KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 436/QĐ-KTNN | Hà Nội, ngày 24 tháng 3 năm 2014 |
TỔNG KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC
Căn cứ Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 25 tháng 01 năm 2002 của Bộ Chính trị về việc luân chuyển cán bộ lãnh đạo và quản lý; Kết luận số 24-KL/TW ngày 5 tháng 6 năm 2012 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh công tác quy hoạch và luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý đến năm 2020 và các năm tiếp theo;
Căn cứ Luật Kiểm toán Nhà nước;
Căn cứ Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức;
Căn cứ Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức và Nghị định số 93/2010/NĐ-CP ngày 31 tháng 8 năm 2010 của Chính phủ sửa đổi một số điều của Nghị định số 24/2010/NĐ-CP;
Căn cứ Nghị định số 29/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức;
Căn cứ Nghị định số 158/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 10 năm 2007 của Chính phủ quy định danh mục các vị trí công tác và thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với cán bộ, công chức, viên chức; Nghị định số 150/2013/NĐ-CP ngày 01 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ về Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 158/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 10 năm 2007 của Chính phủ quy định danh mục các vị trí công tác và thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với cán bộ, công chức, viên chức;
Căn cứ ý kiến thống nhất của tập thể Ban Cán sự đảng và Lãnh đạo Kiểm toán Nhà nước họp ngày 14 tháng 3 năm 2014;
Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo quyết định này “Quy định về luân chuyển, điều động công chức và biệt phái, định kỳ chuyển đổi vị trí công tác của công chức, viên chức Kiểm toán Nhà nước”.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Các văn bản ban hành trước đây trái với Quy định này đều bãi bỏ.
Điều 3. Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Kiểm toán Nhà nước, cán bộ, công chức, viên chức của Kiểm toán Nhà nước chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | TỔNG KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC |
VỀ LUÂN CHUYỂN, ĐIỀU ĐỘNG CÔNG CHỨC VÀ BIỆT PHÁI, ĐỊNH KỲ CHUYỂN ĐỔI VỊ TRÍ CÔNG TÁC CỦA CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC
(Ban hành kèm theo Quyết định số 436 /QĐ-KTNN ngày 24 tháng 3 năm 2014 của Tổng Kiểm toán Nhà nước)
Điều 1. Phạm vi và đối tượng áp dụng
1. Quy định này quy định về đối tượng, điều kiện và trình tự, thủ tục thực hiện luân chuyển, điều động công chức và biệt phái công chức, viên chức của Kiểm toán Nhà nước
2. Quy định này không áp dụng đối với:
a) Các chức danh lãnh đạo Kiểm toán Nhà nước do Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng quản lý;
b) Luân chuyển, điều động theo kế hoạch của Ban Tổ chức Trung ương.
1. “Điều động” là việc công chức được quyết định chuyển từ đơn vị này đến làm việc tại đơn vị khác trong ngành hoặc chuyển đến làm việc tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị khác ngoài ngành.
2. “Luân chuyển” là việc công chức lãnh đạo, quản lý được cử hoặc bổ nhiệm giữ một chức danh lãnh đạo, quản lý khác trong một thời hạn nhất định nhằm tiếp tục rèn luyện, đào tạo, bồi dưỡng theo yêu cầu nhiệm vụ và yêu cầu của chức danh quy hoạch.
3. “Biệt phái” là việc công chức, viên chức của cơ quan, đơn vị được cơ quan cử đến tăng cường, làm việc tại cơ quan, tổ chức, đơn vị khác theo yêu cầu nhiệm vụ trong một thời gian nhất định.
4. “Định kỳ chuyển đổi vị trí công tác” là việc quyết định điều động, bố trí, phân công lại vị trí công tác đối với công chức, viên chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý có đủ thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác từ 02 năm (đủ 24 tháng) đến 05 năm (đủ 60 tháng) tại các vị trí theo quy định của Kiểm toán Nhà nước.
1. Luân chuyển, điều động, biệt phái và chuyển đổi vị trí công tác phải căn cứ các quy định của Đảng, của Nhà nước và của ngành. Ban Cán sự đảng Kiểm toán Nhà nước (sau đây gọi tắt là Ban Cán sự đảng) và các cấp ủy đảng thống nhất lãnh đạo công tác luân chuyển, điều động, biệt phái và chuyển đổi vị trí công tác.
2. Đảm bảo nguyên tắc tập trung dân chủ, công khai, minh bạch, phát huy trách nhiệm và quyền hạn của người đứng đầu đơn vị. Công chức được luân chuyển, điều động, biệt phái và chuyển đổi vị trí công tác phải đảm bảo đủ điều kiện và đúng đối tượng theo quy định.
3. Phải căn cứ vào yêu cầu công tác, vị trí việc làm, chỉ tiêu biên chế, phù hợp với trình độ, năng lực của công chức, viên chức và mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng. Bảo đảm sự ổn định, kế thừa và phát triển của đội ngũ công chức, viên chức đồng thời nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của cơ quan, đơn vị.
4. Công chức được điều động, luân chuyển và công chức, viên chức được biệt phái phải chấp hành nghiêm chỉnh quyết định điều động, luân chuyển, biệt phái của cấp có thẩm quyền.
5. Công chức được điều động, luân chuyển và công chức, viên chức được biệt phái nếu không thực hiện quyết định điều động, luân chuyển, biệt phái của cấp có thẩm quyền sẽ chịu hình thức kỷ luật từ khiển trách trở lên, không được xem xét đề bạt, bổ nhiệm, nâng lương trước thời hạn và áp dụng các hình thức khen thưởng.
Điều 4. Những trường hợp chưa thực hiện luân chuyển, điều động, biệt phái
1. Công chức, viên chức đang trong thời gian bị xem xét, xử lý kỷ luật;
2. Công chức, viên chức đang trong thời gian bị khởi tố, điều tra hoặc có liên quan đến công việc đang bị thanh tra, kiểm tra;
3. Công chức, viên chức đang điều trị bệnh hiểm nghèo theo quy định của Bộ Y tế;
4. Công chức, viên chức đang đi học dài hạn hoặc được cử đi biệt phái theo quyết định của Tổng Kiểm toán Nhà nước;
5. Công chức, viên chức nữ đang trong thời gian mang thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi. Trường hợp công chức, viên chức nam phải nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi (do trường hợp khách quan: ly hôn, vợ chết … phải nuôi con một mình) thì cũng được áp dụng như công chức, viên chức nữ quy định tại khoản này.
6. Công chức, viên chức có hoàn cảnh thực sự đặc biệt khó khăn được thủ trưởng đơn vị xác nhận và đề nghị.
Các trường hợp đặc biệt khác do Tổng Kiểm toán Nhà nước quyết định.
1. Luân chuyển nhằm góp phần chủ động trong công tác quản lý, sử dụng công chức, đáp ứng yêu cầu đào tạo, bồi dưỡng toàn diện về bản lĩnh chính trị và kinh nghiệm thực tiễn cho công chức của ngành Kiểm toán Nhà nước.
2. Luân chuyển nhằm rèn luyện, thử thách công chức để làm căn cứ cho việc bố trí, sắp xếp và sử dụng có hiệu quả đội ngũ công chức lãnh đạo, quản lý có triển vọng, trong quy hoạch vào các chức danh lãnh đạo, quản lý cao hơn.
3. Luân chuyển nhằm tạo điều kiện cho công chức giữ vị trí lãnh đạo, quản lý trên 05 (năm) năm tại một nơi được chuyển sang một công tác mới phù hợp yêu cầu công tác cán bộ và phù hợp với năng lực của công chức.
Điều 6. Đối tượng và điều kiện luân chuyển
1. Đối tượng luân chuyển:
a) Công chức lãnh đạo, quản lý trong quy hoạch;
b) Công chức lãnh đạo, quản lý giữ chức vụ tại một vị trí trên 05 (năm) năm.
2. Điều kiện luân chuyển
a) Độ tuổi luân chuyển: Không quá 40 tuổi đối với công chức lãnh đạo cấp phòng và không quá 45 tuổi đối với công chức lãnh đạo cấp vụ. Trường hợp đặc biệt, không quá 45 tuổi đối với công chức lãnh đạo cấp phòng và không quá 50 tuổi đối với công chức lãnh đạo cấp vụ.
b) Thuộc diện quy hoạch đã được phê duyệt; có xu hướng và triển vọng phát triển.
c) Có sức khỏe để hoàn thành nhiệm vụ.
d) Trường hợp đặc biệt khác do tập thể Ban Cán sự Đảng Kiểm toán Nhà nước thống nhất và Tổng Kiểm toán Nhà nước quyết định.
Thời hạn luân chuyển từ 03 (ba) đến 05 (năm) năm, trường hợp đặc biệt có thể ngắn hơn nhưng tối thiểu phải là 02 (hai) năm.
Công chức lãnh đạo cấp vụ, cấp phòng luân chuyển giữa các đơn vị trong toàn ngành, trong đó tập trung luân chuyển đến:
1. Các đơn vị ở địa bàn khó khăn, các đơn vị có đội ngũ lãnh đạo, quản lý còn hạn chế yêu cầu tăng cường lãnh đạo để góp phần củng cố, lãnh đạo đơn vị đáp ứng với yêu cầu.
2. Các đơn vị có điều kiện để công chức tiếp cận với môi trường rèn luyện và nâng cao trình độ quản lý, lãnh đạo thực tiễn.
3. Các đơn vị theo yêu cầu của công tác tổ chức cán bộ.
Điều 9. Trình tự, thủ tục luân chuyển
1. Trình tự, thủ tục luân chuyển công chức
a) Căn cứ yêu cầu nhiệm vụ và nguồn nhân sự quy hoạch đã được phê duyệt, Vụ Tổ chức cán bộ xây dựng đề án luân chuyển của toàn ngành trình Tổng Kiểm toán Nhà nước xem xét, báo cáo Ban Cán sự đảng phê duyệt.
b) Căn cứ phê duyệt của Ban Cán sự đảng và ý kiến chỉ đạo của Tổng Kiểm toán Nhà nước, Vụ Tổ chức cán bộ thực hiện:
- Báo cáo Tổng Kiểm toán Nhà nước xin ý kiến hiệp y của Thường vụ Đảng ủy Kiểm toán Nhà nước đối với nhân sự là lãnh đạo cấp vụ được giới thiệu luân chuyển.
- Phối hợp với các đơn vị liên quan, tiến hành các thủ tục: Trao đổi với thủ trưởng và cấp ủy đơn vị nơi công chức đang công tác và nơi dự kiến luân chuyển đến để thông báo ý kiến của Tổng Kiểm toán Nhà nước về nhiệm vụ, nhân sự luân chuyển, yêu cầu đào tạo, bồi dưỡng. Trao đổi với công chức được giới thiệu luân chuyển về yêu cầu, nhiệm vụ.
c) Quyết định luân chuyển: Vụ Tổ chức cán bộ tổng hợp, báo cáo Tổng Kiểm toán Nhà nước kết quả thực hiện quy trình luân chuyển và vướng mắc phát sinh (nếu có) để đưa ra tập thể lãnh đạo Kiểm toán Nhà nước xem xét. Tổng Kiểm toán Nhà nước quyết định luân chuyển.
2. Đối với trường hợp luân chuyển công chức và bổ nhiệm giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý cao hơn thì phải tiến hành quy trình, thủ tục bổ nhiệm theo quy định tại Quyết định số 70/QĐ-KTNN ngày 13 tháng 02 năm 2014 của Tổng Kiểm toán Nhà nước ban hành Quy định về bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, từ chức và miễn nhiệm công chức, viên chức lãnh đạo của Kiểm toán Nhà nước.
Điều 10. Phân công công tác đối với công chức luân chuyển
1. Thủ trưởng đơn vị nơi công chức luân chuyển đến có trách nhiệm phân công công tác đối với công chức luân chuyển như đối với công chức của đơn vị.
2. Công chức luân chuyển có trách nhiệm chấp hành, thực thi và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Điều 11. Nhận xét, đánh giá đối với công chức luân chuyển
1. Nhận xét, đánh giá hàng năm
a) Việc nhận xét, đánh giá đối với công chức luân chuyển hàng năm được thực hiện như đối với công chức đang công tác tại đơn vị. Nội dung đánh giá, phân loại công chức thực hiện theo quy định của Đảng, Nhà nước và Kiểm toán Nhà nước.
b) Bản nhận xét đánh giá hàng năm được lưu tại đơn vị nơi công chức luân chuyển đến 01 bản, hồ sơ cá nhân 01 bản và gửi Vụ Tổ chức cán bộ 01 bản.
2. Nhận xét, đánh giá khi hết thời hạn luân chuyển
a) Công chức luân chuyển tự viết bản nhận xét, đánh giá về quá trình công tác trong thời hạn luân chuyển (theo Mẫu đánh giá công chức hàng năm).
b) Tập thể lãnh đạo và cấp ủy đơn vị nơi cán bộ luân chuyển đến nhận xét, đánh giá và xếp loại về mức độ hoàn thành nhiệm vụ của công chức trong thời hạn luân chuyển.
c) Bản nhận xét đánh giá khi hết thời hạn luân chuyển được lưu hồ sơ cá nhân 01 bản và gửi Vụ Tổ chức cán bộ 01 bản.
Điều 12. Bố trí công tác sau khi luân chuyển
1. Căn cứ bố trí công tác
Việc bố trí công chức sau luân chuyển dựa trên những căn cứ sau:
a) Dự kiến phương án bố trí nhân sự theo Đề án trước khi luân chuyển đã được phê duyệt;
b) Nhận xét, đánh giá về kết quả công tác trong thời gian luân chuyển;
c) Tình hình thực tế của đơn vị tại thời điểm bố trí công việc cho công chức luân chuyển.
2. Bố trí công chức sau luân chuyển
a) Khi kết thúc thời hạn luân chuyển, công chức được sắp xếp, bố trí công tác trên cơ sở đề án hoặc phương án luân chuyển đã được phê duyệt và kết quả thực hiện nhiệm vụ của công chức trong thời gian luân chuyển.
b) Công chức hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên trong thời hạn luân chuyển được ưu tiên xem xét bổ nhiệm giữ chức vụ cao hơn chức vụ trước khi luân chuyển, nếu đơn vị có nhu cầu.
Điều 13. Chế độ, chính sách đối với công chức luân chuyển
1. Được tiếp tục duy trì trong danh sách quy hoạch nếu vẫn đảm bảo điều kiện, tiêu chuẩn quy định.
2. Được ưu tiên xem xét bổ nhiệm giữ chức vụ cao hơn, nếu đơn vị có nhu cầu. Trường hợp cùng một vị trí bổ nhiệm nhưng có các phương án nhân sự khác nhau thì công chức luân chuyển hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên được xem xét ưu tiên khi lựa chọn nhân sự.
3. Được hưởng các quyền lợi như công chức của đơn vị nơi luân chuyển đến (khen thưởng, nâng bậc lương trước hạn; tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng...).
4. Được hưởng các chế độ hỗ trợ về vật chất như chế độ nhà công vụ, trợ cấp khó khăn ban đầu (một lần) hoặc trợ cấp thường xuyên... theo quy định hiện hành của Nhà nước và Kiểm toán Nhà nước.
1. Điều động nhằm tăng cường chủ động và hiệu quả trong quản lý, sử dụng công chức, xây dựng cơ cấu đội ngũ công chức hợp lý; tăng cường năng lực cho các đơn vị có khó khăn về công tác cán bộ.
2. Điều động theo yêu cầu nhiệm vụ của các đơn vị và trình độ năng lực của công chức, đảm bảo đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao.
1. Công chức lãnh đạo cấp vụ, cấp phòng có thời gian giữ chức vụ 05 (năm) năm trở lên tại một đơn vị.
2. Điều động do yêu cầu nhiệm vụ, sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy, đội ngũ cán bộ, công chức; theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng công chức của Kiểm toán Nhà nước.
3. Công chức thuộc đối tượng phải thực hiện chuyển đổi vị trí công tác theo quy định.
4. Điều động theo nguyện vọng của cá nhân công chức gắn với đảm bảo về điều kiện, tiêu chuẩn và vị trí công tác.
1. Điều động công chức trong nội bộ ngành (giữa các đơn vị trực thuộc).
2. Điều động công chức ra ngoài ngành.
Điều 17. Trình tự, thủ tục điều động
1. Điều động công chức trong nội bộ ngành
a) Đối với công chức lãnh đạo cấp vụ và tương đương: Căn cứ yêu cầu nhiệm vụ, Vụ Tổ chức cán bộ lập danh sách công chức dự kiến điều động, trình Tổng Kiểm toán Nhà nước xem xét, báo cáo Ban Cán sự đảng phê duyệt.
Đối với công chức lãnh đạo cấp phòng và tương đương trở xuống: Căn cứ yêu cầu nhiệm vụ, Vụ Tổ chức cán bộ lập danh sách công chức dự kiến điều động, xin ý kiến Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước phụ trách đơn vị, tổng hợp ý kiến trình Tổng Kiểm toán Nhà nước xem xét, phê duyệt (đối với công chức lãnh đạo cấp phòng); trình Tổng Kiểm toán Nhà nước xem xét, phê duyệt (đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo).
b) Căn cứ phê duyệt của Ban Cán sự đảng và ý kiến chỉ đạo của Tổng Kiểm toán Nhà nước, Vụ Tổ chức cán bộ thực hiện:
- Báo cáo Tổng Kiểm toán Nhà nước xin ý kiến hiệp y của Thường vụ Đảng ủy Kiểm toán Nhà nước đối với nhân sự là lãnh đạo cấp vụ được giới thiệu điều động.
- Phối hợp với các đơn vị liên quan, tiến hành các thủ tục: Trao đổi với thủ trưởng đơn vị nơi công chức đang công tác và nơi dự kiến điều động đến để thông báo ý kiến của Tổng Kiểm toán Nhà nước về nhu cầu, nhân sự điều động; trao đổi với công chức được giới thiệu điều động về yêu cầu, nhiệm vụ.
c) Quyết định điều động:
- Đối với công chức là lãnh đạo cấp vụ: Vụ Tổ chức cán bộ tổng hợp, báo cáo Tổng Kiểm toán Nhà nước kết quả thực hiện quy trình điều động và vướng mắc phát sinh (nếu có) để đưa ra tập thể lãnh đạo Kiểm toán Nhà nước xem xét. Tổng Kiểm toán Nhà nước quyết định điều động.
- Đối với công chức lãnh đạo cấp phòng trở xuống: Vụ Tổ chức cán bộ tổng hợp, báo cáo Tổng Kiểm toán Nhà nước xem xét, quyết định điều động.
2. Điều động công chức ra ngoài ngành
a) Trường hợp cơ quan, đơn vị, tổ chức có nhu cầu xin tiếp nhận công chức của Kiểm toán Nhà nước phải có văn bản gửi Kiểm toán Nhà nước. Trường hợp cá nhân có nguyện vọng xin chuyển công tác phải có đơn xin chuyển công tác, được lãnh đạo đơn vị nơi công chức đang công tác đồng ý, gửi Tổng Kiểm toán Nhà nước (qua Vụ Tổ chức cán bộ).
b) Trình tự, thủ tục điều động thực hiện như quy định tại khoản 1 Điều này.
Điều 18. Chế độ, chính sách đối với công chức được điều động trong nội bộ ngành
1. Công chức được điều động, tăng cường đến làm việc ở miền núi, biên giới, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được hưởng các chế độ, chính sách ưu đãi theo quy định của pháp luật.
2. Công chức được điều động, tăng cường đến các đơn vị ở địa bàn khó khăn được hưởng chế độ hỗ trợ theo quy định hiện hành của Kiểm toán Nhà nước.
Mục 3. BIỆT PHÁI CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC
1. Nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đột xuất, cấp bách mà chưa thể thực hiện việc điều động công chức.
2. Để thực hiện công việc chỉ cần giải quyết trong một thời gian nhất định.
3. Biệt phái công chức, viên chức phải đảm bảo nguyên tắc khách quan, khoa học, kịp thời trên cơ sở yêu cầu công tác, nhiệm vụ của cơ quan, phù hợp với trình độ năng lực của công chức, viên chức và tính chất công việc ở nơi công chức, viên chức đến làm việc.
4. Công chức, viên chức được cử biệt phái phải chịu sự quản lý, phân công công tác của cơ quan, đơn vị nơi được cử đến. Cơ quan, đơn vị cử công chức, viên chức biệt phái có trách nhiệm trả lương và bảo đảm các quyền lợi khác của công chức, viên chức biệt phái.
Công chức, viên chức đang công tác tại các đơn vị trực thuộc của Kiểm toán Nhà nước có khả năng đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị có nhu cầu và không thuộc đối tượng điều động.
Điều 21. Thời hạn, điều kiện biệt phái
1. Thời hạn biệt phái không quá 03 (ba) năm. Trường hợp biệt phái công chức, viên chức đến các đơn vị khác trực thuộc Kiểm toán Nhà nước để tham gia cuộc kiểm toán thì thời hạn không quá 01 (một) năm.
2. Điều kiện biệt phái
a) Theo đề nghị của các cơ quan Đảng và Nhà nước mà không thể áp dụng hình thức điều động.
b) Theo yêu cầu nhiệm vụ mà Tổng Kiểm toán Nhà nước xét thấy cần biệt phái hoặc nhiệm vụ của cơ quan khác, đối tác khác có liên quan.
c) Theo yêu cầu nhiệm vụ kiểm toán mà Tổng Kiểm toán Nhà nước cần biệt phái công chức hỗ trợ đơn vị thực hiện cuộc kiểm toán.
1. Biệt phái công chức, viên chức đến cơ quan, tổ chức, đơn vị ngoài ngành Kiểm toán Nhà nước.
2. Biệt phái công chức từ các đơn vị tham mưu, các đơn vị Kiểm toán Nhà nước chuyên ngành và các đơn vị Kiểm toán Nhà nước khu vực đến các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Kiểm toán Nhà nước.
3. Biệt phái công chức, viên chức từ các đơn vị này đến các đơn vị khác trực thuộc Kiểm toán Nhà nước để tham gia cuộc kiểm toán.
Điều 23. Quản lý công chức, viên chức biệt phái
1. Công chức, viên chức được cử biệt phái phải chịu sự phân công bố trí, đánh giá, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ công tác của cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi được biệt phái đến và vẫn thuộc biên chế của cơ quan, tổ chức, đơn vị cử biệt phái.
2. Các đơn vị trực thuộc Kiểm toán Nhà nước có công chức được biệt phái có trách nhiệm bố trí công việc phù hợp cho công chức, viên chức khi hết thời hạn biệt phái, có trách nhiệm trả lương và bảo đảm các quyền lợi khác của công chức, viên chức được cử biệt phái.
3. Hàng năm và khi hết thời hạn biệt phái, người được cử biệt phái thực hiện việc tự nhận xét, đánh giá, phân loại theo quy định, có ý kiến nhận xét của lãnh đạo đơn vị. Đối với trường hợp công chức, viên chức được cử biệt phái đến các đơn vị khác trực thuộc Kiểm toán Nhà nước để tham gia cuộc kiểm toán, thì phải có nhận xét của Trưởng đoàn kiểm toán và thủ trưởng đơn vị.
Bản nhận xét, đánh giá được lưu tại đơn vị nơi công chức, viên chức được cử biệt phái đến 01 bản, hồ sơ cá nhân 01 bản và gửi Vụ Tổ chức cán bộ 01 bản.
Điều 24. Trình tự, thủ tục biệt phái
1. Các cơ quan, tổ chức, đơn vị có nhu cầu tăng cường công chức, viên chức có văn bản đề nghị gửi Tổng Kiểm toán Nhà nước (qua Vụ Tổ chức cán bộ) kèm theo bản mô tả công việc và vị trí công tác cần biệt phái.
2. Vụ Tổ chức cán bộ tổng hợp nhu cầu, báo cáo Tổng Kiểm toán Nhà nước:
a) Đối với công chức lãnh đạo cấp vụ và tương đương: Căn cứ nhu cầu công tác, Vụ Tổ chức cán bộ trình Tổng Kiểm toán Nhà nước xem xét, báo cáo Ban Cán sự đảng phê duyệt.
Đối với công chức, viên chức lãnh đạo cấp phòng và tương đương trở xuống: Căn cứ nhu cầu công tác, Vụ Tổ chức cán bộ trình xin ý kiến Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước phụ trách đơn vị, tổng hợp ý kiến trình Tổng Kiểm toán Nhà nước xem xét, phê duyệt (đối với công chức, viên chức lãnh đạo cấp phòng); trình Tổng Kiểm toán Nhà nước xem xét, phê duyệt (đối với công chức, viên chức không giữ chức vụ lãnh đạo ).
b) Căn cứ phê duyệt của Ban Cán sự đảng và ý kiến chỉ đạo của Tổng Kiểm toán Nhà nước, Vụ Tổ chức cán bộ thực hiện:
- Báo cáo Tổng Kiểm toán Nhà nước xin ý kiến hiệp y của Thường vụ Đảng ủy Kiểm toán Nhà nước đối với nhân sự là lãnh đạo cấp vụ được dự kiến biệt phái.
- Phối hợp với các đơn vị liên quan, tiến hành các thủ tục: Trao đổi với thủ trưởng và cấp ủy đơn vị nơi công chức đang công tác và nơi dự kiến biệt phái đến để thông báo ý kiến của Tổng Kiểm toán Nhà nước về nhiệm vụ, nhân sự biệt phái. Trao đổi với công chức, viên chức được giới thiệu biệt phái về nhu cầu và nhiệm vụ.
c) Quyết định biệt phái:
- Đối với công chức, viên chức là lãnh đạo cấp vụ, cấp phòng: Vụ Tổ chức cán bộ tổng hợp, báo cáo Tổng Kiểm toán Nhà nước kết quả thực hiện quy trình biệt phái và vướng mắc phát sinh (nếu có) để đưa ra tập thể lãnh đạo Kiểm toán Nhà nước xem xét. Tổng Kiểm toán Nhà nước quyết định biệt phái.
- Đối với công chức, viên chức không giữ chức vụ lãnh đạo: Vụ Tổ chức cán bộ tổng hợp, báo cáo Tổng Kiểm toán Nhà nước xem xét, quyết định biệt phái.
Điều 25. Chế độ, chính sách đối với công chức, viên chức biệt phái
1. Công chức, viên chức được cử biệt phái đến làm việc ở miền núi, biên giới, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được hưởng các chế độ, chính sách ưu đãi theo quy định của pháp luật.
2. Công chức được biệt phái đến các đơn vị ở địa bàn khó khăn được hưởng chế độ hỗ trợ theo quy định hiện hành của Kiểm toán Nhà nước.
MỤC 4. CHUYỂN ĐỔI VỊ TRÍ CÔNG TÁC CỦA CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC
1. Nhằm chủ động phòng ngừa tham nhũng theo quy định của Đảng, Nhà nước và của Kiểm toán Nhà nước.
2. Nhằm nâng cao hiệu quả trong quản lý, sử dụng và bố trí, phân công công tác đối với ngũ công chức, viên chức.
3. Nhằm bố trí, sắp xếp cơ cấu đội ngũ công chức, viên chức của Kiểm toán Nhà nước phù hợp.
Điều 27. Đối tượng thực hiện chuyển đổi vị trí công tác
Công chức, viên chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý đang công tác tại các đơn vị trực thuộc của Kiểm toán Nhà nước thực hiện các vị trí công tác phải thực hiện định kỳ chuyển đổi đối với cán bộ, công chức, viên chức Kiểm toán Nhà nước quy định tại Quyết định số 1331/QĐ-KTNN ngày 15/10/2008 của Tổng Kiểm toán Nhà nước.
Điều 28. Thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác
1. Thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác là từ 02 năm (đủ 24 tháng) đến 05 năm (đủ 60 tháng).
2. Công chức, viên chức có thời gian công tác còn lại dưới 24 tháng trước khi đủ tuổi nghỉ hưu thì không thực hiện định kỳ chuyển đổi vị trí công tác theo quy định.
Điều 29. Nguyên tắc và những hành vi bị cấm trong việc thực hiện định kỳ chuyển đổi vị trí công tác
1. Nguyên tắc thực hiện định kỳ chuyển đổi vị trí công tác
a) Thực hiện định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với công chức, viên chức của Kiểm toán Nhà nước là quy định bắt buộc, là việc làm thường xuyên đối với công chức, viên chức đủ thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác.
b) Phải khách quan, công tâm, khoa học và hợp lý, phù hợp với chuyên môn, nghiệp vụ; chống biểu hiện bè phái, chủ nghĩa cá nhân; không gây mất đoàn kết trong đơn vị; không ảnh hưởng đến tăng, giảm biên chế của đơn vị.
c) Phải được tiến hành theo kế hoạch, được công bố công khai trong đơn vị.
d) Thủ trưởng đơn vị phải chịu trách nhiệm thực hiện chuyển đổi vị trí công tác đối với công chức, viên chức thuộc đơn vị quản lý đến thời hạn định kỳ chuyển đổi.
