Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NINH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 4358/QĐ-UBND

Quảng Ninh, ngày 26 tháng 12 năm 2016

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH TÀI NGUYÊN NƯỚC TỈNH QUẢNG NINH ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NINH

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Luật Tài nguyên nước năm 2012;

Căn cứ Nghị định số 201/2013/NĐ-CP ngày 27/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật tài nguyên nước;

Căn cứ Thông tư số 42/2015/TT-BTNMT ngày 29/9/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định kỹ thuật lập quy hoạch tài nguyên nước;

Căn cứ Nghị quyết số 33/2016/NQ-HĐND ngày 17/11/2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Ninh về việc thông qua Quy hoạch tài nguyên nước tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;

Xét đề nghị Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số 1068/TTr-TNMT-NKB ngày 23/12/2016,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch tài nguyên nước tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 với những nội dung chủ yếu sau:

I. Quan điểm, mục tiêu và phạm vi quy hoạch

1. Quan điểm quy hoạch

- Quy hoạch tài nguyên nước tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, quy hoạch vùng; gắn với quy hoạch sử dụng đất và các quy hoạch ngành có khai thác, sử dụng, phát triển tài nguyên nước, các yêu cầu về bảo vệ môi trường, cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh và các tài nguyên thiên nhiên khác để phát triển bền vững; phục vụ, góp phần hoàn thành các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường, bảo vệ tài nguyên nước, chủ động phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra trên địa bàn tỉnh;

- Quy hoạch bảo đảm tính toàn diện giữa nước mặt và nước dưới đất, giữa khai thác, sử dụng tài nguyên nước với bảo vệ tài nguyên nước; phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra, hướng đến phát triển bền vững; khai thác, sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả, tổng hợp và đa mục tiêu trên cơ sở khai thác tối ưu các nguồn lực;

2. Mục tiêu quy hoạch

a) Mục tiêu tổng quát:

- Quản lý, phân bổ nguồn nước đảm bảo hài hòa giữa các lợi ích, đảm bảo ưu tiên cấp nước cho sinh hoạt, công nghiệp, du lịch, dịch vụ, nông nghiệp và thủy sản; Bảo đảm công bằng và hợp lý giữa đối tượng khai thác, sử dụng nước, giữa các địa phương; Bảo vệ tài nguyên nước không bị ô nhiễm, suy thoái cạn kiệt, bảo vệ chức năng nguồn nước;

- Phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra nhằm đảm bảo an ninh lâu dài về tài nguyên nước, góp phần thúc đẩy, hoàn thành các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ninh;

- Làm cơ sở để xây dựng, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch các ngành có hoạt động khai thác, sử dụng, phát triển nguồn nước.

b) Mục tiêu cụ thể:

- Xác định thứ tự ưu tiên phân bổ nguồn nước cho các đối tượng khai thác, sử dụng nước;

- Phân bổ, chia sẻ nguồn nước cho các đối tượng khai thác, sử dụng nước chính như: nước phục vụ cho sinh hoạt; công nghiệp; nông nghiệp; du lịch, dịch vụ; thủy sản theo các giai đoạn đến năm 2020, năm 2025 và 2030;

- Xác định lượng nước dự phòng trong trường hợp biến động nhu cầu sử dụng nước cho các địa phương, địa bàn trọng điểm (Hạ Long, Móng Cái, Quảng Yên, Vân Đồn, Hải Hà) là 10% nhu cầu dùng nước, các địa phương khác là 5%.

3. Phạm vi quy hoạch

Quy hoạch toàn bộ phần diện tích đất liền trên địa bàn Tỉnh và các đảo có vị trí chiến lược về quốc phòng an ninh, đảo dân sinh, đảo có điều kiện phát triển du lịch trên địa bàn Tỉnh như: Cô Tô, Đảo Trần, Thanh Lân, Cái Chiên, Vĩnh Thực, Ngọc Vừng, Thắng Lợi, Quan Lạn, Bản Sen.

II. Nội dung chính của quy hoạch

1. Lượng nước có thể phân bổ cho các đối tượng khai thác, sử dụng dựa trên hiện trạng nguồn nước và năng lực của các công trình phát triển tài nguyên nước, công trình khai thác, sử dụng nước hiện có cụ thể:

- Tiềm năng nguồn nước trên địa bàn tỉnh là 9,98 tỷ m3 trong đó, nước mặt 8,35 tỷ m3, nước dưới đất 1,63 tỷ m3;

- Lượng nước có thể khai thác, sử dụng là 8,52 tỷ m3;

- Lượng nước có thể phân bổ là 7,56 tỷ m3.

2. Quy định chức năng nguồn nước cho 14 sông, suối có vai trò quan trọng trong phục vụ sản xuất và đời sống dân sinh, bảo tồn thủy sinh và bảo vệ môi trường (Phụ lục số 01);

3. Dự báo nhu cầu dùng nước của các ngành kinh tế - xã hội

- Giai đoạn đến năm 2020 tổng nhu cầu dùng nước là 1,01 tỷ m3/năm;

- Giai đoạn đến năm 2025 là tổng nhu cầu dùng nước là 1,27 tỷ m3/năm;

- Giai đoạn đến năm 2030 là tổng nhu cầu dùng nước 1,58 tỷ m3/năm.

4. Các nội dung chính của phân bổ nguồn nước

a) Thứ tự ưu tiên phân bổ nguồn nước

Thứ tự ưu tiên phân bổ nguồn nước cho các đối tượng khai thác, sử dụng nước trong kỳ quy hoạch được sắp xếp từ cao đến thấp như sau: (1) cấp nước cho sinh hoạt; (2) cấp nước cho công nghiệp; (3) cấp nước cho du lịch, dịch vụ; (4) cấp nước cho nông nghiệp; (5) cấp nước cho thủy sản.

b) Các chỉ tiêu phân bổ nguồn nước trong kỳ quy hoạch

+ Đến năm 2020: Đảm bảo nguồn cấp nước sinh hoạt là 100,57 triệu m3/năm, công nghiệp là 135,85 triệu m3/năm, du lịch, dịch vụ là 105,28 triệu m3/năm, nông nghiệp là 350,75 triệu m3/năm;

+ Đến năm 2025: Đảm bảo nguồn cấp nước sinh hoạt là 111,78 triệu m3/năm, công nghiệp là 269,41 triệu m3/năm, du lịch, dịch vụ là 159,57 triệu m3/năm, nông nghiệp là 338,28 triệu m3/năm;

+ Đến năm 2030: Đảm bảo nguồn cấp nước sinh hoạt là 139,68 triệu m3/năm, công nghiệp là 433,00 triệu m3/năm, du lịch, dịch vụ là 234,06 triệu m3/năm, nông nghiệp là 324,96 triệu m3/năm.

c) Xác định lượng nước phân bổ nguồn nước cho các đối tượng khai thác, sử dụng trong kỳ quy hoạch

- Trong trường hợp bình thường phân bổ bảo đảm 100% nhu cầu cho các đối tượng khai thác, sử dụng nước;

- Trong trường hợp hạn hán, thiếu nước (lượng nước đến tương ứng với tần suất 75%) lượng nước phân bổ cho các đối tượng khai thác, sử dụng nước được xác định theo thứ tự ưu tiên và lượng nước thiếu cụ thể:

+ Nước phục vụ cho sinh hoạt bảo đảm cấp đủ 100% nhu cầu;

+ Nước phục vụ cho công nghiệp bảo đảm 90% nhu cầu;

+ Nước phục vụ cho du lịch, dịch vụ bảo đảm 85% nhu cầu;

+ Nước phục vụ cho nông nghiệp bảo đảm 80% nhu cầu;

+ Nước phục vụ cho thủy sản bảo đảm 75% nhu cầu.

(Phụ lục số 02).

5. Các nội dung chính của bảo vệ tài nguyên nước

a) Đối với yêu cầu mục tiêu chất lượng nước duy trì theo giá trị quy định cột B1, QCVN 08 - MT: 2015/BTNMT yêu cầu chất lượng thải sinh hoạt tập trung, nước thải công nghiệp, nước thải y tế, nước thải khác xử lý trước đạt tiêu chuẩn hiện hành trước khi xả vào nguồn nước nước, cụ thể:

- Nước thải sinh hoạt xử lý đạt giá trị C tại cột B quy định tại QCVN 14:2008/BTNMT;

- Nước thải công nghiệp yêu cầu xử lý đạt giá trị C tại cột B quy định tại QCVN 40:2011/BTNMT;

- Nước thải y tế yêu cầu xử lý đạt giá trị C tại cột B quy định tại QCVN 28:2010/BTNMT;

- Nước thải khác, yêu cầu xử lý đạt giá trị C tại cột B quy định tại QCVN tương ứng.

b) Đối với yêu cầu mục tiêu chất lượng nước duy trì theo các giá trị cột A2, QCVN 08 - MT: 2015/BTNMT yêu cầu chất lượng thải sinh hoạt tập trung, nước thải công nghiệp, nước thải y tế, nước thải khác xử lý trước đạt tiêu chuẩn hiện hành trước khi xả vào nguồn nước nước, cụ thể:

- Nước thải sinh hoạt xử lý đạt giá trị C tại cột A quy định tại QCVN 14:2008/BTNMT;

- Nước thải công nghiệp yêu cầu xử lý đạt giá trị C tại cột A quy định tại QCVN 40:2011/BTNMT;

- Nước thải y tế yêu cầu xử lý đạt giá trị C tại cột A quy định tại QCVN 28:2010/BTNMT;

- Nước thải khác, yêu cầu xử lý đạt giá trị C tại cột A quy định tại QCVN tương ứng.

(Phụ lục số 03)

b) Xác định độ hạ thấp mực nước, ngưỡng giới hạn khai thác theo từng địa phương cho hai tầng chứa nước chính là đệ tứ và khe nứt (Phụ lục số 04).

6. Các nội dung chính của phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra

- Phòng, chống và giảm thiểu thiệt hại của lũ quét trên các sông suối nhỏ thuộc các huyện Hoành Bồ, Ba Chẽ, Tiên Yên, Bình Liêu. Phòng, chống sạt, lở bờ, bãi sông tại một số khu vực Bình Liêu, Uông Bí, Hoành Bồ, Hạ Long, Cẩm Phả. Phòng, chống sụt, lún đất do hoạt động thăm dò, khai thác nước dưới đất gây ra. Phòng chống bục nước các khu vực khai thác than;

- Phòng, chống và giảm thiểu các thiệt hại ngập úng, lũ lụt, ngập úng nhân tạo cho khu vực hạ lưu sông Ba Chẽ, sông Tiên Yên tập trung chủ yếu cho khu vực đồng bằng hạ lưu ven biển trong đó có thị trấn Ba Chẽ, Tiên Yên;

- Phòng, chống và giảm thiểu các thiệt hại của hạn hán cho các diện tích trồng lúa và hoa màu có nguy cơ cao bị hạn hán tại Đông Triều, Quảng Yên. Đảm bảo dòng chảy môi trường để phòng, chống xâm nhập mặn cho các tầng chứa nước, nguồn nước mặt.

7. Mạng giám sát tài nguyên nước

a) Mạng giám sát tài nguyên nước, khai thác, sử dụng nước bao gồm cả nước mặt và nước dưới đất trong đó có 10 vị trí giám sát tài nguyên nước mặt và 20 vị trí giám sát tài nguyên nước dưới đất;

b) Mạng giám chất lượng nước, xả nước thải vào nguồn nước tại 72 vị trí.

(Phụ lục số 05)

II. Giải pháp thực hiện quy hoạch

1. Nhóm giải pháp về quản lý nhà nước

- Ban hành các quy định phục vụ công tác quản lý tài nguyên nước theo quy định của Luật Tài nguyên nước, phù hợp với đặc điểm tài nguyên nước và công tác quản lý nhà nước của Tỉnh;

- Cập nhật, nâng cấp hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu tài nguyên nước, gắn với cơ sở dữ liệu về môi trường, đất đai bảo đảm tích hợp với hệ thống thông tin cơ sở dữ liệu về tài nguyên nước, cơ sở dữ liệu về tài nguyên và môi trường của Trung ương;

- Triển khai có hiệu quả các dự án phát triển tài nguyên nước, bảo vệ nguồn nước đảm bảo đúng lộ trình, tiến độ đề ra;

- Rà soát, lập danh mục và tăng cường quản lý nguồn thải từ 200m3/ngày đêm trở lên mà có nguy cơ gây sự cố môi trường biển và ô nhiễm các lưu vực sông;

- Công khai các thông tin về các cơ sở gây ô nhiễm và các nguồn nước bị ô nhiễm cho nhân dân biết và phát huy sức mạnh cộng đồng trong theo dõi, giám sát các hoạt động bảo vệ nguồn nước.

- Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục về tài nguyên nước, hướng dẫn nhân dân thực hiện các biện pháp bảo vệ tài nguyên nước, sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả và chấp hành các quy định của pháp luật về tài nguyên nước.

2. Nhóm giải pháp khoa học công nghệ để sử dụng tiết kiệm, hiệu quả và bảo vệ nguồn nước

- Áp dụng công nghệ sử dụng nước tiết kiệm và phát sinh ít nước thải;

- Ứng dụng công nghệ xử lý nước thải bảo đảm tiêu chuẩn trước khi thải ra môi trường;

- Sử dụng nước tuần hoàn, tái sử dụng nước và nâng cao hiệu suất sử dụng nước đối với ngành than, các khu công nghiệp có nhu cầu sử dụng nước lớn như Khu công nghiệp cảng biển Hải Hà; Khu công nghiệp Đầm Nhà Mạc.

- Tăng hiệu suất quay vòng sử dụng nước ở các nhà máy nhiệt điện;

- Chống thất thoát, lãng phí tài nguyên nước, nâng cao hiệu quả khai thác của các công trình thủy lợi, công trình cấp nước tập trung.

3. Nhóm giải pháp bảo vệ an toàn, an ninh nguồn nước

- Lập hành lang bảo vệ nguồn nước và xác định vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt;

- Duy trì và phát triển diện tích rừng đầu nguồn để bảo vệ nguồn sinh thủy quan trọng; bổ sung nhân tạo nước dưới đất thích hợp đối với từng vùng, đặc biệt là các đảo;

- Đảm bảo việc quan trắc giám sát chất lượng nước theo mạng điểm được phê duyệt; các Khu công nghiệp và các cơ sở có lưu lượng xả nước thải từ 1000 m3/ngày đêm trở lên thực hiện giám sát, quan trắc tự động nước thải đầu ra theo quy định;

- Ngành than: xây dựng các trạm xử lý nước thải cho những khu vực chưa có hoặc mở rộng các trạm đã có nhằm xử lý nước thải mỏ đạt tiêu chuẩn trước khi xả ra môi trường; xử lý nâng cao nước thải mỏ; có giải pháp xử lý nước chảy tràn bề mặt theo hướng thu gom, xử lý nước thải theo lưu vực.

4. Nhóm giải pháp phòng, chống hậu quả tác hại do nước gây ra

- Xây dựng, hoàn thiện và vận hành đúng quy trình các công trình phát triển nguồn nước và khai thác, sử dụng nước;

- Bố trí, sắp xếp dân cư, di dời các hộ dân ra khỏi vùng có nguy cơ cao về sạt lở, bờ sông, sụt lún đất;

- Tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với các hoạt động xây dựng, không cấp phép xây dựng tại các vùng có nguy cơ cao chịu ảnh hưởng của thiên tai do nước gây ra;

- Kiểm soát hoạt động khai thác than, khoáng sản, đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật về an toàn trong khai thác cũng như cải tạo, phục hồi môi trường các khu mỏ sau khi kết thúc khai thác;

- Kiểm soát việc khai thác, sử dụng nước dưới đất phòng tránh xâm nhập mặn, sụt, lún do khai thác nước dưới đất quá mức.

Ngành than: cải thiện môi trường sông suối, xây kè chống sạt lở lòng suối khu vực Cẩm Phả, Hạ Long, Uông Bí, chống sạt lở bờ sông suối, đảm bảo tiêu thoát nước, ngăn chặn bồi lắng hạ lưu.

5. Giải pháp đầu tư các dự án

a) Các dự án ưu tiên:

Tăng cường đầu tư các dự án phục vụ cho công tác quản lý tài nguyên và triển khai hiệu quả quy hoạch đề xuất 05 dự án thực hiện trong kỳ quy hoạch với tổng kinh phí là 47 tỷ đồng (Phụ lục số 06), trong đó:

- Giai đoạn đến năm 2020: 08 tỷ đồng;

- Giai đoạn 2020-2025: 20 tỷ đồng;

- Giai đoạn 2025-2030: 19 tỷ đồng

b) Giải pháp huy động nguồn vốn

Nguồn thực hiện các dự án từ nguồn ngân sách nhà nước từ các hoạt động tài nguyên nước theo quy định tại Điều 64 và Điều 65 Luật Tài nguyên nước; hợp tác công - tư (PPP); lồng ghép với các chương trình, dự án của Trung ương, tổ chức quốc tế, quy hoạch ngành, lĩnh vực, chương trình, kế hoạch ứng phó biến đổi khí hậu.

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Sở Tài nguyên và Môi trường

- Công bố, công khai quy hoạch được phê duyệt; quản lý giám sát việc thực hiện quy hoạch tài nguyên nước theo đúng quy định;

- Tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện việc phân bổ nguồn nước và điều phối các hoạt động khai thác, sử dụng nước của các ngành, địa phương để quản lý triển khai thực hiện có hiệu quả Quy hoạch tài nguyên nước;

- Hướng dẫn, đôn đốc các sở, ngành, huyện, thành phố, thị xã theo chức năng, nhiệm vụ được giao xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình, kế hoạch, đề án, dự án, bảo đảm phù hợp với các mục tiêu, nội dung, giải pháp của quy hoạch tài nguyên nước;

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, huyện, thành phố, thị xã và các cơ quan có liên quan thanh tra, kiểm tra việc thực hiện quy hoạch; định kỳ hàng năm, 5 năm sơ kết, tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm thực hiện Quy hoạch; trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định điều chỉnh nội dung quy hoạch khi cần thiết;

- Tổ chức cấp phép khai thác, sử dụng nước và xả nước thải vào nguồn nước theo Quy hoạch được phê duyệt.

2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Rà soát, điều chỉnh quy hoạch thủy lợi, quy hoạch cấp nước sạch vệ sinh môi trường nông thôn, các quy hoạch có khai thác, sử dụng tài nguyên nước phù hợp Quy hoạch tài nguyên nước được phê duyệt;

- Nghiên cứu chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi thích ứng với từng vùng và điều kiện biến đổi khí hậu nhằm tiết kiệm tài nguyên nước.

- Xây dựng, hoàn thiện và vận hành đúng quy trình các công trình thủy lợi;

- Thực hiện các biện pháp bảo vệ tài nguyên nước có liên quan đến việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, xử lý chất thải trong nông nghiệp và các giải pháp bảo vệ, phát triển rừng đầu nguồn.

3. Sở Xây dựng

- Rà soát, điều chỉnh quy hoạch cấp nước và hệ thống cấp nước phòng cháy chữa cháy tập trung tại các đô thị và khu công nghiệp, quy hoạch thoát nước phù hợp Quy hoạch tài nguyên nước được phê duyệt;

- Tổ chức thẩm định, trình phê duyệt các đồ án quy hoạch xây dựng đô thị, các dự án có nhu cầu khai thác, sử dụng nước trên địa bàn tỉnh phù hợp Quy hoạch tài nguyên nước.

- Thực hiện quy hoạch cấp, thoát nước đô thị; triển khai thực hiện các dự án cấp nước và xử lý nước thải;

- Thực hiện quy hoạch về thu gom xử lý chất thải rắn, chất thải nguy hại, thoát nước, đặc biệt là khu vực đô thị và các khu công nghiệp.

4. Ban Xúc tiến và Hỗ trợ đầu tư: thu hút kêu gọi đầu tư các dự án sử dụng nguồn vốn xã hội hóa, các dự án hình thức đầu tư hợp tác công tư.

5. Ban Quản lý Khu kinh tế: Tăng cường giám sát hoạt động xử lý nước thải tập trung và xả nước thải sau khi xử lý vào nguồn nước; trực tiếp đôn đốc các doanh nghiệp kinh doanh về cơ sở hạ tầng khu công nghiệp phải khẩn trương thi công xây dựng công trình nhà máy xử lý nước thải tập trung cho các khu công nghiệp.

6. Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính cân đối, bố trí vốn đầu tư hàng năm theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước để thực hiện có hiệu quả các nội dung của Quy hoạch.

7. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã: Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn có trách nhiệm thực hiện các biện pháp bảo vệ tài nguyên nước tại địa phương; phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường triển khai thực hiện quy hoạch hiệu quả; nâng cao hiệu lực hiệu quả.

8. Tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng nước, xả nước thải vào nguồn nước: Xây dựng kế hoạch khai thác, sử dụng nước hàng năm; áp dụng, ứng dụng khoa học công nghệ trong khai thác, sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả, giảm thất thoát tài nguyên nước; xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn theo mục tiêu chất lượng nước trước khi xả vào nguồn nước, tái sử dụng nguồn nước sau xử lý.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Các Ông (bà): Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân Tỉnh; Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường; Thủ trưởng các Sở, ban, ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và các tổ chức, cá nhân có liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.

 


Nơi nhận:
- Bộ Tài nguyên và Môi trường;
- Tổng cục Môi trường;
- TT.TU, TT.HĐND Tỉnh;
- CT, các PCT UBND Tỉnh;
- Như Điều 3;
- V0, V1, V2, V3, V5, MT;
- Trung tâm Thông tin;
- Lưu: VT, CN;
83.MT - 35 bản, M-QĐ 139

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Nguyễn Đức Long

 

PHỤ LỤC 01

CHỨC NĂNG NGUỒN NƯỚC CÁC SÔNG, SUỐI
(Kèm theo Quyết định số 4358/QĐ-UBND ngày 26 tháng 12 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh)

TT

Tên sông

Vị trí nguồn nước, đoạn sông

Chức năng nguồn nước

Từ vị trí

Đến vị trí

1

Sông Tiên Yên

 

 

 

 

Đoạn 1

Xã Hoành Mô, huyện Bình Liêu

Nhập lưu với sông Bắc Phe tại xã Lục Hồn, huyện Bình Liêu

1. Cấp nước nông nghiệp

2. Cấp nước công nghiệp

 

Đoạn 2

Nhập lưu với sông Bắc Phe (tại xã Lục Hồn)

Nhập lưu với sông Ngạn Chi tại xã Vô Ngại, huyện Bình Liêu

1. Cấp nước sinh hoạt

2. Cấp nước nông nghiệp

3. Cấp nước công nghiệp

 

Đoạn 3

Nhập lưu với sông Ngạn Chi, xã Vô Ngại, huyện Bình Liêu

Ranh giới huyện Bình Liêu và Tiên Yên tại xã Phong Dụ, huyện Tiên Yên

1 .Cấp nước nông nghiệp

2. Cấp nước công nghiệp

 

Đoạn 4

Ranh giới huyện Bình Liêu và Tiên Yên tại xã Phong Dụ, huyện Tiên Yên

Ranh giới xã Phong Dụ và xã Yên Than, huyện Tiên Yên

1 .Cấp nước nông nghiệp

2. Cấp nước công nghiệp

3. Cấp nước thủy sản

 

Đoạn 5

Ranh giới xã Phong Dụ và xã Yên Than, huyện Tiên Yên

Nhập lưu vào sông Phố Cũ tại thị trấn Tiên Yên

1. Cấp nước sinh hoạt

2. Cấp nước công nghiệp

2

Sông Phố Cũ

 

 

Đoạn 1

Từ thượng nguồn sông Phố Cũ tại xã Hà Lâu, huyện Tiên Yên

Đến ranh giới xã Điền Xá và xã Yên Than, huyện Tiên Yên

1. Cấp nước nông nghiệp

2. Cấp nước công nghiệp

 

Đoạn 2

Đến ranh giới xã Điền Xá và xã Yên Than, huyện Tiên Yên

Nhập lưu vào sông Tiên Yên, tại thị Trấn Tiên Yên

1. Cấp nước sinh hoạt

2. Cấp nước công nghiệp

3

Sông Ba Chẽ

 

 

Đoạn 1

Từ thượng nguồn tại xã Đồng Sơn, huyện Hoành Bồ

Nhập lưu với sông Quánh tại xã Minh Cầm, huyện Ba Chẽ

1. Cấp nước nông nghiệp

 

Đoạn 2

Nhập lưu với sông Quánh tại xã Minh Cầm, huyện Ba Chẽ

Nhập lưu với sông Khe Pụt, xã Thanh Sơn, huyện Ba Chẽ

1. Cấp nước nông nghiệp

2. Cấp nước công nghiệp

 

Đoạn 3

Nhập lưu với sông Khe Pụt, xã Thanh Sơn, huyện Ba Chẽ

Nhập lưu với sông Làng Cổng tại xã Đồn Đạc, huyện Ba Chẽ

1. Cấp nước nông nghiệp

2. Cấp nước công nghiệp

 

Đoạn 4

Nhập lưu với sông Làng Cổng tại xã Đồn Đạc, huyện Ba Chẽ

Nhập lưu với sông Nam Kim tại xã Nam Sơn, huyện Ba Chẽ

1. Cấp nước sinh hoạt

2. Cấp nước công nghiệp

 

Đoạn 4

Nhập lưu với sông Nam Kim tại xã Nam Sơn, huyện Ba Chẽ

Đập dâng Ba Chẽ

1 .Cấp nước nông nghiệp

2. Cấp nước thủy sản

4

Sông Ka Long

Thành phố Móng Cái

2. Cấp nước cho nông nghiệp

5

Sông Thín Cóng

 

 

Đoạn 1

Từ thượng nguồn, xã Hải Sơn, TP Móng Cái

Hồ Tràng Vinh, xã Hải Sơn, TP Móng Cái

1. Cấp nước sinh hoạt

2. Cấp nước công nghiệp

 

Đoạn 2

Hồ Tràng Vinh, xã Hải Sơn, TP Móng Cái

Nhập lưu với sông Đầu, xã Quảng Nghĩa, TP Móng Cái

1. Cấp nước sinh hoạt

2. Cấp nước công nghiệp

3. Cấp nước nông nghiệp

4. Cấp nước thủy sản

6

Sông Hà Cối

Huyện Hải Hà

1. Cấp nước sinh hoạt

2. Cấp nước công nghiệp

3. Cấp nước nông nghiệp

7

Sông Tài Chi

Huyện Hải Hà

1. Cấp nước công nghiệp

2. Cấp nước sinh hoạt

3. Cấp nước nông nghiệp

8

Sông Đầm Hà

 

 

Đoạn 1

Từ thượng nguồn tại xã Quảng Lâm, huyện Đầm Hà

Nhập lưu với sông Siêng Lống tại xã Quảng Lợi, huyện Đầm Hà

1. Cấp nước nông nghiệp

 

Đoạn 2

Nhập lưu với sông Siềng Lống tại xã Quảng Lợi, huyện Đầm Hà

Đến hạ lưu sông tại xã Tân Bình, huyện Đầm Hà

1. Cấp nước sinh hoạt

2. Cấp nước nông nghiệp

3. Cấp nước công nghiệp

9

Sông Diễn Vọng

 

 

 

 

Đoạn 1

Từ thượng nguồn

Đến đập Đá Bạc

1 .Cấp nước sinh hoạt

2. Cấp nước công nghiệp

 

Đoạn 2

Từ đập Đá Bạc

Hạ Lưu

1. Cấp nước công nghiệp

10

Sông Mằn

Huyện Hoành Bồ

1. Cấp nước sinh hoạt

2. Cấp nước nông nghiệp

11

Sông Thác Nhoòng

Huyện Hoành Bồ

1. Cấp nước sinh hoạt

2. Cấp nước nông nghiệp

3. Cấp nước công nghiệp

12

Sông Trung Lương

Thị xã Đông Triều

1 .Cấp nước sinh hoạt

2. Cấp nước công nghiệp

13

Sông Uông

 

 

1. Cấp nước công nghiệp

 

Đoạn 1

Từ thượng nguồn

Đến đập Lán Tháp

1. Cấp nước sinh hoạt

2. Cấp nước công nghiệp

3. Cấp nước nông nghiệp

 

Đoạn 2

Từ đập Lán Tháp

Đến đập tràn nhà máy điện

1. Cấp nước công nghiệp

14

Sông Sinh

Thành phố Uông Bí

1. Cấp nước công nghiệp

 

PHỤ LỤC 01 (TIẾP)

CHỨC NĂNG NGUỒN NƯỚC HỒ CHỨA
(Kèm theo Quyết định số 4358/QĐ-UBND ngày 26 tháng 12 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh)

TT

Huyện, thị xã, TP

Danh mục nguồn nước

Chức năng hồ chứa

1

TP. Hạ Long

Các hồ: Khe Cá, Sau Làng, Khe Lởi, Khu 5, Cái Tần, Cái Mắm, Đầm Khu 3, Khe Sung

Cấp nước nông nghiệp

2

TP. Móng Cái

Các hồ: Hồ Tràng Vinh, Dân Tiến, Quất Đông, Vạn Gia, Kim Tinh, Đoan Tĩnh

Cấp nước sinh hoạt, nông nghiệp, công nghiệp, du lịch, dịch vụ

Các hồ: Lục Phủ (Pìng Hồ), Dân Tiến, Giếng Cối, Khe Năng, Mã Sầu Thán (Thán Phún), Khe Cầu, Cái Vĩnh, Đội 11, Từ Vè, Cái Lấm, Khe Nà, Lẩm Coỏng, Sau Ủy ban, Đội 12, Gốc Khế,

Cấp nước nông nghiệp

3

TP. Cẩm Phả

Hồ Cao Vân, Khe Rữa

Cấp nước sinh hoạt, nông nghiệp, công nghiệp, du lịch, dịch vụ

Các hồ: Đầm Đá, Đồng Cầu, Khe Cả, Đồng Cói, Yên Ngựa, Rừng Miễu, Cống Đá, Tân Tiến, Ao Chảo, Ao Cói, Ruộng Bồng, Cây Cam, Bắc Nhòm, Cái Tăm, Ông Trúc

Cấp nước nông nghiệp

4

TP. Uông Bí

Hồ Yên Trung

Cấp nước nông nghiệp và cảnh quan du lịch

Các hồ: Ông Tại, Đầm Phường, Đầm Mây, Tân Lập, Ba Za

Cấp nước nông nghiệp

5

TX. Đông Triều

Các hồ: Khe Chè, Bến Châu

Cấp nước sinh hoạt, nông nghiệp, công nghiệp

Các hồ: Trại Lốc 1, Trại Lốc 2, Đồng Đò 1, Đồng Đò 2, Nội Hoàng, Khe Ươn 1, Yên Dưỡng, Đá Trắng, Đập Làng, Tân Yên, Cổ Lễ, Gốc Thau, Linh Sơn, Sống Rắn, Trại Nứa, Rộc Chày, Cầu Cuốn, Lỗ Chỉnh, Chùa Quỳnh, Bắc Mã, Suối Môi, Nhà Bò, Khe Tắm, Suối Sai, Đìa Sen, Sinh Đề, Đập Cái

Cấp nước nông nghiệp

6

TX. Quảng Yên

Hồ Yên Lập

Cấp nước sinh hoạt, nông nghiệp, công nghiệp, du lịch, dịch vụ

Các hồ: Gà Gô, Đông Mai, Khe Thự, Bồng Ngai, Núi Dinh, Rộc Bồng, Cành Chẽ, Giếng Mùi, Ông Xuyên, Khe Giá,

Cấp nước nông nghiệp

7

Huyện Hoành Bồ

Khe Chính, An Biên, Rộc Cả, Rộc Cùng, Rộc Miễu ( Rộc Mười), Chân Đèo, Rộc Ngô, Khe Chùa (Suối Páo), Khe Khoai, Khe Mằn, Đồng Khuôn, Khe Hon, 2F, Hà Nùng, Đồng Má, Khe Chùa

Cấp nước nông nghiệp

8

Huyện Vân Đồn

Các hồ: Mắt Rồng, Lòng Dinh, Cẩu Lẩu, Ngọc Thủy

Cấp nước sinh hoạt, nông nghiệp, công nghiệp, du lịch, dịch vụ

Các hồ: Khe Mai, Voòng Tre, Khe Bòng, Xuyên Hùng 2, Đi Ba, Khe Chàm, Đồng Lĩnh, Vạ Chàm, Kí Vầy, Đầm Tròn, Khe Rùa, Ông Tĩnh, Tống Hôn (Xuyên Hùng 1), Ông Thành, Thôn 8, Đông Thái, Cái Xuôi, Đầm Làng, Ông Khảm, Hòa Bình, Đài Mỏ, Chương Sam, Nhà Thạch (ông Tiên), Coóc Sếch, Ông Giáp, Khe Quýt, Ông Lâm

Cấp nước nông nghiệp

9

Huyện Tiên Yên

Hồ Khe Cát

Cấp nước sinh hoạt, nông nghiệp

Các hồ: Khe Táu, Thôn Hạ, Thôn Trung, Nông Sơn, Đồng Và, Thôn Thượng, Hải Yên, Đá Lạn, Trương Quý, 1-5, Yên Hải, Cái Khánh, Thanh Hải, Khe Muối,

Cấp nước nông nghiệp

10

Huyện Ba Chẽ

Hồ Khe Lọng Trong; Khe Mười

Cấp nước sinh hoạt, nông nghiệp

11

Huyện Bình Liêu

Hồ Khe Lánh

Cấp nước nông nghiệp

12

Huyện Đầm Hà

Hồ Đầm Hà Động, Tân Bình

Cấp nước sinh hoạt, nông nghiệp, công nghiệp

13

Huyện Hải Hà

Hồ Chúc Bài Sơn

Cấp nước sinh hoạt, nông nghiệp, công nghiệp

Các hồ: Khe Dầu, Khe Đình

Cấp nước sinh hoạt, nông nghiệp

14

Huyện Cô Tô

Các hồ: Vàn Chảy, Trường Xuân, C4, Chiến Thắng 1, Chiến Thắng 2, Bạch Vân

Cấp nước sinh hoạt, nông nghiệp, du lịch, dịch vụ

Các hồ: Thầu Mỷ, Ông Thanh, Ông Cự, Hải Tiến, C21, C22, Ông Vụ, Ông Mẫn, Ông Nội, Thôn 1, Ông Lý, Ông Giáo, Ông Tỏe, Bà Gừng

Cấp nước nông nghiệp

 

PHỤ LỤC 02:

THỨ TỰ ƯU TIÊN VÀ TỶ LỆ PHÂN BỔ
(Kèm theo Quyết định số 4358/QĐ-UBND ngày 26 tháng 12 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh)

BẢNG 1. TỶ LỆ PHÂN BỔ TRONG ĐIỀU KIỆN BÌNH THƯỜNG

Đơn vị: Triệu m3

TT

Đối tượng sử dụng nước

Tỷ lệ phân bổ

Năm 2020

Năm 2025

Năm 2030

1

Sinh hoạt

100%

100,57

111,78

139,68

2

Công nghiệp

100%

135,85

269,41

433

3

Du lịch, dịch vụ

100%

105,28

159,57

234,06

4

Nông nghiệp

100%

350,75

338,28

324,96

5

Thủy sản

100%

230,9

277,08

304,78

BẢNG 2. TỶ LỆ PHÂN BỔ TRONG ĐIỀU KIỆN HẠN HÁN, THIẾU NƯỚC

Đơn vị: Triệu m3

TT

Hộ dùng nước

Tỷ lệ phân bổ

Năm 2020

Năm 2025

Năm 2030

1

Sinh hoạt

100%

100,57

111,78

139,68

2

Công nghiệp

90%

122,27

242,47

389,70

3

Du lịch, dịch vụ

85%

89,49

135,63

198,95

4

Nông nghiệp

80%

280,60

270,62

259,97

5

Thủy sản

75%

173,18

207,81

228,59

 

PHỤ LỤC 03:

MỤC TIÊU CHẤT LƯỢNG NƯỚC CÁC SÔNG
(Kèm theo Quyết định số 4358/QĐ-UBND ngày 26 tháng 12 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh)

TT

Tên sông

Vị trí nguồn nước các đoạn sông

Chức năng chính của nguồn nước

Mục tiêu CLN

Yêu cầu chất lượng nước xả thải

Từ vị trí

Đến vị trí

1

Sông Tiên Yên

 

 

 

 

 

 

Đoạn 1

Xã Hoành Mô, huyện Bình Liêu

Nhập lưu với sông Bắc Phe tại xã Lục Hồn, huyện Bình Liêu

1. Cấp nước nông nghiệp

2. Cấp nước công nghiệp

B1

- Đối với nước thải sinh hoạt xử lý đạt giá trị C tại cột B của QCVN 14:2008/BTNMT

- Đối với nước thải công nghiệp yêu cầu xử lý đạt giá trị C tại cột B của QCVN 40:2011/BTNMT

- Đối với nước thải y tế yêu cầu xử lý đạt giá trị C tại cột B của QCVN 28:2010/BTNMT

- Đối với nước thải khác, yêu cầu xử lý đạt giá trị C tại cột B quy định tại QCVN tương ứng.

 

Đoạn 2

Nhập lưu với sông Bắc Phe (tại xã Lục Hồn)

Nhập lưu với sông Ngạn Chi tại xã Vô Ngại, huyện Bình Liêu

1. Cấp nước sinh hoạt

2. Cấp nước nông nghiệp

3. Cấp nước công nghiệp

A2

- Đối với nước thải sinh hoạt xử lý đạt giá trị C tại cột A của QCVN 14:2008/BTNMT

- Đối với nước thải công nghiệp yêu cầu xử lý đạt giá trị C tại cột A của QCVN 40:2011/BTNMT

- Đối với nước thải y tế yêu cầu xử lý đạt giá trị C tại cột A của QCVN 28:2010/BTNMT

- Đối với nước thải khác, yêu cầu xử lý đạt giá trị C tại cột A quy định tại QCVN tương ứng.

 

Đoạn 3

Nhập lưu với sông Ngạn Chi, xã Vô Ngại, huyện Bình Liêu

Ranh giới huyện Bình Liêu và Tiên Yên tại xã Phong Dụ, huyện Tiên Yên

1 .Cấp nước nông nghiệp

2. Cấp nước công nghiệp

B1

- Đối với nước thải sinh hoạt xử lý đạt giá trị C tại cột B của QCVN 14:2008/BTNMT

- Đối với nước thải công nghiệp yêu cầu xử lý đạt giá trị C tại cột B của QCVN 40:2011/BTNMT

- Đối với nước thải y tế yêu cầu xử lý đạt giá trị C tại cột B của QCVN 28:2010/BTNMT

- Đối với nước thải khác, yêu cầu xử lý đạt giá trị C tại cột B quy định tại QCVN tương ứng.

 

Đoạn 4

Ranh giới huyện Bình Liêu và Tiên Yên tại xã Phong Dụ, huyện Tiên Yên

Ranh giới xã Phong Dụ và xã Yên Than, huyện Tiên Yên

1 .Cấp nước nông nghiệp

2. Cấp nước công nghiệp

3. Cấp nước thủy sản

B1

- Đối với nước thải sinh hoạt xử lý đạt giá trị C tại cột B của QCVN 14:2008/BTNMT

- Đối với nước thải công nghiệp yêu cầu xử lý đạt giá trị C tại cột B của QCVN 40:2011/BTNMT

- Đối với nước thải y tế yêu cầu xử lý đạt giá trị C tại cột B của QCVN 28:2010/BTNMT

- Đối với nước thải khác, yêu cầu xử lý đạt giá trị C tại cột B quy định tại QCVN tương ứng.

 

Đoạn 5

Ranh giới xã Phong Dụ và xã Yên Than, huyện Tiên Yên

Nhập lưu vào sông Phố Cũ tại thị trấn Tiên Yên

1. Cấp nước sinh hoạt

2. Cấp nước công nghiệp

A2

- Đối với nước thải sinh hoạt xử lý đạt giá trị C tại cột A của QCVN 14:2008/BTNMT

- Đối với nước thải công nghiệp yêu cầu xử lý đạt giá trị C tại cột A của QCVN 40:2011/BTNMT

- Đối với nước thải y tế yêu cầu xử lý đạt giá trị C cột A của QCVN 28:2010/BTNMT

- Đối với nước thải khác, yêu cầu xử lý đạt giá trị C tại cột A quy định tại QCVN tương ứng.

2

ng Phố Cũ

 

 

 

 

 

 

Đoạn 1

Từ thượng nguồn sông Phố Cũ tại xã Hà Lâu, huyện Tiên Yên

Đến ranh giới xã Điền Xá và xã Yên Than, huyện Tiên Yên

1 .Cấp nước nông nghiệp

2. Cấp nước công nghiệp

B1

- Đối với nước thải sinh hoạt xử lý đạt giá trị C tại cột B của QCVN 14:2008/BTNMT

- Đối với nước thải công nghiệp yêu cầu xử lý đạt giá trị C tại cột B của QCVN 40:2011/BTNMT

- Đối với nước thải y tế yêu cầu xử lý đạt giá trị C tại cột B của QCVN 28:2010/BTNMT

- Đối với nước thải khác, yêu cầu xử lý đạt giá trị C tại cột B quy định tại QCVN tương ứng.

 

Đoạn 2

Đến ranh giới xã Điền Xá và xã Yên Than, huyện Tiên Yên

Nhập lưu vào sông Tiên Yên, tại thị trấn Tiên Yên

1. Cấp nước sinh hoạt

2. Cấp nước công nghiệp

A2

- Đối với nước thải sinh hoạt xử lý đạt giá trị C tại cột A của QCVN 14:2008/BTNMT

- Đối với nước thải công nghiệp yêu cầu xử lý đạt giá trị C tại cột A của QCVN 40:2011/BTNMT

- Đối với nước thải y tế yêu cầu xử lý đạt giá trị C tại cột A của QCVN 28:2010/BTNMT

- Đối với nước thải khác, yêu cầu xử lý đạt giá trị C tại cột A quy định tại QCVN tương ứng.

3

Sông Ba Chẽ

 

 

 

 

 

 

Đoạn 1

Từ thượng nguồn tại xã Đồng Sơn, huyện Ba Chẽ

Nhập lưu với sông Quánh tại xã Minh Cầm, huyện Ba Chẽ

1. Cấp nước nông nghiệp

B1

- Đối với nước thải sinh hoạt xử lý đạt giá trị C tại cột B của QCVN 14:2008/BTNMT

- Đối với nước thải công nghiệp yêu cầu xử lý đạt giá trị C tại cột B của QCVN 40:2011/BTNMT

- Đối với nước thải y tế yêu cầu xử lý đạt giá trị C tại cột B của QCVN 28:2010/BTNMT

- Đối với nước thải khác, yêu cầu xử lý đạt giá trị C tại cột B quy định tại QCVN tương ứng.

 

Đoạn 2

Nhập lưu với sông Quánh tại xã Minh Cầm, huyện Ba Chẽ

Nhập lưu với sông Khe Pụt, xã Thanh Sơn, huyện Ba Chẽ

1. Cấp nước nông nghiệp

2. Cấp nước công nghiệp

B1

- Đối với nước thải sinh hoạt xử lý đạt giá trị C tại cột B của QCVN 14:2008/BTNMT

- Đối với nước thải công nghiệp yêu cầu xử lý đạt giá trị C tại cột B của QCVN 40:2011/BTNMT

- Đối với nước thải y tế yêu cầu xử lý đạt giá trị C tại cột B của QCVN 28:2010/BTNMT

- Đối với nước thải khác, yêu cầu xử lý đạt giá trị C tại cột B quy định tại QCVN tương ứng.

 

Đoạn 3

Nhập lưu với sông Khe Pụt, xã Thanh Sơn, huyện Ba Chẽ

Nhập lưu với sông Làng Cổng tại xã Đồn Đạc, huyện Ba Chẽ

1. Cấp nước nông nghiệp

2. Cấp nước công nghiệp

B1

- Đối với nước thải sinh hoạt xử lý đạt giá trị C tại cột B của QCVN 14:2008/BTNMT

- Đối với nước thải công nghiệp yêu cầu xử lý đạt giá trị C tại cột B của QCVN 40:2011/BTNMT

- Đối với nước thải y tế yêu cầu xử lý đạt giá trị C tại cột B của QCVN 28:2010/BTNMT

- Đối với nước thải khác, yêu cầu xử lý đạt giá trị C tại cột B quy định tại QCVN tương ứng.

 

Đoạn 4

Nhập lưu với sông Làng Cổng tại xã Đồn Đạc, huyện Ba Chẽ

Nhập lưu với sông Nam Kim tại xã Nam Sơn, huyện Ba Chẽ

1. Cấp nước sinh hoạt

2. Cấp nước công nghiệp

A2

- Đối với nước thải sinh hoạt xử lý đạt giá trị C tại cột A của QCVN 14:2008/BTNMT

- Đối với nước thải công nghiệp yêu cầu xử lý đạt giá trị C tại cột A của QCVN 40:2011/BTNMT

- Đối với nước thải y tế yêu cầu xử lý đạt giá trị C tại cột A của QCVN 28:2010/BTNMT

- Đối với nước thải khác, yêu cầu xử lý đạt giá trị C tại cột A quy định tại QCVN tương ứng.

 

Đoạn 5

Nhập lưu với sông Nam Kim tại xã Nam Sơn, huyện Ba Chẽ

Đập dâng Ba Chẽ

1. Cấp nước nông nghiệp

2. Cấp nước thủy sản

B1

- Đối với nước thải sinh hoạt xử lý đạt giá trị C tại cột B của QCVN 14:2008/BTNMT

- Đối với nước thải công nghiệp yêu cầu xử lý đạt giá trị C tại cột B của QCVN 40:2011/BTNMT

- Đối với nước thải y tế yêu cầu xử lý đạt giá trị C tại cột B của QCVN 28:2010/BTNMT

- Đối với nước thải khác, yêu cầu xử lý đạt giá trị C tại cột B quy định tại QCVN tương ứng.

4

Sông Ka Long

 

 

1. Cấp nước cho giao thông thủy

2. Cấp nước cho nông nghiệp

B2

- Đối với nước thải sinh hoạt xử lý đạt giá trị C tại cột B của QCVN 14:2008/BTNMT

- Đối với nước thải công nghiệp yêu cầu xử lý đạt giá trị C tại cột B của QCVN 40:2011/BTNMT

- Đối với nước thải y tế yêu cầu xử lý đạt giá trị C tại cột B của QC VN 28:2010/BTNMT

- Đối với nước thải khác, yêu cầu xử lý đạt giá trị C tại cột B quy định tại QCVN tương ứng.

5

Sông Thín Cóng

 

 

 

 

 

 

Đoạn 1

Từ thượng nguồn, xã Hải Sơn, TP Móng Cái

Hồ Tràng Vinh, xã Hải Sơn, TP Móng Cái

1. Cấp nước sinh hoạt

2. Cấp nước công nghiệp

A2

- Đối với nước thải sinh hoạt xử lý đạt giá trị C tại cột A của QCVN 14:2008/BTNMT

- Đối với nước thải công nghiệp yêu cầu xử lý đạt giá trị C tại cột A của QCVN 40:2011/BTNMT

- Đối với nước thải y tế yêu cầu xử lý đạt giá trị C tại cột A của QCVN 28:2010/BTNMT

- Đối với nước thải khác, yêu cầu xử lý đạt giá trị C tại cột A quy định tại QCVN tương ứng.

 

Đoạn 2

Hồ Tràng Vinh, xã Hải Sơn, TP Móng Cái

Nhập lưu với sông Đầu, xã Quảng Nghĩa, TP Móng Cái

1. Cấp nước sinh hoạt

2. Cấp nước công nghiệp

3. Cấp nước nông nghiệp

4. Cấp nước thủy sản

A2

- Đối với nước thải sinh hoạt xử lý đạt giá trị C tại cột A của QCVN 14:2008/BTNMT

- Đối với nước thải công nghiệp yêu cầu xử lý đạt giá trị C tại cột A của QCVN 40:2011/BTNMT

- Đối với nước thải y tế yêu cầu xử lý đạt giá trị C tại cột A của QCVN 28:2010/BTNMT

- Đối với nước thải khác, yêu cầu xử lý đạt giá trị C tại cột A quy định tại QCVN tương ứng.

6

Sông Hà Cối

Huyện Hải Hà

 

1. Cấp nước sinh hoạt

2. Cấp nước công nghiệp

3. Cấp nước nông nghiệp

A2

- Đối với nước thải sinh hoạt xử lý đạt giá trị C tại cột A của QCVN 14:2008/BTNMT

- Đối với nước thải công nghiệp yêu cầu xử lý đạt giá trị C tại cột A của QCVN 40:2011/BTNMT

- Đối với nước thải y tế yêu cầu xử lý đạt giá trị C tại cột A của QCVN 28:2010/BTNMT

- Đối với nước thải khác, yêu cầu xử lý đạt giá trị C tại cột A quy định tại QCVN tương ứng.

7

Sông Tài Chi

Huyện Hải Hà

 

1. Cấp nước công nghiệp

2. Cấp nước sinh hoạt

3. Cấp nước nông nghiệp

A2

- Đối với nước thải sinh hoạt xử lý đạt giá trị C tại cột A của QCVN 14:2008/BTNMT

- Đối với nước thải công nghiệp yêu cầu xử lý đạt giá trị C tại cột A của QCVN 40:2011/BTNMT

- Đối với nước thải y tế yêu cầu xử lý đạt giá trị C tại cột A của QCVN 28:2010/BTNMT

- Đối với nước thải khác, yêu cầu xử lý đạt giá trị C tại cột A quy định tại QCVN tương ứng.

8

Sông Đầm Hà

 

 

 

 

 

 

Đoạn 1

Từ thượng nguồn tại xã Quảng Lâm, huyện Đầm Hà

Nhập lưu với sông Siềng Lống tại xã Quảng Lợi, huyện Đầm Hà

1. Cấp nước nông nghiệp

B1

- Đối với nước thải sinh hoạt xử lý đạt giá trị C tại cột B của QCVN 14:2008/BTNMT

- Đối với nước thải công nghiệp yêu cầu xử lý đạt giá trị C tại cột B của QCVN 40:2011/BTNMT

- Đối với nước thải y tế yêu cầu xử lý đạt giá trị C tại cột B của QCVN 28:2010/BTNMT

- Đối với nước thải khác, yêu cầu xử lý đạt giá trị C tại cột A quy định tại QCVN tương ứng.

 

Đoạn 2

Nhập lưu với sông Siềng Lống tại xã Quảng Lợi, huyện Đầm Hà

Đến hạ lưu sông tại xã Tân Bình, huyện Đầm Hà

1. Cấp nước sinh hoạt

2. Cấp nước nông nghiệp

3. Cấp nước công nghiệp

A2

- Đối với nước thải sinh hoạt xử lý đạt giá trị C tại cột A của QCVN 14:2008/BTNMT

- Đối với nước thải công nghiệp yêu cầu xử lý đạt giá trị C tại cột A của QCVN 40:2011/BTNMT

- Đối với nước thải y tế yêu cầu xử lý đạt giá trị C tại cột A của QCVN 28:2010/BTNMT

- Đối với nước thải khác, yêu cầu xử lý đạt giá trị C tại cột A quy định tại QCVN tương ứng.

9

Sông Diễn Vọng

 

 

 

 

 

 

Đoạn 1

Từ thượng nguồn

Đến đập Đá Bạc

1. Cấp nước sinh hoạt

2. Cấp nước công nghiệp

A2

- Đối với nước thải sinh hoạt xử lý đạt giá trị C tại cột A của QCVN 14:2008/BTNMT

- Đối với nước thải công nghiệp yêu cầu xử lý đạt giá trị C tại cột A của QCVN 40:2011/BTNMT

- Đối với nước thải y tế yêu cầu xử lý đạt giá trị C tại cột A của QCVN 28:2010/BTNMT

- Đối với nước thải khác, yêu cầu xử lý đạt giá trị C tại cột A quy định tại QCVN tương ứng.

 

Đoạn 2

Hạ lưu đập Đá Bạc

Tiếp giáp vịnh Cửa Lục

1. Cấp nước công nghiệp

B2

- Đối với nước thải sinh hoạt xử lý đạt giá trị C tại cột B của QCVN 14:2008/BTNMT

- Đối với nước thải công nghiệp yêu cầu xử lý đạt giá trị C tại cột B của QCVN 40:2011/BTNMT

- Đối với nước thải y tế yêu cầu xử lý đạt giá trị C tại cột B của QCVN 28:2010/BTNMT

- Đối với nước thải khác, yêu cầu xử lý đạt giá trị C tại cột A quy định tại QCVN tương ứng.

10

Sông Mằn

Huyện Hoành Bồ

 

1. Cấp nước sinh hoạt

A2

- Đối với nước thải sinh hoạt xử lý đạt giá trị C tại cột A của QCVN 14:2008/BTNMT

- Đối với nước thải công nghiệp yêu cầu xử lý đạt giá trị C tại cột A của QCVN 40:2011/BTNMT

- Đối với nước thải y tế yêu cầu xử lý đạt giá trị C tại cột A của QCVN 28:2010/BTNMT

- Đối với nước thải khác, yêu cầu xử lý đạt giá trị C tại cột A quy định tại QCVN tương ứng.

11

Sông Thác Nhòong

Huyện Hoành Bồ

 

1. Cấp nước sinh hoạt

2. Cấp nước công nghiệp

3. Cấp nước nông nghiệp

A2

- Đối với nước thải sinh hoạt xử lý đạt giá trị C tại cột A của QCVN 14:2008/BTNMT

- Đối với nước thải công nghiệp yêu cầu xử lý đạt giá trị C tại cột A của QCVN 40:2011/BTNMT

- Đối với nước thải y tế yêu cầu xử lý đạt giá trị C tại cột A của QCVN 28:2010/BTNMT

- Đối với nước thải khác, yêu cầu xử lý đạt giá trị C tại cột A quy định tại QCVN tương ứng.

12

Sông Trung Lương

Thị xã Đông Triều

 

1. Cấp nước sinh hoạt

2. Cấp nước công nghiệp

A2

- Đối với nước thải sinh hoạt xử lý đạt giá trị C tại cột A của QCVN 14:2008/BTNMT

- Đối với nước thải công nghiệp yêu cầu xử lý đạt giá trị C tại cột A của QCVN 40:2011/BTNMT

- Đối với nước thải y tế yêu cầu xử lý đạt giá trị C tại cột A của QCVN 28:2010/BTNMT

- Đối với nước thải khác, yêu cầu xử lý đạt giá trị C tại cột A quy định tại QCVN tương ứng.

13

Sông Uông

 

Đoạn 1

Từ thượng nguồn

Đập Lán Tháp

1. Cấp nước sinh hoạt

2. Cấp nước công nghiệp

3. Cấp nước nông nghiệp

A2

- Đối với nước thải sinh hoạt xử lý đạt giá trị C tại cột A của QCVN 14:2008/BTNMT

- Đối với nước thải công nghiệp yêu cầu xử lý đạt giá trị C tại cột A của QCVN 40:2011/BTNMT

- Đối với nước thải y tế yêu cầu xử lý đạt giá trị C tại cột A của QCVN 28:2010/BTNMT

- Đối với nước thải khác, yêu cầu xử lý đạt giá trị C tại cột A quy định tại QCVN tương ứng.

 

Đoạn 2

Từ đập Lán Tháp

Đập tràn nhà máy điện

2. Cấp nước công nghiệp

B2

- Đối với nước thải sinh hoạt xử lý đạt giá trị C tại cột B của QCVN 14:2008/BTNMT

- Đối với nước thải công nghiệp yêu cầu xử lý đạt giá trị C tại cột B của QCVN 40:2011/BTNMT

- Đối với nước thải y tế yêu cầu xử lý đạt giá trị C tại cột B của QCVN 28:2010/BTNMT

- Đối với nước thải khác, yêu cầu xử lý đạt giá trị C tại cột A quy định tại QCVN tương ứng.

14

Sông Sinh

Thành phố Uông Bí

 

1. Cấp nước công nghiệp

B2

- Đối với nước thải sinh hoạt xử lý đạt giá trị C tại cột B của QCVN 14:2008/BTNMT

- Đối với nước thải công nghiệp yêu cầu xử lý đạt giá trị C tại cột B của QCVN 40:2011/BTNMT

- Đối với nước thải y tế yêu cầu xử lý đạt giá trị C tại cột B của QCVN 28:2010/BTNMT

- Đối với nước thải khác, yêu cầu xử lý đạt giá trị C tại cột A quy định tại QCVN tương ứng.

 

PHỤ LỤC 04:

QUY ĐỊNH ĐỘ HẠ THẤP MỰC NƯỚC
(Kèm theo Quyết định số 4358/QĐ-UBND ngày 26 tháng 12 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh)

TT

Huyện/thị

Trị số hạ thấp mực nước cho phép (Scp)

TCN Đệ tứ (m)

TCN khe nứt (m)

1

TP. Hạ Long

10

34,4

2

TP. Móng Cái

10

37,7

3

TP. Cẩm Phả

8

37,8

4

TP. Uông Bí

15

38,6

5

TX. Đông Triều

30

34,4

6

TX. Quảng Yên

13

37,7

7

Huyện Hoành Bồ

8

37,8

8

Huyện Vân Đồn

8

37,8

9

Huyện Tiên Yên

8

40,3

10

Huyện Ba Chẽ

8

41,0

11

Huyện Bình Liêu

8

40,3

12

Huyện Đầm Hà

8

40,3

13

Huyện Hải Hà

10

40,3

14

Huyện Cô Tô

Không khai thác

37,8

 

PHỤ LỤC 05:

MẠNG GIÁM SÁT TÀI NGUYÊN NƯỚC
(Kèm theo Quyết định số 4358/QĐ-UBND ngày 26 tháng 12 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh)

MẠNG GIÁM SÁT TÀI NGUYÊN MẶT NƯỚC

TT

Ký hiệu

Vị trí

Trên sông

1

NM1

Hưng Đạo - Đông Triều

Cầm

2

NM (W52)

Trưng Vương - Uông Bí

Vàng Danh

3

NM3

TT.Ba Chẽ - Ba Chẽ

Ba Chẽ

4

NM4

TT Tiên Yên - Tiên Yên

Tiên Yên

5

NM4 (W56)

TT Đầm Hà - Đầm Hà

Đầm Hà

6

NM6

TT Quảng Hà - Hải Hà

Hà Cối

7

NM7

Hải Tiến - Móng Cái

Tín Coóng

8

NM8

Vô Ngại - Bình Liêu

Tiên Yên

9

NM9

Hải Sơn - TP Móng Cái

Ka Long

10

NM10

Phương Nam - TP Uông Bí

Đá Vách

MẠNG GIÁM SÁT TÀI NGUYÊN NƯỚC DƯỚI ĐẤT

TT

Số hiệu

Huyện

Chiều sâu, m

Tầng chứa nước

1

LKQT1

Bình Dương

Đông Triều

60

qp

2

LKQT2

Tràng Lương

Đông Triều

80

T2

3

LKQT3

Bằng Cả

Hoành Bồ

80

T2

4

LKQT4

Đồng Sơn

Hoành Bồ

80

T2

5

LKQT5

P. Yên Thanh

TP Uông Bí

60

qp

6

LKQT6

Việt Hưng

TP Hạ Long

80

T3

7

LKQT7

Thống Nhất

Hoành Bồ

70

J1-2

8

LKQT8

P Quang Hanh

TP Cẩm Phả

70

C-P

9

LKQT9

Thanh Sơn

Ba Chẽ

80

T3

10

LKQT10

Đồn Đạc

Ba Chẽ

80

T2

11

LKQT11

Cộng Hòa

TP Cẩm Phả

70

J1-2

12

LKQT12

Hà Lâu

Tiên Yên

80

T2

13

LKQT13

Tiên Lãng

Tiên Yên

70

J1-2

14

LKQT14

TT Bình Liêu

Bình Liêu

70

T2

15

LKQT15

Quảng An

Đầm Hà

80

T2

16

LKQT16

Tân Bình

Đầm Hà

70

J1-2

17

LKQT17

Quảng Sơn

Hải Hà

80

T2

18

LKQT18

Quảng Thịnh

Hải Hà

70

J1-2

19

LKQT19

Hải Sơn

TP Móng Cái

70

T12

20

LKQT20

Hải Đông

TP Móng Cái

70

J1-2

MẠNG GIÁM SÁT CHẤT LƯỢNG NƯỚC VÀ XẢ NƯỚC THẢI VÀO NGGỒN NƯỚC

Ký hiệu

Vị trí

Địa phương

Giai đoạn thực hiện

2017-2020

2012-2025

2026-2030

NT1

KCN Cái Lân

TP. Hạ Long

x

x

x

NT2

KCN Việt Hưng

TP. Hạ Long

x

x

x

NT3

KCN Hải Yên

TP. Móng Cái

x

x

x

NT4

KCN Đông Mai

TX. Quảng Yên

x

x

x

NT5

KCN Phương Nam

TP. Uông Bí

x

x

x

NT6

KCN Cảng biển Hải Hà

H. Hải Hà

x

x

x

NT7

KCN Đầm Nhà Mạc

TX. Quảng Yên

x

x

x

NT8

KCN Hoành Bồ

H. Hoành Bồ

x

x

x

NT9

KCN Tiên Yên

H. Tiên Yên

x

x

x

NT10

KCN Quán Triều

TX. Đông Triều

x

x

x

NT11

KCN phụ trợ ngành than

TP. Cẩm Phả

x

x

x

NT12

CNN Hà Khánh

TP. Hạ Long

x

x

x

NT13

CCN An Hưng

TP. Hạ Long

 

x

x

NT14

CNN Hải Hòa

TP. Móng Cái

x

x

x

NT15

CCN Ninh Dương

TP. Móng Cái

x

x

x

NT16

CCN Dân Tiến

TP. Móng Cái

 

x

x

NT17

CCN Yên Thanh

TP. Uông Bí

x

x

x

NT18

CCN Chạp Khê

TP. Uông Bí

x

x

x

NT19

CCN Quang Hanh

TP. Cẩm Phả

 

x

x

NT20

CCN Mông Dương

TP. Cẩm Phả

 

x

x

NT21

CCN Cẩm Thạch

TP. Cẩm Phả

 

 

x

NT22

CCN Cẩm Thủy

TP. Cẩm Phả

 

 

x

NT23

CCN Dương Huy

TP. Cẩm Phả

 

 

x

NT24

CCN Quảng Thành

H. Hải Hà

x

x

x

NT25

CCN Quảng Phong

H. Hải Hà

 

x

x

NT26

CCN Quảng Chính, Quảng Long

H.Hải Hà

 

 

x

NT27

CCN CB, NS Nam Sơn

H. Ba Chẽ

x

x

x

NT28

CCN Nam Sơn

H.Ba Chẽ

 

x

x

NT29

CCN Đạp Thanh

H. Ba Chẽ

 

 

x

NT30

CCN Thanh Lâm

H. Ba Chẽ

 

 

x

NT31

CCN Hoành Bồ

H. Hoành Bồ

x

x

x

NT32

CCN số 7 (NM xi măng Hạ Long)

H. Hoành Bồ

 

x

x

NT33

CCN số 7 (mở rộng)

H. Hoành Bồ

 

x

x

NT34

CCN Kim Sen

TX. Đông Triều

x

x

x

NT35

CCN CBTS Yên Giang

TX. Quảng Yên

x

x

x

NT36

CCN sửa, đóng tàu Hà An

TX. Quảng Yên

x

x

x

NT37

CNN CN Tàu thủy sông Chanh

TX. Quảng Yên

x

x

x

NT38

CCN Đồng Bái

TX. Quảng Yên

x

x

x

NT39

CCN sửa chữa, đóng mới tàu

TX. Quảng Yên

 

x

x

NT40

CCN km7

TX. Quảng Yên

 

x

x

NT41

CNN Đồng Tâm

H. Tiên Yên

 

x

x

NT42

CCN Hải Lạng

H. Tiên Yên

 

x

x

NT43

CCN Tiên Lãng

H. Tiên Yên

 

 

x

NT44

CCN Bình Quân

H. Bình Liêu

 

x

x

NT45

CCN Đồng Tâm

H. Bình Liêu

 

x

x

NT46

CCN Vô Ngại

H. Bình Liêu

 

x

x

NT47

CCN Tân Bình

H. Đầm Hà

 

x

x

NT48

CCN Đại Bình

H. Đầm Hà

 

x

x

NT49

CCN Tân Hà

H. Đầm Hà

 

 

x

NT50

CCN Quảng Lâm

H. Đầm Hà

 

 

x

NT51

CCN Quảng An

H. Đầm Hà

 

 

x

NT52

CCN Đầm Hà

H. Đầm Hà

 

 

x

NT53

Bãi chôn lấp rác Hà Khẩu

TP. Hạ Long

x

x

x

NT54

Bãi chôn lấp rác Đèo Sen

TP. Hạ Long

x

x

x

NT55

Bãi xử lý rác sơ bộ

H. Hải Hà

x

x

x

NT56

Bãi chôn lấp chất thải rắn

H. Hải Hà

 

x

x

NT57

Bãi rác thị trấn

H. Bình Liêu

 

x

x

NT58

Khu xử lý rác thải sinh hoạt

TP. Cẩm Phả

x

x

x

NT59

Nhà máy xử lý, tái chế chất thải rắn công nghiệp nguy hại

TP. Cẩm Phả

 

x

x

NT60

Khu xử lý tái chế, chất thải rắn công nghiệp nguy hại

TP. Cẩm Phả

 

x

x

NT61

Khu xử lý chất thải sinh hoạt

TP. Cẩm Phả

 

x

x

NT62

Bãi rác Lạc Thanh

TP. Uông Bí

x

x

x

NT63

Bãi rác Vàng Danh

TP. Uông Bí

x

x

x

NT64

Vỉa 1B

TX. Đông Triều

x

x

x

NT65

Bãi chôn lấp rác thải tập trung

H. Đầm Hà

x

x

x

NT66

Bãi rác thị trấn Ba Chẽ

H. Ba Chẽ

x

x

x

NT67

Bãi rác Cầu Cao

H. Vân Đồn

x

x

x

NT68

Bãi rác thải huyện Tiên Yên

H. Tiên Yên

x

x

x

NT69

Khu liên hợp xử lý chất thải rắn

H. Tiên Yên

 

x

x

NT70

Bãi chôn lấp rác thải khu 1

H. Hoành Bồ

x

x

x

NT71

Trung tâm xử lý chất thải rắn, trồng cây ăn quả, rau sạch chất lượng cao và công viên cây xanh tại 2 xã Vũ Oai và Hòa Bình

H. Hoành Bồ

 

x

x

NT72

Bãi rác Cộng hòa

TX. Quảng Yên

x

x

x

Tổng

 

 

37

61

72

 

PHỤ LỤC 06:

DANH MỤC DỰ ÁN
(Kèm theo Quyết định số 4358/QĐ-UBND ngày 26 tháng 12 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh)

ĐVT: Triệu đồng

TT

Tên dự án

Thời gian thực hiện

Cơ quan chủ trì

Cơ quan phối hợp

Kinh phí

Nguồn vốn

1

Xây dựng mạng quan trắc tài nguyên nước tỉnh Quảng Ninh

2017-2020

Sở TNMT

Đài KTTV, Sở NN-PTNT, UBND các huyện

8.000

Xã hội hóa, Ngân sách nhà nước; Hình thức đầu tư: hợp tác công - tư (PPP)*

2

Kiểm kê tài nguyên nước

2020 - 2025

Sở TNMT

Sở NN-PTNT

10.000

3

Điều tra, đánh giá khả năng tiếp nhận nguồn thải các sông chính trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh

2020 - 2025

Sở TNMT

UBND các huyện

10.000

4

Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu, nước biển dâng đến tài nguyên nước tỉnh Quảng Ninh và đề xuất các giải pháp bảo vệ tài nguyên nước trong bối cảnh biến đổi khí hậu

2025 - 2030

Sở TNMT

Sở KHCN, UBND các huyện

7.000

5

Điều tra, đánh giá chi tiết tài nguyên nước phục vụ xây dựng các công trình cấp nước vành đai biên giới Việt - Trung

2025 - 2030

Sở TNMT

Sở NN-PTNT và UBND các địa phương: Móng Cái, Hải Hà, Đầm Hà, Bình Liêu

12.000

 

Tổng

 

 

 

47.000

 

(*): Lồng ghép với các chương trình, dự án TW, tổ chức quốc tế, quy hoạch ngành, lĩnh vực, chương trình, kế hoạch ứng phó biến đổi khí hậu.