Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 4574/QĐ-BNN-KHCN

Hà Nội, ngày 22 tháng 10 năm 2014

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC CÔNG BỐ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Căn cứ Nghị định số 199/2013/NĐ-CP ngày 26 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính;

Căn cứ Thông tư số 09/2014/TT-BNNPTNT ngày 26 tháng 3 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định một số nội dung về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường và Vụ trưởng Vụ Pháp chế,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này 04 thủ tục hành chính mới ban hành thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Điều 2. Các thủ tục hành chính kèm theo Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày Thông tư số 09/2014/TT-BNNPTNT ngày 26/3/2014 có hiệu lực.

Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Thủ trưởng các Tổng cục, các Vụ, các Cục và các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ Tư pháp (Cục Kiểm soát thủ tục hành chính);
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TƯ;
- Cổng thông tin điện tử Bộ NN và PTNT;
- Trung tâm tin học Thống kê;
- Vụ Pháp chế (Phòng Kiểm soát TTHC);
- Lưu VT, KHCN, PC.

BỘ TRƯỞNG




Cao Đức Phát

 

PHỤ LỤC

THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 4574/QĐ-BNN-KHCN ngày 22 tháng 10 năm 2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

PHẦN I

DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

STT

Tên thủ tục hành chính

Lĩnh vực

Cơ quan thực hiện

1

Thẩm định báo cáo ĐMC thuộc thẩm quyền của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Môi trường

Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường

2

Lấy ý kiến báo cáo ĐMC không thuộc thẩm quyền thẩm định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Môi trường

Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường

3

Thẩm định báo cáo ĐTM thuộc thẩm quyền thẩm định và phê duyệt của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Môi trường

Cơ quan thường trực thẩm định được quy định tại Điều 3 của Thông tư số 09/TT-BNNPTNT ngày 26/3/2014

4

Lấy ý kiến báo cáo ĐTM không thuộc thẩm quyền thẩm định và phê duyệt của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Môi trường

Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường

PHẦN II

NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA TỪNG THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

I. Tên thủ tục hành chính: Thẩm định báo cáo ĐMC thuộc thẩm quyền của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

1. Trình tự thực hiện

Bước 1: Nộp hồ sơ

Chủ dự án gửi hồ sơ đề nghị thẩm định báo cáo ĐMC gửi Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường.

Bước 2: Kiểm tra hồ sơ

- Trường hợp hồ sơ hợp lệ, Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường thành lập Hội đồng thẩm định và tổ chức thẩm định;

- Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn năm (05) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường phải thông báo bằng văn bản cho Chủ dự án để chỉnh sửa, bổ sung hồ sơ.

Bước 3: Thành lập Hội đồng thẩm định và tổ chức thẩm định

Hội đồng thẩm định được thành lập và hoạt động theo quy định tại Chương 4 Thông tư số 26/2011/TT-BTNMT.

Bước 4: Thông báo kết quả thẩm định

- Trong thời gian năm (05) ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc cuộc họp Hội đồng thẩm định, Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường thông báo bằng văn bản về kết quả thẩm định cho Chủ dự án, kể cả trường hợp Hội đồng thẩm định không thông qua báo cáo ĐMC;

- Sau khi nhận được thông báo kết quả thẩm định, Chủ dự án có trách nhiệm tiếp thu ý kiến thẩm định theo quy định tại Điều 7 Thông tư số 26/2011/TT-BTNMT;

- Khi nhận được hồ sơ báo cáo ĐMC đã chỉnh sửa, bổ sung, Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường xem xét lại báo cáo ĐMC, nếu chưa đạt yêu cầu, tiếp tục gửi văn bản đề nghị Chủ dự án chỉnh sửa, hoàn thiện.

Bước 5: Báo cáo kết quả thẩm định báo cáo ĐMC

Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường gửi hồ sơ báo cáo kết quả thẩm định cho cơ quan có thẩm quyền phê duyệt chiến lược, quy hoạch, kế hoạch trong thời hạn tối đa là mười lăm (15) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ báo cáo ĐMC đã được hoàn thiện của Chủ dự án.

2. Cách thức thực hiện

Không quy định.

3. Hồ sơ

Hồ sơ đề nghị thẩm định báo cáo ĐMC gửi Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, cụ thể:

3.1. Hồ sơ đề nghị thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược chi tiết dưới hình thức báo cáo riêng gồm:

a) Một (01) văn bản đề nghị thẩm định thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục 1.1 Thông tư số 26/2011/TT-BTNMT ngày 18/7/2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18/4/2011 của Chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường (sau đây gọi tắt là Thông tư số 26/2011/TT-BTNMT);

b) Chín (09) bản báo cáo đánh giá môi trường chiến lược chi tiết dưới hình thức báo cáo riêng của chiến lược, quy hoạch, kế hoạch được đóng thành quyển với hình thức trang bìa, trang phụ bìa và yêu cầu về cấu trúc, nội dung thực hiện theo mẫu tương ứng quy định tại Phụ lục 1.2 và Phụ lục 1.3 Thông tư số 26/2011/TT-BTNMT;

c) Chín (09) bản dự thảo chiến lược, quy hoạch, kế hoạch;

d) Trường hợp số lượng thành viên hội đồng thẩm định nhiều hơn chín (09) người, hoặc trong trường hợp cần thiết khác theo yêu cầu của công tác thẩm định, chủ dự án cung cấp thêm báo cáo đánh giá môi trường chiến lược và dự thảo chiến lược, quy hoạch, kế hoạch so với số lượng tài liệu quy định tại điểm b và c khoản này.

3.2. Hồ sơ đề nghị thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược chi tiết lồng ghép trong báo cáo chiến lược, quy hoạch, kế hoạch gồm:

a) Một (01) văn bản đề nghị thẩm định thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục 1.4 Thông tư số 26/2011/TT-BTNMT;

b) Chín (09) bản dự thảo chiến lược, quy hoạch, kế hoạch đã được lồng ghép nội dung báo cáo đánh giá môi trường chiến lược chi tiết. Yêu cầu về cấu trúc và nội dung báo cáo đánh giá môi trường chiến lược chi tiết lồng ghép trong báo cáo chiến lược, quy hoạch, kế hoạch thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục 1.5 Thông tư số 26/2011/TT-BTNMT;

c) Trường hợp số lượng thành viên hội đồng thẩm định nhiều hơn chín (09) người, hoặc trong trường hợp cần thiết khác theo yêu cầu của công tác thẩm định, chủ dự án cung cấp thêm dự thảo chiến lược, quy hoạch, kế hoạch so với số lượng quy định tại điểm b khoản này.

4. Thời hạn giải quyết

Thời gian giải quyết tối đa là (45) bốn mươi lăm ngày (không kể thời gian Chủ dự án chỉnh sửa, bổ sung hoàn thiện hồ sơ)

5. Cơ quan thực hiện TTHC

Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường

6. Đối tượng thực hiện TTHC: Chủ dự án

7. Mẫu đơn, tờ khai

Văn bản đề nghị thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục 1.1 Thông tư số 26/2011/TT-BTNMT ngày 18/7/2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

8. Phí lệ phí: Không

9. Kết quả thực hiện TTHC

Báo cáo kết quả thẩm định báo cáo ĐMC.

10. Điều kiện thực hiện TTHC: Không

11. Căn cứ pháp lý của TTHC

Căn cứ Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường;

Căn cứ Thông tư số 26/2011/TT-BTNMT ngày 18 tháng 7 năm 2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường;

Thông tư số 09/2014/TT-BNNPTNT ngày 26/3/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quy định một số nội dung về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý.

 

II. Tên thủ tục hành chính: Lấy ý kiến báo cáo ĐMC không thuộc thẩm quyền thẩm định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

1. Trình tự thực hiện

Bước 1: Nộp hồ sơ

Chủ dự án phải gửi hồ sơ báo cáo ĐMC đến Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường để lấy ý kiến bằng văn bản trước khi trình cơ quan có thẩm quyền thẩm định được quy định tại khoản 1 Điều 7 Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18/4/2011 của Chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường (sau đây gọi tắt là Nghị định số 29/2011/NĐ-CP).

Bước 2: Kiểm tra hồ sơ

- Trường hợp hồ sơ không đủ hoặc không hợp lệ, trong thời hạn năm (05) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường thông báo bằng văn bản cho Chủ dự án để hoàn thiện hồ sơ;

- Trường hợp hồ sơ hợp lệ, trong thời hạn bảy (07) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường có ý kiến bằng văn bản về báo cáo ĐMC gửi Chủ dự án;

Bước 3: Văn bản cho ý kiến về báo cáo ĐMC

Văn bản cho ý kiến về báo cáo ĐMC thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư số 09/2014/TT-BNNPTNT ngày 26/3/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Bước 4: Gửi bản sao báo cáo kết quả thẩm định

Trong thời hạn mười (10) ngày làm việc, kể từ ngày báo cáo ĐMC được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thẩm định xong, Chủ dự án gửi bản sao báo cáo kết quả thẩm định kèm theo báo cáo ĐMC về Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường để tổng hợp theo dõi, kiểm tra thực hiện.

2. Cách thức thực hiện

Không quy định.

3. Hồ sơ

- Công văn xin ý kiến về báo cáo ĐMC của Chủ dự án;

- Một (01) bản báo cáo ĐMC được đóng thành quyển với hình thức trang bìa, trang phụ bìa và yêu cầu về cấu trúc, nội dung thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục 1.2 và Phụ lục 1.3 ban hành kèm theo Thông tư số 26/2011/TT-BTNMT;

- Một (01) bản dự thảo văn bản chiến lược, quy hoạch, kế hoạch.

4. Thời hạn giải quyết

Thời gian giải quyết tối đa là (07) bảy ngày (không kể thời gian Chủ dự án chỉnh sửa, bổ sung hoàn thiện hồ sơ)

5. Cơ quan thực hiện TTHC

Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường.

6. Đối tượng thực hiện TTHC: Chủ dự án

7. Mẫu đơn, tờ khai: Không

Phí lệ phí: Không

9. Kết quả thực hiện TTHC

Văn bản cho ý kiến về báo cáo ĐMC.

10. Điều kiện thực hiện TTHC: Không

11. Căn cứ pháp lý của TTHC

Thông tư số 09/2014/TT-BNNPTNT ngày 26/3/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quy định một số nội dung về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý.

 

III. Tên thủ tục hành chính: Thẩm định báo cáo ĐTM thuộc thẩm quyền thẩm định và phê duyệt của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

1. Trình tự thực hiện

Bước 1: Nộp hồ sơ

Chủ dự án gửi hồ sơ đề nghị thẩm định báo cáo ĐTM đến cơ quan thường trực thẩm định (quy định tại Điều 3 của Thông tư số 09/TT-BNNPTNT ngày 26/3/2014).

Bước 2: Kiểm tra hồ sơ

- Trường hợp hồ sơ không đủ hoặc không hợp lệ, trong thời hạn năm (05) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan thường trực thẩm định thông báo bằng văn bản cho Chủ dự án để hoàn thiện hồ sơ;

- Trường hợp hồ sơ hợp lệ, cơ quan thường trực thẩm định có văn bản thông báo cho Chủ dự án nộp phí thẩm định. Mức thu phí thẩm định thực hiện theo Biểu mức thu phí thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường ban hành kèm theo Thông tư số 218/2010/TT-BTC ngày 29/12/2010 của Bộ Tài chính về quy định mức thu, chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng phí thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường (sau đây gọi tắt là Thông tư số 218/2010/TT-BTC);

Bước 3: Thành lập Hội đồng thẩm định

Hội đồng thẩm định được thành lập và hoạt động theo quy định tại Chương 4 Thông tư số 26/2011/TT-BTNMT.

Bước 4: Khảo sát hiện trường

Trong trường hợp cần thiết, cơ quan thường trực thẩm định có thể tiến hành các hoạt động quy định tại Khoản 4, Điều 18 Nghị định số 29/2011/NĐ-CP trước khi họp Hội đồng thẩm định.

Bước 5: Tổ chức họp Hội đồng thẩm định

Bước 6: Thông báo kết quả thẩm định

Trong thời hạn năm (05) ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc cuộc họp, cơ quan thường trực thẩm định thông báo bằng văn bản về kết quả thẩm định cho Chủ dự án, kể cả trường hợp Hội đồng thẩm định không thông qua báo cáo ĐTM.

Bước 7: Xử lý kết quả thẩm định của Chủ dự án

Sau khi nhận được thông báo kết quả thẩm định, Chủ dự án tiến hành chỉnh sửa, bổ sung, hoàn thiện báo cáo ĐTM theo quy định tại Điều 15 Thông tư số 26/2011/TT-BTNMT và gửi về cơ quan thường trực thẩm định.

Bước 8: Phê duyệt, chứng thực báo cáo ĐTM

- Trường hợp báo cáo ĐTM được chỉnh sửa đáp ứng yêu cầu, cơ quan thường trực thẩm định trình Bộ Nông nghiệp và PTNT phê duyệt trong thời hạn mười lăm (15) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ;

- Thủ trưởng cơ quan thường trực thẩm định xác nhận chứng thực sau trang bìa hoặc phụ bìa của báo cáo đã được duyệt theo mẫu quy định tại Phụ lục 2.7 ban hành kèm theo Thông tư số 26/2011/TT-BTNMT.

2. Cách thức thực hiện

Không quy định.

3. Hồ sơ

Hồ sơ đề nghị thẩm định báo cáo ĐTM gồm:

- Văn bản đề nghị thẩm định báo cáo ĐTM thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục 2.3 ban hành kèm theo Thông tư số 26/2011/TT-BTNMT;

- Bảy (07) bản báo cáo ĐTM của dự án bằng tiếng Việt. Hình thức trang bìa, trang phụ bìa; cấu trúc và yêu cầu về nội dung của báo cáo ĐTM lập theo mẫu quy định tại các Phụ lục 2.4 và 2.5 ban hành kèm theo Thông tư số 26/2011/TT-BTNMT;

- Một (01) bản dự án đầu tư (báo cáo nghiên cứu khả thi);

- Các văn bản khác quy định tại Khoản 4, Khoản 5 Điều 13 Thông tư số 26/2011/TT-BTNMT (nếu có).

4. Thời hạn giải quyết

Thời gian giải quyết tối đa là (40) bốn mươi ngày (không kể thời gian Chủ dự án chỉnh sửa, bổ sung hoàn thiện hồ sơ)

5. Cơ quan thực hiện TTHC

5.1. Các Tổng cục trực thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT là cơ quan thường trực thẩm định báo cáo ĐTM của các dự án liên quan đến chuyên ngành thuộc nhiệm vụ của Tổng cục do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT phê duyệt và giao quản lý, tổ chức thực hiện (trừ các dự án do các Tổng cục trực tiếp làm chủ dự án).

5.2. Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường là cơ quan thường trực thẩm định báo cáo ĐMC, báo cáo ĐTM do Bộ Nông nghiệp và PTNT quản lý (trừ các dự án quy định tại mục 5.1).

6. Đối tượng thực hiện TTHC: Chủ dự án

7. Mẫu đơn, tờ khai

Văn bản đề nghị thẩm định báo cáo ĐTM thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục 2.3 ban hành kèm theo Thông tư số 26/2011/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

8. Phí lệ phí

8.1. Thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường

Mức thu phí thẩm định thực hiện theo Biểu mức thu phí thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường ban hành kèm theo Thông tư số 218/2010/TT-BTC ngày 29/12/2010 của Bộ Tài chính về quy định mức thu, chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng phí thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường.

8.2. Thẩm định các tài liệu về môi trường của dự án ODA: Không

9. Kết quả thực hiện TTHC

Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường.

10. Điều kiện thực hiện TTHC: Không

11. Căn cứ pháp lý của TTHC

Căn cứ Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường;

Căn cứ Thông tư số 26/2011/TT-BTNMT ngày 18 tháng 7 năm 2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường;

Thông tư số 09/2014/TT-BNNPTNT ngày 26/3/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quy định một số nội dung về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý.

 

IV. Tên thủ tục hành chính: Lấy ý kiến báo cáo ĐTM không thuộc thẩm quyền thẩm định và phê duyệt của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

1. Trình tự thực hiện

Bước 1: Nộp hồ sơ

Chủ dự án phải gửi hồ sơ báo cáo ĐTM đến Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường để lấy ý kiến bằng văn bản trước khi trình cơ quan có thẩm quyền thẩm định được quy định tại khoản 1 Điều 7 Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18/4/2011 của Chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường (sau đây gọi tắt là Nghị định số 29/2011/NĐ-CP).

Bước 2: Kiểm tra hồ sơ

- Trường hợp hồ sơ không đủ hoặc không hợp lệ, trong thời hạn năm (05) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường thông báo bằng văn bản cho Chủ dự án để hoàn thiện hồ sơ;

- Trường hợp hồ sơ hợp lệ, trong thời hạn bảy (07) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường có ý kiến bằng văn bản về báo cáo ĐTM gửi Chủ dự án;

Bước 3: Văn bản cho ý kiến về báo cáo ĐTM

Văn bản cho ý kiến về báo cáo ĐTM thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư số 09/2014/TT-BNNPTNT ngày 26/3/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Bước 4: Gửi bản sao báo cáo kết quả thẩm định

Trong thời hạn mười (10) ngày làm việc, kể từ ngày báo cáo ĐTM được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thẩm định xong, Chủ dự án gửi bản sao Quyết định phê duyệt kèm theo báo cáo ĐTM đã được chứng thực về Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường để tổng hợp theo dõi, kiểm tra thực hiện

2. Cách thức thực hiện

Không quy định.

3. Hồ sơ

- Công văn xin ý kiến về báo cáo ĐTM của Chủ dự án;

- Một (01) bản báo cáo ĐTM của dự án. Hình thức trang bìa, trang phụ bìa; cấu trúc và yêu cầu về nội dung của báo cáo đánh giá tác động môi trường thực hiện theo mẫu quy định tại các Phụ lục 2.4 và 2.5 ban hành kèm theo Thông tư số 26/2011/TT-BTNMT;

- Một (01) bản dự án đầu tư (báo cáo nghiên cứu khả thi);

- Các văn bản khác quy định tại Khoản 4, Khoản 5 Điều 13 Thông tư số 26/2011/TT-BTNMT (nếu có).

4. Thời hạn giải quyết

Thời gian giải quyết tối đa là (07) bảy ngày (không kể thời gian Chủ dự án chỉnh sửa, bổ sung hoàn thiện hồ sơ)

5. Cơ quan thực hiện TTHC

Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường.

6. Đối tượng thực hiện TTHC: Chủ dự án

7. Mẫu đơn, tờ khai: Không

8. Phí lệ phí: Không

9. Kết quả thực hiện TTHC

Văn bản cho ý kiến về báo cáo ĐTM.

10. Điều kiện thực hiện TTHC: Không

11. Căn cứ pháp lý của TTHC

Thông tư số 09/2014/TT-BNNPTNT ngày 26/3/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quy định một số nội dung về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý.

 

PHỤ LỤC I

MẪU TRANG BÌA VÀ PHỤ BÌA ĐỀ CƯƠNG LẬP BÁO CÁO ĐMC, BÁO CÁO ĐTM
(Ban hành kèm theo Thông tư số 09/2014/TT-BNNPTNT ngày 26 tháng 3 năm 2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

(Tên cơ quan chủ quản)

(Tên cơ quan chủ dự án)

 

 

 

 

ĐỀ CƯƠNG

LẬP BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC/BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG/BÁO CÁO MÔI TRƯỜNG (*)

của (1)

 

 

 

CƠ QUAN CHỦ DỰ ÁN (**)

(Thủ trưởng cơ quan ký, ghi họ tên, đóng dấu)

 

 

 

 

 

 

 

 

Tháng... năm...

 

Ghi chú:

(1): Tên đầy đủ của chiến lược, quy hoạch, kế hoạch hoặc dự án;

(*): Gồm các báo cáo quy định tại Khoản 3 Điều 1 Thông tư này;

(**): Chỉ thể hiện ở trang phụ bìa.

 

PHỤ LỤC II

MẪU CẤU TRÚC VÀ NỘI DUNG ĐỀ CƯƠNG LẬP BÁO CÁO ĐMC, BÁO CÁO ĐTM
(Ban hành kèm theo Thông tư số 09/2014/TT-BNNPTNT ngày 26 tháng 3 năm 2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

1. Mô tả tóm tắt nội dung dự án

1.1. Đối với công tác lập báo cáo ĐMC:

Cần phải mô tả các nội dung chính sau đây:

- Xuất xứ, hoàn cảnh ra đời của dự án;

- Phạm vi không gian và thời gian của dự án;

- Các mục tiêu, quan điểm và phương hướng phát triển;

- Các định hướng, giải pháp chính về bảo vệ môi trường của dự án;

- Phương án tổ chức thực hiện.

1.2. Đối với công tác lập báo cáo ĐTM:

Cần phải mô tả các nội dung chính sau đây:

- Vị trí địa lý của địa điểm thực hiện dự án trong mối tương quan với các đối tượng tự nhiên, các đối tượng kinh tế - xã hội;

- Mục tiêu, nhiệm vụ của dự án;

- Quy mô các hạng mục công trình của dự án;

- Tiến độ dự án.

2. Phạm vi thực hiện tư vấn

Cần nêu rõ phạm vi thực hiện công tác lập báo cáo ĐMC, báo cáo ĐTM bao gồm cả phạm vi không gian và thời gian

3. Phương pháp sử dụng

Nêu các phương pháp sử dụng trong quá trình lập báo cáo ĐMC, báo cáo ĐTM.

4. Nội dung thực hiện tư vấn

4.1. Công tác ngoại nghiệp

Các công việc chính bao gồm:

- Công tác thu thập, xử lý số liệu, tài liệu hiện có về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, thành phần môi trường, các số liệu chủ yếu về:

+ Số liệu và bản đồ địa hình; địa chất; địa chất thủy văn; thổ nhưỡng;

+ Số liệu về khí tượng, thủy văn, hải văn (nhiều năm);

+ Số liệu về chất lượng không khí, đất, nước (nhiều năm);

+ Số liệu về tài nguyên sinh học;

+ Số liệu về kinh tế (các ngành: công nghiệp, nông nghiệp, thủy sản, chăn nuôi, du lịch);

+ Số liệu về xã hội (dân số, dân tộc, văn hóa, y tế, thu nhập ...);

+ Số liệu về các công trình, di tích lịch sử, tôn giáo, văn hóa;

+ Số liệu về giải phóng mặt bằng, đền bù, tái định cư;

- Thu mẫu, phân tích hiện trạng chất lượng môi trường: không khí, độ ồn, đất, nước, tài nguyên sinh học;

- Công tác tham vấn cộng đồng.

4.2. Công tác nội nghiệp

Các công việc chính bao gồm:

- Xử lý, phân tích và tổng hợp các số liệu của công tác ngoại nghiệp;

- Xây dựng các loại bản đồ: vị trí dự án, bố trí tổng thể dự án, hiện trạng tiêu, hiện trạng ngập úng, môi trường, vị trí lấy mẫu, giám sát...

- Viết các chuyên đề hiện trạng: điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội; hiện trạng (đất, nước, không khí, tài nguyên sinh học); các sự cố môi trường; di dân - tái định cư; phân tích và so sánh các mục tiêu, quan điểm của dự án với các mục tiêu, quan điểm bảo vệ môi trường trong các văn bản...

- Viết các chuyên đề dự báo, đánh giá: xác định các vấn đề môi trường chính; đánh giá tác động của dự án đến mục tiêu quan điểm bảo vệ môi trường trong các văn bản; đánh giá so sánh các phương án; dự báo xu hướng các vấn đề môi trường chính, đánh giá các tác động của từng thành phần quy hoạch đến môi trường; tác động của cả quy hoạch đến môi trường; các đề xuất điều chỉnh mục tiêu quan điểm và nội dung của quy hoạch; các đề xuất điều chỉnh các quy hoạch khác có liên quan; đánh giá tác động của dự án đến môi trường - xã hội; đề xuất các định hướng bảo vệ môi trường...

- Viết các chuyên đề giảm thiểu, khắc phục; các biện pháp giảm thiểu, quản lý môi trường, giám sát môi trường...

- Tính toán kinh phí bảo vệ môi trường.

- Tổng hợp viết báo cáo ĐMC, báo cáo ĐTM.

5. Khối lượng và tiến độ thực hiện

Nêu rõ khối lượng công việc để thực hiện các nội dung nêu trên và đề xuất tiến độ thực hiện từng hạng công việc của công tác tư vấn.

6. Dự toán kinh phí

- Các căn cứ lập dự toán;

- Lập dự toán chi tiết từng hạng mục công việc trên cơ sở các quy định về tài chính hiện hành; các định mức kinh tế kỹ thuật, đơn giá áp dụng.

 

PHỤ LỤC III

MẪU VĂN BẢN CHO Ý KIẾN CỦA CƠ QUAN THƯỜNG TRỰC THẨM ĐỊNH VỀ BÁO CÁO ĐMC, BÁO CÁO ĐTM
(Ban hành kèm theo Thông tư số 09/2014/TT-BNNPTNT ngày 26 tháng 3 năm 2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

(3)
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: …

Về việc cho ý kiến báo cáo ĐMC, báo cáo ĐTM của (2)

(Địa danh), ngày … tháng … năm …

 

Kính gửi: (1)

(Tên Chủ đầu tư hoặc Chủ dự án) có Văn bản số ngày .../.../20... xin ý kiến thỏa thuận bằng văn bản về báo cáo ĐMC, báo cáo ĐTM của (2).

Sau khi xem xét, (3) có ý kiến về báo cáo ĐMC, báo cáo ĐTM như sau:

1. Những ưu điểm, mặt tích cực của báo cáo:

2. Những nội dung chưa đạt yêu cầu, cần được chỉnh sửa, bổ sung:

Cần phải cho ý kiến chi tiết, cụ thể theo trình tự các chương, mục của báo cáo quy định tương ứng tại Phụ lục 1.3, 1.5, 1.7 đối với các hình thức báo cáo đánh giá môi trường chiến lược và Phụ lục 2.5 đối với báo cáo đánh giá tác động môi trường ban hành kèm theo Thông tư số 26/2011/TT-BTNMT.

 

 

Nơi nhận:
- Như trên;
-
- Lưu ...

(3)

(Ký, ghi họ tên, chức danh, đóng dấu)

Ghi chú:

(1) Chủ dự án;

(2) Tên đầy đủ của chiến lược, quy hoạch, kế hoạch hoặc dự án;

(3) Cơ quan thường trực thẩm định.