đ) Chỉ thực hiện một trong các hình thức chuyển đổi vị trí công tác quy định tại Điều 30 của Quy định này đối với công chức, viên chức đến thời hạn định kỳ chuyển đổi.
e) Trường hợp do yêu cầu nhiệm vụ và đặc thù công việc, chưa thể bố trí công chức, viên chức khác đảm trách thì thủ trưởng đơn vị có trách nhiệm báo cáo Tổng Kiểm toán Nhà nước (qua Vụ Tổ chức cán bộ) xem xét, quyết định.
2. Những hành vi bị cấm trong việc thực hiện định kỳ chuyển đổi vị trí công tác.
a) Không thực hiện việc định kỳ chuyển đổi vị trí công tác trái với chuyên môn, nghiệp vụ của công chức, viên chức đang làm hoặc đang phụ trách.
b) Nghiêm cấm việc lợi dụng các quy định về định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với công chức, viên chức vì mục đích vụ lợi hoặc để trù dập công chức, viên chức.
Điều 30. Hình thức chuyển đổi vị trí công tác
1. Chuyển đổi trong phạm vi nội bộ đơn vị
a) Chuyển đổi vị trí công tác của công chức, viên chức giữa các phòng.
b) Chuyển đổi vị trí công tác của các thành viên trong một phòng.
c) Chuyển đổi vị trí công tác của công chức, viên chức theo các lĩnh vực, địa bàn được phân công theo dõi, phụ trách, quản lý;
2. Chuyển đổi giữa các đơn vị trực thuộc Kiểm toán Nhà nước: Chuyển đổi vị trí công tác của công chức giữa các đơn vị Kiểm toán Nhà nước chuyên ngành, Kiểm toán Nhà nước khu vực, các đơn vị tham mưu thuộc bộ máy điều hành.
Điều 31. Thẩm quyền quyết định chuyển đổi vị trí công tác
1. Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc căn cứ quy định, quyết định chuyển đổi vị trí công tác trong phạm vi nội bộ đơn vị đối công chức, viên chức thuộc đơn vị quản lý.
2. Tổng Kiểm toán Nhà nước quyết định chuyển đổi vị trí công tác đối công chức, viên chức giữa các đơn vị trực thuộc Kiểm toán Nhà nước.
Điều 32. Trình tự, thủ tục thực hiện chuyển đổi vị trí công tác
1. Trình tự, thủ tục thực hiện chuyển đổi vị trí công tác trong phạm vi nội bộ đơn vị
a) Quý I hàng năm, thủ trưởng đơn vị thống nhất trong tập thể lãnh đạo và cấp ủy đơn vị xây dựng kế hoạch chuyển đổi vị trí công tác trong nội bộ đơn vị đối với công chức, viên chức thuộc đơn vị quản lý đến thời hạn định kỳ chuyển đổi theo hình thức được quy định tại Khoản 1 Điều 30 của Quy định này.
b) Sau khi kế hoạch chuyển đổi vị trí công tác được tập thể lãnh đạo và cấp ủy đơn vị thông qua, lãnh đạo đơn vị gặp gỡ, trao đổi công chức, viên chức theo kế hoạch nhân sự về yêu cầu nhiệm vụ.
c) Thủ trưởng đơn vị quyết định thực hiện chuyển đổi vị trí công tác trong phạm vi nội bộ đơn vị; báo cáo Tổng Kiểm toán Nhà nước (qua Vụ Tổ chức cán bộ) về kết quả thực hiện kế hoạch chuyển đổi vị trí công tác đối với công chức, viên chức thuộc đơn vị quản lý.
2. Trình tự, thủ tục thực hiện chuyển đổi vị trí công tác giữa các đơn vị trực thuộc
a) Căn cứ báo cáo kết quả của các đơn vị và yêu cầu nhiệm vụ, Vụ Tổ chức cán bộ chủ trì phối hợp với các đơn vị xây dựng kế hoạch chuyển đổi vị trí công tác của công chức, viên chức giữa các đơn vị trực thuộc trình Tổng Kiểm toán Nhà nước xem xét, báo cáo tập thể Lãnh đạo Kiểm toán Nhà nước thông qua.
b) Căn cứ ý kiến chỉ đạo của Tổng Kiểm toán Nhà nước, Vụ Tổ chức cán bộ phối hợp với các đơn vị liên quan, tiến hành các thủ tục:
- Trao đổi với thủ trưởng và cấp ủy đơn vị nơi công chức, viên chức đang công tác và nơi dự kiến điều động đến để thông báo ý kiến của Tổng Kiểm toán Nhà nước về nhiệm vụ, nhân sự chuyển đổi vị trí công tác.
- Trao đổi với công chức, viên chức thực hiện chuyển đổi vị trí công tác.
c) Quyết định điều động: Vụ Tổ chức cán bộ tổng hợp, báo cáo Tổng Kiểm toán Nhà nước quyết định chuyển đổi vị trí công tác của công chức, viên chức giữa các đơn vị trực thuộc theo quyết định điều động công tác.
1. Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Kiểm toán Nhà nước có trách nhiệm tổ chức thực hiện Quy định này; trong quá trình thực hiện nếu có vấn đề phát sinh chưa được quy định hoặc khó khăn, vướng mắc cần phản ánh kịp thời về Vụ Tổ chức cán bộ để tổng hợp, báo cáo Tổng Kiểm toán Nhà nước xem xét sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.
2. Vụ Tổ chức cán bộ có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện và định kỳ tổng hợp, báo cáo Tổng Kiểm toán Nhà nước./.
- 1 Dự thảo Quyết định về Quy chế Tuyển dụng, tiếp nhận, điều động công chức Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
- 2 Công văn 8209/TCHQ-TCCB năm 2015 về tiếp nhận công chức chuyển công tác do Tổng cục Hải quan ban hành
- 3 Thông tư 59/2014/TT-BTNMT quy định danh mục vị trí công tác và thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với công, viên chức ngành tài nguyên và môi trường do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 4 Quyết định 1000/QĐ-KTNN năm 2014 sửa đổi Quy định về bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, từ chức và miễn nhiệm công chức, viên chức lãnh đạo của Kiểm toán Nhà nước kèm theo Quyết định 70/QĐ-KTNN
- 5 Quyết định 45-QĐ/BCS năm 2014 phê duyệt Kế hoạch luân chuyển công chức lãnh đạo, quản lý trong hệ thống cơ quan Thi hành án dân sự giai đoạn 2014 - 2016 do Ban cán sự Đảng Bộ Tư pháp ban hành
- 6 Quyết định 70/QĐ-KTNN năm 2014 về bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, từ chức và miễn nhiệm công, viên chức lãnh đạo của Kiểm toán Nhà nước
- 7 Nghị định 150/2013/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 158/2007/NĐ-CP quy định danh mục vị trí công tác và thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với cán bộ, công, viên chức
- 8 Quyết định 1276/QĐ-KTNN năm 2012 về Quy định tạm thời chế độ, chính sách hỗ trợ đối với công chức được luân chuyển, điều động và chuyển đổi vị trí công tác thuộc Kiểm toán Nhà nước
- 9 Kết luận 24-KL/TW về đẩy mạnh công tác quy hoạch và luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý đến năm 2020 và những năm tiếp theo do Bộ Chính trị ban hành
- 10 Nghị định 29/2012/NĐ-CP về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức
- 11 Luật viên chức 2010
- 12 Nghị định 93/2010/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 24/2010/NĐ-CP quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức
- 13 Nghị định 24/2010/NĐ-CP quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức
- 14 Quyết định 1330/QĐ-KTNN năm 2009 về Đề án luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý của Kiểm toán Nhà nước do Tổng Kiểm toán Nhà nước ban hành
- 15 Hướng dẫn 80/HD-KTNN năm 2009 về việc thực hiện quy định chuyển đổi và thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với cán bộ, công chức, viên chức Kiểm toán Nhà nước do Kiểm toán Nhà nước ban hành
- 16 Luật cán bộ, công chức 2008
- 17 Quyết định 1331/QĐ-KTNN năm 2008 về các vị trí công tác phải thực hiện định kỳ chuyển đổi đối với cán bộ, công chức, viên chức Kiểm toán Nhà nước do Tổng Kiểm toán Nhà nước ban hành
- 18 Nghị định 158/2007/NĐ-CP quy định danh mục các vị trí công tác và thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với cán bộ, công chức, viên chức
- 19 Luật Kiểm toán Nhà nước 2005
- 1 Hướng dẫn 80/HD-KTNN năm 2009 về việc thực hiện quy định chuyển đổi và thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với cán bộ, công chức, viên chức Kiểm toán Nhà nước do Kiểm toán Nhà nước ban hành
- 2 Quyết định 1330/QĐ-KTNN năm 2009 về Đề án luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý của Kiểm toán Nhà nước do Tổng Kiểm toán Nhà nước ban hành
- 3 Quyết định 1276/QĐ-KTNN năm 2012 về Quy định tạm thời chế độ, chính sách hỗ trợ đối với công chức được luân chuyển, điều động và chuyển đổi vị trí công tác thuộc Kiểm toán Nhà nước
- 4 Quyết định 45-QĐ/BCS năm 2014 phê duyệt Kế hoạch luân chuyển công chức lãnh đạo, quản lý trong hệ thống cơ quan Thi hành án dân sự giai đoạn 2014 - 2016 do Ban cán sự Đảng Bộ Tư pháp ban hành
- 5 Quyết định 1000/QĐ-KTNN năm 2014 sửa đổi Quy định về bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, từ chức và miễn nhiệm công chức, viên chức lãnh đạo của Kiểm toán Nhà nước kèm theo Quyết định 70/QĐ-KTNN
- 6 Thông tư 59/2014/TT-BTNMT quy định danh mục vị trí công tác và thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với công, viên chức ngành tài nguyên và môi trường do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 7 Công văn 8209/TCHQ-TCCB năm 2015 về tiếp nhận công chức chuyển công tác do Tổng cục Hải quan ban hành
- 8 Dự thảo Quyết định về Quy chế Tuyển dụng, tiếp nhận, điều động công chức Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội