ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 44/2009/QĐ-UBND | TP . Hồ Chí Minh, ngày 26 tháng 6 năm 2009 |
QUYẾT ĐỊNH
SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA QUY ĐỊNH BAN HÀNH KÈM THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 04/2008/QĐ-UBND NGÀY 16 THÁNG 01 NĂM 2008 CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ VỀ CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG LỤT, BÃO, THIÊN TAI VÀ TÌM KIẾM CỨU NẠN TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Quyết định số 49/2008/QĐ-UBND ngày 13 tháng 6 năm 2008 của Ủy ban nhân dân thành phố về thành lập Sở Thông tin và Truyền thông trực thuộc Ủy ban nhân dân thành phố;
Căn cứ Quyết định số 52/2008/QĐ-UBND ngày 13 tháng 6 năm 2008 của Ủy ban nhân dân thành phố về hợp nhất Sở Công nghiệp và Sở Thương mại thành Sở Công Thương thành phố;
Căn cứ Quyết định số 53/2008/QĐ-UBND ngày 13 tháng 6 năm 2008 của Ủy ban nhân dân thành phố về đổi tên Sở Giao thông - Công chính thành Sở Giao thông vận tải thành phố;
Căn cứ Quyết định số 55/2008/QĐ-UBND ngày 23 tháng 6 năm 2008 của Ủy ban nhân dân thành phố về hợp nhất Sở Thể dục Thể thao, Sở Du lịch với Sở Văn hóa và Thông tin thành Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
Căn cứ Quyết định số 70/2008/QĐ-UBND ngày 06 tháng 9 năm 2008 của Ủy ban nhân dân thành phố về thành lập Viện Nghiên cứu phát triển thành phố;
Xét đề nghị của Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão thành phố tại Tờ trình số 104/TTr-PCLB ngày 21 tháng 5 năm 2009,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Nay sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định ban hành kèm theo Quyết định số 04/2008/QĐ-UBND ngày 16 tháng 01 năm 2008 của Ủy ban nhân dân thành phố về công tác phòng, chống lụt, bão, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tại thành phố Hồ Chí Minh, như sau:
1. Đổi tên Sở Giao thông - Công chính thành phố thành Sở Giao thông vận tải thành phố và Sở Bưu chính - Viễn thông thành phố thành Sở Thông tin và Truyền thông thành phố trong Quy định ban hành kèm theo Quyết định số 04/2008/QĐ-UBND ngày 16 tháng 01 năm 2008 của Ủy ban nhân dân thành phố.
2. Điều 14 được sửa đổi, bổ sung:
a) Khoản 1:
“1. Tin báo, cảnh báo và biện pháp chỉ đạo ứng phó với lũ, bão, áp thấp nhiệt đới do Văn phòng Ban Chỉ huy Phòng, chống lụt, bão thành phố tiếp nhận từ các cơ quan Trung ương (Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Bộ hoặc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương…”
b) Đoạn cuối khoản 3:
“Đối với thông tin, cảnh báo sạt lở đất, ngập úng khu vực nội thành, Thường trực Ban Chỉ huy Phòng, chống lụt, bão thành phố phối hợp với Sở Giao thông vận tải thành phố, Trung tâm Điều hành chương trình chống ngập nước thành phố để thực hiện theo quy định.”
3. Khoản 7 Điều 29 được sửa đổi, bổ sung:
“7. Các quận nội thành, các khu vực đã đô thị hóa thuộc huyện, quận ven phối hợp với Trung tâm Điều hành chương trình chống ngập nước thành phố, ngành giao thông vận tải (các Khu Quản lý giao thông đô thị) tích cực tổ chức triển khai chương trình chống úng ngập nội thị trong mùa mưa, mùa triều cường…”
4. Khoản 1 Điều 30 được sửa đổi, bổ sung:
“1. Phối hợp với các phòng - ban chức năng thuộc quận - huyện thực hiện các nhiệm vụ tại Điều 29 Quy định này; những vấn đề vượt thẩm quyền, Ủy ban nhân dân các phường - xã - thị trấn báo ngay bằng văn bản cho Ủy ban nhân dân quận - huyện chỉ đạo giải quyết.”
5. Khoản 8 Điều 32 được sửa đổi, bổ sung:
“8. Phối hợp với Sở Giao thông vận tải thành phố, Trung tâm Điều hành chương trình chống ngập nước thành phố, Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố, Sở Quy hoạch - Kiến trúc thành phố, các sở - ngành liên quan, Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam, Viện Quy hoạch Thủy lợi miền Nam, Ủy ban nhân dân các quận - huyện nghiên cứu và tổ chức thực hiện: quy hoạch thủy lợi, quy hoạch chỉnh trị sông bị sạt lở, quy hoạch đê bao, đê biển, khu neo đậu tàu, thuyền tránh, trú bão, sóng thần…”
“Điều 43. Sở Công Thương thành phố
1. Phối hợp với Ủy ban nhân dân các quận - huyện trước mùa mưa bão hàng năm có kế hoạch chuẩn bị các mặt hàng thiết yếu cung ứng cho nhân dân ở những vùng có khả năng gián đoạn giao thông thủy nếu xảy ra lụt, bão, thiên tai (đặc biệt là xã đảo Thạnh An, huyện Cần Giờ); phối hợp với chính quyền địa phương các cấp thực hiện tốt công tác dự phòng tại chỗ (từ tháng 9 đến tháng 12) số lượng lương thực, thực phẩm và nhu yếu phẩm cần thiết để đủ cung cấp cho nhân dân trong khu vực, địa bàn có nguy cơ bị cô lập do lụt, bão, thiên tai sử dụng với thời gian tối thiểu là 07 ngày.
2. Trong thời gian xảy ra lụt, bão, thiên tai và giai đoạn khắc phục hậu quả phải có biện pháp quản lý lưu thông hàng hóa, điều hòa thị trường đặc biệt là lương thực, nhu yếu phẩm, vật liệu xây dựng…, kiên quyết xử lý các hành vi đầu cơ, nâng giá, lủng đoạn thị trường, gian lận thương mại và các hành vi khác vi phạm pháp luật của các tổ chức, cá nhân kinh doanh trên địa bàn thành phố.
3. Lập danh sách các đơn vị quan trọng sử dụng điện theo thứ tự ưu tiên để đảm bảo cung cấp điện (căn cứ vào tầm quan trọng về chính trị, xã hội, an ninh, quốc phòng) trình Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt như cơ quan của Đảng, cơ quan chỉ huy, cảnh báo, dự báo, thông tin liên lạc, các trạm bơm chống ngập, đập, cống ngăn triều, tiêu thoát nước…
4. Yêu cầu các đơn vị điện lực trên địa bàn thành phố phối hợp với các lực lượng cứu hộ, cứu nạn, Ủy ban nhân dân các quận - huyện, phường - xã - thị trấn, các đơn vị vũ trang… khẩn trương khắc phục hậu quả lụt, bão, thiên tai, cháy, nổ… để hạn chế thiệt hại các trang thiết bị điện, công trình điện lực và khẩn trương khắc phục sự cố mất điện, đảm bảo cung cấp điện ổn định, liên tục.”
7. Bổ sung điều khoản quy định trách nhiệm của Trung tâm Điều hành chương trình chống ngập nước thành phố tại Điều 45 Mục 2 Chương V Quy định ban hành kèm theo Quyết định số 04/2008/QĐ-UBND ngày 16 tháng 01 năm 2008 của Ủy ban nhân dân thành phố về công tác phòng, chống lụt, bão, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tại thành phố Hồ Chí Minh, như sau:
“Điều 45. Trung tâm Điều hành chương trình chống ngập nước thành phố
1. Chủ trì và phối hợp với Sở Giao thông vận tải thành phố, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố, Ủy ban nhân dân các quận - huyện và đơn vị liên quan triển khai thực hiện, đồng thời kiểm tra tiến độ các chương trình, dự án chống ngập để giải quyết tình trạng ngập nước trên địa bàn thành phố có hiệu quả.
2. Đánh giá nguyên nhân ngập nước trên địa bàn thành phố và tham mưu, đề xuất các giải pháp quản lý, phòng chống, khắc phục trình Ủy ban nhân dân thành phố.
3. Phối hợp với Sở Giao thông vận tải thành phố, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố nghiên cứu, cập nhật, đề xuất các tiêu chuẩn thoát nước, phương pháp xác định chỉ giới bảo vệ sông, kênh, rạch, luồng lạch sông, rạch, quy định kỹ thuật nạo vét làm cơ sở thống nhất trong thiết kế, kiểm tra, thực hiện các dự án tiêu thoát nước trên địa bàn thành phố.”
8. Điều 46 được sửa đổi, bổ sung:
“Điều 46. Sở Quy hoạch và Kiến trúc thành phố
Chủ trì xây dựng quy hoạch tiêu, thoát nước toàn thành phố; phối hợp với các sở - ngành liên quan chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc xây dựng, lập quy hoạch tiêu, thoát nước của các quận - huyện; phối hợp với Sở Giao thông vận tải thành phố, Trung tâm Điều hành chương trình chống ngập nước thành phố, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố, các sở - ngành liên quan và quận - huyện lập và thực hiện quy hoạch điều chỉnh các sông, rạch bị sạt lở và bồi lắng.”
9. Khoản 4 Điều 47 được sửa đổi, bổ sung:
“4. Cùng Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố, Sở Tài chính thành phố chủ trì phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố, Sở Giao thông vận tải thành phố, Trung tâm Điều hành chương trình chống ngập nước thành phố, sở - ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các quận - huyện nghiên cứu, đề xuất trình Ủy ban nhân dân thành phố ban hành chế độ, chính sách đẩy nhanh tiến độ gia cố, sửa chữa, nâng cấp, đầu tư xây dựng công trình phòng, chống lụt, bão, thủy lợi, tiêu, thoát nước, kè (sông, biển) đáp ứng yêu cầu cấp bách của công tác phòng, chống lụt, bão, thiên tai trên địa bàn thành phố.”
10. Tiêu đề của Điều 53 được sửa đổi, bổ sung:
“Điều 53. Đài Truyền hình thành phố, Đài Tiếng nói nhân dân thành phố, các cơ quan thông tấn báo chí thành phố”
“Điều 55. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền bằng nhiều hình thức để nhân dân ý thức và có trách nhiệm với việc phòng, chống lụt, bão, thiên tai. Phối hợp với Ủy ban nhân dân các quận - huyện kiểm tra, tháo dỡ các pa nô, biển quảng cáo, áp phích không an toàn, hư hỏng có nguy cơ gãy đổ, gây tai nạn.
2. Phối hợp với sở - ngành, Ủy ban nhân dân các quận - huyện lập chương trình, kế hoạch trình Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt để tổ chức thực hiện việc đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng bơi, lặn, cứu người bị nạn trên sông, trên biển cho cán bộ, công chức, chuyên viên làm công tác phòng, chống lụt, bão, thiên tai, tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ ở các cấp, các ngành.
3. Chủ trì triển khai các cuộc vận động, phát động nhân dân trên địa bàn thành phố kỹ năng bơi (lội), đặc biệt là đối với học sinh, sinh viên, người thường xuyên tiếp xúc, hoạt động, hành nghề trên sông, biển để mọi người dân biết tự cứu mình, cứu người khác bị nạn trước khi lực lượng cứu hộ đến cứu.
4. Phối hợp với chính quyền địa phương và các doanh nghiệp thực hiện xây dựng kế hoạch, phương án và tổ chức quản lý các điểm du lịch, khu du lịch, tuyến du lịch phù hợp với đặc điểm lũ, lụt, bão, áp thấp nhiệt đới, triều cường và có nguy cơ động đất, sóng thần ở từng địa phương để bảo đảm an toàn cho người và cơ sở vật chất của ngành khi sự cố thiên tai xảy ra.
5. Phối hợp với chính quyền địa phương và theo hướng dẫn của Ban Chỉ huy Phòng, chống lụt, bão thành phố có những phương án cụ thể đảm bảo an toàn cho du khách, cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên ngành du lịch tại các khách sạn, nhà nghỉ, điểm du lịch, khu du lịch và các tuyến du lịch khi xảy ra lũ, lụt, bão, thiên tai, động đất, sóng thần.”
12. Bổ sung điều khoản quy định trách nhiệm của Hội Chữ thập đỏ thành phố tại Điều 56 Mục 2 Chương V Quy định ban hành kèm theo Quyết định số 04/2008/QĐ-UBND ngày 16 tháng 01 năm 2008 của Ủy ban nhân dân thành phố về công tác phòng, chống lụt, bão, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tại thành phố Hồ Chí Minh, như sau:
“Điều 56. Hội Chữ thập đỏ thành phố
1. Thực hiện các chương trình, kế hoạch phòng, chống tai nạn, thương tích do lụt, bão, thiên tai.
2. Phối hợp với Sở Y tế thành phố, các bệnh viện,- Trung tâm Y tế Dự phòng thành phố và quận - huyện, Trạm Y tế các phường - xã - thị trấn tổ chức sơ cấp cứu, giúp đỡ, cứu trợ kịp thời các nạn nhân thiên tai; vệ sinh phòng dịch, bảo vệ môi trường và khắc phục hậu quả do lụt, bão, thiên tai gây ra.”
13. Điều 59 được sửa đổi, bổ sung:
“Điều 59. Viện Nghiên cứu phát triển thành phố
1. Phối hợp và tham gia xây dựng quy hoạch, chính sách, chương trình phòng, chống lụt, bão, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn phù hợp với định hướng, chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, môi trường đô thị của thành phố.
2. Phối hợp với Sở Nội vụ thành phố, sở - ngành thành phố, Ủy ban nhân dân các quận - huyện nghiên cứu nguồn nhân lực, nhân tố phát triển khác phục vụ cho công tác phòng, chống lụt, bão, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trên địa bàn thành phố.
3. Phối hợp với Sở Giao thông vận tải thành phố, Trung tâm Điều hành chương trình chống ngập nước thành phố, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố, sở - ngành liên quan, Ủy ban nhân dân các quận - huyện nghiên cứu và đề xuất các giải pháp chống ngập nước do mưa, triều cường và xả lũ ở thượng nguồn trên địa bàn thành phố.”
14. Điều 63 được sửa đổi, bổ sung:
“Điều 63. Kế hoạch đầu tư cho chương trình, dự án, công tác phòng, chống lụt, bão, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn:
1. Hàng năm, việc lập dự toán chi cho việc mua sắm phương tiện, trang thiết bị, xây dựng công trình, hoạt động quản lý điều hành công tác phòng, chống lụt, bão, thiên tai, tìm kiếm cứu nạn của các sở - ngành, quận - huyện được tổng hợp cùng với việc lập dự toán chi ngân sách nhà nước đề xuất Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố, Sở Tài chính thành phố để tổng hợp, phối hợp với Thường trực Ban Chỉ huy Phòng, chống lụt, bão thành phố, Sở Giao thông vận tải thành phố, Trung tâm Điều hành chương trình chống ngập nước thành phố, Bộ Chỉ huy Quân sự thành phố trình Ủy ban nhân dân thành phố xem xét, quyết định theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản pháp luật có liên quan.
2. Phân công, phối hợp trình các dự án, công trình do Ủy ban nhân dân các quận - huyện đề xuất:
a) Thường trực Ban Chỉ huy Phòng, chống lụt, bão thành phố phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố, Sở Tài chính thành phố và Ủy ban nhân dân các quận - huyện trình: dự án đầu tư, sửa chữa, nâng cấp công trình phòng, chống lụt, bão; bờ bao - đê bao kết hợp giao thông nông thôn, thủy lợi kết hợp với phòng, chống lụt, bão; dự án di dời dân (sống trong vùng sạt lở ven sông, ven biển, vùng thấp trũng, rừng phòng hộ); kinh phí tập huấn, diễn tập phòng, chống lụt, bão, tìm kiếm cứu nạn từ nguồn ngân sách thành phố và Quỹ Phòng, chống lụt, bão thành phố.
b) Sở Giao thông vận tải thành phố phối hợp với Trung tâm Điều hành chương trình chống ngập nước thành phố, Ủy ban nhân dân các quận - huyện trình: dự án đầu tư tiêu thoát nước khu vực nội thị (xây dựng mới, sửa chữa, nạo vét); đối với kè chống sạt lở (trên các đoạn, tuyến sông, kênh không có đê bao), nâng cấp đường giao thông kết hợp với chống triều cường tại huyện, quận ven từ ngân sách thành phố giao Sở Giao thông vận tải thành phố phối hợp với Thường trực Ban Chỉ huy Phòng, chống lụt, bão thành phố trình Ủy ban nhân dân thành phố.
c) Thường trực Ban Chỉ huy Phòng, chống lụt, bão thành phố phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố, Sở Tài chính thành phố, Bộ Chỉ huy Quân sự thành phố và Ủy ban nhân dân các quận - huyện trình: dự án đầu tư phương tiện, trang thiết bị tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ từ nguồn Quỹ Phòng, chống lụt, bão thành phố và ngân sách thành phố.”
15. Điểm b khoản 2 Điều 67 được sửa đổi, bổ sung:
“b) Cấp quận - huyện do Văn phòng Ban Chỉ huy Phòng, chống lụt, bão thành phố thẩm tra, ủy quyền cho Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố kiêm Phó Ban Thường trực Ban Chỉ huy Phòng, chống lụt, bão thành phố phê duyệt. Riêng kế hoạch, phương án tiêu thoát nước, chống úng ngập của các quận nội thành tham khảo ý kiến của Sở Giao thông vận tải thành phố, Trung tâm Điều hành chương trình chống ngập nước thành phố trước khi phê duyệt.”
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày, kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố, Thủ trưởng các Sở - ban - ngành thành phố, Trưởng Ban Chỉ huy Phòng, chống lụt, bão thành phố, Giám đốc các doanh nghiệp đóng trên địa bàn thành phố, Trưởng Ban Quản lý các Khu Chế xuất và Công nghiệp thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận - huyện, phường - xã - thị trấn chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1 Quyết định 04/2008/QĐ-UBND quy định về công tác phòng, chống lụt, bão, thiên tai, và tìm kiếm cứu nạn tại thành phố Hồ Chí Minh do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 2 Quyết định 59/2011/QĐ-UBND về Quy định công tác phòng, chống, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai trên địa bàn thành phố do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 3 Quyết định 59/2011/QĐ-UBND về Quy định công tác phòng, chống, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai trên địa bàn thành phố do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 1 Quyết định 70/2008/QĐ-UBND thành lập Viện Nghiên cứu phát triển thành phố Hồ Chí Minh do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 2 Quyết định 55/2008/QĐ-UBND hợp nhất Sở Thể dục Thể thao, Sở Du lịch với Sở Văn hóa và Thông tin thành Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 3 Quyết định 49/2008/QĐ-UBND thành lập Sở Thông tin và Truyền thông trực thuộc Ủy ban nhân dân thành phố do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 4 Quyết định 52/2008/QĐ-UBND hợp nhất Sở Công nghiệp và Sở Thương mại thành Sở Công Thương thành phố do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 5 Quyết định 53/2008/QĐ-UBND đổi tên Sở Giao thông - Công chính thành Sở Giao thông vận tải thành phố do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành