ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 45/2011/QĐ-UBND | Ninh Thuận, ngày 14 tháng 9 năm 2011 |
PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN ĐẾN NĂM 2020 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH THUẬN
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH THUẬN
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Thực hiện Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27 tháng 11 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 112/2010/TTLT-BTC-BLĐTBXH ngày 30 tháng 7 năm 2010 của liên Bộ Tài chính và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 ban hành theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27 tháng 11 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ;
Căn cứ Nghị quyết số 21/2011/NQ-HĐND ngày 16 tháng 8 năm 2011 của Hội đồng nhân dân tỉnh Ninh Thuận về việc thông qua Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tại Tờ trình số 1151/TTr-SLĐTBXH ngày 05 tháng 9 năm 2011 và Báo cáo kết quả thẩm định số 1289/BC-STP ngày 24 tháng 12 năm 2010 của Sở Tư pháp,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận (kèm theo Đề án).
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký ban hành.
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở, ban ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN ĐẾN NĂM 2020 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH THUẬN
(Phê duyệt kèm theo Quyết định số 45/2011/QĐ-UBND ngày 14 tháng 9 năm 2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận)
SỰ CẦN THIẾT VÀ NHỮNG CĂN CỨ PHÁP LÝ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
I. SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
Ninh Thuận là tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm của khu vực Nam Trung bộ với dân số trung bình năm 2009 khoảng 565.700 người. Trong những năm qua, tỉnh Ninh Thuận luôn quan tâm đến công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá - hiện đại hoá.
Tuy nhiên, Ninh Thuận là một tỉnh nghèo nếu so với cả nước, thu ngân sách tỉnh năm 2010 chỉ đạt 823,5 tỷ đồng, tỷ lệ hộ nghèo năm 2010 (theo chuẩn mới) là 15,48%. Đời sống kinh tế Ninh Thuận chủ yếu dựa vào nông nghiệp nên yêu cầu về dịch chuyển cơ cấu từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ du lịch là rất cấp bách. Tỷ lệ lao động qua đào tạo của tỉnh còn ở mức thấp, chỉ chiếm khoảng 40%, trong đó lao động qua đào tạo nghề chiếm 25%. Nguyên nhân là do mạng lưới cơ sở dạy nghề của tỉnh hiện tại vừa ít về số lượng và vừa mất cân đối trong phân bố giữa khu vực đô thị và khu vực nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa (06/06 huyện chưa có Trung tâm dạy nghề đi vào hoạt động).
Thời gian qua, Ninh Thuận đang triển khai đầu tư xây dựng nhiều khu, cụm công nghiệp và đặc biệt là việc chuẩn bị đầu tư 02 nhà máy điện hạt nhân. Để triển khai thành công các dự án trên đòi hỏi một số lượng rất lớn đội ngũ lao động qua đào tạo nghề cũng như việc thực hiện công tác dạy nghề nhằm chuyển đổi việc làm cho những hộ dân bị thu hồi đất sản xuất. Nhận thức rõ tầm quan trọng của việc đào tạo nghề nhằm đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế và bảo đảm chính sách an sinh xã hội, Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ lần thứ XII đã đề ra đến năm 2015 phải có 50% lao động qua đào tạo, trong đó có 33% qua đào tạo nghề. Theo Quyết định số 1222/QĐ-TTg ngày 22 tháng 7 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020 có 60% lao động qua đào tạo trong đó có 45% lao động qua đào tạo nghề. Do đó việc tăng cường năng lực đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2010 - 2020 là hết sức cần thiết. Đây là nhu cầu có tính thực tiễn nhằm phát triển nguồn nhân lực cả về số lượng và chất lượng phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn.
II. NHỮNG CƠ SỞ, CĂN CỨ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
- Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Ninh Thuận lần thứ XII, nhiệm kỳ 2011 - 2015;
- Căn cứ Nghị quyết số 24/2008/NQ-CP ngày 28 tháng 10 năm 2008 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá X về nông nghiệp, nông thôn, nông dân;
- Nghị quyết số 24-NQ/TU ngày 09 tháng 02 năm 2009 của Thường vụ Tỉnh ủy về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và phát triển dạy nghề giai đoạn 2008 - 2010, định hướng đến năm 2015;
- Quyết định số 103/2008/QĐ-TTg ngày 21 tháng 7 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án Hỗ trợ thanh niên học nghề và tạo việc làm giai đoạn 2008 - 2015;
- Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27 tháng 11 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ; phê duyệt Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020;
- Quyết định 295/QĐ-TTg ngày 26 tháng 02 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Hỗ trợ phụ nữ học nghề, tạo việc làm giai đoạn 2010 - 2015;
- Quyết định số 32/2010/QĐ-TTg ngày 25 tháng 3 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án phát triển nghề công tác xã hội giai đoạn 2010 - 2020;
- Thông tư liên tịch số 112 /2010/TTLT-BTC-BLĐTBXH ngày 30 tháng 7 năm 2010 của liên Bộ Tài chính và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 ban hành theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27 tháng 11 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ;
- Công văn số 664/LĐTBXH-TCDN ngày 09 tháng 3 năm 2010 của Tổng cục Dạy nghề về việc hướng dẫn xây dựng kế hoạch triển khai Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020;
- Báo cáo số 216/UBND-TH ngày 02 tháng 3 năm 2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận tóm tắt những đề xuất chủ yếu của tư vấn Minotor và Arup về định hướng phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030;
- Quyết định số 1222/QĐ-TTg ngày 22 tháng 7 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020.
Phần II
I. THỰC TRẠNG VÀ DỰ BÁO VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ LAO ĐỘNG VIỆC LÀM CỦA TỈNH
1. Về phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2006 - 2010:
a) Về kinh tế: tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm nội tỉnh bình quân đạt 10,4% năm (mục tiêu 11-12%), quy mô nền kinh tế tăng 1,64 lần so năm 2005; cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng. Giá trị sản xuất các ngành: dịch vụ tăng bình quân 10,8%; nông - lâm - thủy sản 10,2%; công nghiệp - xây dựng 17,3%. Thu ngân sách đạt 823,5 tỷ đồng; kim ngạch xuất khẩu đạt 50 triệu USD vào năm 2010. Tổng vốn đầu tư trong 5 năm đạt 18.180 tỷ đồng;
b) Về văn hoá xã hội: giải quyết việc làm mới trên 70 ngàn người; tỷ lệ lao động qua đào tạo 40%, trong đó đào tạo nghề 25%; tỷ lệ hộ nghèo năm 2010 (theo chuẩn mới) là 15,48%.
2. Dự báo:
a) Mục tiêu phát triển tổng quát: xây dựng Ninh Thuận trở thành điểm đến của Việt Nam trong tương lai, có hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, môi trường đầu tư, kinh doanh thông thoáng, có khả năng ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng tránh thiên tai; kinh tế phát triển nhanh, bền vững theo mô hình kinh tế “xanh, sạch”; chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp và dịch vụ, gắn với việc giải quyết các vấn đề xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái, tạo việc làm, xoá đói giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân; bảo đảm quốc phòng an ninh, giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội;
b) Các chỉ tiêu về kinh tế thời kỳ 2011 - 2020:
- Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm GDP giai đoạn 2011 - 2015 đạt 16-18%/năm và giai đoạn 2016 - 2020 đạt 19-20%/năm; trong đó, giai đoạn 2011 - 2015: công nghiệp-xây dựng tăng 30-31%/năm; nông, lâm, thủy sản tăng 6-7%/năm; khu vực dịch vụ tăng 16-17%/năm.
- GDP/người theo giá thực tế đến năm 2015 đạt khoảng 1.400 USD và đến năm 2020 đạt khoảng 2.800 USD.
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng nhanh dần tỷ trọng các ngành công nghiệp, dịch vụ và giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp. Đến năm 2015 tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng đạt 40%; ngành nông, lâm, thủy sản đạt 25%; các ngành dịch vụ đạt 35% và năm 2020 tỷ trọng các ngành tương ứng đạt 52%-20%-28%.
- Tốc độ tăng thu ngân sách giai đoạn 2011 - 2015 đạt 17-18%/năm và giai đoạn 2016 - 2020 đạt 19-20%/năm; tổng thu ngân sách trên địa bàn đến năm 2015 đạt 1.700 tỷ đồng và đến năm 2020 đạt 4.500 tỷ đồng; tỷ lệ huy động GDP vào ngân sách đến năm 2015 đạt 10% và đến năm 2020 đạt 10-11%.
- Tốc độ tăng giá trị kim ngạch xuất khẩu giai đoạn 2011 - 2015 đạt 29-30%/năm và giai đoạn 2016 - 2020 đạt 24-25%/năm; giá trị kim ngạch xuất khẩu đến năm 2015 đạt 180 triệu USD và đến năm 2020 đạt 470-480 triệu USD.
- Tổng vốn đầu tư toàn xã hội giai đoạn 2011 - 2015 tăng 24-25%/năm và giai đoạn 2016 - 2020 đạt 29-30%/năm; huy động vốn đầu tư toàn xã hội cả thời kỳ 2011 - 2020 đạt 260 nghìn tỷ đồng; trong đó giai đoạn 2011 - 2015 đạt 60 nghìn tỷ đồng và giai đoạn 2016 - 2020 đạt 200 nghìn tỷ đồng.
3. Về lao động và việc làm - đào tạo nghề:
a) Tình hình dân số - lao động và việc làm - đào tạo nghề:
- Dân số trung bình năm 2009 khoảng 565.700 người (theo số liệu điều tra, thống kê dân số nhà ở năm 2009) thuộc dạng cơ cấu dân số trẻ, tỷ lệ tăng dân số trong những năm gần đây có giảm dần nhưng còn ở mức cao, do đó trong tương lai giải quyết việc làm ngày càng lớn. Tổng số lao động nông thôn là 361.300 người chiếm trên 63,86% so với tổng dân số, lao động khu vực thành thị là 204.400 người chiếm 36,13% dân số.
- Nguồn lao động xã hội được hình thành trên cơ sở tăng dân số qua các năm về trước; dân số từ 15 tuổi trở lên có 355.000 người chiếm 62,75% dân số. Trong đó số người hoạt động kinh tế thường xuyên là 301.000 người chiếm 84,78% và dân số không hoạt động kinh tế thường xuyên là 54.000 người chiếm 15,12%;
b) Tình hình chất lượng lao động và việc làm ở nông thôn:
- Chất lượng lao động: số người hoạt động kinh tế thường xuyên năm 2009 nếu chia theo trình độ chuyên môn kỹ thuật thì số chưa qua đào tạo nghề chuyên môn kỹ thuật (lao động phổ thông giản đơn) là 223.588 người chiếm 77,77%, số người đã qua đào tạo nghề 63.912 người chiếm 22,23%. Qua đây cho chúng ta thấy rằng phần lớn số người tham gia vào hoạt động kinh tế thường xuyên chưa thông qua đào tạo. Mặt khác, những người đã qua đào tạo chủ yếu làm việc trong khu vực kinh tế Nhà nước, khu vực ngoài Nhà nước đa phần là lao động chưa qua đào tạo. Đây là một vấn đề bức xúc đối với lao động tỉnh nhà, bởi khu vực ngoài Nhà nước đóng vai trò rất quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong những năm tiếp theo.
- Số người tham gia vào hoạt động kinh tế: với đặc thù là tỉnh nhỏ, nền kinh tế còn nặng về sản xuất nông nghiệp nên cơ cấu lao động đang làm việc trong ngành nông lâm thủy sản vẫn chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng số lao động đang làm việc trong ngành kinh tế quốc dân.
Trong tổng số lao động năm 2009 của tỉnh thì lao động đang làm việc trong lĩnh vực nông - lâm - thủy sản là 170.755 người chiếm 48,10%; lao động trong ngành công nghiệp - xây dựng là 63.900 người chiếm 18%; lao động hoạt động trong lĩnh vực thương mại - dịch vụ là 120.345 người chiếm 33,9%.
- Thực trạng công tác đào tạo nghề: trong điều kiện cơ sở vật chất cho công tác đào tạo nghề của tỉnh còn khó khăn, nhưng với mục tiêu là đào tạo nghề nhằm cung cấp nguồn nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đáp ứng thị trường lao động và hướng đến xuất khẩu lao động. Trong những năm qua công tác đào tạo nghề có những chuyển biến tích cực; mạng lưới dạy nghề phát triển, đa dạng hình thức liên kết đào tạo nghề, quy mô đào tạo nghề được mở rộng. Trường Dạy nghề của tỉnh được nâng cấp thành Trường trung cấp Nghề, các cơ sở dạy nghề dân lập, hội đoàn thể được thành lập; đa dạng hoá các ngành nghề đào tạo phù hợp sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhà, gắn đào tạo nghề với giải quyết việc làm. Ngoài ra đã liên kết đào tạo với Trường cao đẳng nghề Phú Yên, Khánh Hoà, Đồng Nai, thành phố Hồ Chí Minh, ...
c) Dự báo cơ cấu lao động nông thôn đến 2020:
Đơn vị tính: người
Chỉ tiêu | Thực hiện năm 2009 | Dự báo | |
Đến năm 2015 | Đến năm 2020 | ||
Tổng số | 152.087 | 133.700 | 119.480 |
1. Lao động nông thôn làm nông nghiệp | 114.669 | 80.220 | 59.740 |
2. Lao động nông thôn làm trong lĩnh vực phi nông nghiệp | 30.417 | 33.425 | 36.625 |
3. Lao động nông thôn chuyển sang làm việc ở khu vực đô thị, khu công nghiệp, khu chế xuất, xuất khẩu lao động. | 7.001 | 20.055 | 23.115 |
II. THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN CỦA TỈNH NINH THUẬN GIAI ĐOẠN 2006 - 2010:
1. Về dạy nghề cho lao động nông thôn:
a) Kết quả đạt được:
- Với chủ trương phát triển đa dạng hoá các hình thức đào tạo, trong giai đoạn 2006 - 2010 toàn tỉnh đã tổ chức đào tạo được 41.663 người, đạt 115,64% kế hoạch, tăng 197,99% so với giai đoạn 2001 - 2005; trong đó trung cấp nghề 3.895 người, sơ cấp nghề và dạy nghề thường xuyên 38.543 người đạt 102% kế hoạch, tăng 160,66% so với thực hiện giai đoạn 2001 - 2005.
- Về phát triển cơ sở dạy nghề, tính đến cuối năm 2010, toàn tỉnh có 10 cơ sở đang thực hiện hoạt động dạy nghề (có đăng ký hoạt động dạy nghề) trên 16 cơ sở có quyết định thành lập, tăng 07 cơ sở so với trước năm 2005 đã tạo sự đa dạng hoá trong công tác dạy nghề phù hợp sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh;
b) Kết quả dạy nghề năm 2010:
Đơn vị tính: người
Nội dung | Tổng số | Trong đó theo nhóm đối tượng | ||
Nhóm 1 | Nhóm 2 | Nhóm 3 | ||
1. Dạy nghề nông nghiệp trình độ sơ cấp nghề và dưới 3 tháng cho lao động nông thôn | 3.750 | 2018 | 184 | 1.548 |
2. Dạy nghề phi nông nghiệp cho lao động nông thôn | 2.642 | 1088 | 44 | 1.510 |
- Dạy nghề dưới 3 tháng | 384 | 180 | 3 | 201 |
- Dạy nghề trình độ sơ cấp | 2.258 | 908 | 41 | 1.309 |
Cộng (1+2) | 6.392 | 3.106 | 228 | 3.058 |
c) Tình hình cán bộ, giảng viên, giáo viên và cơ cấu trình độ giảng viên, giáo viên năm 2010:
Đơn vị tính: người
STT | Tên cơ sở dạy nghề | Tổng số CBGV | Trong đó, giáo viên chia theo trình độ | |||
Trên đại học | Đại học, cao đẳng | Trình độ khác | Đạt chuẩn | |||
1 | Trường trung cấp nghề Ninh Thuận | 87 | 2 | 58 | 1 | 61 |
2 | TTKT-THHN Phan Rang | 67 | 3 | 28 | 36 | 37 |
3 | TTKT-THHN Ninh Phước | 28 | 0 | 11 | 3 | 11 |
4 | Trung tâm Giới thiệu việc làm | 17 | 0 | 2 | 0 | 2 |
5 | TTDN và hỗ trợ nông dân | 12 | 0 | 7 | 0 | 7 |
6 | TTDN Nhân đạo Chữ thập đỏ | 7 | 0 | 0 | 3 | 3 |
7 | Trung tâm dạy nghề dân lập Tấn Tài | 23 | 0 | 6 | 16 | 10 |
8 | Cơ sở dạy nghề Từ Thiện | 2 | 0 | 1 | 0 | 0 |
9 | Cơ sở dạy nghề Xuân Nuôi | 1 | 0 | 1 | 0 | 0 |
10 | Trung tâm Khuyến nông-khuyến ngư | 54 | 5 | 44 | 0 | 32 |
| Cộng | 298 | 10 | 158 | 59 | 163 |
d) Chương trình, giáo trình: chương trình, giáo trình đào tạo nghề các cơ sở có chức năng dạy nghề tự biên soạn chương trình đào tạo nghề ngắn hạn để phục vụ cho công tác đào tạo nghề sơ cấp, đặc biệt là dạy nghề lao động nông thôn phù hợp với nhu cầu của xã hội của từng vùng và theo nhu cầu thực tế của người sử dụng lao động. Trong thời gian qua các cơ sở dạy nghề đã năng động, sáng tạo tổ chức những cuộc khảo sát tình hình tại địa phương, tranh thủ những nghệ nhân, sự đồng tình của cấp ủy, chính quyền địa phương để xây dựng chương trình đào tạo sát với tình hình thực tế. Qua theo dõi các cơ sở dạy nghề đã giành thời gian đào tạo thực hành chiếm 70% đến 80%, dạy lý thuyết từ 20-30% phù hợp với đặc điểm chung của chính sách dạy nghề lao động nông thôn;
đ) Hiệu quả của dạy nghề lao động nông thôn: công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn đã có nhiều khởi sắc, có địa phương trước đây không triển khai được nay lại thực hiện và có nhu cầu rất lớn, đã góp phần giải quyết việc làm bền vững, đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp, cải thiện dần cơ cấu lao động, góp phần xoá đói giảm nghèo.
Qua khảo sát 144 học viên sau khi qua đào tạo: có việc làm chiếm tỷ lệ 85%; không có việc làm chiếm tỷ lệ 15%; về mức thu nhập dưới 1 triệu đồng chiếm tỷ lệ 72,16%, từ 1 triệu đến 1,5 triệu đồng chiếm tỷ lệ 27,84%; như vậy cho chúng ta kết luận rằng đào tạo nghề lao động nông thôn đã mang lại hiệu quả thiết thực cho người lao động không những có việc làm mà còn có nhu thập khá ổn định;
e) Tồn tại, hạn chế và nguyên nhân:
- Tồn tại, hạn chế:
+ Đầu tư cho dạy nghề còn hạn chế, chưa quan tâm đúng mức; đội ngũ giáo viên dạy nghề chưa được thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng tay nghề, dẫn đến chất lượng đào tạo nghề chưa đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động và xã hội.
+ Chưa có chính sách hấp dẫn để thu hút đội ngũ giáo viên.
+ Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề chưa đáp ứng.
+ Kế hoạch đào tạo của các cơ sở dạy nghề chưa gắn với thị trường lao động; thiếu mối quan hệ giữa cơ sở dạy nghề với doanh nghiệp và chưa bám sát tình hình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
+ Xã hội hoá dạy nghề chưa phát triển mạnh mẽ.
- Nguyên nhân:
+ Công tác dự báo nhu cầu lao động của các doanh nghiệp chưa được thực hiện thường xuyên, nhiều thông tin chưa đầy đủ do đó gây khó khăn cho việc chỉ đạo, điều hành của các ngành, các cấp.
+ Chất lượng nguồn lao động của tỉnh còn hạn chế, chưa đáp ứng với yêu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh, xuất khẩu lao động chủ yếu là lao động phổ thông chưa qua đào tạo nghề, do đó thu nhập thấp, việc làm không ổn định lâu dài.
+ Cấp ủy Đảng, chính quyền cấp huyện và cấp xã ở một số nơi chưa thường xuyên quan tâm lãnh đạo và chỉ đạo đối với công tác dạy nghề; chưa đưa vào chương trình hành động của cấp ủy để chỉ đạo; chưa làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục và nâng cao nhận thức của xã hội về dạy nghề và học nghề; ý thức xã hội còn nặng về thi cử và bằng cấp; vị trí của người thợ trong xã hội còn xem nhẹ.
+ Nhà nước chưa có cơ chế, chính sách một cách mạnh mẽ sử dụng lao động sau khi tốt nghiệp nghề.
2. Về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã:
a) Kết quả đạt được: theo thống kê của Sở Nội vụ tính đến năm 2009 toàn tỉnh có 3.369 cán bộ công chức cấp xã trong đó: cán bộ công chức 520 người; cán bộ chuyên trách 727 người; cán bộ không chuyên trách 1.007 người và 1.115 cán bộ thôn, khu phố (tính cả 73 PCH quân sự xã); trong đó có 321 Đảng viên, 55 người có trình độ đại học, 321 người có trình độ trung cấp, 12 người có trình độ cao đẳng và có 121 người có trình độ lý luận chính trị trung cấp; 147 người đang được đào tạo lý luận chính trị và chuyên môn nghiệp vụ; tỷ lệ công chức nữ đã có sự tăng trưởng về số lượng và chất lượng 177/520 công chức; tỷ lệ công chức người dân tộc thiểu số đã qua đào tạo chuyên môn nghiệp vụ đã dần hình thành và có bước tăng trưởng, … đến nay, số công chức đạt chuẩn theo quy định: 388/520 (tỷ lệ 74,15%);
b) Đánh giá tồn tại hạn chế và nguyên nhân: với những kết quả trên cho thấy, nhiều năm qua, tỉnh ta đã có nhiều cố gắng, nỗ lực, tích cực trong việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức cấp xã. Tỉnh ủy đã có Nghị quyết chuyên đề về đào tạo bồi dưỡng, Ủy ban nhân dân tỉnh đã chỉ đạo đôn đốc các sở, ngành, huyện, thành phố triển khai đạt nhiều kết quả, nhất là đào tạo, bồi dưỡng, chuẩn hoá về chuyên môn, nghiệp vụ cho công chức cấp xã; mở nhiều lớp trung cấp lý luận chính trị bằng nhiều hình thức: tập trung, tại chức, mở tại huyện để tạo điều kiện cho cán bộ xã nâng cao trình độ lý luận chính trị theo quy định …
Tuy nhiên, hiện nay đối chiếu với các tiêu chuẩn được Bộ Nội vụ quy định, các chỉ tiêu trong Nghị quyết của Tỉnh ủy và kế hoạch của Ủy ban nhân dân tỉnh thì công tác này còn nhiều tồn tại hạn chế đó là: tỷ lệ cán bộ chủ chốt, Trưởng các đoàn thể chưa đạt chuẩn còn cao (chủ chốt: 46,6 %, đoàn thể: 76 %), đa số chưa được bồi dưỡng quản lý Nhà nước và tin học; số cán bộ trong quy hoạch chưa đảm bảo về tiêu chuẩn chuyên môn; chưa mạnh dạn quy hoạch đào tạo bồi dưỡng số công chức chuyên môn, sinh viên tăng cường vào các chức danh chủ chốt; chưa có phương án, giải pháp bổ sung, thay thế kịp thời.
- Đa số cán bộ xã có thời gian công tác nhiều năm ở xã (trước khi có các tiêu chuẩn quy định) do điều kiện kinh tế - xã hội, điều kiện tự nhiên ở vùng miền núi, xa xôi khó khăn nên không được bố trí đào tạo; một số khác không đủ điều kiện đào tạo. mặt khác cá nhân một số cán bộ xã không tích cực học tập hoặc không đủ khả năng học tập.
3. Dự báo nhu cầu đào tạo nghề:
Đơn vị tính: người
Chỉ tiêu | Đến năm 2015 | Đến năm 2020 |
1. Dân số trung bình | 650.000 | 750.000 |
2. Dân số trong độ tuổi lao động | 435.500 | 522.900 |
3. Lao động trong các ngành kinh tế quốc doanh | 378.200 | 436.100 |
4. Số lao động qua đào tạo | 189.100 | 261.700 |
5. Số lao động qua đào tạo nghề | 124.800 | 196.300 |
6. Tỷ lệ lao động qua đào tạo | 50% | 60% |
7. Tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề | 33% | 45% |
8. Nhu cầu đào tạo nghề lao động nông thôn | 24.160 | 25.820 |
- Nhu cầu lao động qua đào tạo nghề, trong đó: | 20.000 | 21.570 |
+ Nhu cầu đào tạo nghề nông nghiệp | 12.000 | 10.785 |
+ Nhu cầu đào tạo nghề phi nông nghiệp | 5.000 | 6.612 |
+ Nhu cầu đào tạo nghề để chuyển đổi nghề nghiệp | 3.000 | 4.173 |
- Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã | 4.160 | 4.250 |
QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU VÀ ĐỐI TƯỢNG, CHÍNH SÁCH CỦA ĐỀ ÁN
I. QUAN ĐIỂM
1. Đào tạo nghề cho lao động nông thôn là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước, là trách nhiệm của các cấp, các ngành và xã hội, nhằm nâng cao chất lượng lao động nông thôn, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn. Nhà nước tăng cường đầu tư để phát triển dạy nghề cho lao động nông thôn, có chính sách bảo đảm thực hiện công bằng xã hội về cơ hội học nghề đối với mọi lao động nông thôn, khuyến khích, huy động và tạo điều kiện để toàn xã hội tham gia dạy nghề cho lao động nông thôn.
2. Học nghề là quyền lợi và nghĩa vụ của lao động nông thôn nhằm tạo việc làm, chuyển nghề, tăng thu nhập và nâng cao chất lượng cuộc sống.
3. Chuyển mạnh dạy nghề cho lao động nông thôn từ đào tạo theo năng lực sẵn có của cơ sở đào tạo sang đào tạo theo nhu cầu học nghề của lao động nông thôn và yêu cầu của thị trường lao động; gắn dạy nghề với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, từng vùng, từng ngành và từng địa phương.
4. Đổi mới và phát triển dạy nghề cho lao động nông thôn theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo và tạo điều kiện thuận lợi để lao động nông thôn tham gia học nghề phù hợp với trình độ học vấn, điều kiện kinh tế và nhu cầu học nghề của mình.
5. Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, tạo sự chuyển biến sâu sắc về mặt chất lượng, nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức xã đủ tiêu chuẩn, chức danh cán bộ, công chức, đủ trình độ, bản lĩnh lãnh đạo, quản lý và thành thạo chuyên môn, nghiệp vụ trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội ở xã phục vụ cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn.
II. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ ÁN
1. Mục tiêu tổng quát:
- Đến năm 2020 đào tạo nghề cho lao động nông thôn khoảng 49.980 người trong đó: đào tạo nghề cho lao động nông thôn 41.570 người và đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã là 8.410 lượt người;
- Nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo nghề, nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập cho lao động nông thôn; góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn;
- Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức xã có bản lĩnh chính trị vững vàng, có trình độ, năng lực, phẩm chất đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ quản lý hành chính, quản lý điều hành kinh tế - xã hội và thực thi công vụ, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn.
2. Mục tiêu cụ thể cho từng giai đoạn:
a) Giai đoạn 2011 - 2015: đào tạo cho 24.160 người, trong đó:
- Đào tạo nghề cho lao động nông thôn là: 20.000 người:
+ Đào tạo nghề nông nghiệp là 12.000 lao động.
+ Đào tạo nghề phi nông nghiệp là: 8.000 lao động.
- Tỷ lệ lao động sau đào tạo nghề có việc làm trong giai đoạn này đạt tối thiểu 70%.
- Đào tạo, bồi dưỡng công chức xã cho khoảng 4.160 lượt người;
b) Giai đoạn 2016 - 2020: đào tạo cho 25.820 người, trong đó:
- Đào tạo nghề cho lao động nông thôn là: 21.570 người:
+ Đào tạo nghề nông nghiệp là 10.785 lao động.
+ Đào tạo nghề phi nông nghiệp là: 10.785 lao động.
- Tỷ lệ lao động có việc làm sau khi học nghề trong giai đoạn này tối thiểu đạt 80%.
- Đào tạo, bồi dưỡng công chức xã cho khoảng 4.250 lượt người.
III. ĐỐI TƯỢNG
1. Lao động nông thôn trong độ tuổi lao động, có trình độ học vấn và sức khỏe phù hợp với nghề cần học. Trong đó ưu tiên dạy nghề cho các đối tượng là người thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, hộ nghèo, hộ cận nghèo, người dân tộc thiểu số, người tàn tật, người bị thu hồi đất canh tác.
2. Cán bộ chuyên trách đảng, đoàn thể chính trị - xã hội, chính quyền và công chức chuyên môn xã; cán bộ nguồn bổ sung thay thế cho cán bộ, công chức xã, đến tuổi nghỉ công tác hoặc thiếu hụt do cơ học có độ tuổi phù hợp với quy hoạch cán bộ đến năm 2015 và đến 2020.
IV. CHÍNH SÁCH CỦA ĐỀ ÁN
1. Chính sách đối với người học:
- Lao động nông thôn thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, hộ nghèo, người dân tộc thiểu số, người tàn tật, người bị thu hồi đất canh tác được hỗ trợ chi phí học nghề ngắn hạn (trình độ sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng) với mức tối đa 03 triệu đồng/người/khoá học (mức hỗ trợ cụ thể theo từng nghề và thời gian học nghề thực tế); hỗ trợ tiền ăn với mức 15.000 đồng/ngày thực học/người; hỗ trợ tiền đi lại theo giá vé giao thông công cộng với mức tối đa không quá 200.000 đồng/người/khoá học đối với người học nghề xa nơi cư trú từ 15 km trở lên;
- Lao động nông thôn thuộc diện hộ cận nghèo được hỗ trợ chi phí học nghề ngắn hạn (trình độ sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng) với mức tối đa 2,5 triệu đồng/người/khoá học (mức hỗ trợ cụ thể theo từng nghề và thời gian học nghề thực tế);
- Lao động nông thôn khác được hỗ trợ chi phí học nghề ngắn hạn (trình độ sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng) với mức tối đa 02 triệu đồng/người/khoá học (mức hỗ trợ cụ thể theo từng nghề và thời gian học nghề thực tế);
- Lao động nông thôn học nghề được vay để học theo quy định hiện hành về tín dụng đối với học sinh, sinh viên. Lao động nông thôn làm việc ổn định ở nông thôn sau khi học nghề được ngân sách hỗ trợ 100% lãi suất đối với khoản vay để học nghề;
- Lao động nông thôn là người dân tộc thiểu số thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, hộ nghèo và hộ cận nghèo học các khoá học trình độ trung cấp nghề, cao đẳng nghề được hưởng chính sách dạy nghề đối với học sinh dân tộc thiểu số nội trú;
- Lao động nông thôn sau khi học nghề được vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm để tự tạo việc làm.
Mỗi lao động nông thôn chỉ được hỗ trợ học nghề một lần theo chính sách của Đề án này. Những người đã được hỗ trợ học nghề theo các chính sách khác của Nhà nước thì không được tiếp tục hỗ trợ học nghề theo chính sách của Đề án này. Riêng những người đã được hỗ trợ học nghề nhưng bị mất việc làm do nguyên nhân khách quan thì Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định tiếp tục hỗ trợ học nghề để chuyển đổi việc làm theo chính sách của Đề án này nhưng tối đa không quá 03 lần.
Mức hỗ trợ học nghề sẽ được điều chỉnh khi có sự thay đổi chính sách chung của Nhà nước.
2. Chính sách đối với giáo viên, giảng viên:
a) Giáo viên, cán bộ quản lý dạy nghề thường xuyên phải xuống thôn, thuộc vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn để dạy nghề với thời gian từ 15 ngày trở lên trong tháng được hưởng phụ cấp lưu động hệ số 0,2 so với mức lương tối thiểu chung như đối với giáo viên thực hiện công tác xoá mù chữ, phổ cập giáo dục thường xuyên phải xuống thôn;
b) Giáo viên của các cơ sở dạy nghề công lập ở các huyện miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số được giải quyết nhà công vụ như đối với giáo viên ở các cơ sở giáo dục mầm non đến các cấp học phổ thông;
c) Người dạy nghề (cán bộ kỹ thuật, kỹ sư, người lao động có tay nghề cao tại các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh và các trung tâm khuyến nông, lâm, ngư, nông dân sản xuất giỏi tham gia dạy nghề lao động nông thôn) được trả tiền công giảng dạy với mức tối thiểu 25.000 đồng/giờ; người dạy nghề là các tiến sĩ khoa học, tiến sĩ trong lĩnh vực nông nghiệp, nghệ nhân cấp tỉnh trở lên được trả tiền công giảng dạy với mức tối thiểu 300.000 đồng/buổi. Mức cụ thể do cở sở dạy nghề quyết định;
d) Xây dựng các tiêu chuẩn, chế độ, cơ chế đãi ngộ phù hợp để thu hút những người giỏi, có năng lực giảng dạy tại các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức; những người hoạt động trên các lĩnh vực, mọi thành phần tham gia vào công tác đào tạo, bồi dưỡng, thu hút những người có năng lực đang công tác tại các cơ quan, đơn vị tham gia giảng dạy theo chế độ kiêm chức.
3. Chính sách đối với cơ sở dạy nghề cho lao động nông thôn:
a) Đầu tư cơ sở vật chất và thiết bị dạy nghề cho Trung tâm Dạy nghề tổng hợp Bác Ái theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo;
b) Đầu tư cơ sở vật chất đối với các Trung tâm Dạy nghề cấp huyện mới thành lập để mua thiết bị dạy nghề theo quy định của Chính phủ.
Phần IV
GIẢI PHÁP CHỦ YẾU CỦA ĐỀ ÁN
1. Nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, các đoàn thể chính trị xã hội, cán bộ, công chức và lao động nông thôn: về vai trò của đào tạo nghề đối với việc tạo việc làm, tăng thu nhập và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nông thôn.
a) Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố xây dựng kế hoạch, chương trình hành động cụ thể để tổ chức thực hiện Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn của tỉnh, chỉ thị của Tỉnh ủy và Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh;
b) Các tổ chức hội đoàn thể tăng cường tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn; tư vấn học nghề, việc làm miễn phí và vận động các thành viên của mình tham gia học nghề;
c) Các cơ quan báo, đài thường xuyên và tăng cường tuyên truyền sâu rộng các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về đào tạo nghề, về vai trò, vị trí của đào tạo nghề đối với phát triển kinh tế - xã hội, tạo việc làm, nâng cao thu nhập để người lao động nông thôn biết và tích cực tham gia;
d) Các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông và các cơ sở dạy nghề đổi mới chương trình và nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục hướng nghiệp để học sinh có thái độ đúng đắn về học nghề và chủ động lựa chọn các loại hình học nghề phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh của mình;
e) Nâng cao nhận thức của các doanh nghiệp về lợi ích của dạy nghề đối với sự phát triển bền vững của doanh nghiệp, từ đó chủ động tham gia, đóng góp tích cực vào công tác dạy nghề.
2. Phát triển mạng lưới cơ sở dạy nghề:
a) Rà soát, bổ sung quy hoạch phát triển mạng lưới cơ sở dạy nghề, trong đó chú trọng phát triển các cơ sở dạy nghề cho lao động nông thôn (cơ sở đào tạo nghề công lập, tư thục, cơ sở dạy nghề tại các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ và các cơ sở đào tạo nghề thủ công mỹ nghệ, ...) theo nghề và cấp trình độ đến năm 2020;
b) Ủy ban nhân dân các huyện hoàn thiện việc thành lập trung tâm dạy nghề cấp huyện chưa có trung tâm dạy nghề vào năm 2011 và hoàn thành việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất thiết bị vào năm 2013;
c) Tiếp tục đầu tư Trường trung cấp nghề Ninh Thuận và nâng cấp thành Trường cao đẳng nghề Ninh Thuận;
d) Đẩy mạnh xã hội hoá dạy nghề theo hướng khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư thành lập cơ sở dạy nghề cho lao động nông thôn; thu hút các cơ sở dạy nghề tư thục, các cơ sở giáo dục (trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp), các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ tham gia hoạt động dạy nghề cho lao động nông thôn;
đ) Huy động các trường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức của tỉnh; các Bộ ngành; các tổ chức chính trị xã hội; các trường đại học, cao đẳng, trung cấp; các trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện tham gia công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã theo hướng xã hội hoá có sự hỗ trợ của Nhà nước (đặt hằng đào tạo, bồi dưỡng theo yêu cầu).
3. Phát triển đội ngũ giáo viên, giảng viên và cán bộ quản lý dạy nghề:
a) Phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý dạy nghề:
- Tiến hành điều tra, khảo sát, đánh giá đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý dạy nghề để có kế hoạch đào tạo và tuyển dụng đáp ứng yêu cầu về số lượng (đối với trung tâm dạy nghề mỗi nghề tối thiểu có 01 giáo viên cơ hữu), chất lượng và cơ cấu nghề đào tạo.
- Huy động các nhà khoa học, nghệ nhân, cán bộ kỹ thuật, kỹ sư, người lao động có tay nghề cao tại các doanh nghiệp và cơ sở sản xuất kinh doanh, các trung tâm khuyến nông - lâm - ngư, nông dân sản xuất giỏi tham gia dạy nghề cho lao động nông thôn.
- Đào tạo nghiệp vụ sư phạm và bồi dưỡng nâng cao kỹ năng nghề để bổ sung giáo viên cho các trung tâm dạy nghề chưa đủ giáo viên cơ hữu.
- Bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý và tư vấn chọn nghề, tìm và tạo việc làm cho lao động nông thôn.
- Bố trí mỗi huyện, thành phố có 01 biên chế chuyên trách về công tác dạy nghề thuộc Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội;
b) Phát triển đội ngũ giáo viên, giảng viên đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã:
- Đề xuất các tiêu chuẩn, nhiệm vụ, chế độ, chính sách, cơ chế đãi ngộ phù hợp để thu hút những người giỏi, có năng lực giảng dạy tại các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức; bồi dưỡng cán bộ, thu hút những người có năng lực đang công tác tại các cơ quan, đơn vị tham gia giảng dạy theo chế độ kiêm chức.
- Đào tạo, bồi dưỡng cho giáo viên, giảng viên của hệ thống các trường chính trị tỉnh, các trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện, các cơ sở đào tạo đáp ứng với chương trình, nội dung giảng dạy.
- Đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp giảng dạy phù hợp với người học; nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung chương trình đào tạo, bồi dưỡng giảng viên đáp ứng được yêu cầu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã trong giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
4. Phát triển chương trình, giáo trình, học liệu dạy nghề:
a) Phát triển chương trình, giáo trình, học liệu dạy nghề trình độ sơ cấp nghề và dạy nghề thường xuyên; đầu tư thiết bị dạy nghề phù hợp danh mục nghề:
- Các cơ sở dạy nghề đổi mới mạnh mẽ và phát triển chương trình, giáo trình, học liệu dạy nghề cho lao động nông thôn theo yêu cầu của thị trường lao động, thường xuyên cập nhật kỹ thuật, công nghệ mới.
- Huy động các nhà khoa học, nghệ nhân, cán bộ kỹ thuật, kỹ sư, người lao động có tay nghề cao tại các doanh nghiệp và cơ sở sản xuất kinh doanh, các trung tâm khuyến nông - lâm - ngư, nông dân sản xuất giỏi tham gia xây dựng chương trình, giáo trình, học liệu dạy nghề cho lao động nông thôn;
b) Xây dựng chương trình, nội dung đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã:
- Tổ chức điều tra xác định nội dung cần đào tạo, bồi dưỡng và nhu cầu đào tạo của cán bộ, công chức xã trong giai đoạn 2011 - 2015 và đến năm 2020.
- Xây dựng chương trình nội dung đào tạo, bồi dưỡng phù hợp cho từng đối tượng cán bộ, công chức xã theo từng vùng miền (đồng bằng, trung du, miền núi, vùng dân tộc, ...) theo từng giai đoạn phát triển (đến năm 2015 và đến năm 2020) phù hợp với quy định.
5. Tăng cường hoạt động kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện Đề án ở các cấp hằng năm, giữa kỳ và cuối kỳ.
CÁC HOẠT ĐỘNG CỤ THỂ CỦA ĐỀ ÁN
I. DẠY NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN
1. Hoạt động 1: Tuyên truyền, tư vấn học nghề và việc làm đối với lao động nông thôn.
a) Nội dung chủ yếu:
- Phổ biến chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về dạy nghề cho lao động nông thôn.
- Triển khai tuyên truyền về dạy nghề lao động nông thôn trên phương tiện thông tin đại chúng.
- Xây dựng, biên soạn tài liệu và tổ chức bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng tuyên truyền, vận động đối với đội ngũ tuyên truyền viên là cán bộ của Hội Nông dân, phụ nữ, Đoàn Thanh niên.
- Tư vấn học nghề và việc làm đối với lao động nông thôn.
- Tổ chức biểu dương, tôn vinh, khen thưởng đối với những người có nhiều đóng góp trong công tác dạy nghề cho lao động nông thôn;
b) Kinh phí dự kiến: 3.927 triệu đồng.
- Giai đoạn 2011 - 2015 là: 1.660 triệu đồng.
- Giai đoạn 2016 - 2020 là: 2.267 triệu đồng.
2. Hoạt động 2: Điều tra khảo sát và dự báo nhu cầu dạy nghề cho lao động nông thôn (đã triển khai trong năm 2010).
a) Nội dung chủ yếu:
- Xác định danh mục nghề đào tạo cho lao động nông thôn.
- Xác định nhu cầu học nghề của lao động nông thôn theo từng nghề, khu vực và cấp trình độ.
- Xác định nhu cầu sử dụng lao động qua đào tạo nghề (số lượng, chất lượng, cơ cấu) của các doanh nghiệp, các ngành kinh tế và thị trường lao động.
- Dự báo nhu cầu sử dụng lao động nông thôn qua đào tạo hằng năm đến năm 2020.
- Xác định năng lực đào tạo của các cơ sở dạy nghề cho lao động nông thôn gồm: mạng lưới, nghề đào tạo, chương trình, học liệu, giáo viên và cán bộ quản lý dạy nghề, cơ sở vật chất thiết bị dạy nghề;
b) Kinh phí: 684.610.000 đồng, trong đó:
- Ngân sách trung ương là: 460.000.000 đồng.
- Ngân sách địa phương là: 224.610.000 đồng.
3. Hoạt động 3: thí điểm các mô hình dạy nghề cho lao động nông thôn
a) Nội dung chủ yếu: dạy nghề theo mô hình thí điểm cho lao động nông thôn gồm 4 nhóm: nhóm lao động làm nông nghiệp (ở các vùng núi, vùng chuyên canh); nhóm lao động trong các làng nghề ở vùng đồng bằng; nhóm nông dân chuyển nghề sang công nghiệp, dịch vụ (ở vùng núi và vùng đồng bằng, trung du) và nhóm đánh bắt xa bờ ở các xã ven biển (học sửa chữa máy tàu thủy; chế biến và bảo quản thủy sản, ...);
b) Kinh phí dự kiến: 600 triệu đồng (thực hiện trong năm 2011).
4. Hoạt động 4: Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề đối với các cơ sở dạy nghề công lập.
a) Nội dung chủ yếu: hỗ trợ đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy nghề cho các trung tâm dạy nghề công lập; tiếp tục hỗ trợ đầu tư thiết bị dạy nghề cho các trung tâm dạy nghề công lập cấp huyện (theo quy định);
b) Kinh phí dự kiến: 119.500 triệu đồng, tập trung đầu tư cho giai đoạn 2012 - 2013.
5. Hoạt động 5: Phát triển chương trình, giáo trình, học liệu và xây dựng danh mục thiết bị dạy nghề.
a) Nội dung chủ yếu: xây dựng chương trình, học liệu dạy nghề (giáo trình, tài liệu hướng dẫn, băng, đĩa hình, …) để đào tạo trình độ sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng theo yêu cầu của thị trường lao động; xây dựng danh mục thiết bị dạy nghề trình độ sơ cấp nghề;
b) Kinh phí dự kiến: 2.450 triệu đồng.
- Giai đoạn 2011 - 2015 là: 1.030 triệu đồng.
- Giai đoạn 2016 - 2020 là: 1.420 triệu đồng.
6. Hoạt động 6: Phát triển giáo viên, cán bộ quản lý dạy nghề.
a) Nội dung chủ yếu: biên soạn chương trình, tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm và kỹ năng nghề cho giáo viên dạy nghề dạy trình độ sơ cấp nghề và người dạy nghề: chương trình tài liệu, bồi dưỡng công nghệ mới, chương trình tài liệu bồi dưỡng nâng cao kỹ năng nghề, chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm; chương trình bồi dưỡng cán bộ quản lý cơ sở dạy nghề về nghiệp vụ tư vấn học nghề, tư vấn việc làm.
- Đào tạo nghiệp vụ sư phạm và kỹ năng nghề để bổ sung giáo viên dạy nghề cho các trung tâm dạy nghề mới thành lập; các trung tâm dạy nghề đã thành lập nhưng chưa đủ cơ số giáo viên cơ hữu; các doanh nghiệp và cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ có đăng ký hoạt động dạy nghề.
- Bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý và tư vấn chọn nghề, tìm và tự tạo việc làm cho lao động nông thôn;
b) Kinh phí dự kiến: 2.618 triệu đồng
- Giai đoạn 2011 - 2015 là: 1.368 triệu đồng.
- Giai đoạn 2016 - 2020 là: 1.250 triệu đồng.
7. Hoạt động 7: Hỗ trợ lao động nông thôn học nghề.
a) Nội dung chủ yếu: hỗ trợ dạy nghề ngắn hạn (trình độ sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng); đặt hàng dạy nghề cho lao động nông thôn thuộc diện hộ nghèo, người dân tộc thiểu số, lao động nông thôn bị thu hồi đất canh tác có khó khăn về kinh tế;
b) Kinh phí dự kiến: 124.190 triệu đồng.
- Giai đoạn 2011 - 2015 là: 60.990 triệu đồng.
- Giai đoạn 2016 - 2020 là: 63.200 triệu đồng.
8. Hoạt động 8: Giám sát, đánh giá tình hình thực hiện Đề án
a) Nội dung chủ yếu: xây dựng tiêu chí giám sát, đánh giá Đề án; thiết lập phương pháp thu thập và xử lý thông tin, quản lý kinh phí Đề án ở cấp tỉnh, xây dựng phần mềm quản lý Đề án; nâng cao năng lực xây dựng kế hoạch, quản lý, triển khai và tổ chức thực hiện Đề án ở các cấp.
- Tổ chức kiểm tra, giám sát, đánh giá tình hình thực hiện Đề án ở các huyện, thành phố hằng năm, giữa kỳ và cuối kỳ.
- Báo cáo, tổng hợp, phân tích, đánh giá tình hình thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu, nội dung Đề án; tình hình quản lý và sử dụng ngân sách của đề án ở và các tỉnh, thành phố;
b) Kinh phí dự kiến: 6.740 triệu đồng.
- Giai đoạn 2011 - 2015 là: 2.740 triệu đồng.
- Giai đoạn 2016 - 2020 là: 4.000 triệu đồng.
II. ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ
1. Hoạt động 1 và 5: đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã đã có quy hoạch của ngành.
- Giai đoạn: 2011 - 2015 đào tạo, bồi dưỡng cho khoảng 4.160 lượt cán bộ, công chức xã;
- Giai đoạn: 2016 - 2020 đào tạo, bồi dưỡng cho khoảng 4.250 lượt cán bộ, công chức xã;
- Kinh phí dự kiến: 21.471 triệu đồng.
+ Giai đoạn 2011 - 2015 là: 10.471 triệu đồng.
+ Giai đoạn 2016 - 2020 là: 11.000 triệu đồng.
2. Hoạt động 2, 3 và 4: Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp với các cơ sở đào tạo xây dựng chương trình đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cấp xã phát triển đội ngũ giáo viên, giảng viên và tham gia xây dựng chế độ, chính sách về đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ công chức xã.
KINH PHÍ VÀ CƠ CHẾ TÀI CHÍNH CỦA ĐỀ ÁN
I. TỔNG KINH PHÍ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN: dự kiến là: 281.496 triệu đồng, trong đó:
- Kinh phí dạy nghề cho lao động nông thôn: 260.025 triệu đồng.
- Kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã là: 21.471 triệu đồng.
II. KINH PHÍ CỦA ĐỀ ÁN THEO TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN
1. Dự kiến giai đoạn 2011- 2015 là: 198.359 triệu đồng, trong đó:
- Kinh phí dạy nghề cho lao động nông thôn là: 187.888 triệu đồng (bao gồm 8 hoạt động), đề nghị Trung ương hỗ trợ 162.755 triệu đồng, ngân sách địa phương hỗ trợ là 25.133 triệu đồng;
- Kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã là: 10.471 triệu đồng, trong đó:
+ Trung ương hỗ trợ là 7.330 triệu đồng.
+ Ngân sách địa phương hỗ trợ là 3.141 triệu đồng.
2. Dự kiến giai đoạn 2016 - 2020 là: 83.137 triệu đồng, trong đó:
- Kinh phí dạy nghề cho lao động nông thôn là: 72.137 triệu đồng (bao gồm 8 hoạt động); trong đó, đề nghị Trung ương hỗ trợ 67.117 triệu, ngân sách địa phương hỗ trợ là 5.020 triệu đồng;
- Kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ xã là: 11.000 triệu đồng, trong đó:
+ Trung ương hỗ trợ là: 7.700 triệu đồng.
+ Ngân sách địa phương hỗ trợ là: 3.300 triệu đồng.
III. KINH PHÍ CỦA ĐỀ ÁN THEO TỪNG NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG
(đính kèm theo Phụ lục 2)
IV. CƠ CHẾ TÀI CHÍNH CỦA ĐỀ ÁN
- Ngân sách Trung ương kinh phí chương trình mục tiêu quốc gia giáo dục đào tạo hằng năm đảm bảo để thực hiện chính sách hỗ trợ lao động nông thôn học nghề, hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã và thực hiện các chính sách, giải pháp và hoạt động còn lại của Đề án. Trong đó, kinh phí của Đề án giai đoạn 2011 - 2020 được bố trí riêng trong Chương trình mục tiêu quốc gia giáo dục việc làm giai đoạn 2011 - 2015 và 2016 - 2020;
- Ngân sách tỉnh hỗ trợ thêm kinh phí đầu tư các cơ sở dạy nghề đồng thời huy động thêm nguồn lực của các tổ chức quốc tế, các cơ sở dạy nghề, doanh nghiệp, cá nhân và cộng đồng để bổ sung cho việc thực hiện Đề án (các doanh nghiệp được trừ để tính thu nhập chịu thuế theo quy định của pháp luật đối với các khoản chi phí, hỗ trợ của doanh nghiệp cho dạy nghề).
I. TRÁCH NHIỆM CỦA BAN CHỈ ĐẠO TỈNH
1. Tổ chức thực hiện Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn của tỉnh trên cơ sở Đề án này và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đến năm 2020; quy hoạch mạng lưới các cơ sở dạy nghề đến năm 2020, trong đó tập trung phát triển mạng lưới các Trung tâm dạy nghề cấp huyện.
2. Xây dựng kế hoạch thực hiện Đề án hằng năm, 5 năm trong đó xác định cụ thể các nội dung:
- Xây dựng danh mục nghề đào tạo, kế hoạch dạy nghề trên cơ sở nhu cầu học nghề của lao động nông thôn, nhu cầu sử dụng lao động qua đào tạo nghề của doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và của thị trường lao động trong và ngoài nước;
- Huy động các cơ sở đào tạo nghề, doanh nghiệp và các cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ, ... có đủ điều kiện dạy nghề cho lao động nông thôn theo chính sách của Đề án này;
- Quy định cụ thể mức chi phí đào tạo cho từng nghề đào tạo phù hợp với thực tế của địa phương.
3. Xây dựng kế hoạch đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức xã hằng năm.
4. Sử dụng có hiệu quả kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã.
5. Chỉ đạo các cơ quan phát thanh, truyền hình, báo của địa phương có chuyên mục tuyên truyền về đào tạo nghề cho lao động nông thôn.
6. Theo dõi, đôn đốc, tổ chức kiểm tra giám sát việc thực hiện Đề án và định kỳ 6 tháng, năm báo cáo tình hình thực hiện Đề án gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
II. TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC SỞ, BAN, NGÀNH CÓ LIÊN QUAN CỦA TỈNH:
1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội:
a) Là cơ quan thường trực Đề án; chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổng hợp nhu cầu kinh phí hàng năm và từng giai đoạn của Đề án gửi Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp, trình Ủy ban nhân dân tỉnh;
b) Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan điều phối và hướng dẫn tổ chức thực hiện các chính sách, giải pháp và hoạt động của Đề án;
c) Hướng dẫn các địa phương xây dựng kế hoạch, dự toán nhu cầu kinh phí dạy nghề cho lao động nông thôn hàng năm, 5 năm; tổng hợp nhu cầu kinh phí gửi Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư để trình Ủy ban nhân dân tỉnh đưa vào dự toán ngân sách Nhà nước;
d) Dự kiến phân bổ kinh phí dạy nghề cho lao động nông thôn cho các cơ sở dạy nghề gửi Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp;
đ) Chủ trì tổ chức các hoạt động dạy nghề cho lao động nông thôn;
e) Chủ trì kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện dạy nghề cho lao động nông thôn; định kỳ 6 tháng, năm tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tình hình thực hiện Đề án.
2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
a) Chủ trì, phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội các cơ sở dạy nghề tổ chức xây dựng danh mục nghề, chương trình dạy nghề nông nghiệp trình độ sơ cấp nghề và dạy nghề thường xuyên đến năm 2015 và đến năm 2020;
b) Dự toán và đề xuất phân bổ kinh phí dạy nghề cho lao động nông thôn gửi về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp;
c) Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện liên quan thực hiện thí điểm triển khai hình thức cấp thẻ học nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn theo hướng dẫn của Bộ ngành cấp trên;
d) Phối hợp Sở Lao động - Thương binh và Xã hội kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện dạy nghề cho lao động nông thôn.
3. Sở Nội vụ:
a) Chủ trì tổ chức thực hiện, chỉ đạo việc đánh giá, tổng kết công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã theo các mục tiêu đã định; đề xuất sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách về đào tạo cán bộ, công chức xã;
b) Tổng hợp nhu cầu và phân bổ kinh phí hằng năm về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã gởi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp;
c) Chủ trì, phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn các huyện bố trí 01 biên chế chuyên trách làm công tác dạy nghề cho Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện, thành phố;
d) Kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã; định kỳ hằng năm báo cáo Sở Lao động Thương binh và Xã hội để tổng hợp;
đ) Tổ chức, chỉ đạo các huyện, thành phố tiến hành xác định nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã; xây dựng quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã đến năm 2015 và đến năm 2020;
e) Chủ trì và phối hợp với các sở, ngành có liên quan trong việc nghiên cứu đề xuất những chương trình, nội dung kiến thức, kỹ năng cần trang bị cho cán bộ, công chức xã, kể cả kiến thức cập nhật và xây dựng các nội dung chương trình đào tạo, bồi dưỡng;
g) Hướng dẫn các huyện, thành phố xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã từ năm 2011 - 2015 và từ 2016 - 2020 trên cơ sở nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng và quy hoạch cán bộ, công chức xã của địa phương.
4. Sở Giáo dục và Đào tạo:
a) Đổi mới chương trình và nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục hướng nghiệp trong các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông để học sinh có thái độ đúng đắn về học nghề và chủ động lựa chọn các loại hình học nghề sau phổ thông;
b) Phân luồng học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở và trung học phổ thông tham gia học nghề để lập thân, lập nghiệp.
5. Sở Kế hoạch và Đầu tư:
a) Bố trí kinh phí để thực hiện Đề án từ năm 2010 và giai đoạn 2011 - 2015 và đến 2020 theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước;
b) Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Nội vụ kiểm tra, giám sát Đề án.
6. Sở Tài chính: hướng dẫn cơ chế quản lý tài chính, đầu tư đối với các chính sách, hoạt động trong Đề án; phối hợp kiểm tra, giám sát thực hiện Đề án.
7. Sở Công Thương: phối hợp với Sở Nội vụ nghiên cứu, đề xuất những chương trình, nội dung kiến thức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã phù hợp với yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn.
8. Sở Thông tin và Truyền thông: chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành và cơ quan liên quan đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về công tác dạy nghề cho lao động nông thôn.
III. TRÁCH NHIỆM CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN CÁC HUYỆN, THÀNH PHỐ
1. Thành lập Ban chỉ đạo triển khai thực hiện Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 ở cấp huyện do 01 đồng chí Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện làm Trưởng ban, thường trực là Trưởng phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, thành viên là lãnh đạo các phòng: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Nội vụ, Tài chính và Kế hoạch, Công Thương, Giáo dục và Đào tạo, chi nhánh Ngân hằng Chính sách xã hội, Hội Nông dân, Đoàn Thanh niên, Hội liên hiệp Phụ nữ.
2. Tổ chức hội nghị quán triệt, phổ biến về Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến 2020 tới các cán bộ chủ chốt cấp xã.
3. Triển khai xây dựng và quản lý các cơ sở dạy nghề.
4. Xây dựng kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nông thôn cấp huyện, thành phố theo Đề án cấp tỉnh để tổ chức triển khai thực hiện.
5. Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện các hoạt động tuyên truyền; điều tra, khảo sát nhu cầu học nghề của lao động nông thôn, nhu cầu sử dụng lao động qua đào tạo nghề của doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và của thị trường lao động trên địa bàn.
6. Chỉ đạo các Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố thực hiện quản lý Nhà nước về dạy nghề trên địa bàn và xây dựng kế hoạch, kiểm tra, giám sát việc thực hiện đào tạo nghề cho lao động nông thôn.
7. Xác định nhu cầu đào tạo cán bộ công chức cấp xã, trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cho giai đoạn 2011 - 2015 và giai đoạn 2016 - 2020.
8. Chỉ đạo cơ quan phát thanh, truyền hình của huyện, thành phố có chuyên mục tuyên truyền về đào tạo nghề cho lao động nông thôn.
IV. TRÁCH NHIỆM ỦY BAN NHÂN DÂN CÁC XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN
1. Thành lập Ban chỉ đạo triển khai thực hiện Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 ở cấp xã, phường, thị trấn.
2. Thống kê các đối tượng được hưởng chính sách người có công, quân nhân xuất ngũ, người dân tộc thiểu số, người thuộc hộ nghèo, người tàn tật, trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, người trực tiếp lao động trong các hộ sản xuất nông nghiệp bị thu hồi đất canh tác và các đối tượng chính sách xã hội khác trên địa bàn quản lý đang trong độ tuổi lao động trên địa bàn chưa qua đào tạo nghề, có nhu cầu học nghề để xét tuyển vào các khoá học nghề theo quy định.
3. Phối hợp với Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện kế hoạch dạy nghề của huyện, thành phố phù hợp với chương trình phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.
4. Tạo điều kiện cho các đơn vị tham gia dạy nghề cho lao động nông thôn tổ chức các lớp dạy nghề trên địa bàn.
5. Phối hợp với cơ quan, đơn vị có liên quan quản lý, kiểm tra hoạt động dạy nghề tại địa phương, bảo đảm chính sách được thực hiện đúng mục đích, đúng đối tượng.
V. TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC TỔ CHỨC CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI, TỔ CHỨC XÃ HỘI, NGHỀ NGHIỆP TRONG VIỆC TRIỂN KHAI THỰC HIỆN ĐỀ ÁN
Tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền, vận động nông dân, phụ nữ, thanh niên tham gia học nghề; tư vấn miễn phí về dạy nghề, việc làm, thành lập doanh nghiệp, trang trại và cơ sở sản xuất, kinh doanh; tham gia dạy nghề và giám sát tình hình thực hiện Đề án ở các địa phương.
VI. TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ SỞ DẠY NGHỀ
1. Tổ chức tuyển sinh, dạy nghề đúng đối tượng, đúng nội dung chương trình dạy nghề, học liệu đã đăng ký và theo hợp đồng ký kết.
2. Tổ chức xây dựng, biên soạn và phê duyệt chương trình, giáo trình dạy nghề; đăng ký hoạt động dạy nghề theo quy định của pháp luật về dạy nghề.
3. Lập kế hoạch và báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch 06 tháng, hằng năm về dạy nghề của đơn vị và gửi báo cáo định kỳ 06 tháng trước ngày 31 tháng 5 và báo cáo năm trước ngày 15 tháng 12 hằng năm về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội (đối với Trung tâm dạy nghề cấp huyện) để tổng hợp báo cáo lên cấp trên.
4. Tổ chức thi, kiểm tra, đánh giá hoàn thành khoá học; cấp văn bằng, chứng chỉ theo quy định của pháp luật cho người học nghề đạt yêu cầu.
KẾT LUẬN
Đầu tư cho sự nghiệp giáo dục - đào tạo nói chung, đầu tư cho sự nghiệp dạy nghề nói riêng là đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao năng lực dạy nghề là nâng cao chất lượng nguồn nhân lực kỹ thuật trực tiếp sản xuất, kinh doanh, dịch vụ để phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước nói chung, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn nói riêng.
Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận là một bộ phận gắn liền với phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Để triển khai và tổ chức thực hiện Đề án có kết quả các ngành, các cấp và các địa phương cần sớm triển khai và thường xuyên tuyên truyền, công khai công tác đào tạo nghề, nhằm góp phần giải quyết việc làm và giảm nghèo bền vững.
Trong quá trình thực hiện Đề án, nếu có phát sinh khó khăn, vướng mắc; các cơ quan, đơn vị, tổ chức và cá nhân phản ánh về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, giải quyết./.
KINH PHÍ THỰC HIỆN CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN NĂM 2010
(Ban hành kèm theo Quyết định số 45/2011/QĐ-UBND ngày 14 tháng 9 năm 2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận)
Đơn vị tính: triệu đồng
NỘI DUNG | Tổng số | Trong đó | ||
Ngân sách trung ương | Ngân sách địa phương | Nguồn khác | ||
1. Hoạt động 1: Tuyên truyền, tư vấn học nghề và việc làm cho lao động nông thôn sau đào tạo |
|
|
|
|
2. Hoạt động 2: Điều tra khảo sát nhu cầu đào tạo cho lao động nông thôn | 684 | 460 | 224 |
|
3. Hoạt động 3: Thí điểm mô hình dạy nghề cho lao động nông thôn |
|
|
|
|
4. Hoạt động 4: Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề cho các cơ sở dạy nghề | 23.480 | 23.480 |
|
|
5. Hoạt động 5: Phát triển chương trình, giáo trình, học liệu và xây dựng danh mục thiết bị dạy nghề |
|
|
|
|
6. Hoạt động 6: Phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý dạy nghề |
|
|
|
|
7. Hoạt động 7: Hỗ trợ lao động nông thôn học nghề | 10.059 | 9.000 |
| 1.059 |
8. Hoạt động 8: Giám sát, đánh giá tình hình thực hiện đề án | 100 | 100 |
|
|
TỔNG CỘNG (1+2+3+4+5+6+7+8) | 34.323 | 33.040 | 224 | 1.059 |
KẾ HOẠCH DẠY NGHỀ VÀ DỰ TOÁN KINH PHÍ THỰC HIỆN CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY NGHỀ CHO LAO ĐỘNG CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TỪ GIAI ĐOẠN 2011 - 2015 ĐẾN NĂM 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 45/2011/QĐ-UBND ngày 14 tháng 9 năm 2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận)
A. KẾ HOẠCH DẠY NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TỪ GIAI ĐOẠN 2011 - 2015 ĐẾN NĂM 2020
Đơn vị tính: người
Nội dung | Giai đoạn 2011-2015 | Trong đó | Giai đoạn 2016-2020 | ||||
2011 | 2012 | 2013 | 2014 | 2015 | |||
1. Dạy nghề nông nghiệp trình độ sơ cấp nghề và dưới 3 tháng cho lao động nông thôn | 12.000 | 2.560 | 2.480 | 2.400 | 2.320 | 2.240 | 10.785 |
2. Dạy nghề phi nông nghiệp cho lao động nông thôn | 8.000 | 1.536 | 1.568 | 1.600 | 1.632 | 1.664 | 10.785 |
- Dạy nghề dưới 3 tháng | 2.350 | 400 | 450 | 450 | 500 | 550 | 3.500 |
- Dạy nghề trình độ sơ cấp nghề | 5.650 | 1.136 | 1.118 | 1.150 | 1.132 | 1.114 | 7.285 |
- Dạy nghề trình độ trung cấp nghề, cao đẳng nghề |
|
|
|
|
|
|
|
TỔNG CỘNG (1+2) | 20.000 | 4.096 | 4.048 | 4.000 | 3.952 | 3.904 | 21.570 |
B. DỰ TOÁN KINH PHÍ THỰC HIỆN CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TỪ GIAI ĐOẠN 2011 - 2015 ĐẾN NĂM 2020
Đơn vị tính: triệu đồng
NỘI DUNG | Giai đoạn 2011-2015 | Trong đó | Giai đoạn 2016-2020 | Tổng kinh phí thực hiện Đề án | ||||
2011 | 2012 | 2013 | 2014 | 2015 | ||||
1. Hoạt động 1: Tuyên truyền, tư vấn học nghề và việc làm | 1.660 |
| 360 | 380 | 460 | 460 | 2.267 | 3.927 |
- Ngân sách Trung ương | 1.660 |
| 360 | 380 | 460 | 460 | 2.267 | 3.927 |
- Ngân sách địa phương | 0 |
|
|
|
|
|
| 0 |
- Nguồn huy động xã hội hoá | 0 |
|
|
|
|
|
| 0 |
2. Hoạt động 2: Điều tra khảo sát và dự báo nhu cầu |
|
|
|
|
|
|
| 0 |
- Ngân sách Trung ương | 0 |
|
|
|
|
|
| 0 |
- Ngân sách địa phương | 0 |
|
|
|
|
|
| 0 |
- Nguồn huy động xã hội hoá | 0 |
|
|
|
|
|
| 0 |
3. Hoạt động 3: Thí điểm mô hình dạy nghề | 600 | 600 |
|
|
|
|
| 600 |
- Ngân sách Trung ương | 600 | 600 |
|
|
|
|
| 600 |
- Ngân sách địa phương | 0 |
|
|
|
|
|
| 0 |
- Nguồn huy động xã hội hoá | 0 |
|
|
|
|
|
| 0 |
4. Hoạt động 4: Đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy nghề | 119.500 | 8.000 | 78.050 | 33.450 | 0 | 0 | 0 | 119.500 |
- Ngân sách Trung ương | 98.300 | 8.000 | 63.210 | 27.090 |
|
|
| 98.300 |
- Ngân sách địa phương | 21.200 |
| 14.840 | 6.360 |
|
|
| 21.200 |
- Nguồn huy động xã hội hoá | 0 |
|
|
|
|
|
| 0 |
5. Hoạt động 5: Phát triển chương trình, giáo trình | 1.030 |
| 250 | 250 | 260 | 270 | 1.420 | 2.450 |
- Ngân sách Trung ương | 1.030 |
| 250 | 250 | 260 | 270 | 1.200 | 2.230 |
- Ngân sách địa phương | 0 |
|
|
|
|
| 220 | 220 |
- Nguồn huy động xã hội hoá | 0 |
|
|
|
|
|
| 0 |
6. Hoạt động 6: Phát triển đội ngũ giáo viên và BCQL DN | 1.368 |
| 310 | 320 | 355 | 383 | 1.250 | 2.618 |
- Ngân sách Trung ương | 865 |
| 200 | 200 | 225 | 240 | 450 | 1.315 |
- Ngân sách địa phương | 503 |
| 110 | 120 | 130 | 143 | 800 | 1.303 |
- Nguồn huy động xã hội hoá | 0 |
|
|
|
|
|
| 0 |
7. Hoạt động 7: Hỗ trợ lao động nông thôn học nghề | 60.990 | 2.520 | 13.100 | 13.950 | 15.250 | 16.170 | 63.200 | 124.190 |
- Ngân sách Trung ương | 58.140 | 2.520 | 12.500 | 13.200 | 14.500 | 15.420 | 60.000 | 118.140 |
- Ngân sách địa phương | 2.850 |
| 600 | 750 | 750 | 750 | 3.200 | 6.050 |
- Nguồn huy động xã hội hoá | 0 |
|
|
|
|
|
| 0 |
8. Hoạt động 8: Giám sát, đánh giá Đề án | 2.740 | 170 | 530 | 680 | 680 | 680 | 4.000 | 6.740 |
- Ngân sách Trung ương | 2.160 | 60 | 420 | 560 | 560 | 560 | 3.200 | 5.360 |
- Ngân sách địa phương | 580 | 110 | 110 | 120 | 120 | 120 | 800 | 1.380 |
- Nguồn huy động xã hội hoá | 0 |
|
|
|
|
|
| 0 |
CỘNG (1+2+3+4+5+6+7+8) | 187.888 | 11.290 | 92.600 | 49.030 | 17.005 | 17.963 | 72.137 | 260.025 |
- Ngân sách Trung ương | 162.755 | 11.180 | 76.940 | 41.680 | 16.005 | 16.950 | 67.117 | 229.872 |
- Ngân sách địa phương | 25.133 | 110 | 15.660 | 7.350 | 1.000 | 1.013 | 5.020 | 30.153 |
- Nguồn huy động xã hội hoá | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 |
DANH MỤC CÁC NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP VÀ DẠY NGHỀ THƯỜNG XUYÊN DƯỚI 3 THÁNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 45/2011/QĐ-UBND ngày 14 tháng 9 năm 2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận)
STT | NGÀNH, NGHỀ ĐÀO TẠO | Cấp trình độ đào tạo sơ cấp nghề và DNTX | Thời gian đào tạo | Ghi chú | |||
Tuần | Giờ | ||||||
A | Lĩnh vực nông, lâm, ngư |
|
|
|
| ||
I | Trồng trọt |
|
|
|
| ||
1 | Kỹ thuật trồng trọt | Sơ cấp nghề | 12 | 300 |
| ||
2 | Trồng hoa, chăm sóc cây cảnh | Sơ cấp nghề | 12 | 300 |
| ||
3 | Trồng nấm rơm | DNTX | 8 | 200 |
| ||
4 | Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây mít | DNTX | 8 | 200 |
| ||
5 | Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây mía | DNTX | 8 | 200 |
| ||
6 | Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây mì | DNTX | 8 | 200 |
| ||
7 | Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây thanh long | DNTX | 8 | 200 |
| ||
8 | Kỹ thuật trồng lúa giống | DNTX | 8 | 200 |
| ||
9 | Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây điều | DNTX | 8 | 200 |
| ||
10 | Kỹ thuật trồng nho an toàn | DNTX | 8 | 200 |
| ||
11 | Kỹ thuật trồng táo | DNTX | 8 | 200 |
| ||
12 | Kỹ thuật trồng tỏi | DNTX | 8 | 200 |
| ||
13 | Kỹ thuật trồng rau sạch | DNTX | 8 | 200 |
| ||
II | Chăn nuôi, thú y |
|
|
|
| ||
1 | Chăn nuôi - thú y | Sơ cấp nghề | 12 | 300 |
| ||
2 | Kỹ thuật nuôi trùn | DNTX | 8 | 200 |
| ||
3 | Thú y | DNTX | 8 | 200 |
| ||
4 | Kỹ thuật nuôi lợn | DNTX | 8 | 200 |
| ||
5 | Kỹ thuật chăn nuôi gà | DNTX | 8 | 200 |
| ||
6 | Kỹ thuật nuôi bò, dê, cừu vỗ béo | DNTX | 8 | 200 |
| ||
7 | Kỹ thuật nuôi dê, cừu | DNTX | 8 | 200 |
| ||
8 | Kỹ thuật nuôi bò | DNTX | 8 | 200 |
| ||
III | Thủy sản |
|
|
|
| ||
1 | Kỹ thuật đánh bắt thủy sản | Sơ cấp nghề | 12 | 300 |
| ||
2 | Kỹ thuật nuôi cá kiểng | Sơ cấp nghề | 12 | 300 |
| ||
3 | Kỹ thuật trồng rong sụn | DNTX | 8 | 200 |
| ||
4 | Kỹ thuật nuôi cá bống tượng | DNTX | 8 | 200 |
|
| |
5 | Kỹ thuật nuôi cá trê lai | DNTX | 8 | 200 |
|
| |
6 | Kỹ thuật nuôi lươn | DNTX | 8 | 200 |
|
| |
7 | Kỹ thuật nuôi cá chình | DNTX | 8 | 200 |
|
| |
8 | Kỹ thuật nuôi cua biển | DNTX | 8 | 200 |
|
| |
9 | Kỹ thuật nuôi cá lóc | DNTX | 8 | 200 |
|
| |
10 | Kỹ thuật nuôi cá chim vây vàng (nước lợ) | DNTX | 8 | 200 |
|
| |
11 | Kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng | DNTX | 8 | 200 |
|
| |
12 | Kỹ thuật nuôi cá lăng nha | DNTX | 8 | 200 |
|
| |
13 | Kỹ thuật nuôi ốc hương | DNTX | 8 | 200 |
|
| |
14 | Chế biến thủy sản | DNTX | 4 | 100 |
|
| |
B | Công nghiệp - xây dựng |
|
|
|
|
| |
1 | Kỹ thuật xây dựng (nề) | Sơ cấp nghề | 20 | 500 |
|
| |
2 | Mộc dân dụng | Sơ cấp nghề | 16 | 400 |
|
| |
3 | Kỹ thuật hàn | Sơ cấp nghề | 12 | 300 |
|
| |
4 | Điện công nghiệp | Sơ cấp nghề | 12 | 300 |
|
| |
5 | Điện tử công nghiệp | Sơ cấp nghề | 12 | 300 |
|
| |
6 | Điện dân dụng | Sơ cấp nghề | 12 | 300 |
|
| |
7 | Điện tử dân dụng | Sơ cấp nghề | 12 | 300 |
|
| |
8 | Điện lạnh | Sơ cấp nghề | 12 | 300 |
|
| |
9 | Sản xuất gạch | DNTX | 4 | 100 |
|
| |
C | Thương mại - dịch vụ |
|
|
|
|
| |
1 | Dược tá | Sơ cấp nghề | 48 | 1.200 |
|
| |
2 | Sửa chữa xe máy | Sơ cấp nghề | 20 | 500 |
|
| |
3 | Sửa chữa máy nông nghiệp | Sơ cấp nghề | 16 | 400 |
|
| |
4 | Tin học văn phòng | Sơ cấp nghề | 12 | 300 |
|
| |
5 | May dân dụng | Sơ cấp nghề | 12 | 300 |
|
| |
6 | May công nghiệp | Sơ cấp nghề | 12 | 300 |
|
| |
7 | Nghiệp vụ du lịch, nhà hằng | Sơ cấp nghề | 12 | 300 |
|
| |
8 | Sơ cấp máy tàu thủy | Sơ cấp nghề | 12 | 300 |
|
| |
9 | Sơ cấp điện thoại di động | Sơ cấp nghề | 16 | 400 |
|
| |
10 | Sơ cấp rắp ráp máy tính | Sơ cấp nghề | 12 | 300 |
|
| |
11 | Đan len | Sơ cấp nghề | 12 | 300 |
|
| |
12 | Ráp len | Sơ cấp nghề | 12 | 300 |
|
| |
13 | Kết tóc giả | Sơ cấp nghề | 12 | 300 |
|
| |
14 | Lái máy kéo | Sơ cấp nghề | 12 | 300 |
|
| |
15 | Lái xe hạng B2 | Sơ cấp nghề | 13 | 568 |
|
| |
16 | Lái xe hạng C | Sơ cấp nghề | 20 | 888 |
|
| |
17 | Lái xe 3 bánh | DNTX | 4 | 112 |
|
| |
18 | Thuyền, máy trưởng - hạng 4 | DNTX | 4 | 148 tiết |
|
| |
19 | Thuyền, máy trưởng - hạng 5 | DNTX | 4 | 90 tiết |
|
| |
20 | Thuyền, máy trưởng - hạng nhỏ | DNTX | 4 | 45 tiết |
|
| |
21 | Thuyền viên đi biển | DNTX | 4 | 32 tiết |
|
| |
22 | Làm muối sạch | DNTX | 4 | 100 |
|
| |
D | Tiểu thủ công nghiệp |
|
|
|
|
| |
1 | Tranh cát | Sơ cấp nghề | 24 | 600 |
|
| |
2 | Thủ công mỹ nghệ sò, ốc | Sơ cấp nghề | 12 | 300 |
|
| |
3 | In lụa | Sơ cấp nghề | 12 | 300 |
|
| |
4 | Đính kết cườm | Sơ cấp nghề | 12 | 300 |
|
| |
5 | Thêu máy | Sơ cấp nghề | 12 | 300 |
|
| |
6 | Kỹ thật trang điểm, cắt tóc | Sơ cấp nghề | 16 | 400 |
|
| |
7 | Dệt thổ cẩm | DNTX | 12 | 384 |
|
| |
8 | Sản xuất gốm mỹ nghệ | DNTX | 12 | 384 |
|
| |
9 | Dệt chiếu cói | DNTX | 12 | 384 |
|
| |
10 | Đan, mây, tre, lát | DNTX | 8 | 200 |
|
| |
11 | Thêu tay | DNTX | 8 | 200 |
|
| |
E | Nữ công gia chánh |
|
|
|
|
| |
1 | Nữ công gia chánh | Sơ cấp nghề | 12 | 300 |
|
| |
2 | Làm bánh kem | DNTX | 8 | 200 |
|
| |
3 | Cắm hoa - kết hoa | DNTX | 4 | 100 |
|
| |
Ghi chú: Mức hỗ trợ cho từng nghề bao gồm: tiền công giảng dạy, nguyên nhiên vật liệu thực hành, tài liệu, học liệu; chi phí quản lý lớp, tuyển sinh, khai giảng, bế giảng, cấp chứng chỉ nghề; chi thuê lớp học, thuê thiết bị (nếu có); chi biên soạn chương.
BIỂU TỔNG HỢP, ĐỀ XUẤT NHU CẦU BỒI DƯỠNG VỀ NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM VÀ KỸ NĂNG NGHỀ CHO GIÁO VIÊN DẠY NGHỀ, NGƯỜI DẠY NGHỀ; BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ QUẢN LÝ VỀ NGHIỆP VỤ TƯ VẤN CHỌN NGHỀ, TÌM VÀ TỰ TẠO VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN CHO CÁN BỘ QUẢN LÝ CÁC CƠ SỞ DẠY NGHỀ TRÊN ĐỊA BÀN GIAI ĐOẠN 2010 - 2015
(Ban hành kèm theo Quyết định số 45/2011/QĐ-UBND ngày 14 tháng 9 năm 2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận)
STT | NỘI DUNG | Nhu cầu (người) | Ghi chú | ||||
Năm 2011 | Năm 2012 | Năm 2013 | Năm 2014 | Năm 2015 | |||
1 | Bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho người dạy nghề | 6 | 8 | 8 | 14 | 14 |
|
1.1 | Ở huyện được chọn làm thí điểm |
|
|
|
|
|
|
1.2 | Ở các huyện còn lại | 6 | 8 | 8 | 14 | 14 |
|
2 | Bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm để bổ sung giáo viên dạy nghề cho các trung tâm dạy nghề | 23 | 30 | 30 | 10 | 5 |
|
2.1 | Các trung tâm đã thành lập nhưng chưa đủ giáo viên cơ hữu theo quy định | 8 |
|
|
|
|
|
2.2 | Các trung tâm dạy nghề sẽ thành lập trong năm 2011 và các năm tiếp theo | 15 | 30 | 30 | 10 | 5 |
|
3 | Bồi dưỡng kỹ năng nghề cho giáo viên của các cơ sở dạy nghề tham gia đào tạo nghề cho lao động nông thôn | 80 | 40 | 40 | 20 | 20 |
|
4 | Bồi dưỡng cho cán bộ quản lý về nghiệp vụ tư vấn chọn nghề, tìm và tự tạo việc làm cho lao động nông thôn tại các cơ sở dạy nghề trên địa bàn | 11 | 12 | 16 | 16 | 16 |
|
| Tổng cộng | 120 | 90 | 94 | 60 | 55 |
|
- 1 Quyết định 06/2016/QĐ-UBND phê duyệt mức chi phí đào tạo trình độ sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng cho người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2015 - 2020
- 2 Quyết định 1128/QĐ-UBND năm 2012 phê duyệt điều chỉnh Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long
- 3 Quyết định 2041/QĐ-UBND năm 2012 phê duyệt Đề án Đào tạo nghề lao động nông thôn trong lĩnh vực nông nghiệp và ngành nghề nông thôn tại xã xây dựng nông thôn mới trên địa bàn thành phố đến năm 2015, định hướng đến năm 2020 do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 4 Nghị quyết 21/2011/NQ-HĐND thông qua Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận
- 5 Quyết định 1222/QĐ-TTg năm 2011 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6 Quyết định 758/QĐ-UBND năm 2011 phê duyệt Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020
- 7 Quyết định 04/2011/QĐ-UBND về Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Đắk Nông đến năm 2020” do Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Nông ban hành
- 8 Quyết định 1409/QĐ-UBND năm 2010 phê duyệt Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Điện Biên đến năm 2020
- 9 Quyết định 2577/QĐ-UBND năm 2010 về phê duyệt Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 tỉnh Đồng Nai do Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai ban hành
- 10 Quyết định 2507/QĐ-UBND năm 2010 ban hành mức học phí đào tạo nghề cho lao động nông thôn, lao động chính sách xã hội, người khuyết tật, người nghèo trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa
- 11 Quyết định 2072/QĐ-CTUBND năm 2010 phê duyệt Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Bình Định đến năm 2020
- 12 Thông tư liên tịch 112/2010/TTLT-BTC-BLĐTBXH hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 ban hành theo Quyết định 1956/QĐ-TTg do Bộ Tài chính - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 13 Quyết định 825/QĐ-UBND năm 2010 về Kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nông thôn năm 2010 do Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang ban hành
- 14 Quyết định 32/2010/QĐ-TTg phê duyệt Đề án phát triển nghề công tác xã hội giai đoạn 2010 - 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 15 Công văn 664/LĐTBXH-TCDN hướng dẫn xây dựng kế hoạch triển khai Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 16 Quyết định 295/QĐ-TTg năm 2010 phê duyệt Đề án “Hỗ trợ phụ nữ học nghề, tạo việc làm giai đoạn 2010 - 2015" do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 17 Quyết định 1956/QĐ-TTg năm 2009 phê duyệt đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 18 Nghị quyết số 24/2008/NQ-CP về việc ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn do Chính phủ ban hành
- 19 Quyết định 103/2008/QĐ-TTg phê duyệt Đề án Hỗ trợ thanh niên học nghề và tạo việc làm giai đoạn 2008 – 2015 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 20 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 2004
- 21 Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 22 Quyết định 01/2002/QĐ-UB phê duyệt "Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Cần Thơ giai đoạn 2002 - 2005"
- 23 Chỉ thị 56/2000/CT/CT-UBBT về tăng cường công tác quản lý, đào tạo nghề trong năm 2000 và những năm tiếp theo do tỉnh Bình Thuận ban hành
- 1 Quyết định 04/2011/QĐ-UBND về Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Đắk Nông đến năm 2020” do Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Nông ban hành
- 2 Quyết định 2577/QĐ-UBND năm 2010 về phê duyệt Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 tỉnh Đồng Nai do Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai ban hành
- 3 Quyết định 2041/QĐ-UBND năm 2012 phê duyệt Đề án Đào tạo nghề lao động nông thôn trong lĩnh vực nông nghiệp và ngành nghề nông thôn tại xã xây dựng nông thôn mới trên địa bàn thành phố đến năm 2015, định hướng đến năm 2020 do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 4 Quyết định 825/QĐ-UBND năm 2010 về Kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nông thôn năm 2010 do Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang ban hành
- 5 Quyết định 2072/QĐ-CTUBND năm 2010 phê duyệt Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Bình Định đến năm 2020
- 6 Quyết định 758/QĐ-UBND năm 2011 phê duyệt Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020
- 7 Quyết định 1128/QĐ-UBND năm 2012 phê duyệt điều chỉnh Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long
- 8 Quyết định 1409/QĐ-UBND năm 2010 phê duyệt Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Điện Biên đến năm 2020
- 9 Quyết định 2507/QĐ-UBND năm 2010 ban hành mức học phí đào tạo nghề cho lao động nông thôn, lao động chính sách xã hội, người khuyết tật, người nghèo trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa
- 10 Chỉ thị 56/2000/CT/CT-UBBT về tăng cường công tác quản lý, đào tạo nghề trong năm 2000 và những năm tiếp theo do tỉnh Bình Thuận ban hành
- 11 Quyết định 01/2002/QĐ-UB phê duyệt "Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Cần Thơ giai đoạn 2002 - 2005"
- 12 Quyết định 06/2016/QĐ-UBND phê duyệt mức chi phí đào tạo trình độ sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng cho người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2015 - 2020