ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 435/QĐ-UB | TP. Hồ Chí Minh, ngày 25 tháng 7 năm 1989 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA PHÒNG CÔNG NGHIỆP – TTCN TRỰC THUỘC UBND QUẬN
UỶ BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
- Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và UBND đã được Quốc hội thông qua ngày 30 tháng 6 năm 1983;
- Căn cứ quyết định số 90/QĐ-UB ngày 24-5-1989 của Ủy ban nhân dân thành phố về việc sắp xếp lại tổ chức bộ máy các cơ quan chuyên môn trực thuộc Uỷ ban nhân dân quận.
- Theo đề nghị của Trưởng ban Tổ chức chính quyền thành phố (tờ trình số 241/TCCQ ngày 3-6-1989) và của Giám đốc Sở Công nghiệp thành phố (công văn số 48/CN8 ngày 14-6-1989)
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. – Nay ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Phòng Công nghiệp – TTCN trực thuộc UBND quận.
Điều 2. – Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Các quy định trước đây trái với quyết định này đều bãi bỏ.
Điều 3. – Các đồng chí Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố, Trưởng ban Tổ chức chính quyền thành phố, Chỉ tịch Ủy ban nhân dân quận, Trưởng Phòng Công nghiệp – TTCN Quận và Thủ trưởng các Sở, Ban, Ngành thành phố có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.
| T/M ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ |
QUY CHẾ
TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA PHÒNG CÔNG NGHIỆP – TTCN TRỰC THUỘC UBND QUẬN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 435/QĐ-UB ngày 25-7-1989 của Ủy ban nhân dân thành phố)
I. – CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN
Điều 1. – Chức năng
Phòng Công nghiệp – TTCN là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân quận, chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Ủy ban nhân dân quận; đồng thời chịu sự chỉ đạo và hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ theo ngành của Sở Công nghiệp
Phòng Công nghiệp – TTCN có chức năng giúp Ủy ban nhân dân quận quản lý Nhà nước về mọi mặt hoạt động thuộc lĩnh vực công công nghiệp – TTCN đơn vị tất cả các thành phần kinh tế thuộc Ủy ban nhân dân quận quản lý và các đơn vị kinh tế mà Trung ương, thành phố đóng trong địa phương theo phân cấp
Phòng Công nghiệp – TTCN được sử dụng con dấu riêng và mở tài khoản ở Ngân hàng theo quy định của Nhà nước.
Điều 2. – Phòng Công nghiệp – TTCN có nhiệm vụ:
1/ Giúp Uỷ ban nhân dân quận xây dựng quy hoạch và kế hoạch phát triển sản xuất ngành công nghiệp – TTCN của quận phù hợp với quy hoạch và kế hoạch chung của thành phố, đồng thời giúp Ủy ban nhân dân quận chỉ đạo và quản lý việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch đã được Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt
2/ Giúp Ủy ban nhân dân quận tổ chức sắp xếp lại sản xuất công nghiệp – TTCN theo ngành kinh tế kỷ thuật bao gồm các thành phần kinh tế. Hướng dẫn và quản lý Nhà nước các cơ sở tập thể, hợp tác xã, các hộ tư nhân, cá thể sản xuất TCN – TCN hoạt động theo đúng chủ trương, chính sách và pháp luật của Nhà nước và của Ủy ban nhân dân thành phố, không ngừng củng cố kinh tế tập thể.
3/ Làm đầu mối và lập thủ tục trình Ủy ban nhân dân quận cấp giấy phép sản xuất, đồng thời kiểm tra giấy phép sản xuất kinh doanh, các đơn vị kinh tế cơ sở trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp – TTCN thuộc quận quản lý theo phân cấp cụ thể như sau:
- Phối hợp với Phòng Tổ chức chánh quyền lập thủ tục trình Ủy ban nhân dân thành phố xin thành lập hoặc giải thể các công ty, xí nghiệp quốc doanh, liên doanh, công ty, xí nghiệp tư doanh thuộc quận quản lý.
- Lập thủ tục trình Uỷ ban nhân dân quận ra quyết định thành lập, sát nhập hoặc giải thể các xí nghiệp hợp doanh, xí nghiệp đời sống thuộc quận quản lý. Cấp giấy phép sản xuất hoặc giải thể các hợp tác xã, tổ sản xuất TTCN, các hộ tiểu công nghiệp thuộc quận quản lý và hướng dẫn Ủy ban nhân dân phường xét cấp giấy phép sản xuất hoặc giải thể các cơ sở cá thể, kinh tế gia đình trên địa bàn phường.
4/ Cùng với các ngành tổng hợp của quận hướng dẫn uỷ ban nhân dân phường và các đơn vị kinh tế trực thuộc quận hoặc do quận quản lý, xây dựng kế hoạch sản xuất hàng năm theo dõi việc thực hiện và tổng hợp để cân đối kế hoạch sản xuất cho phù hợp. Kịp thời phản ánh những khó khăn, vướng mắc của cơ sở, đề xuất với cấp trên những kiến nghị sửa đổi những quy định không phù hợp cũng như các biện pháp tháo gỡ những khó khăn đẩy mạnh sản xuất.
5/ Chịu sự hướng dẫn và quản lý về chuyên môn, nghiệp vụ của sở quản lý ngành (Sở Công nghiệp) và các ngành kinh tế kỹ thuật có liên quan của thành phố, trên cơ sở đó Phòng Công nghiệp cụ thể hóa để hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, các quyết định, chỉ thị của Ủy ban nhân dân thành phố đối với các cơ sở sản xuất công nghiệp – TTCN thuộc quận quản lý. Phân cấp cho Ủy ban nhân dân phường quản lý, kiểm tra các chính sách, chế độ đối với các vệ sinh kinh tế cá thể, kinh tế gia đình trong địa bàn phường.
6/ Quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ về công tác quản lý công nghiệp – TTCN cho cán bộ, công nhân viên thuộc ngành do quận quản lý. Mở các lớp bồi dưỡng, đào tạo Chủ nhiệm, Phó Chủ nhiệm hợp tác xã, tổ trưởng, tổ phó sản xuất…củng cố, kiện toàn bộ phận quản lý công nghiệp – TTCN từ quận đến cơ sở và cán bộ quản lý sản xuất TTCN ở phường
Điều 3. – Quyền hạn
Phòng Công nghiệp – TTCN có quyền hạn:
- Triệu tập các cơ quan đơn vị phường, các cơ sở sản xuất, các cơ quan đơn vị thành phố, trung ương đóng trên địa bàn quận để họp triển khai các nhiệm vụ công tác do Phòng quản lý, phổ biến các chủ trương, quyết định của Ủy ban nhân dân thành phố và của quận.
- Ký các văn bản giao dịch, văn bản hướng dẫn nghiệp vụ, sao các văn bản pháp quy có liên quan đến ngành, giải quyết, xử lý những vấn đề thuộc phạm vi thẩm quyền do Ủy ban nhân dân quận phân công.
- Được tham dự các cuộc họp ở các ngành, các cấp có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của phòng.
- Kiểm tra, đôn đốc các đơn vị thuộc ngành ở phường, các đơn vị sản xuất thuộc quận, kiến nghị, đề xuất các biện pháp giải quyết các vấn đề lệch lạc, không hợp lý trong việc tổ chức thực hiện các chính sách, chế độ về công nghiệp, TCN và TCN ở địa phương.
II. – CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ BIÊN CHẾ
Điều 4. – Cơ cấu tổ chức và biên chế
Phòng Công nghiệp – TTCN do Trưởng phòng phụ trách, một Phó trưởng phòng giúp việc. Trưởng phòng là người chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động của Phòng trước Ủy ban nhân dân quận, đồng thời chịu trách nhiệm với Giám đốc Sở Công nghiệp về các mặt công tác do Sở phụ trách – Phó Trưởng phòng là người giúp việc cho Trưởng phòng thực hiện một số công việc do trưởng phòng phân công. Chịu trách nhiệm trực tiếp với trưởng phòng, liên đới chịu trách nhiệm trước cấp trên, được thay mặt trưởng phòng khi đi vắng.
- Trưởng phòng, Phó trưởng phòng do ủy ban nhân dân quận ra quyết định bổ nhiệm và miễn nhiệm sau khi có sự thỏa thuận bằng văn bản của Giám đốc Sở Công nghiệp thành phố.
Cơ cấu của Phòng Công nghiệp – TTCN gồm các cán bộ được phân công theo dõi, thực hiện các mặt công tác:
- Quản lý công nghiệp - TTCN
* Xí nghiệp quốc doanh, xí nghiệp hợp doanh 80, xí nghiệp liên doanh, xí nghiệp đời sống 54.
* Các xí nghiệp, công ty tư doanh, các hợp tác xã, tổ sản xuất, các hộ tiểu thủ công nghiệp, hộ cá thể
- Hành chính, tổng hợp, thanh tra chính sách và pháp chế
Căn cứ khối lượng công việc, tình hình cán bộ ở địa phương, xác định chức danh viên chức và ấn định biên chế chung của Phòng do ủy ban nhân dân thành phố giao cho quận hàng năm.
Trưởng phòng có trách nhiệm xây dựng lề lối làm việc của Phòng, các chế độ sinh hoat, hội họp báo cáo theo quy định hiện hành.
Điều 5. – Mối quan hệ công tác của Phòng Công nghiệp – TTCN:
1/ Đối với Uỷ ban nhân dân quận:
Là cơ quan tham mưu cho Ủy ban nhân dân quận quản lý Nhà nước đối với các cơ sở sản xuất công nghiệp – TTCN quốc doanh và ngoài quốc doanh, Phòng có trách nhiệm báo cáo tình hình sản xuất, phản ánh những khó khăn, vướng mắc của sửa chữa, đề xuất và kiến nghị với cấp trên những biện pháp tháo gỡ khó khăn, đẩy mạnh sản xuất và nhận chỉ thị của ủy ban nhân dân quận về các mặt công tác quản lý được phân công
2/ Đối với Sở Công nghiệp
Phòng Công nghiệp – TTCN chịu sự chỉ đạo và hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ. Chịu sự kiểm tra của sở chủ quản về việc tổ chức thực hiện và báo cáo kết quả công tác theo định kỳ cho Sở Công nghiệp.
3/ Đối với Phòng, Ban thuộc Ủy ban nhân dân quận.
Là mối quan hệ phối hợp, bình đẳng, Phòng Công nghiệp – TTCN có trách nhiệm bàn bạc thống nhất, hướng dẫn nghiệp vụ, hướng dẫn việc thực hiện với các ngành có liên quan như: kế hoạch, tài chánh lao động, ngân hàng v.v…nhằm bảo đảm hoàn thành kế hoạch và nhiệm vụ chính trị của địa phương.
4/ Với Ủy ban nhân dân phường
Hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, công tác quản lý Nhà nước về kinh tế đối với cơ sở sản xuất công nghiệp – TTCN; hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ quản lý công nghiệp – TTCN phường về kiểm tra, đôn đốc giúp ủy ban nhân dân phường thực hiện các quy định chủ trương, chính sách phát triển sản xuất của ủy ban nhân dân thành phố và của ngành.
5/ Đối với các đơn vị cơ sở sản xuất công nghiệp – TTCN trực thuộc ủy ban nhân dân quận và các đơn vị thuộc thành phố, trung ương đóng trên quận
Phòng Công nghiệp – TTCN trực tiếp hướng dẫn, kiểm tra và giải quyết các chế độ, thủ tục hành chánh đối với các đơn vị thuộc quận quản lý. Đối với các đơn vị thuộc ngành công nghiệp thành phố, trung ương đóng và hoạt động trên địa bàn quận, Phòng được tham mặt ủy ban nhân dân quận quản lý hành chánh Nhà nước trên địa bàn đối với các đơn vị này theo sự phân cấp của thành phố cho quận
III. - ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 6 – Quy chế này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành. Những quy định trước đây của ủy ban nhân dân thành phố trái với văn bản này đều bãi bỏ.
Đối với các quận, huyện có Phòng công – nông nghiệp (Bình Thạnh), Phòng công nghiệp – xây dựng (các huyện), hoặc Phòng Thủy sản – công nghiệp (Duyện hải), thì các phòng này được quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo bản quy chế này trong việc giúp Ủy ban nhân dân quận, huyện quản lý Nhà nước lĩnh vực công nghiệp – TTCN trên địa bàn quận, huyện.
Ủy ban nhân dân quận có trách nhiệm triển khai thực hiện quy chế này và theo hướng dẫn của Sở Công nghiệp. Giám đốc Sở Công nghiệp có trách nhiệm đôn đốc, theo dõi, kiểm tra việc thực hiện, trong quá trình thực hiện cùng với ủy ban nhân dân quận, tổng hợp tình hình báo cáo lên ủy ban nhân dân thành phố những kiến nghị bổ sung, sửa đổi khi cần thiết.
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ
- 1 Quyết định 4340/QĐ-UB-NC năm 1998 bãi bỏ các văn bản qui phạm pháp luật hết hiệu lực ban hành từ ngày 02/7/1976 đến ngày 31/12/1996 của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh
- 2 Quyết định 5986/QĐ-UB-NC năm 1998 bãi bỏ các văn bản qui phạm pháp luật hết hiệu lực thuộc lĩnh vực tổ chức bộ máy ban hành từ ngày 02/7/1976 đến ngày 31/12/1996 của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh
- 3 Quyết định 5986/QĐ-UB-NC năm 1998 bãi bỏ các văn bản qui phạm pháp luật hết hiệu lực thuộc lĩnh vực tổ chức bộ máy ban hành từ ngày 02/7/1976 đến ngày 31/12/1996 của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh
- 1 Quyết định 4340/QĐ-UB-NC năm 1998 bãi bỏ các văn bản qui phạm pháp luật hết hiệu lực ban hành từ ngày 02/7/1976 đến ngày 31/12/1996 của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh
- 2 Quyết định 5986/QĐ-UB-NC năm 1998 bãi bỏ các văn bản qui phạm pháp luật hết hiệu lực thuộc lĩnh vực tổ chức bộ máy ban hành từ ngày 02/7/1976 đến ngày 31/12/1996 của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh