Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐIỆN BIÊN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 444 /QĐ-UBND

Điện Biên, ngày 26 tháng 6 năm 2013

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH KẾ HOẠCH THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “TUYÊN TRUYỀN, GIÁO DỤC PHẨM CHẤT ĐẠO ĐỨC PHỤ NỮ VIỆT NAM THỜI KỲ ĐẨY MẠNH CNH-HĐH ĐẤT NƯỚC, GIAI ĐOẠN 2013 - 2015” TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐIỆN BIÊN

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐIỆN BIÊN

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật Bình đẳng giới ngày 29 tháng 11 năm 2006;

Căn cứ Quyết định số 343/QĐ-TTg ngày 12/3/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Tuyên truyền, giáo dục phẩm chất, đạo đức phụ nữ Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước, giai đoạn 2010-2015”;

Xét đề nghị của Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch thực hiện Đề án “Tuyên truyền, giáo dục phẩm chất, đạo đức phụ nữ Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh CNH - HĐH đất nước, giai đoạn 2013-2015” trên địa bàn tỉnh Điện Biên.

Điều 2. Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký.

Chánh Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh; Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh; Thủ trưởng các Sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh; Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Phạm Xuân Kôi

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “TUYÊN TRUYỀN, GIÁO DỤC PHẨM CHẤT ĐẠO ĐỨC PHỤ NỮ VIỆT NAM THỜI KỲ ĐẨY MẠNH CNH-HĐH ĐẤT NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐIỆN BIÊN, GIAI ĐOẠN 2013 - 2015”
(Kèm theo Quyết định số 444 /QĐ-UBND ngày 27/6/2013 của UBND tỉnh)

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

Nhằm nâng cao nhận thức, chuyển đổi hành vi của người dân, cộng đồng xã hội, đặc biệt là phụ nữ trong việc giữ gìn và phát huy phẩm chất đạo đức tốt đẹp của phụ nữ Việt Nam đáp ứng yêu cầu của thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước.

2. Yêu cầu

- Tổ chức triển khai thực hiện Quyết định số 343/QĐ-TTg, ngày 12/3/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Tuyên truyền, giáo dục phẩm chất, đạo đức phụ nữ Việt Nam thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, giai đoạn 2010-2015”; Hướng dẫn của Trung ương Hội LHPN Việt Nam, quán triệt sâu sắc đến toàn thể cán bộ, hội viên phụ nữ các dân tộc trong tỉnh; vận dụng sáng tạo, phù hợp vào tình hình thực tế của các ban, ngành, đoàn thể, địa phương và đảm bảo tiến độ của Đề án.

- Đề án gắn liền với các phong trào thi đua yêu nước trong từng giai đoạn và hoạt động của các cấp Hội phụ nữ nhằm phát huy vai trò của phụ nữ, quần chúng nhân dân, các tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể; khắc phục những hạn chế, bất cập hiện nay trong công tác tuyên truyền, giáo dục phẩm chất đạo đức phụ nữ Việt Nam.

- Tranh thủ sự lãnh chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền và sự phối hợp đồng bộ của các ban, ngành, đoàn thể, xã hội cùng với Hội phụ nữ cùng cấp xác định nhu cầu, xây dựng Kế hoạch, tổ chức thực hiện và giám sát, đánh giá hiệu quả của Đề án.

- Trên 70% phụ nữ và trên 95% hội viên Phụ nữ, cán bộ hội Phụ nữ, nữ thanh niên, nữ cán bộ, nữ công chức, nữ viên chức, nữ công nhân, được tuyên truyền, giáo dục phẩm chất, đạo đức phụ nữ Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh CNH- HĐH đất nước.

II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI

1. Đối tượng

- Báo cáo viên, tuyên truyền viên của Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh; Tinhr đoàn Thanh niên; Liên đoàn Lao động tỉnh; đội ngũ quản lý và giáo viên của ngành giáo dục; đội ngũ quản lý, phóng viên, truyền thông và đưa tin về đề tài phụ nữ của ngành Thông tin và Truyền thông; cán bộ nghiệp vụ văn hóa, cán bộ nếp sống, văn hóa và gia đình cơ sở của ngành Văn hóa - Thể thao và Du lịch.

- Cán bộ, hội viên, phụ nữ và mọi người dân trong cộng đồng.

2. Phạm vi: Đề án được triển khai trên địa bàn tỉnh Điện Biên.

III. THỜI GIAN TRIỂN KHAI VÀ NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG

1. Tiểu Đề án 1: Tuyên truyền, giáo dục phẩm chất, đạo đức phụ nữ Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong cán bộ, hội viên, phụ nữ (giai đoạn 2013-2015) như sau:

* Hoạt động 1: Tổ chức Hội nghị (Dự kiến đầu tháng 6/2013)

Hội LHPN tỉnh chủ trì, phối hợp với Liên đoàn Lao động, Tỉnh đoàn Thanh niên tổ chức hội nghị triển khai kế hoạch thực hiện tiểu Đề án 1 (giai đoạn 2013-2015) và kế hoạch tổ chức, triển khai thực hiện tiểu Đề án 1 năm 2013:

- Đối tượng: Cán bộ Hội LHPN, Liên đoàn Lao động, Đoàn Thanh niên từ cấp tỉnh đến cấp huyện, thị, thành phố.

- Số lượng: 70 người.

- Thời gian: 1 ngày.

- Địa điểm: Tại tỉnh.

* Hoạt động 2: Biên soạn tài liệu tuyên truyền

Căn cứ vào tài liệu tuyên truyền của Trung ương, Hội LHPN tỉnh chủ trì phối hợp với Liên đoàn Lao động, Tỉnh đoàn Thanh niên biên soạn tài liệu (tờ rơi) tuyên truyền 11.200 tờ/112 xã ( phường).

* Hoạt động 3: Tập huấn.

- Cấp tỉnh: (dự kiến cuối quý II/2013)

Hội LHPN tỉnh chủ trì, phối hợp với Liên đoàn Lao động, Tỉnh đoàn Thanh niên tổ chức tập huấn : 01 lớp

+ Thời gian: 2 ngày

+ Số lượng: 70 người/ lớp

+ Địa điểm: Tại Tỉnh

+ Thành phần: Ban chỉ đạo Đề án, Lãnh đạo các Ban chuyên môn Hội LHPN tỉnh, LĐLĐ tỉnh, Tỉnh đoàn, Sở Văn hóa TT& Du lịch, Sở TT&TT, Sở Giáo dục & đào tạo; Bộ CHQS tỉnh, BCH Bộ đội Biên phòng tỉnh, Công an tỉnh. Lãnh đạo UBND, Hội LHPN; LĐLĐ; Đoàn TNCS Hồ Chí Minh; Giáo dục; văn hóa các huyện, thị, thành phố; Phóng viên Báo, Đài.

- Cấp huyện: (Dự kiến quý IV/2013 tập huấn 5 huyện;

quý I/2014 tập huấn 4 huyện, thị, thành phố)

Hội LHPN tỉnh chủ trì, phối hợp với Liên đoàn Lao động, Tỉnh đoàn Thanh niên tổ chức tập huấn cho cán bộ Hội LHPN, Liên đoàn Lao động, Đoàn thanh niên các huyện, thị xã, thành phố:

+ Thời gian: 2 ngày/lớp

+ Thành phần: Lãnh đạo và cán bộ Hội LHPN, Liên đoàn Lao động, Đoàn thanh niên các huyện, thị. Chủ tịch, phó chủ tịch hội phụ nữ cơ sở, công đoàn, Đoàn thanh niên xã.

+ Số lượng: 60 người/lớp x 09 lớp ( tại 9 huyện) = 540 người

+ Địa điểm: Trung tâm các huyện, thị, thành phố

+ Giảng viên: Cấp tỉnh: 2 người (Hội LHPN tỉnh)

- Nội dung tập huấn:

+ Giới thiệu khóa tập huấn về Đề án.

+ Hướng dẫn triển khai Đề án.

+ Quan điểm của Đảng, Nhà nước và Chủ tịch Hồ chí Minh về phẩm chất đạo đức phụ nữ, Thời kì CNH, HĐH đất nước và những vấn đề đặt ra đối với việc Tuyên truyền, giáo dục phẩm chất, đạo đức phụ nữ Việt Nam.

+ Tập huấn về kiến thức, kỹ năng và nội dung phẩm chất, đạo đức phụ nữ Việt Nam thời kỳ CNH, HĐH trong công tác tuyên truyền, giáo dục phẩm chất đạo đức phụ nữ Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước cho đội ngũ cán bộ Hội cơ sở.

Tại các xã, phường, thị trấn: (Dự kiến quý 2, 3, 4/ 2014 )

Hội LHPN tỉnh chủ trì phối hợp với Liên đoàn Lao động tỉnh, Tỉnh đoàn Thanh niên tổ chức tập huấn cho đội ngũ nòng cốt cấp xã, phường, thị trấn:

- Thời gian tập huấn: 1 ngày/lớp.

- Thành phần: Cán bộ UBND, cán bộ Hội LHPN, cán bộ Đoàn thanh niên, cán bộ Liên đoàn Lao động và các Ủy viên Ban chấp hành Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên tại các xã, phường, thị trấn.

- Địa điểm: Tại các xã, phường, thị trấn của các huyện, thị xã.

- Số lượng: 30 người x 112 lớp = 3.360 người (trong đó khoảng 500 đại biểu có lương, 2.860 đại biểu không có lương).

- Giảng viên: 2 người (Hội LHPN tỉnh)

- Nội dung tập huấn:

+ Các giá trị đạo đức truyền thống, phẩm chất tốt đẹp của phụ nữ Việt Nam được xây dựng, giữ gìn và phát huy qua nhiều thế hệ, nhiều giai đoạn phát triển của đất nước.

+ Tiêu chí xây dựng người phụ nữ Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước: Có lòng yêu nước; có sức khỏe; có tri thức, kỹ năng nghề nghiệp; năng động, sáng tạo; có lối sống văn hóa và lòng nhân hậu; định hướng các giá trị đạo đức, phẩm chất phụ nữ Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội trong thời kỳ mới.

* Hoạt động 4: Tổ chức các hoạt động tuyên truyền (Năm 2013, 2014).

Hội LHPN tỉnh chủ trì, phối hợp với Liên đoàn Lao động, Tỉnh đoàn Thanh niên tổ chức các hoạt động tuyên truyền:

- Đối tượng tuyên truyền: Hội viên, phụ nữ; nữ thanh niên ngoài hệ thống

trường học; nữ cán bộ, công chức, viên chức và nữ công nhân lao động.

- Hình thức tuyên truyền:

+ Tổ chức tuyên truyền trên các phương tiện đại chúng như: Báo Điện Biên Phủ, Đài PT-TH tỉnh ...mỗi quý 1 lần

+ Tổ chức sinh hoạt qua tổ, nhóm, câu lạc bộ (3 tháng/lần).

+ Tổ chức truyền thông nhân các ngày truyền thống của Hội LHPN Việt Nam, Đoàn thanh nhiên, Liên đoàn Lao động lồng ghép các hoạt động với chương trình, nhiệm vụ phong trào thi đua của Hội: 224 cuộc, tại các xã, phường, thị trấn (mỗi xã, phường, thị trấn 2 cuộc).

+ Tổ chức Liên hoan tiếng hát ru, hát dân ca, các bài hát về phẩm chất đạo đức của người phụ nữ Việt nam nói chung, phụ nữ tỉnh Điện Biên nói riêng tại các huyện, thị, thành phố. Tỉnh tổ chức dự kiến vào cuối quý IV/2014);

- Nội dung tuyên truyền:

+ Các giá trị phẩm chất đạo đức truyền thống của phụ nữ Việt Nam, tiêu chí phụ nữ Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

+ Đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật liên quan đến việc xây dựng, giữ gìn, phát huy các giá trị phẩm chất, đạo đức phụ nữ Việt Nam nói chung và dân tộc Việt Nam nói riêng.

+ Tuyên truyền các gương điển hình theo tiêu chí phụ nữ Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

* Hoạt động 5: Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm + sơ kết giai đoạn (Quý IV/2014)

Hội LHPN tỉnh chủ trì, phối hợp với Liên đoàn Lao động, Tỉnh đoàn Thanh niên.

- Thời gian: 1 ngày

- Số lượng: 70 người

- Địa điểm: Tại tỉnh

- Thành phần: Ban Chỉ đạo của tỉnh; Ban chỉ đạo các huyện, thị, thành phố; các Sở, ban, ngành liên quan; một số hội viên tiêu biểu.

- Nội dung: Chia sẻ kinh nghiệm, rút ra bài học trong triển khai thực hiện Đề án.

- Tài liệu: Hỗ trợ tài liệu sinh hoạt CLB theo định kỳ

* Hoạt động 6: Chỉ đạo xây dựng mô hình điểm (quý 2/2013 xây dựng mô hình điểm; quý 4/2013 hoặc đầu quý 1/2014 sơ kết đánh giá).

Hội LHPN tỉnh chủ trì, phối hợp với Liên đoàn Lao động, Tỉnh đoàn Thanh niên triển khai chỉ đạo xây dựng mô hình điểm tại phường Nam Thanh - Thành phố Điện Biên Phủ và thị trấn huyện Điện Biên Đông tổ chức tập huấn xây dựng mô hình điểm; tổ chức sơ kết, đánh giá, rút kinh nghiệm từ các điểm chỉ đạo và nhân rộng trong các cấp Hội phụ nữ, Liên đoàn Lao động, Đoàn Thanh niên.

