ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 439 /QĐ-UB | Tp. Hồ Chí Minh, ngày 05 tháng 8 năm 1977 |
QUY ĐỊNH TẠM THỜI
VỀ TỔ CHỨC TỔ, ĐỘI LAO ĐỘNG CHUYÊN NGHIỆP VÀ BÁN CHUYÊN NGHIỆP XÂY DỰNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
ỦY BAN NHÂN DÂN TH ÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
- Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban hành chính các cấp, ngày 27-10-1962 ;
- Căn cứ Nghị định 24-CP ngày 2-2-1976 của Hội đồng Chính phủ ban hành quy định về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của chính quyền Nhà nước cấp tỉnh trong lĩnh vực quản lý kinh tế ;
- Căn cứ Thông tư số 16/LĐ-MN ngày 26-8-1976 của Bộ Lao động “Hướng dẫn việc thực hiện chế độ hợp đồng lao động có thời hạn” ;
- Xét nbu cầu sử dụng lao động của các ngành kinh tế, khả năng lao động của nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh,,
- Để động viên lao động có tổ chức, phục vụ cho công cuộc cải tạo và phát triển kinh tế, từng bước ổn định đời sống và tạo điều kiện cho mọi người có công ăn việc làm,
- Theo đề nghị của ông Giám đốc Sở Lao động Thành phố,
QUY ĐỊNH
I.- TỔ CHỨC TỔ, ĐỘI LAO ĐỘNG CHUYÊN NGHIỆP VÀ BÁN CHUYÊN NGHIỆP TRÊN CÁC CÔNG TRƯỜNG
Điều 1. - Tổ, đội lao động chuyên nghiệp và bán chuyên nghiệp (dưới đây gọi tắt là các tổ, đội lao động) là một tổ chức lao động tập thể bao gồm những người có sức lao động, có chuyên môn hoặc không có chuyên môn, đi lao động ở các công trường xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh, và đuợc trả công tùy theo khả năng lao động của mình.
Điều 2. - Những người trong tuổi lao động, có sức khỏe, nhưng chưa có việc làm hoặc thiếu việc làm, có nhiệm vụ đăng ký tại Ủy ban nhân dân phường, xã để được tổ chức vào các tổ, đội lao động.
Điều 3. - Ủy ban nhân dân phường, xã căn cứ vào số lượng tổ, đội lao động của địa phương mình có trách nhiệm ký hợp đồng với Ban chỉ huy công trường thủ công quận, huyện.
Điều 4. - Hình thức biên chế
a/ Căn cứ số lượng lao động, nghề nghiệp, Ủy ban nhân dân phưòng ,xã tổ chức những người đăng ký thành tổ, đội lao động.
- Tổ là đơn vị của đội ; mỗi tổ có từ 6 đến 10 người, do một tổ trưởng và 1 tổ phó phụ trách đồng thời vẫn trực tiếp tham gia lao động.
- Đội là cơ sở trực tiếp thi công, mỗi đội có từ 6 đến 10 tổ lao động, Ban Chỉ huy đội, từ 2 đến 3 người, có trách nhiệm giáo dục chính trị, phổ biến chánh sách, tổ chức học tập, bồi dưỡng kỹ năng lao động, quản lý lao động, tổ chức thi công, thực hiện hợp đồng đã ký kết và thi hành các chế độ đối với người lao động tại công trường (ăn, ở, học tập, v.v...).
b/ Tùy theo yêu cầu về khối lượng và tình chất công việc của các công trình, số lượng lao động sẽ do quận, huyện tập hợp và thành lập một hoặc nhiều công trường lao động thủ công để phục vụ yêu cầu xây dựng thành phố tại các công trình đó.
II-CHẾ ĐỘ VÀ QUYỀN LỢI
Điều 5. - Người lao động được sử dụng tùy theo tính chất công việc, trình độ nghề nghiệp và sẽ được hưởng tiền công theo cấp bậc công việc của các thang lương, bảng lương và mức lương đã được Nhà nước quy định.
Các tổ, đội lao động làm việc theo chế độ làm khoán (khoán khối lượng, khoán công việc...) trên cơ sở định mức lao động và đơn giá tiền công. Chỉ những công việc không thể giao khoán mới trả công ngày, công tháng.
Điều 6. - Các khoản phụ cấp
Những người lao động ký kết hợp đồng trên 6 tháng, ngoài tiền lương cơ bản, còn được hưởng các khoản phụ cấp khác theo tính chất công việc từng ngành nghề như thông tư 16/LĐ-MN ngày 26-8-1976 của Bộ Lao động đã quy định.
Điều 7. - Tiêu chuẩn lương thực và nhu yếu phẩm
a/ Người lao động làm việc ở công trường được hưởng chế độ lương thực cung cấp cho người làm lao động nặng, từ 16kg đền 19kg gạo/tháng (hay lương thực quy ra gạo). Mức độ cung cấp có thể thay đổi tùy theo tình hình khả năng lương thực của Nhà nước.
- Những người ký hợp đồng trên 6 tháng chuyển đến công trường tiêu chuẩn mua lương thực ở phường, xã để được mua theo mức cung cấp quy định.
- Những người ký hợp đồng dưới 6 tháng, được mua lương thực, thực phẩm chênh lệch tại công trường để đảm bảo có mức lương thực được quy định cung cấp hàng tháng (nông dân trừ mức ăn của xã, lao động khác trừ tiêu chuẩn được mua ở địa phương mình).
b/ Người lao động ký hợp đồng tại các công trường trên 6 tháng được mua nhu yếu phẩm theo khả năng cung cấp của thương nghiệp.
Điều 8. - Các quyền lợi khác
Người lao động tại các công trường được hưởng các quyền lợi như quy định trong thông tư 16-LĐ-MN ngày 26-8-1976 của Bộ Lao động và các chế độ hiện hành khác của Nhà nước : đau ốm, tai nạn lao động, v.v...
III.-TỔ CHỨC CHỈ ĐẠO THỰC HIỆN
Điều 9. - Ở thành phố, quận, huyện và phường,xã có Ban điều phối tổ, đội lao động chuyên nghiệp và bán chuyên nghiệp, giúp Ủy ban nhân dân trong việc điều phối lao động.
1. Ban điều phối cấp Thành có nhiệm vụ :
- Nghiên cứu đề xuất cho các ngành có kế hoạch sử dụng tổ, đội lao động.
- Theo dõi kiểm tra, chỉ đạo việc điều phối và thực hiện các chính sách, chế độ về tổ, đội lao động.
* Thành phần Ban điều phối gồm có :
- Trưởng ban : Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố ;
- Phó ban/thường trực : Giám đốc Sở Lao động ;
- Các Ủy biên : Trưởng hoặc Phó Ban kinh tế mới, Ban Khai hoang và xây dựng nông trường, Chủ nhiệm hoặc Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch Thành phố, Tư lệnh trưởng hoặc Phó Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thành phố, Ủy viên thường vụ Liên hiệp công đoàn Thành phố, Thành Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Trưởng hoặc Phó Ban nông thôn.
2. Ban điều phối cấp quận, huyện có nhiệm vụ :
- Nắm nguồn lao động, phân bổ kế haọch xây dựng cho các công trường quận, huyện, chỉ đạo phường, xã tổ chức tổ, đội lao động.
- Theo dõi quản lý và kiểm tra việc thực hiện chính sách đối với người lao động trên các công trường quận, huyện.
* Thành phần Ban điều phối gồm có :
- Trưởng ban : Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện ;
- Phó ban/thường trực : Trưởng Phòng Lao động quận, huyện ;
- Các Ủy biên : Trưởng ban kinh tế mới, Trưởng Phòng kế hoạch thống kê, Quận, Huyện đội trưởng hoặc Phó chỉ huy trưởng Ban quân sự quận, huyện, Ủy viên thường vụ Liên hiệp công đoàn và Ủy viên thường vụ Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh quận, huyện.
3. Ban điều phối cấp phường, xã có nhiệm vụ :
- Nắm nguồn lao động trong phường, xã, tìm việc làm cho các tổ, đội lao động ;
- Tổ chức và quản lý tốt tổ, đội lao động trên các công trường để nâng cao năng suất lao động và tăng thu nhập cho người lao động.
* Thành phần Ban điều phối gồm có :
- Trưởng ban : Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân phường, xã ;
- Phó ban/thường trực : Ủy viên Ủy ban nhân dân phụ trách lao động ;
- Các Ủy biên : Ủy viên Ủy ban nhân dân phụ trách kinh tế mới và giãn dân, Phường, Xã đội trưởng hoặc Phó Ban thông tin văn hóa, Ủy viên thường vụ Liên hiệp công đoàn, Đoàn thanh niên và Hội liên hiệp phụ nữ, (ở ngoại thành có Ban chấp hành nông hội xã).
Điều 10. - Các cơ quan và các đơn vị quản lý công trình có trách nhiệm báo cáo cho Ban điều phối Thành phố :
a/ Kế hoạch ký kết hợp đồng lao động ;
b/ Định mức lao động và đơn giá tiền công ;
c/ Kế hoạch kiểm tra bom mìn ở hiện trường và giải quyết mặt bằng để đảm bảo tuyệt đối an toàn cho người lao động ;
d/ Kế hoạch sử dụng nguyên, nhiên liệu, phương tiện thi công.
Sau khi được Ban điều phối Thành xét dưyệt phân bổ chỉ tiêu, các đơn vị quản lý thi công trực tiếp ký kết hợp đồng lao động với các Ban chỉ huy công trường thủ công theo sự phân bổ của Ban điều phối quận, huyện.
Điều 11.- Trách nhiệm của các sở, ban, ngành
- Sở Lao động giúp Ủy ban nhân dân Thành phố chỉ đạo công tác tổ chức tổ, đội lao động và hướng dẫn kiểm tra thực hiện chính sách, chế độ đối với người lao động tại các côngtrường ;
- Sở Tài chánh và Chi nhánh Ngân hàng kiến thiết Thành phố xét duyệt giá thành, dự toán công trình, hướng dẫn công trường bảo đảm nguyên tắc chi tiêu tài chánh ;
- Sở Lương thực, Sở Thương mại, Sở Y tế, Sở Công nghiệp... theo chức năng, nhiệm vụ của ngành mình, phối hợp với Sở Lao động, Ủy ban Kế hoạch, Sở Tài chánh để xây dựng kế hoạch phục vụ tổ, đội lao động kịp thời.
Điều 12. - Ủy ban nhân dân quận, huyện, phường, xã có trách nhiệm tổ chức tổ, đội lao động và theo dõi việc quản lý sử dụng lao động trên các công trường thủ công trong phạm vi địa phương.
Điều 13. - Sở Lao động có trách nhiệm hướng dẫn thi hành quy định này.
Điều 14. - Quy định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành. Những văn bản ban hành trước đây trái với quy định này đều bãi bỏ.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ |
- 1 Quyết định 6699/QĐ-UB-NC năm 1998 bãi bỏ các văn bản qui phạm pháp luật thuộc lĩnh vực văn hóa - xã hội đã hết hiệu lực ban hành từ ngày 02/7/1976 đến ngày 31/12/1996 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh
- 2 Quyết định 6699/QĐ-UB-NC năm 1998 bãi bỏ các văn bản qui phạm pháp luật thuộc lĩnh vực văn hóa - xã hội đã hết hiệu lực ban hành từ ngày 02/7/1976 đến ngày 31/12/1996 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh