục trả lại giấy phép tài nguyên nước
Chủ giấy phép nộp trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc bản điện tử qua hệ thống cổng dịch vụ công trực tuyến 01 bộ hồ sơ đề nghị trả lại giấy phép cho Sở Tài nguyên và Môi trường. Trong thời hạn không quá 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định tại khoản 1 điều này, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm xem xét, kiểm tra và ký Quyết định chấp thuận đề nghị trả lại giấy phép tài nguyên nước.
5. Trình tự, thủ tục đình chỉ giấy phép và thu hồi giấy phép về tài nguyên nước thực hiện theo quy định tại Điều 40, Điều 41 của Nghị định số 02/2023/NĐ-CP của Chính phủ”.
1. Bổ sung cụm từ “thành phố Thủ Đức” vào sau cụm từ “Ủy ban nhân dân quận, huyện” tại khoản 1 Điều 2.
2. Thay thế cụm từ “Sở Giao thông vận tải chủ trì” bằng cụm từ “Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Cơ quan thường trực phòng, chống thiên tai của Ban Chỉ huy phòng thủ dân sự - phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn Thành phố Hồ Chí Minh chủ trì” tại Điều 7.
3. Thay thế cụm từ “Sở Giao thông vận tải chủ trì” bằng cụm từ “Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì” tại khoản 1 Điều 8.
4. Thay thế cụm từ “Sở Giao thông vận tải chủ trì” bằng cụm từ “Sở Xây dựng chủ trì” tại điểm b khoản 4 Điều 8.
5. Bãi bỏ điểm c khoản 2 Điều 12.
6. Bổ sung cụm từ “thu tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước” vào sau cụm từ “thu thuế tài nguyên nước” tại khoản 3 Điều 14.
7. Thay thế cụm từ “theo quy định tại Điều 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16 của Quy định về việc xử lý, trám lấp giếng không sử dụng ban hành kèm theo Quyết định số 14/2007/QĐ-BTNMT ngày 04 tháng 9 năm 2007 của Bộ Tài nguyên và Môi trường” bằng cụm từ “theo quy định của Thông tư số 72/2017/TT-BTNMT ngày 29 tháng 12 năm 2017 của Bộ Tài nguyên và Môi trường” tại khoản 3 Điều 15.
8. Thay thế cụm từ “quy định tại Điểm b khoản 2 Điều 10 của Quy định về việc xử lý, trám lấp giếng không sử dụng ban hành kèm theo Quyết định số 14/2007/QĐ-BTNMT ngày 04 tháng 9 năm 2007 của Bộ Tài nguyên và Môi trường” bằng cụm từ “quy định của Thông tư số 72/2017/TT-BTNMT ngày 29 tháng 12 năm 2017 của Bộ Tài nguyên và Môi trường” tại khoản 4 Điều 16.
9. Bổ sung cụm từ “ở các vùng mà mực nước không bị suy giảm quá mức” vào sau cụm từ “hộ gia đình” tại khoản 1 Điều 18.
10. Bổ sung cụm từ “ở các vùng mà mực nước không bị suy giảm quá mức” vào sau cụm từ “nghiên cứu khoa học” tại khoản 3 Điều 18.
11. Thay thế cụm từ “và không thuộc trường hợp quy định tại Điều 20 của quy định này” bằng cụm từ “ở các vùng mà mực nước không bị suy giảm quá mức” tại điểm a khoản 5 Điều 18.
12. Bãi bỏ khoản 6 Điều 15.
13. Bãi bỏ khoản 5 Điều 16.
14. Bãi bỏ Điều 19.
Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 11 năm 2023; các nội dung khác không được đề cập trong Quyết định này vẫn thực hiện theo các quy định ban hành tại Quyết định 57/2015/QĐ-UBND ngày 10 tháng 12 năm 2015 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh về ban hành Quy định quản lý tài nguyên nước trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố, Thủ trưởng các Sở, ban, ngành Thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận - huyện, thành phố Thủ Đức, phường - xã, thị trấn, các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |