BỘ TƯ PHÁP | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 4414/QĐ-BTP | Hà Nội, ngày 08 tháng 12 năm 2011 |
BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP
Căn cứ Nghị định số 93/2008/NĐ-CP ngày 22 tháng 8 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp;
Căn cứ Quyết định số 678/QĐ-TTg ngày 10 tháng 5 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển trợ giúp pháp lý ở Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;
Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Trợ giúp pháp lý,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch năm 2012 triển khai thực hiện Chiến lược phát triển trợ giúp pháp lý ở Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Cục Trợ giúp pháp lý, các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Tư pháp, Sở Tư pháp, Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan, tổ chức có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG |
TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN TRỢ GIÚP PHÁP LÝ Ở VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
(Ban hành kèm theo Quyết định số 4414/QĐ-BTP ngày 08 tháng 12 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp)
Để cụ thể hoá các nhiệm vụ, trách nhiệm và lộ trình thực hiện Chiến lược phát triển trợ giúp pháp lý ở Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 (sau đây gọi tắt là Chiến lược) trong năm 2012, Bộ Tư pháp xây dựng Kế hoạch năm 2012 triển khai thực hiện Chiến lược như sau:
1. Nghiên cứu xây dựng và hoàn thiện thể chế, chính sách trợ giúp pháp lý
Hoạt động 1: Nghiên cứu xây dựng Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 07/2007/NĐ-CP ngày 12/01/2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Trợ giúp pháp lý.
a) Cơ quan thực hiện: Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan (Bộ Nội vụ; Bộ Tài chính; Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Bộ Công an; Bộ Quốc phòng; Uỷ ban Dân tộc; Văn phòng Chính phủ; Toà án nhân dân tối cao; Viện Kiểm sát nhân dân tối cao); Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên, Hội Bảo trợ tư pháp cho người nghèo Việt Nam và Liên đoàn luật sư Việt Nam.
b) Thời gian trình ban hành: Quý III.
Hoạt động 2: Nghiên cứu, xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định về chính sách trợ giúp pháp lý cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số tại các địa bàn khó khăn giai đoạn 2012 - 2020 theo Nghị quyết số 80/NQ-CP ngày 19/5/2011 của Chính phủ về định hướng giảm nghèo bền vững thời kỳ từ năm 2011 - 2020.
a) Cơ quan thực hiện: Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Uỷ ban Dân tộc, Văn phòng Chính phủ.
b) Thời gian trình ban hành: Quý II.
Hoạt động 3: Nghiên cứu, xây dựng và ban hành Thông tư liên tịchsửa đổi, bổ sung Thông tư liên tịch số 10/2007/TTLT-BTP-BCA-BQP-BTC-VKSNDTC-TANDTC ngày 28/12/2007 của Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính, Toà án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định về trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng.
a) Cơ quan thực hiện: Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính, Toà án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao.
b) Thời gian trình ban hành: Quý III.
Hoạt động 4: Đề xuất bổ sung chức danh Trợ giúp viên pháp lý trong Bộ luật Tố tụng hình sự sửa đổi.
a) Cơ quan thực hiện: Bộ Tư pháp.
b) Thời gian thực hiện: Quý II.
Hoạt động 5:Nghiên cứu, xây dựng và ban hành Quyết định sửa đổi, bổ sung Quyết định số 11/2008/QĐ-BTP ngày 29/12/2008 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành Bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý.
a) Cơ quan thực hiện: Bộ Tư pháp.
b) Thời gian trình ban hành: Quý III.
Hoạt động 6: Nghiên cứu, xây dựng và ban hành Quyết định sửa đổi, bổ sung Quyết định số 02/2008/QĐ-BTP ngày 28/02/2008 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành Quy chế mẫu về tổ chức và hoạt động của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước.
a) Cơ quan thực hiện: Bộ Tư pháp.
b) Thời gian trình ban hành: Quý I.
Hoạt động 7: Nghiên cứu, xây dựng và ban hành Quyết định sửa đổi, bổ sung Quyết định số 08/2008/QĐ-BTP ngày 08/12/2008 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Quỹ Trợ giúp pháp lý Việt Nam.
a) Cơ quan thực hiện: Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính.
b) Thời gian trình ban hành: Quý II.
Hoạt động 8: Nghiên cứu, xây dựng và ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư số 41/2009/TT-BTC ngày 09/3/2009 của Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý tài chính đối với Quỹ Trợ giúp pháp lý Việt Nam.
a) Cơ quan thực hiện: Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp.
b) Thời gian trình ban hành: Quý II.
Hoạt động 9:Nghiên cứu, xây dựng Đề án huy động nguồn lực tài chính cho hoạt động trợ giúp pháp lý. Các hoạt động bao gồm:
- Khảo sát, đánh giá nhu cầu và khả năng cung ứng nguồn lực tài chính cho hoạt động trợ giúp pháp lý trong toàn quốc.
- Tổ chức các hội thảo, tọa đàm:
+ Tổ chức hội thảo về huy động nguồn lực tài chính cho hoạt động trợ giúp pháp lý.
+ Tổ chức toạ đàm về dự thảo Đề án huy động nguồn lực tài chính cho hoạt động trợ giúp pháp lý
a) Cơ quan thực hiện: Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp vớiBộ Nội vụ, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên, Hội Bảo trợ tư pháp cho người nghèo Việt Nam và Liên đoàn luật sư Việt Nam.
b) Thời gian thực hiện:
- Khảo sát: Quý I-II.
- Tổ chức các hội thảo, tọa đàm: Quý II-III.
2. Tăng cường hoạt động truyền thông về trợ giúp pháp lý
Hoạt động 1: Xây dựng và lắp đặt Bảng thông tin và hộp tin về trợ giúp pháp lý tại trụ sở tiếp dân của 30% Uỷ ban nhân dân, cơ quan thanh tra, cơ quan hành chính quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn; 70% trụ sở tiếp dân của các cơ quan tố tụng cấp tỉnh và cấp huyện, Trại tạm giam, Nhà tạm giữ; cơ quan thanh tra quân đội các cấp và đồn biên phòng.
a) Cơ quan thực hiện: Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân, cơ quan thanh tra, cơ quan hành chính cấp huyện và Ủy ban nhân dân cấp xã; các cơ quan tiến hành tố tụng cấp tỉnh và cấp huyện; Trại tạm giam, Nhà tạm giữ; cơ quan thanh tra quân đội các cấp và đồn biên phòng.
b) Thời gian thực hiện: Quý I - IV.
Hoạt động 2: Xây dựng các chuyên trang, chuyên mục, thông tin về trợ giúp pháp lý trên 30% đài phát thanh huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và đài phát thanh truyền hình tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; báo địa phương.
a) Cơ quan thực hiện: Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, các cơ quan truyền thông, báo chí.
b) Thời gian thực hiện: Quý I-IV.
Hoạt động 3:In ấn, phát hành các tờ gấp, cẩm nang pháp luật… truyền thông về trợ giúp pháp lý và quyền được trợ giúp pháp lý của người dân.
a) Cơ quan thực hiện: Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước.
b) Thời gian thực hiện: Quý I - IV.
3. Kiện toàn tổ chức bộ máy, cán bộ và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Hoạt động 1:Củng cố, kiện toàn Cục Trợ giúp pháp lý bảo đảm nâng cao năng lực quản lý nhà nước và quản lý chuyên ngành về trợ giúp pháp lý.
a) Cơ quan thực hiện: Bộ Tư pháp.
b) Thời gian thực hiện: Quý I - III.
Hoạt động 2:Xây dựng Đề án kiện toàn, nâng cấp Quỹ Trợ giúp pháp lý bảo đảm đủ tư cách pháp lý và năng lực để huy động rộng rãi nguồn lực hỗ trợ cho hoạt động trợ giúp pháp lý.
a) Cơ quan thực hiện: Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ, Văn phòng Chính phủ.
b) Thời gian trình ban hành: Quý III.
Hoạt động 3:Củng cố, kiện toàn Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước và Chi nhánh của Trung tâm theo các mục tiêu đề ra trong Đề án quy hoạch mạng lưới Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước và Chi nhánh của Trung tâm giai đoạn 2008 - 2010, định hướng đến năm 2015 ban hành kèm theo Quyết định số 792/QĐ-TTg ngày 23/6/2008 của Thủ tướng Chính phủ.
a) Cơ quan thực hiện: Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chủ trì trên cơ sở tham mưu và tổ chức thực hiện của Sở Tư pháp, Sở Nội vụ, Sở Tài chính và các cơ quan, tổ chức có liên quan.
b) Thời gian thực hiện: Quý I - IV.
Hoạt động 4: Rà soát trình độ và năng lực của Trợ giúp viên pháp lý, cộng tác viên trợ giúp pháp lý trong toàn quốc; phát triển nguồn nhân lực bổ sung thêm 150 - 200 Trợ giúp viên pháp lý và khoảng 1.000 cộng tác viên.
a) Cơ quan thực hiện: Bộ Tư pháp (rà soát, đánh giá trong phạm vi toàn quốc); Sở Tư pháp (rà soát, đánh giá, phát triển đội ngũ Trợ giúp viên pháp lý, cộng tác viên ở địa phương).
b) Thời gian thực hiện: Rà soát, đánh giá (Quý II); phát triển nguồn nhân lực bổ sung đội ngũ Trợ giúp viên pháp lý và cộng tác viên (Quý I - IV).
Hoạt động 5: Tăng cường năng lực cho đội ngũ Trợ giúp viên pháp lý, cộng tác viên trợ giúp pháp lý: tổ chức 02 khóa bồi dưỡng nghiệp vụ cho 150 - 200 cán bộ nguồn bổ nhiệm Trợ giúp viên pháp lý; tổ chức tập huấn toàn quốc và 02 - 03 lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ theo chuyên đề, khu vực để cập nhật kiến thức pháp luật, bồi dưỡng kỹ năng nghiệp vụ cho Trợ giúp viên pháp lý, cộng tác viên và người tham gia trợ giúp pháp lý.
a) Cơ quan thực hiện: Bộ Tư pháp (tổ chức bồi dưỡng cho cán bộ nguồn bổ nhiệm Trợ giúp viên pháp lý; tổ chức tập huấn toàn quốc, tập huấn theo chuyên đề, khu vực); Sở Tư pháp (tổ chức tập huấn tại địa phương).
b) Thời gian thực hiện: Quý I - IV.
Hoạt động 6: Nghiên cứu, xây dựng và trình Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành Chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ ngạch Trợ giúp viên pháp lý chính.
a) Cơ quan thực hiện: Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ và Bộ Tài chính.
b) Thời gian thực hiện: Quý III.
Hoạt động 7:Nghiên cứu xây dựng và hướng dẫn ứng dụng phần mềm quán lý tổ chức và hoạt động trợ giúp pháp lý trong toàn quốc.
a) Cơ quan thực hiện: Bộ Tư pháp xây dựng và hướng dẫn ứng dụng phần mềm; Sở Tư pháp chỉ đạo Trung tâm trợ giúp pháp lý ứng dụng phần mềm ở địa phương.
b) Thời gian thực hiện: Quý I - IV.
4. Phát triển mạng lưới và tăng cường trợ giúp pháp lý ở cơ sở
Hoạt động 1:Thành lập và tổ chức sinh hoạt định kỳ Câu lạc bộ trợ giúp pháp lý ở 70% - 80% các xã vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
a) Cơ quan thực hiện: Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước chủ trì, phối hợp với Phòng Tư pháp cấp huyện, Uỷ ban nhân dân cấp xã và Câu lạc bộ trợ giúp pháp lý ở cấp xã.
b) Thời gian thực hiện: Quý I - IV.
Hoạt động 2: Tăng cường trợ giúp pháp lý lưu động bảo đảm 60% các xã tại vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được trợ giúp pháp lý lưu động ít nhất 01 đợt/năm.
a) Cơ quan thực hiện: Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước chủ trì, phối hợp với Phòng Tư pháp cấp huyện, Uỷ ban nhân dân cấp xã.
b) Thời gian thực hiện: Quý I - IV.
5. Tăng cường hoạt động hợp tác quốc tế về trợ giúp pháp lý
Tăng cường các hoạt động hợp tác quốc tế trong lĩnh vực trợ giúp pháp lý để học tập kinh nghiệm, huy động các nguồn tài trợ của các tổ chức phi chính phủ, các nước trong khu vực và trên thế giới cho hoạt động trợ giúp pháp lý.
a) Cơ quan thực hiện: Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch - Đầu tư.
b) Thời gian thực hiện: Quý I - IV.
6. Kiểm tra, đánh giá, báo cáo việc triển khai thực hiện Chiến lược
Kiểm tra, đánh giá việc triển khai thực hiện Chiến lược trong toàn quốc và ở từng địa phương, bao gồm:
- Theo dõi, đánh giá, hướng dẫn, kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, bất cập của địa phương trong quá trình thực hiện Chiến lược.
- Tổ chức 03 đoàn kiểm tra liên ngành về việc thực hiện Chiến lược tại 03 khu vực trong toàn quốc (đại diện Bắc, Trung, Nam), mỗi tỉnh 02 ngày.
- Sơ kết, báo cáo kết quả thực hiện Kế hoạch năm 2012 triển khai thực hiện Chiến lược.
a) Cơ quan thực hiện:
- Ở Trung ương: Bộ Tư pháp theo dõi, đánh giá, hướng dẫn việc thực hiện Chiến lược trong toàn quốc; làm đầu mối phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan xây dựng kế hoạch và tổ chức việc kiểm tra liên ngành tại các địa phương; hướng dẫn các địa phương đánh giá và báo cáo kết quả thực hiện Chiến lược; sơ kết, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
- Ở địa phương: Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương sơ kết, đánh giá việc thực hiện Chiến lược tại địa phương, báo cáo Bộ Tư pháp để tổng hợp chung.
b) Thời gian thực hiện: Quý I - IV.
1. Trách nhiệm của Bộ Tư pháp
Bộ Tư pháp là cơ quan chịu trách nhiệm trong việc theo dõi, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, giám sát, đánh giá và báo cáo việc tổ chứcthực hiện Kế hoạch năm 2012 triển khai thực hiện Chiến lược.
Cục Trợ giúp pháp lý là đầu mối giúp Bộ trưởng Bộ Tư pháp thực hiện trách nhiệm nêu trên, có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Tư pháp, các đơn vị thuộc các Bộ, ngành, tổ chức có liên quan nghiên cứu, đề xuất việc xây dựng, sửa đổi, bổ sung, thay thế các văn bản quy phạm pháp luật, các chính sách về trợ giúp pháp lý trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản đó;
b) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Tư pháp và các đơn vị thuộc các Bộ, ngành có liên quan tham mưu hướng dẫn và trực tiếp theo dõi việc triển khai thực hiện Kế hoạch;
c) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Tư pháp, các đơn vị thuộc các Bộ, ngành có liên quan giúp lãnh đạo các Bộ, ngành kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện Kế hoạch.
d) Tổng hợp tình hình thực hiện và báo cáo Thủ tướng Chính phủ về kết quả thực hiện Chiến lược.
2. Trách nhiệm của các Bộ, ngành, tổ chức có liên quan
Các Bộ, ngành, tổ chức có liên quan trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình phối hợp với Bộ Tư pháp trong việc tổ chức thực hiện và đánh giá kết quả triển khai thực hiện Chiến lược.
3. Trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
a) Phê duyệt Kế hoạch năm 2012 triển khai thực hiện Chiến lược tại địa phương phù hợp với Kế hoạch tổng thể, Kế hoạch này và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương;
b)Chỉ đạo Sở Tư pháp, Sở Tài chính, Sở Nội vụ và các Sở, ban, ngành có liên quan tổ chức thực hiện Kế hoạch này ở địa phương và chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện trên địa bàn tỉnh;
c) Bảo đảm về biên chế, cơ sở vật chất, trang thiết bị làm việc, phương tiện đi lại (xe máy, ô tô…) và kinh phí hoạt động cho Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước và Chi nhánh của Trung tâm phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và tình hình thực tế của địa phương;
d) Khuyến khích, tạo điều kiện để Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức xã hội - nghề nghiệp tích cực tham gia trợ giúp pháp lý;
đ) Thực hiện kiểm tra, giám sát, đánh giá, đề xuất, kiến nghị việc triển khai và báo cáo kết quả thực hiện Kế hoạch này ở địa phương.
4. Trách nhiệm của Sở Tư pháp
Sở Tư pháp có trách nhiệm chủ trì phối hợp với các Sở, ban, ngành có liên quan giúp Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh trong việc triển khai thực hiện Kế hoạch này, có trách nhiệm chỉ đạo các đơn vị có liên quan thuộc Sở thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Tham mưu xây dựng Kế hoạch năm 2012 thực hiện Chiến lược ở địa phương để trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt;
b) Chỉ đạo các đơn vị có liên quan triển khai thực hiện Kế hoạch đã được phê duyệt và theo dõi, kiểm tra, giám sát việc thực hiện;
c) Tổng hợp và báo cáo Bộ Tư pháp hoạt động triển khai thực hiện Kế hoạch này. Thời hạn và nội dung báo cáo định kỳ, đột xuất thực hiện theo điểm c Mục 4 Phần B Kế hoạch tổng thể triển khai thực hiện Chiến lược phát triển trợ giúp pháp lý ở Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 (ban hành kèm theo Quyết định số 4413/QĐ-BTP ngày 08 tháng 12 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp).
Kinh phí thực hiện Kế hoạch do ngân sách nhà nước bảo đảm theo phân cấp quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành./.
- 1 Quyết định 2527/QĐ-BTP năm 2013 về Kế hoạch tổ chức Hội nghị sơ kết 02 năm thực hiện Chiến lược phát triển trợ giúp pháp lý ở Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành
- 2 Quyết định 1974/QĐ-BTP năm 2013 về Kế hoạch sơ kết 02 năm thực hiện Chiến lược phát triển trợ giúp pháp lý ở Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành
- 3 Quyết định 4413/QĐ-BTP năm 2011 về Kế hoạch tổng thể triển khai Chiến lược phát triển trợ giúp pháp lý ở Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành
- 4 Nghị quyết 80/NQ-CP năm 2011 về định hướng giảm nghèo bền vững thời kỳ từ năm 2011 đến năm 2020
- 5 Quyết định 678/QĐ-TTg năm 2011 về phê duyệt Chiến lược phát triển trợ giúp pháp lý ở Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6 Thông tư 41/2009/TT-BTC hướng dẫn quản lý tài chính đối với quỹ trợ giúp pháp lý Việt Nam do Bộ Tài chính ban hành
- 7 Quyết định 11/2008/QĐ-BTP về Bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành
- 8 Quyết định 08/2008/QĐ-BTP về Quy chế tổ chức và hoạt động của Quỹ Trợ giúp pháp lý Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành
- 9 Nghị định 93/2008/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp
- 10 Quyết định 792/QĐ-TTg phê duyệt Đề án Quy hoạch mạng lưới Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước và Chi nhánh của Trung tâm giai đoạn 2008 – 2010, định hướng đến năm 2015 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 11 Quyết định 02/2008/QĐ-BTP về quy chế mẫu về tổ chức và hoạt động của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành
- 12 Thông tư liên tịch 10/2007/TTLT-BTP-BCA-BQP-BTC-VKSNDTC-TANDTC hướng dẫn quy định về trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng do Bộ Tư pháp - Bộ Công an - Bộ Quốc phòng - Bộ Tài chính - Viện Kiểm sát nhân dân tối cao - Tòa án nhân dân tối cao ban hành
- 13 Nghị định 07/2007/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Trợ giúp pháp lý
- 14 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2003
- 15 Luật Ngân sách Nhà nước 2002
- 1 Quyết định 2527/QĐ-BTP năm 2013 về Kế hoạch tổ chức Hội nghị sơ kết 02 năm thực hiện Chiến lược phát triển trợ giúp pháp lý ở Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành
- 2 Quyết định 1974/QĐ-BTP năm 2013 về Kế hoạch sơ kết 02 năm thực hiện Chiến lược phát triển trợ giúp pháp lý ở Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành