Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

BỘ Y TẾ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 4511/QĐ-BYT

Hà Nội, ngày 29 tháng 10 năm 2020

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC THÀNH LẬP CÁC TỔ CÔNG TÁC HỖ TRỢ CÁC TỈNH MIỀN TRUNG XỬ LÝ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG, PHÒNG CHỐNG DỊCH SAU MƯA, LŨ THÁNG 10 NĂM 2020

BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ

Căn cứ vào Nghị định số 75/2017/NĐ-CP ngày 26/6/2017 của Chính phủ về quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ y tế;

Căn cứ Nghị định 30/2017/NĐ-CP ngày 21/03/2017 của Chính phủ quy định tổ chức, hoạt động ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn: Nghị định số 160/2018/NĐ-CP ngày 29/11/2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai;

Căn cứ Quyết định số 6765/QĐ-BYT ngày 08/11/2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn Bộ y tế;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính, Bộ Y tế,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Thành lập các Tổ công tác hỗ trợ, tăng cường cho 07 tỉnh miền Trung xử lý vệ sinh môi trường, tư vấn dinh dưỡng và phòng chống dịch bệnh sau mưa, lũ tháng 10 năm 2020:

Tổ 1. Hỗ trợ, tăng cường cho tỉnh Hà Tĩnh

- Tổ trưởng do Lãnh đạo Cục Y tế dự phòng đảm nhiệm,

- Phó tổ trưởng do Lãnh đạo Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương đảm nhiệm,

- Thành viên gồm cán bộ của các Cục, Viện:

+ Cục Y tế dự phòng,

+ Cục Quản lý môi trường y tế,

+ Cục An toàn thực phẩm,

+ Viện sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương,

+ Viện Dinh dưỡng.

Tổ 2. Hỗ trợ, tăng cường cho tỉnh Quảng Bình

- Tổ trưởng do Lãnh đạo Cục Quản lý môi trường y tế đảm nhiệm.

- Phó Tổ trưởng do Lãnh đạo Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương đảm nhiệm.

- Thành viên gồm cán bộ của các Cục, Viện:

- Thành viên gồm cán bộ của các Cục, Viện:

+ Cục Y tế dự phòng,

+ Cục Quản lý môi trường y tế,

+ Cục An toàn thực phẩm,

+ Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương,

+ Viện Dinh dưỡng.

Tổ 3. Hỗ trợ, tăng cường cho tỉnh Quảng Trị

- Tổ trưởng do Lãnh đạo Cục An toàn thực phẩm đảm nhiệm,

- Phó Tổ trưởng do Lãnh đạo Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn đảm nhiệm,

- Thành viên gồm cán bộ của các Cục, Viện:

+ Cục Y tế dự phòng.

+ Cục Quản lý môi trường y tế.

+ Cục An toàn thực phẩm.

+ Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn.

+ Viện Dinh dưỡng.

Tổ 4. Hỗ trợ, tăng cường cho tỉnh Thừa Thiên - Huế

- Tổ trưởng do Lãnh đạo Cục Quản lý môi trường y tế đảm nhiệm,

- Phó Tổ trưởng do Lãnh đạo Viện Sức khỏe nghề nghiệp và môi trường đảm nhiệm,

- Thành viên gồm cán bộ của các Cục, Viện:

+ Cục Y tế dự phòng.

+ Cục Quản lý môi trường y tế,

+ Cục An toàn thực phẩm,

+ Viện Sức khỏe nghề nghiệp và môi trường,

+ Viện Dinh dưỡng.

Tổ 5: Hỗ trợ, tăng cường cho tỉnh Quảng Nam

- Tổ trưởng do Lãnh đạo Cục Y tế dự phòng đảm nhiệm,

- Phó tổ trưởng do Lãnh đạo Viện Pasteur Nha Trang đảm nhiệm,

- Thành viên gồm cán bộ của các Cục, Viện:

+ Cục Y tế dự phòng,

+ Cục Quản lý môi trường y tế,

+ Cục An toàn thực phẩm,

+ Viện Pasteur Nha Trang,

+ Viện Dinh dưỡng.

Tổ 6: Hỗ trợ, tăng cường cho tỉnh Quảng Ngãi

- Tổ trưởng do Lãnh đạo Cục An toàn thực phẩm đảm nhiệm,

- Phó tổ trưởng do Lãnh đạo Viện Sức khỏe nghề nghiệp và môi trường đảm nhiệm,

- Thành viên gồm cán bộ của các Cục, Viện:

+ Cục Y tế dự phòng,

+ Cục Quản lý môi trường y tế,

+ Cục An toàn thực phẩm.

+ Viện Sức khỏe nghề nghiệp và môi trường.

+ Viện Dinh dưỡng.

Tổ 7: Hỗ trợ, tăng cường cho tỉnh Bình Định

- Tổ trưởng do Lãnh đạo Cục Phòng chống HIV/AIDS đảm nhiệm.

- Phó tổ trưởng do Lãnh đạo Viện Pasteur Nha Trang đảm nhiệm.

- Thành viên gồm cán bộ của các Cục, Viện:

+ Cục Phòng chống HIV/AIDS,

+ Cục Quản lý môi trường y tế.

+ Cục An toàn thực phẩm.

+ Viện Pasteur Nha Trang,

+ Viện Dinh dưỡng.

Điều 2. Nhiệm vụ của các Tổ:

- Đánh giá nguy cơ, tình hình dịch bệnh và khả năng đáp ứng của y tế địa phương.

- Kiểm tra, giám sát, hỗ trợ cán bộ y tế và người dân thực hiện các biện pháp xử lý môi trường; phòng chống những dịch bệnh phổ biến trong mùa mưa lũ; thu gom, xử lý xác súc vật chết, tổ chức phun hóa chất diệt côn trùng và véc tơ gây bệnh tại khu vực bị ngập sau khi nước rút, xử lý các giếng khoan, giếng đào theo hướng dẫn của Bộ Y tế, triển khai thau rửa và khử trùng bể chứa, dụng cụ chứa nước ăn uống, sinh hoạt bằng chế phẩm khử khuẩn đã được Bộ Y tế cấp giấy chứng nhận đăng ký lưu hành còn hiệu lực.

- Hỗ trợ, tư vấn dinh dưỡng cho người dân, đặc biệt là các đối tượng yếu thế như phụ nữ mang thai, trẻ nhỏ, người già,...

- Hỗ trợ, hướng dẫn ngành y tế các tỉnh tổ chức các đoàn công tác kiểm tra, theo dõi tình hình vệ sinh môi trường, tăng cường giám sát chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt của người dân, giám sát chặt chẽ công tác quản lý chất thải trong các cơ sở y tế trên địa bàn.

Điều 3. Thời gian hỗ trợ, tăng cường: Sau 05 ngày, các Tổ phải có mặt tại các tỉnh để triển khai thực hiện nhiệm vụ.

Điều 4. Trách nhiệm của các Vụ, Cục và Sở Y tế các Tỉnh.

1. Cục Y tế dự phòng phối hợp với Cục Quản lý môi trường y tế hướng dẫn chuyên môn, quy định chi tiết về số lượng cán bộ của mỗi Tổ, quy định nhiệm vụ cho từng Tổ.

2. Các Cục trưởng, Viện trưởng có trách nhiệm cử cán bộ tham gia đúng, đủ thành phần và thời gian theo quy định, mang theo các phương tiện, trang thiết bị phục vụ công tác chuyên môn.

3. Vụ Kế hoạch - Tài chính với vai trò là Văn phòng Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn: theo dõi, giám sát và kịp thời nắm bắt khó khăn của các đoàn công tác, kịp thời báo cáo Lãnh đạo Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn để được giải quyết, tổng hợp kết quả thực hiện, báo cáo Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai và Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.

4. Sở Y tế có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các tổ trưởng tổ công tác xây dựng kế hoạch hỗ trợ cho tuyến y tế cơ sở khắc phục hậu quả thiên tai, phòng chống dịch bệnh và giải quyết các nguy cơ về y tế: cung cấp hóa chất, vật tư cho các Tổ công tác triển khai nhiệm vụ theo đề xuất của Tổ trưởng, nếu thiếu đề nghị Sở Y tế báo cáo Bộ Y tế bổ sung.

5. Tổ trưởng các Tổ công tác chủ động liên hệ phối hợp với lãnh đạo các Sở Y tế, xây dựng kế hoạch, phân công trách nhiệm cho từng thành viên và kết quả thực hiện, nhận xét, đánh giá và báo cáo Lãnh đạo Bộ Y tế về kết quả thực hiện.

6. Các đơn vị cử cán bộ tham gia các Tổ công tác chi trả theo chế độ công tác phí từ nguồn kinh phí thường xuyên cho hoạt động phòng chống dịch chủ động của đơn vị, tổng hợp báo cáo Bộ Y tế (qua Vụ Kế hoạch - Tài chính) sau khi hoàn thành nhiệm vụ.

Điều 5. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành cho đến khi các địa phương hết nhu cầu hỗ trợ.

Điều 6. Các Ông, Bà: Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, Vụ trưởng, Cục trưởng các Vụ, Cục thuộc Bộ Y tế; Giám đốc Sở Y tế các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi và Bình Định; Thủ trưởng các đơn vị có liên quan tại Điều 1 chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:

- Như điều 6;
- Thủ tướng Chính phủ (để b/c);
- PTTg Vũ Đức Đam (để b/c);
- UBQG ứng phó SCTT &TKCN;
- BCĐ TW về PCTT;
- UBND các tỉnh: Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định;
- Các đồng chí Thứ trưởng;
- Sở Y tế các tỉnh: Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định;
- Các Vụ, Cục thuộc Bộ Y tế;
- Ban Thời sự Đài TH Việt Nam;
- Cổng Thông tin điện tử Bộ Y tế; Báo Sức khỏe & Đời sống:
- Lưu: VT, KHTC1.

Q. BỘ TRƯỞNG




Nguyễn Thanh Long