* Hoạt động 7: Kiểm tra, giám sát, đánh giá.

Hội LHPN tỉnh chủ trì, phối hợp với Liên đoàn Lao động tỉnh, Tỉnh đoàn Thanh niên hàng năm, tổ chức các cuộc kiểm tra, giám sát và có sơ, tổng kết đánh giá việc thực hiện kế hoạch đề ra.

* Hoạt động 8: Tổng kết giai đoạn (Quý IV/2015)

- Địa điểm: Tại tỉnh

- Thành phần: Ban Chỉ đạo của tỉnh; Ban chỉ đạo các huyện, thị, thành phố; các Sở ban, ngành liên quan, Các đồng chí UVBCH Hội LHPN tỉnh; Cán bộ làm công tác tuyên giáo Hội LHPN tỉnh; đại biểu mời

- Số Lượng: 65 đại biểu;

- Thời gian: Quý IV/2015

- Nội dung:

+ Đánh giá, rút kinh nghiệm trong giai đoạn triển khai thực hiện Đề án;

+ Công tác thi đua khen thưởng.

2. Tiểu Đề án 2: Tuyên truyền, giáo dục về phẩm chất, đạo đức phụ nữ Việt Nam, tiêu chí phụ nữ Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước trong các trường học (giai đoạn 2013-2015), cụ thể như sau:

* Hoạt động 1: Tổ chức Hội nghị triển khai kế hoạch (Quý III/ 2013)

- Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh, Tỉnh Đoàn Thanh niên tổ chức Hội nghị triển khai kế hoạch thực hiện tiểu Đề án 2 giai đoạn 2013 – 2015.

- Tổng số: 55 người.

- Thời gian: 1 ngày

- Thành phần: Đại diện Lãnh đạo Sở GD&ĐT, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh, Tỉnh đoàn Thanh niên; Lãnh đạo các phòng Giáo dục và Đào tạo, Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Sở.

- Địa điểm: Tại tỉnh

* Hoạt động 2: Tổ chức các lớp tập huấn (Quý IV/2013, Quý I/2014)

Hoạt động 2.1. Tập huấn tại tỉnh (Đầu quý IV/2013)

Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ, Tỉnh đoàn Thanh niên tổ chức tập huấn cho cán bộ quản lý, giáo viên làm công tác tuyên truyền cấp tỉnh.

- Số lượng: 160 người.

- Thời gian: 02 ngày.

- Thành phần: Cán bộ các phòng chuyên môn, nghiệp vụ Sở Giáo dục và Đào tạo; lãnh đạo các Phòng giáo dục & đào tạo; Chủ tịch Công đoàn Giáo dục các huyện, thị, thành phố; Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Sở; Chủ tịch Công đoàn cơ sở.

- Địa điểm tổ chức: (Được thông báo theo văn bản triệu tập Hội nghị).

- Nội dung tập huấn: Theo tài liệu của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Hoạt động 2.2. Tập huấn tại các huyện, thị, thành phố (quý IV/2013)

Sở Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo các Phòng GD&ĐT phối hợp với các cơ quan liên quan trên địa bàn tổ chức mở các lớp tập huấn tại các huyện, thị xã.

- Số lượng: 50 người/lớp/22 lớp = 1.100 người

- Thời gian: 03 ngày/lớp

- Thành phần: Đại diện lãnh đạo Phòng GD&ĐT; Hiệu trưởng và cán bộ làm công tác Vì sự phát triển phụ nữ các trường THCS, Tiểu học, Mầm non trong toàn tỉnh.

- Địa điểm: tại 10 huyện, thị xã, thành phố

- Nội dung tập huấn: Theo tài liệu của Bộ Giáo dục và Đào tạo

* Hoạt động 3: Tổ chức các hoạt động tuyên truyền (Quý I/2014)

- Thành phần: Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, học sinh trong các trường học trên địa bàn tỉnh.

- Hình thức tuyên truyền:

+ Tổ chức các hoạt động truyền thông nhân dịp các ngày lễ lớn của dân tộc, các ngày truyền thống của ngành, của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Đoàn Thanh niên; truyền thông trong sinh hoạt của Ban nữ công; phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể và các tổ chức chính trị khác tuyên truyền về tiêu chí phụ nữ Việt Nam thời kỳ CNH, HĐH đất nước với các chương trình, phong trào chung của ngành GD&ĐT.

+ Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu, thi tuyên truyền viên giỏi về các phẩm chất người phụ nữ Việt Nam thời kỳ CNH, HĐH đất nước trong hệ thống các trường học, Hội thi “Cô giáo tài năng duyên dáng”...

+ Tổ chức các buổi tọa đàm, nói chuyện chuyên đề về tiêu chí phụ nữ Việt Nam thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong các trường học.

Nội dung tuyên truyền:

+ Các giá trị phẩm chất, đạo đức phụ nữ Việt Nam theo tiêu chí Phụ nữ Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước. Định hướng các giá trị đạo đức, phẩm chất phụ nữ Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội trong thời kỳ mới.

+ Chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật về công tác nữ và chiến lược Quốc gia về bình đẳng giới; các văn bản liên quan đến việc xây dựng, giữ gìn, phát huy các giá trị phẩm chất, đạo đức phụ nữ Việt Nam.

+ Các gương điển hình thực hiện tiêu chí phụ nữ Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nói chung và ngành GD&ĐT nói riêng.

* Hoạt động 4. Xây dựng mô hình điểm (Dự kiến Quý II/2014)

- Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Hội liên hiệp phụ nữ tỉnh, Tỉnh đoàn Thanh niên tổ chức triển khai xây dựng mô hình điểm tại ba huyện, thị: Thành phố Điện Biên Phủ; mường Chà; Tuần Giáo với các nội dung chính như: Tuyên truyền, giáo dục phẩm chất, đạo đức phụ nữ Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

- Tổ chức sơ kết, đánh giá, rút kinh nghiệm và nhân rộng mô hình trong hệ thống các trường học.

* Hoạt động 5. Kiểm tra, giám sát, đánh giá, tổng kết, khen thưởng (Quý IV/2015)

Định kỳ hàng năm, Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì phối hợp với các Sở, ban, ngành liên quan thực hiện công tác kiểm tra giám sát ở cơ sở để đánh giá việc thực hiện kế hoạch và báo cáo với Ban chỉ đạo của tỉnh.

- Sơ kết được thực hiện lồng ghép trong Hội nghị tổng kết năm học.

- Tổng kết tình hình thực hiện Tiểu Đề án cuối năm 2015.

- Công tác khen thưởng thực hiện vào dịp sơ, tổng kết.

3. Tiểu Đề án 3: Tuyên truyền, giáo dục phẩm chất, đạo đức phụ nữ Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước trên các phương tiện thông tin, truyền thông đại chúng (giai đoạn 2013-2015), như sau:

Đơn vị Chủ trì: Sở Thông tin và Truyền thông

* Hoạt động 1: Tổ chức hội nghị triển khai kế hoạch thực hiện tiểu Đề án 3 và kế hoạch tổ chức, triển khai thực hiện tiểu Đề án 3 năm 2013. (Dự kiến tổ chức tháng 8/2013)

- Đối tượng: Cán bộ làm công tác thông tin truyền thông từ cấp tỉnh đến cấp huyện, thị.

- Số lượng: 50 người (là đại biểu có lương).

- Thời gian: 1 ngày.

- Địa điểm: Thành phố Điện Biên Phủ

* Hoạt động 2: Phối hợp với Hội LHPN tỉnh tổ chức tập huấn cho cán bộ và cộng tác viên làm công tác thông tin truyền thông cấp tỉnh,cấp huyện, cấp xã. (Dự kiến tổ chức tháng 9/2013)

- Đối tượng: Các phóng viên báo, đài, cổng thông tin điện tử UBND tỉnh; trang thông tin điện tử tổng hợp; bản tin của các Sở, ban, ngành tỉnh; cán bộ Phòng VHTT; Đài TH-TH cấp huyện; cán bộ làm công tác thông tin và truyền thông thuộc UBND xã, phường, thị trấn.

- Địa điểm: Thành phố Điện Biên Phủ, các huyện, thị xã.

- Số lượng: 08 lớp = 350 người (trong đó: Đại biểu có lương 220 người, đại biểu không lương 130 người).

- Thời gian: 1 ngày/lớp.

- Nội dung tập huấn:

+ Các giá trị đạo đức truyền thống, phẩm chất tốt đẹp của phụ nữ Việt Nam được xây dựng, giữ gìn và phát huy qua nhiều thế hệ, nhiều giai đoạn phát triển của đất nước.

+ Tiêu chí xây dựng người phụ nữ Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước: Có lòng yêu nước; có sức khỏe; có tri thức, kỹ năng nghề nghiệp; năng động, sáng tạo; có lối sống văn hóa và lòng nhân hậu; định hướng các giá trị đạo đức, phẩm chất phụ nữ Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội trong thời kỳ mới.

* Hoạt động 3: Tổ chức các hoạt động tuyên truyền. (Từ năm 2013-2015)

- Nội dung tuyên truyền:

+ Tuyên truyền, giáo dục phẩm chất, đạo đức phụ nữ Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

+ Các giá trị đạo đức truyền thống, phẩm chất tốt đẹp của phụ nữ Việt Nam được xây dựng, giữ gìn và phát huy qua nhiều thế hệ, nhiều giai đoạn phát triển của đất nước.

- Hình thức tuyên truyền: Trên các phương tiện thông tin, truyền thông đại chúng

+ Tổ chức tuyên truyền thường xuyên, lồng ghép với tuyên truyền nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội.

+ Truyền thông trên các ấn phẩm của báo Điện Biên Phủ;

+ Tuyên truyền trên sóng phát thanh truyền hình của Đài PT-TH tỉnh;

+ Tuyên truyền trên Đài truyền thanh - Truyền hình các huyện, thị xã, thành phố;

+ Tuyên truyền trên Đài truyền thanh cấp xã;

+ Tuyên truyền trên trang TTĐT tổng hợp các Sở, đơn vị;

+ Tổ chức tuyên truyền định kỳ, theo chuyên đề chào mừng ngày Quốc tế Phụ nữ (8/3), Kỷ niệm ngày Phụ nữ Việt Nam (20/10)

+ Xuất bản tờ gấp tuyên truyền;

+ Thiết kế giao diện, baner trên cổng thông tin điện tử của UBND tỉnh; Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh.

* Hoạt động 4: Kiểm tra, giám sát, đánh giá. (dự kiến thực hiện vào tháng 5 và tháng 11hàng năm)

Hàng năm, tổ chức 2 cuộc kiểm tra, giám sát và có sơ, tổng kết đánh giá việc thực hiện kế hoạch.

4. Tiểu Đề án 4: Tuyên truyền, giáo dục về phẩm chất, đạo đức phụ nữ Việt Nam, tiêu chí phụ nữ Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước thông qua hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch (giai đoạn 2013-2015), như sau:

* Hoạt động 1: Tổ chức hội nghị triển khai kế hoạch. (Tháng 8 năm 2013) Tổ chức hội nghị triển khai kế hoạch thực hiện tiểu Đề án 4, giai đoạn 2013 – 2015 và kế hoạch tổ chức, triển khai thực hiện Tiểu Đề án 4 năm 2013.

- Thời gian: 1 ngày.

- Địa điểm: Tại tỉnh

- Đối tượng: Cán bộ làm công tác văn hóa, thể thao và du lịch từ cấp tỉnh đến cấp huyện, thị và một số cán bộ ở các mô hình điểm.

- Số lượng: 50 người (là đại biểu có lương).

* Hoạt động 2: Tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ cơ sở: (Tháng 9 năm 2013 và tháng 4 của các năm 2014, 2015)

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với Hội LHPN tỉnh tổ chức các lớp tập huấn tại các huyện, thị, thành phố.

- Đối tượng tập huấn: Cán bộ làm công tác văn hóa xã hội cấp xã, Bí thư Chi bộ, Trưởng bản hoặc Trưởng ban công tác mặt trận ở các bản, khu phố; đại diện các mô hình được triển khai.

- Thời gian tập huấn: 1 ngày/lớp.

- Địa điểm: Tại thị trấn các huyện, thị, thành phố.

- Số lượng: 27 lớp (9 lớp/năm x 3 năm) = 1.350 học viên (Trong đó: 600 học viên hưởng lương từ ngân sách nhà nước, 750 học viên không hưởng lương).

- Nội dung tập huấn:

+ Các giá trị đạo đức truyền thống, phẩm chất tốt đẹp của phụ nữ Việt Nam được xây dựng, giữ gìn và phát huy qua nhiều thế hệ, nhiều giai đoạn phát triển của đất nước.

+ Tiêu chí xây dựng người phụ nữ Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước: Có lòng yêu nước; có sức khỏe; có tri thức, kỹ năng nghề nghiệp; năng động, sáng tạo; có lối sống văn hóa và lòng nhân hậu; định hướng các giá trị đạo đức, phẩm chất phụ nữ Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội trong thời kỳ mới.

+ Các kiến thực cơ bản về xây dựng gia đình văn hóa, công tác gia đình, phòng chống bạo lực gia đình tại cơ sở.

* Hoạt động 3: Tổ chức các hoạt động tuyên truyền: (từ tháng 9 /2013 và các tháng trong năm 2014,2015)

- Đối tượng tuyên truyền: Cán bộ chiến sỹ, lực lượng vũ trang, công chức, viên chức, đồng bào nhân dân các dân tộc tỉnh Điện Biên..

- Hình thức tuyên truyền:

+ Tuyên truyền trên tạp chí ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch, bản tin và website Du lịch Điện Biên: 40 tin, bài/năm x 3năm = 120 tin, bài.

+ Tổ chức tuyên truyền qua hoạt động của Đội thông tin lưu động (Trung tâm văn hóa) như câu chuyện thông tin, cổ động trực quan, các bài hát điệu múa...

+ Tuyên truyền qua qua hình thức biểu diễn nghệ thuật chuyên nghiệp (Đoàn nghệ thuật tỉnh) với các bài hát, điệu múa ca ngợi vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam.

+ Tuyên truyền trong các buổi sinh hoạt của các Tổ, nhóm Câu lạc bộ Gia đình phát triển bền vững tại cơ sở.

Nội dung tuyên truyền:

+ Các chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước

liên quan đến giữ gìn, phát huy các giá trị phẩm chất, đạo đức phụ nữ Việt Nam nói chung và phụ nữ các dân tộc tỉnh Điện Biên nói riêng.

+ Tuyên truyền các gương điển hình tiên tiến phụ nữ Việt Nam nói chung và phụ nữ các dân tộc Điện Biên nói riêng thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

+ Tiêu chí xây dựng gia đình văn hóa; công tác gia đình; các nội dung phòng, chống bạo lực gia đình; phương pháp sinh hoạt tại các câu lạc bộ.

* Hoạt động 4: Xây dựng mô hình điểm: (Mỗi năm 01 điểm, tháng 10/ 2013 và tháng 4 các năm 2014, 2015).

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với Hội liên hiệp phụ nữ tỉnh tổ chức triển khai xây dựng mô hình điểm tại 03 huyện: Điện Biên, Thành phố Điện Biên Phủ, Thị xã Mường Lay với các nội dung chính: Tuyên truyền giáo dục phẩm chất đạo đức phụ nữ Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; lồng ghép nội dung xây dựng gia đình văn hóa; phòng chống bạo lực gia đình; bảo tồn một số nghề truyền thống do chị em phụ nữ trực tiếp đảm nhận như Thêu, dệt; giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa như phong trào văn nghệ, thể thao... từ đó đánh giá, rút kinh nghiệm và nhân rộng.

* Hoạt động 5: Tổ chức Hội thi “Phụ nữ tài năng, duyên dáng tỉnh lần 3 ”(Hàng năm tổ chức 01 cuộc/năm).

Định kỳ hàng năm, tổ chức Hội thi “Phụ nữ tài năng, duyên dáng tỉnh lần 3” nhằm phát huy và nâng cao năng lực sở trường của chị em phụ nữ trên mọi lĩnh vực về ẩm thực, thể thao, ca, múa, kể truyện, ngâm thơ... đồng thời kết hợp tuyên truyền các kiến thức về gia đình, phòng chống bạo lực gia đình, đạo đức lối sống của phụ nữ Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

* Hoạt động 6: Kiểm tra, giám sát, đánh giá và tổng hợp báo cáo.

(Thường xuyên 6 tháng và cuối năm của các năm 2013,2014,2015).

Định kỳ hàng năm, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với một số sở, ngành thực hiện công tác kiểm tra giám sát ở cơ sở để đánh giá việc thực hiện kế hoạch và báo cáo với Ban chỉ đạo 343 của tỉnh.

3. Kinh phí:

STT

Đơn vị

Số tiền

1

Hội LHPN tỉnh

1.700.000.000

2

Sở Giáo dục và đào tạo

1.173.175.000

3

Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh

1.000.910.000

4

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh

1.522.000.000

Cộng:

5.396.085.000

Bằng chữ: Năm tỷ, ba trăm chín sáu triệu, không trăm tám lăm ngàn đồng chẵn.

(Có dự toán chi tiết kèm theo)

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Ban chỉ đạo có trách nhiệm chỉ đạo các thành viên của Ban chỉ đạo hàng năm căn cứ chức năng, nhiệm vụ của mình phối hợp tham gia thực hiện đề án có hiệu quả và báo cáo kết quả hoạt động đề án về UBND tỉnh, Ban điều hành đề án Trung ương./.

 

PHỤ LỤC

DỰ TOÁN KINH PHÍ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN 343 GIAI ĐOẠN 2013-2015
(Kèm theo Quyết định số 444/QĐ-UBND, ngày 26/6/2013 của UBND tỉnh)

I. Hội Phụ nữ tỉnh (Tiểu đề án 1): 1.700.000.000đ

STT

NỘI DUNG

ĐƠN VỊ TÍNH

 SỐ LƯỢNG

ĐƠN GIÁ

THÀNH TIỀN

1

Hội nghị

 

 

 

5.350.000

 -

Chè nước

người/ngày

70

10.000

700.000

 -

Tài liệu

bộ

70

15.000

1.050.000

 -

Văn phòng phẩm

lớp

1

300.000

300.000

 -

Thuê hội trường + Tăng âm loa đài

ngày

1

2.500.000

2.500.000

 -

Thuê máy chiếu

ngày

1

500.000

500.000

 -

Tiền Ma két

cái

1

300.000

300.000

2

Biên soạn tài liệu, tờ rơi

 

 

 

178.400.000

-

Tiền biên soạn tài liệu đào tạo giảng viên

người

4

250.000

1.000.000

 -

Tiền in ấn tờ rơi

tờ

11.200

12.000

134.400.000

 -

Biên soạn tài liệu tuyên truyền cơ sở

người

4

250.000

1.000.000

 -

Tiền in ấn tài liệu

bộ

2.800

15.000

42.000.000

3

Tập huấn

 

 

 

1.013.920.000

2.1

Tập huấn tại tỉnh

 

 

 

14.220.000

 -

Chè nước

ngày

142

10.000

1.420.000

 -

Tài liệu

bộ

70

60.000

4.200.000

 -

Văn phòng phẩm

lớp

1

300.000

300.000

 -

Giảng viên

người/ngày

2

1.000.000

2.000.000

 -

Thuê hội trường + Tăng âm loa đài

ngày

2

2.500.000

5.000.000

 -

Thuê máy chiếu

ngày

2

500.000

1.000.000

 -

Tiền Ma két

cái

1

300.000

300.000

2.2

Tập huấn tại 9 huyện, thị

 

 

 

99.180.000

 -

Chè nước 61 người x 9 lớp

ngày

1.098

10.000

10.980.000

 -

Tài liệu

bộ

540

60.000

32.400.000

 -

Văn phòng phẩm

lớp

9

300.000

2.700.000

 -

giảng viên

người/ngày

18

1.000.000

18.000.000

 -

Thuê hội trường + Tăng âm loa đài

ngày

18

700.000

12.600.000

 -

Thuê máy chiếu

ngày

18

500.000

9.000.000

 -

Tiền Ma két

cái

9

300.000

2.700.000

 -

Tiền lưu trú cho giảng viên

người/ngày

32

 50.000

4.800.000

 -

Tiền ngủ cho giảng viên

tối

24

 50.000

3.600.000

 -

Tiền đi lại cho giảng viên

lượt

16

 50.000

2.400.000

2.2

Tập huấn tại 112 xã, phường, thị trấn 

 

 

900.520.000

 -

Chè nước 31 người x 112 lớp

ngày

3.472

10.000

34.720.000

 -

Tài liệu

bộ

3.360

60.000

201.600.000

 -

Văn phòng phẩm

lớp

112

300.000

33.600.000

 -

giảng viên

người/ngày

112

600.000

67.200.000

 -

Thuê hội trường + Tăng âm loa đài

ngày

112

500.000

56.000.000

 -

Thuê máy chiếu

ngày

112

500.000

56.000.000

 -

Tiền Ma két

cái

112

200.000

22.400.000

 -

Hỗ trợ ăn, đi lại cho ĐB k lương

người/ngày

2.860

150.000

429.000.000

4

Tuyên truyền

 

 

 

451.310.000

4.1

Hỗ trợ sinh hoạt CLB, tổ nhóm

lần

600

50.000

30.000.000

4.2

Biên soạn, tuyên truyền trên loa truyền thanh 112 xã, phường x 6 lần

lần

2.016

50.000

100.800.000

4.3

Phóng sự trên truyền hình

bài

3

20.000.000

60.000.000

4.4

Đưa tin, bài trên báo Điện Biên Phủ

bài

6

5.000.000

30.000.000

4.5

Truyền thông 2 cuộc/năm 112 xã, phường

 

 

 

207.200.000

 -

Chè nước 70 người x 112 xã, phường

người

7.840

5.000

39.200.000

 -

Tài liệu 70 người x 112 xã phường

bộ

7.840

10.000

78.400.000

 -

Băng zôn, khẩu hiệu

các

448

200.000

89.600.000

4.6

Liên hoan tiếng hát ru, dân ca

 

 

 

23.310.000

 -

Thuê hội trường:

Ngày

2

5.000.000

7.500.000

 -

Biên soạn đề thi + đáp án thi

 

 

 

1.000.000

 -

Phông Hội thi

 

 

 

1.000.000

 -

Hoa tươi

 

 

 

1.000.000

 -

Nước uống

Người

80

15.000

1.200.000

 -

Số báo danh thí sinh

cái

65

6.000

390.000

 -

Ban tổ chức + thư ký

Người

7

100.000

700.000

 -

Ban giám khảo

Người

5

200.000

1.000.000

 -

Biển hiệu BGK + BTC + TK

cái

2

60.000

120.000

 -

Băng zôn

cái

2

500.000

1.000.000

 -

Dẫn chương trình

ngày

2

1.000.000

1.500.000

 -

Nhạc công

ngày

2

1.000.000

1.500.000

 

Giải thưởng

 

 

 

5.400.000

 

- Giải nhất

giải

1

1.000.000

1.000.000

 

- Giải nhì

giải

1

800.000

800.000

 

- Giải ba

giải

2

600.000

1.200.000

 

 - Giải phụ

giải

2

300.000

600.000

 

 - Giải nhất cá nhân

giải

1

500.000

500.000

 

 - Giải nhì cá nhân

giải

1

400.000

400.000

 

 - Giải ba cá nhân

giải

2

300.000

600.000

 

 - Giải khuyến khích cá nhân

giải

3

100.000

300.000

5

Hội thảo kinh nghiệm + sơ kết giai đoạn

 

 

5.450.000

 -

Chè nước

người/ngày

70

10.000

700.000

 -

Tài liệu

bộ

70

15.000

1.050.000

 -

Văn phòng phẩm

lần

1

300.000

300.000

 -

Thuê hội trường + Tăng âm loa đài

ngày

1

2.500.000

2.500.000

 -

Thuê máy chiếu

ngày

1

500.000

500.000

 -

Tiền Ma két

cái

1

400.000

400.000

 -

Hỗ trợ ăn, đi lại cho ĐB k lương

người/ngày

20

300.000

6.000.000

6

Xây dựng mô hình chỉ đạo điểm

lần

12

 

9.600.000

 -

Chè nước

người/ngày

50

5.000

250.000

 -

tài liệu

bộ

50

10.000

500.000

 -

Tuyên truyền viên

lần

1

50.000

50.000

7

Kiểm tra, giám sát tại 9 huyện thị, TP 

 

 

16.320.000

 -

Vé xe

lượt

48

100.000

4.800.000

 -

Lưu trú

ngày

48

150.000

7.200.000

 -

Thuê phòng ngủ

tối

24

180.000

4.320.000

8

Hội nghị tổng kết giai đoạn

 

 

 

19.650.000

 -

Chè nước

người/ngày

66

10.000

660.000

 -

Tài liệu

bộ

66

15.000

990.000

 -

Văn phòng phẩm

lần

1

300.000

300.000

 -

Thuê hội trường + Tăng âm loa đài

ngày

1

2.500.000

2.500.000

 -

Thuê máy chiếu

ngày

1

500.000

500.000

 -

Tiền Ma két

cái

1

500.000

500.000

 -

Hỗ trợ ăn, đi lại cho ĐB k lương

người/ngày

10

300.000

3.000.000

 -

Khen thưởng

người

20

500.000

11.200.000

Tổng cộng:

1.700.000.000

II. Sở Giáo dục và Đào tạo: Tiểu đề án 2: 1.173.175.000đ

Stt

Nội dung hoạt động chi

 Thành tiền

1

Hội nghị triển khai thực hiện tiểu đề án 2 tại tỉnh

 5.575.000

-

Thuê hội trường: 1 ngày 1.000.000đ

 1.000.000

-

Ma két: 1 cái x 1.000.000đ

 1.000.000

-

Tài liệu: 55 người x 20.000đ

 1.100.000

-

Văn phòng phẩm: 55 người x 15.000đ

 825.000

-

Tiền chè nước: 55 người x 30.000đ

 1.650.000

2

Tập huấn cho cán bộ quản lý, giáo viên làm công tác tuyên truyền: (3 ngày x 1 lớp cấp tỉnh)

 23.000.000

a

Hội nghị

 21.000.000

-

Thuê hội trường: 3 ngày x 1.000.000đ

 3.000.000

-

Bồi dưỡng Giảng viên: 3 ngày x 600.000đ

 1.800.000

-

Ma két: 1 cái x 1.000.000đ

 1.000.000

-

Tài liệu: 160 bộ x 20.000đ

 3.200.000

-

Văn phòng phẩm: 160 bộ x 15.000đ

 2.400.000

-

Tiền chè nước: 160 người x 60.000đ

 9.600.000

b

Bồi dưỡng giảng viên: 02 người x 1.000.000

 2.000.000

3

Tập huấn cho cán bộ quản lý, giáo viên làm công tác tuyên truyền: (3 ngày x 21 lớp cấp huyện)

 270.600.000

a

Hội nghị:

 232.100.000

-

Thuê hội trường: 22 lớp x 3.000.000đ

 66.000.000

-

Bồi dưỡng Giảng viên: 22 lớp x 1.800.000đ

 39.600.000

-

Ma két: 22 lớp x 1.000.000đ

 22.000.000

-

Tài liệu: 1.100 người x 20.000đ

 22.000.000

-

Văn phòng phẩm: 1.100 người x 15.000đ

 16.500.000

-

Tiền chè nước: 1.100 người x 60.000đ

 66.000.000

b

Chi công tác phí giảng viên

 38.500.000

-

Vé xe: 22 người x 200.000đ

 4.400.000

-

Phụ cấp công tác phí: 22 người x 750.000đ

 16.500.000

-

Thuê phòng nghỉ: 22 người x 800.000đ

 17.600.000

4

Hỗ trợ hoạt động cho công tác tuyên truyền

 730.000.000

a

Tổ chức các cuộc thi

 650.000.000

 -

Thi tìm hiểu, thi tuyên truyền viên giỏi: 3 cuộc x 50.000.000đ

 150.000.000

 -

Hỗ trợ tổ chức Hội thi “Cô giáo tài năng duyên dáng”

 500.000.000

b

Tổ chức Hội thảo, tọa đàm, các cuộc nói chuyện chuyên đề về phẩm chất người phụ nữ: 4 cuộc x 20.000.000đ

 80.000.000

5

Hỗ trợ hoạt động chỉ đạo điểm và nhân rộng mô hình:

 5.000.000

a

Tập huấn xây dựng mô hình:

 5.000.000

-

Thuê hội trường: 1 lớp x 1.000.000đ

 1.000.000

-

Bồi dưỡng Giảng viên: 1 lớp x 600.000đ

 600.000

-

Ma két: 1 cái x 1.000.000đ

 1.000.000

-

Tiền chè nước: 40 người x 60.000đ

 2.400.000

b

Tiền xây dựng mô hình cho các huyện, thị:

 

6

Hỗ trợ hoạt động kiểm tra, giám sát, đánh giá:

 139.000.000

a

Hỗ trợ công tác phí kiểm tra, giám sát (4 năm):

 49.000.000

-

Vé xe: 20 người x 200.00đ

 4.000.000

-

Phụ cấp công tác phí: 20 người x 1.050.000đ

 21.000.000

-

Thuê phòng nghỉ: 20 người x 1.200.000đ

 24.000.000

b

Sơ, tổng kết thực hiện tiểu đề án 2 (năm 2015):

 90.000.000

 -

Sơ kết 20.000.000đ x 2 cuộc

 40.000.000

 -

Tổng kết 50.000.000đ x 01 cuộc

 50.000.000

 

TỔNG CỘNG

 1.173.175.000

III. Sở Thông tin và Truyền thông: 1.000.910.000đ

STT

Nội dung

Đơn vị tính

Số lượng

Đơn giá

Thành tiền

1

Tổ chức hội nghị triển khai thực hiện tiểu Đề án 3

 

Ma két

Cái

1

 1.500.000

 1.500.000

 

Chè nước cho đại biểu

Người

50

 15.000

 750.000

 

Photo tài liệu cho đại biểu

Bộ

50

 15.000

 750.000

 

Văn phòng phẩm cho đại biểu

Người

50

 15.000

 750.000

 

Tổng

 

 

 

 3.750.000

2

Tập huấn cho cán bộ và cộng tác viên làm công tác thông tin tại tỉnh và huyện

2.1

Tập huấn cho cán bộ và cộng tác viên làm công tác thông tin tại tỉnh (thành phố Điện Biên Phủ và các sở, ban, ngành tỉnh)

 

Thuê hội trường, ma két, tăng âm, loa đài

Lớp

1

 6.000.000

 6.000.000

 

Hỗ trợ tiền chè nước cho đại biểu

Người

50

 15.000

 750.000

 

Photo tài liệu cho đại biểu

Bộ

50

 15.000

 750.000

 

Văn phòng phẩm cho đại biểu

Người

50

 15.000

 750.000

 

Hỗ trợ tiền ăn cho đại biểu không lương/ngày

Người

9

 50.000

 450.000

 

Hỗ trợ tiền đi lại cho đại biểu không lương/ngày

Người

9

 70.000

 630.000

 

Bồi dưỡng giảng viên cấp TW/1 người

Lớp

1

 600.000

 600.000

 

Tổng

 

 

 

 9.930.000

2.2

Tập huấn cho cán bộ và cộng tác viên làm công tác thông tin tại 9 huyện, thị xã: 7 lớp (huyện Điện Biên Đông; huyện Mường Chà+thị xã Mường Lay; huyện Mường Nhé; huyện Tủa Chùa; huyện Mường Ẳng+huyện Tuần Giáo; huyện Nậm Pồ và huyện Điện Biên)

 

Thuê hội trường, ma két, tăng âm, loa đài

Lớp

7

 6.000.000

 42.000.000

 

Hỗ trợ tiền chè nước cho đại biểu

Người

300

 15.000

 4.500.000

 

Photo tài liệu cho đại biểu

Bộ

300

 15.000

 4.500.000

 

Văn phòng phẩm cho đại biểu

Người

300

 15.000

 4.500.000

 

Hỗ trợ tiền ăn cho đại biểu không lương/ ngày

Người

121

 50.000

 6.050.000

 

Hỗ trợ tiền ngủ cho đại biểu không lương/ người / 2 tối

Người

121

 360.000

 43.560.000

 

Hỗ trợ tiền xăng cho đại biểu không lương/người/2 lượt

Người

121

 70.000

 8.470.000

 

Bồi dưỡng giảng viên cấp tỉnh/1 người

Lớp

7

 500.000

 3.500.000

 

Bồi dưỡng trợ giảng/1 người

Lớp

7

 200.000

 1.400.000

 

Công tác phí cho cấp tỉnh đi mở lớp 3 người (giảng viên, trợ giảng, quản lý lớp) 6 lớp,1ngày/lớp (trừ huyện ĐB)

 

 +Phụ cấp lưu trú 3 người x3 ngày x 6 lớp

Ngày

18

 450.000

 8.100.000

 

 +Tiền thuê phòng ngủ tại nơi đến công tác 3 ngườix2 tốix 6lớp

Người

12

 540.000

 6.480.000

 

 +Tiền vé xe/3 người/2 lượt x 6 lớp

Lượt

12

 300.000

 3.600.000

 

Tổng

 

 

 

 136.660.000

 

Tổng (2.1+2.2)

 

 

 

 146.590.000

3

Tuyên truyền

3.1

Tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng (Hỗ trợ tiền viết bài, phóng sự/3 năm) Báo Điện Biên Phủ, Đài PHTH tỉnh, Đài Truyền thanh cấp huyện, cấp xã

 

Tuyên truyền trên các 3 ấn phẩm của Báo Điện Biên Phủ (Thời sự, Bán nguyệt san, Điện tử)

Bài

120

1.500.000

180.000.000

 

Tin, ảnh

150

300.000

45.000.000

 

Tuyên truyền trên sóng phát thanh truyền hình của Đài PTTH tỉnh

Phóng sự

72

3.000.000

216.000.000

 

Tin

120

300.000

36.000.000

 

Tuyên truyền trên đài truyền thanh 10 huyện thị

Tin

300

105.000

31.500.000

 

Bài

60

1.050.000

63.000.000

 

Tyên truyền trên đài truyền thanh cấp xã

Tin

720

105.000

75.600.000

 

Tuyên truyền trên Trang thông tin điện tử tổng hợp, các sở, địa phương

Bài

50

1.050.000

52.500.000

 

Tin

90

105.000

9.450.000

3.2

Xuất bản tờ gấp tuyên truyền về đề án 343

 

Biên soan, Biên tập

Tờ

1

 500.000

 500.000

 

Tiền in

Tờ

25.000

 2.500

 2.500.000

 

Cước phí bưu điện (Gửi cho các cơ quan, huyện, xã, bản trong toàn tỉnh)

 

25.000

 1.000

 25.000.000

3.3

Xây dựng baner trên cổng giao tiếp điện tử tỉnh, sở TT&TT (2 lần/năm)

Năm

6

2.000.000

12.000.000

 

Tổng dự toán (3.1+3.2)

 

 

 

 809.050.000

4

Kiểm tra, giám sát và tổng kết thực hiện Đề án tại các huyện Mường Nhé, Mường Lay, Tủa chùa+Tuần giáo , ĐBĐ

 

Hỗ trợ tiền công tác phí cho công tác tổ chức kiểm tra giám sát

 

 

 

 

 

Phụ cấp lưu trú/2người/8 ngày/3 lượt

Ngày

24

300.000

7.200.000

 

Thanh toán tiền thuê phòng nghỉ/2 người /4 tối/3 lượt

Người

12

360.000

4.320.000

 

Hỗ trợ tiền sơ, tổng kết thực hiện Đề án

Năm

3

10.000.000

30.000.000

 

Tổng

 

 

 

 41.520.000

 

Tổng dự toán (1+2+3+4)

 

 

 

1.000.910.000

IV. Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch (Tiểu đề án 4): 1.522.000.000đ

STT

Nội dung chi cho các hoạt động

Thành tiền

1

Hội nghị triển khai thực hiện tiểu đề án 4 tại tỉnh

2.750.000

 

 Makét: 500.000đ x 1 cái

500.000

 

Chè nước cho đại biểu: 15.000đ x 50 người

750.000

 

Phô tô tài liệu: 15.000đ x 50 bộ

750.000

 

Văn phòng phẩm: 15.000đ x 50 người

750.000

2

Tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ cơ sở

464.250.000

 

Thuê hội trường, điện, ma két: 1.000.000đ x 27 lớp

27.000.000

 

Tăng âm, loa đài: 500.000đ/lớp x 27 lớp

13.500.000

 

Chè nước cho đại biểu: 15.000đ x 1 ngày x 1.350 người

20.250.000

 

Phô tô tài liệu: 15.000đ x 1.350 bộ

20.250.000

 

Văn phòng phẩm: 15.000đ x 1.350 người

20.250.000

 

Hỗ trợ tiền ăn cho đb không hưởng lương: 60.000đ x 1 ngày x 960 người

57.600.000

 

Hỗ trợ tiền ngủ cho đb không lương: 100.000đ/tối x 2 tối x 960 người

192.000.000

 

Bồi dưỡng gv: 1.000.000đ/1 ngày(đối với giảng viên cấp tỉnh) x 27 lớp

27.000.000

 

Bồi dưỡng trợ giảng: 200.000đ/ngày x 27 lớp

5.400.000

 

Công tác phí cho cán bộ đi mớ lớp: 27 lớp x 3 người x 1.000.000đ/người( bao gồm vé đi lại, lưu trú,công tác phí

81.000.000

3

Hỗ trợ tổ chức các hoạt động tuyên truyền

300.000.000

a

Hỗ trợ viết tin, bài: 30 tin,bài/năm x 4 năm = 120 tin,bài x 300.000 tin, bài

36.000.000

b

Hỗ trợ xây dựng chương trình tuyên truyền biểu diễn cơ sở cho đội thông tin lưu động: 30.000.000đ/năm x 4 năm

120.000.000

c

Hỗ trợ xây dựng chương trình tuyên truyền biểu diễn cơ sở cho Đoàn nghệ thuật tỉnh: 30.000.000đ/năm x 4 năm

120.000.000

d

Tuyên truyền trong các buổi sinh hoạt của các Tổ, nhóm CLB gia đình phát triển bền vững tại cơ sở: 1.500.000đ/lần x 4 lần/năm x 4 năm

24.000.000

4

Xây dựng mô hình điểm

195.000.000

 

Tập huấn xây dựng mô hình (bao gồm cả tiền ăn, nghỉ, đi lại của cấp tỉnh và huyện): 25.000.000đ x 3 huyện

75.000.000

 

Tiền xây dựng mô hình: 10.000.000đ x 3 huyện

30.000.000

 

Tiền sơ, tổng kết mô hình chỉ đạo điểm tại tỉnh (bao gồm cả tiền ăn, nghỉ, đi lại của đại biểu 3 huyện)

90.000.000

5

Tổ chức hội thi

400.000.000

 

Tổ chức hội thi (bao gồm cả tiền ăn, nghỉ, đi lại của thí sinh) 1 cuộc/năm x 4 năm x 100.000.000đ/cuộc

400.000.000

6

Kiểm tra, giám sát và tổng kết thực hiện đề án

160.000.000

a

Công tác phí cán bộ kiểm tra giám sát: 15.000.000đ x 4 năm

60.000.000

b

Tiền sơ, tổng kết thực hiện tiểu Đề án: 25.000.000đ x 4 năm

100.000.000

Tổng cộng:

1.522.000.000