Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THANH HÓA
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 4575/QĐ-UBND

Thanh Hóa, ngày 18 tháng 11 năm 2024

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT PHƯƠNG ÁN ĐƠN GIẢN HÓA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH NỘI BỘ TRONG LĨNH VỰC VĂN PHÒNG THUỘC PHẠM VI QUẢN LÝ CỦA UBND TỈNH THANH HÓA

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA

Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Quyết định số 1085/QĐ-TTg ngày 15 tháng 9 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch rà soát, đơn giản hóa thủ tục hành chính nội bộ trong hệ thống hành chính nhà nước giai đoạn 2022 - 2025;

Căn cứ Quyết định số 3611/QĐ-UBND ngày 26 tháng 10 năm 2022 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa ban hành Kế hoạch rà soát, đơn giản hóa thủ tục hành chính nội bộ trong hệ thống hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2022 - 2025;

Căn cứ Công văn số 5990/VPCP-KSTT ngày 22/8/2024 của Văn phòng Chính phủ về việc công bố, rà soát, đơn giản hóa thủ tục hành chính nội bộ;

Theo đề nghị của Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt phương án đơn giản hóa 07 thủ tục hành chính nội bộ lĩnh vực Văn phòng thuộc phạm vi, chức năng quản lý nhà nước của UBND tỉnh Thanh Hóa (có Phương án kèm theo).

Điều 2. Giao Văn phòng UBND tỉnh dự thảo Báo cáo kết quả rà soát, đánh giá thủ tục hành chính của UBND tỉnh kèm theo Phương án đơn giản hóa đã được thông qua tại Quyết định này, trình Chủ tịch UBND tỉnh xem xét, phê duyệt gửi Văn phòng Chính phủ.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Chánh Văn phòng Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3 QĐ;
- Văn phòng Chính phủ (Cục KSTTHC) (để báo cáo);
- Bộ Tài chính (để báo cáo);
- Chủ tịch UBND tỉnh (để báo cáo);
- Lưu: VT, KSTTHCNC.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Văn Thi

 

PHƯƠNG ÁN

ĐƠN GIẢN HÓA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH NỘI BỘ LĨNH VỰC VĂN PHÒNG
(Kèm theo Quyết định số: 4575/QĐ-UBND ngày 18 tháng 11 năm 2024 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa)

Thủ tục 1: Ban hành Quyết định công bố danh mục thủ tục hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; Ban hành Quyết định công bố thủ tục hành chính được giao quy định hoặc quy định chi tiết trong văn bản quy phạm pháp luật của các cấp chính quyền trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

1. Nội dung đơn giản hóa

Đề nghị Văn phòng Chính phủ xem xét sửa đổi Thông tư số 02/2017/TT-VPCP ngày 31/10/2017 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ hướng dẫn về nghiệp vụ kiểm soát thủ tục hành chính, theo hướng:

- Về thời hạn giải quyết: cần quy định cụ thể tổng thời hạn của toàn thủ tục (10 ngày làm việc) và thời hạn cho từng cơ quan giải quyết.

- Về đối tượng thực hiện: Cần quy định rõ, Bộ chuyên ngành nào công bố TTHC thì sở chuyên ngành đó sẽ thực hiện công bố danh mục TTHC; quy định rõ cơ quan ngành dọc ở trung ương công bố TTHC cho địa phương (cho UBND các cấp) thì về tỉnh cơ quan ngành dọc ở địa phương sẽ công bố danh mục TTHC nhằm tạo thuận lợi cho UBND tỉnh trong giao việc và tránh đùn đẩy trách nhiệm lẫn nhau giữa các cơ quan, bảo đảm nguyên tắc rõ người, rõ việc, rõ cơ quan thực hiện.

- Về biểu mẫu: Xây dựng lại biểu mẫu danh mục TTHC kèm theo Quyết định theo hướng đơn giản hóa hơn (có Phụ lục kèm theo). Lý do: hiện nay mẫu Quyết định công bố danh mục TTHC chưa phù hợp, nhiều TTHC có căn cứ pháp lý, thời gian, mức phí không thay đổi so với quyết định công bố của Bộ nhưng vẫn phải copy các cột, mục điền vào danh mục của tỉnh, gây mất thời gian, thao tác soạn thảo văn bản cho công chức. Đề nghị thiết kế lại phần này, để trống nếu không có nội dung mới và chỉ điền thông tin khi một số bộ phận tạo thành của TTHC mà địa phương có quy định khác so với Bộ chuyên ngành.

2. Kiến nghị thực thi

Đề nghị Văn phòng Chính phủ sửa đổi thời hạn giải quyết; đối tượng thực hiện; biểu mẫu danh mục tại Thông tư số 02/2017/TT-VPCP ngày 31/10/2017 của Văn phòng Chính phủ hướng dẫn về nghiệp vụ kiểm soát thủ tục hành chính theo nội dung đơn giản hóa ở trên.

3. Lợi ích phương án đơn giản hóa

- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 548.000.000 đồng/năm

- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 260.000.000 đồng/năm.

- Chi phí tiết kiệm: 288.000.000 đồng/năm.

- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 52,55%.

 

Biểu mẫu đề nghị sửa lại như sau:

DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ X/UBND CẤP HUYỆN/UBND CẤP XÃ TỈNH A

(Kèm theo Quyết định số …….…/QĐ-UBND ngày... tháng... năm ... của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh A)

STT

Tên thủ tục

(mã TTHC)

Địa chỉ thực hiện

Ghi chú[1]

A

Thủ tục hành chính cấp tỉnh

 

 

I

Lĩnh vực A

 

 

1

2

 

 

 

B

Thủ tục hành chính cấp huyện

 

 

 

 

 

C

Thủ tục hành chính cấp xã

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Thủ tục 2: Rà soát, đánh giá chất lượng dữ liệu thủ tục hành chính trên Cơ sở dữ liệu quốc gia

1. Nội dung đơn giản hóa

- Bổ sung trình tự thực hiện: các cơ quan, đơn vị phát hiện TTHC trên cơ sở dữ liệu quốc gia có nội dung sai sót so với Quyết định công bố, văn bản quy phạm pháp luật thì phản ánh đến Văn phòng Chính phủ/các bộ, ngành trung ương/Văn phòng UBND tỉnh để điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện, công khai lại TTHC.

- Bổ sung cách thức thực hiện: phản ánh bằng điện thoại, thông tin qua mạng xã hội, tin nhắn, bằng văn bản đến cơ quan có thẩm quyền để chỉnh sửa dữ liệu TTHC trên cơ sở dữ liệu quốc gia.

- Bổ sung thành phần hồ sơ: thông tin phản ánh hoặc văn bản đề nghị rà soát chất lượng.

- Đối tượng thực hiện của TTHC: bổ sung các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân.

2. Kiến nghị thực thi:

Đề nghị Văn phòng Chính phủ sửa đổi, bổ sung trình tự thực hiện, cách thức thực hiện; thành phần hồ sơ; đối tượng thực hiện tại Điều 20 Thông tư số 02/2017/TT-VPCP ngày 31/10/2017 của Văn phòng Chính phủ hướng dẫn về nghiệp vụ kiểm soát thủ tục hành chính.

3. Lợi ích phương án đơn giản hóa

- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 4.800.000 đồng/năm

- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 2.400.000 đồng/năm.

- Chi phí tiết kiệm: 2.400.000 đồng/năm.

- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 50%.

Thủ tục 3: Rà soát, phê duyệt phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính theo kế hoạch hàng năm

1. Nội dung đơn giản hóa

- Bổ sung thời gian giải quyết TTHC nội bộ: Hiện nay thời gian thực hiện các TTHC nội bộ đang thực hiện theo Quy chế làm việc của UBND tỉnh (08 ngày làm việc), đề nghị quy định rõ tổng thời gian giải quyết của cả TTHC, của từng cơ quan giải quyết nhằm xác định rõ quy trình thực hiện thống nhất toàn quốc.

- Về trình tự thủ tục: cần quy định cụ thể việc rà soát TTHC đặc thù của tỉnh và việc rà soát TTHC do văn bản pháp luật của trung ương quy định, cụ thể:

+ Đối với thủ tục đặc thù của tỉnh: bỏ Báo cáo kết quả rà soát được quy định tại Khoản 4 Điều 24 Thông tư số 02/2017/TT-VPCP ngày 31/10/2017 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ hướng dẫn về nghiệp vụ kiểm soát thủ tục hành chính. Lý do: đã có Quyết định thông qua phương án rồi không cần phải làm thêm 01 Báo cáo kết quả rà soát nữa, tránh trùng lặp và mất thời gian cho công chức.

+ Đối với thủ tục được quy định tại văn bản pháp luật của trung ương: bỏ Dự thảo Quyết định thông qua phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính trong thành phần hồ sơ, thay vào đó là Báo cáo kết quả rà soát gửi các Bộ, ngành trung ương. Lý do: việc ban hành Quyết định thông qua phương án đơn giản hóa TTHC dễ gây nhầm lẫn, hiểu nhầm là tỉnh đã chủ động cắt giảm nội dung thủ tục, trong khi việc đơn giản hóa các TTHC của trung ương phải được các cơ quan trung ương sửa văn bản pháp luật. Thay vào việc phải thực hiện 02 công việc (ban hành Quyết định và ban hành Báo cáo) thì kiến nghị chỉ cần thực hiện Báo cáo kết quả rà soát gửi Bộ, ngành trung ương và bỏ việc ban hành Quyết định.

+ Về biểu mẫu: Gộp hai biểu mẫu rà soát đánh giá TTHC (biểu mẫu 02/RS-KSTT) và biểu mẫu tính toán chi phí tuân thủ TTHC (biểu mẫu 03/SCM-KSTT), thiết kế lại thành một biểu mẫu để dễ dàng vừa thực hiện rà soát vừa có thể tính toán được chi phí, cắt giảm các thao tác điền biểu mẫu cho công chức.

2. Kiến nghị thực thi

Đề nghị Văn phòng chính phủ sửa đổi, bổ sung khoản 3, khoản 4 Điều 24 Thông tư số 02/2017/TT-VPCP ngày 31/10/2017 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ.

3. Lợi ích phương án đơn giản hóa

- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 182.400.000 đồng/năm

- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 75.000.000 đồng/năm.

- Chi phí tiết kiệm: 107.400.000 đồng/năm.

- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 58,88%.

Thủ tục 4: Rà soát, đánh giá, tái cấu trúc quy trình thủ tục hành chính để cung cấp dịch vụ công trực tuyến và tích hợp, kiểm thử, cung cấp dịch vụ công trực tuyến trên Cổng Dịch vụ công quốc gia, Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp tỉnh

1. Nội dung đơn giản hóa

- Bổ sung thành phần hồ sơ gồm: Tờ trình; dự thảo Quyết định nhằm cụ thể hóa quy trình giải quyết tại các đơn vị.

- Bổ sung mẫu đơn, mẫu quyết định rà soát, công bố danh mục TTHC trực tuyến; nội dung biểu mẫu Phụ lục kèm theo Quyết định thực hiện tái cấu trúc quy trình các TTHC trực tuyến.

2. Kiến nghị thực thi

Đề nghị Văn phòng chính phủ sửa đổi, bổ sung thành phần hồ sơ của thủ tục; bổ sung mẫu đơn, mẫu quyết định rà soát, công bố danh mục TTHC trực tuyến; nội dung biểu mẫu Phụ lục kèm theo Quyết định thực hiện tái cấu trúc quy trình các TTHC trực tuyến tại Điều 26 Quyết định số 31/2021/QĐ-TTg ngày 11/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế quản lý, vận hành, khai thác Cổng Dịch vụ công quốc gia; Chương III Thông tư số 01/2023/TT-VPCP ngày 05/4/2023 của Văn phòng Chính phủ quy định một số nội dung và biện pháp thi hành trong số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính và thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử.

3. Lợi ích phương án đơn giản hóa

- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 130.200.000 đồng/năm

- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 63.000.000 đồng/năm.

- Chi phí tiết kiệm: 67.200.000 đồng/năm.

- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 51,61%.

Thủ tục 5: Thanh toán khoán tiền công tác phí theo tháng

1. Nội dung đơn giản hóa

- Sửa đổi Mẫu biểu Bảng chấm công C01-HD: bỏ các chữ ký của người chấm công, cán bộ phụ trách bộ phận, Thủ trưởng đơn vị.

Lý do: Trong Giấy đề nghị thanh toán cũng đã có chữ ký của người chấm công, cán bộ phụ trách bộ phận, Thủ trưởng đơn vị, do đó không cần thiết phải ký xác nhận nhiều lần vào từng giấy tờ thành phần trong hồ sơ thanh toán, nhằm giảm các thao tác xác nhận, giảm thời gian công sức cho người ký tài liệu, chỉ cần ký vào 01 giấy tờ đề nghị thanh toán chung là đủ.

- Bổ sung cách thức thực hiện trực tuyến.

Lý do: Việc thanh toán chế độ công tác phí hiện vẫn đang làm trực tiếp gây mất nhiều thời gian cho cán bộ phải đi gặp kế toán, thủ trưởng đơn vị để xin xác nhận. Mặt khác thủ tục này cũng không phải nộp nhiều chứng từ gốc, thành phần hồ sơ đơn giản, có thể đủ điều kiện làm trực tuyến, hiện tại công chức đều đã có chữ ký số, có thể thao tác thuận lợi trên hệ thống xử lý hồ sơ công việc.

2. Kiến nghị thực thi

Đề nghị Bộ Tài chính sửa đổi mẫu biểu, bổ sung cách thức thực hiện trực tuyến tại Thông tư số 107/2017/TT-BTC ngày 10/10/2017 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ kế toán hành chính, sự nghiệp.

3. Lợi ích phương án đơn giản hóa

- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 1.152.000.000 đồng/năm

- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 576.000.000 đồng/năm.

- Chi phí tiết kiệm: 576.000.000 đồng/năm.

- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 50%.

Thủ tục 6. Thanh toán tiền công tác phí cho cán bộ, công chức, viên chức

1. Nội dung đơn giản hóa

- Sửa đổi Mẫu biểu Bảng kê thanh toán công tác phí C17-HD: bỏ các chữ ký của người lập, kế toán trưởng, Thủ trưởng đơn vị.

Lý do: Trong Giấy đề nghị thanh toán cũng đã có chữ ký của người lập, của kế toán trưởng, Thủ trưởng đơn vị, do đó không cần thiết phải ký xác nhận nhiều lần vào từng giấy tờ thành phần trong hồ sơ thanh toán, nhằm giảm các thao tác xác nhận, giảm thời gian công sức cho người ký tài liệu, chỉ cần ký vào 01 giấy tờ đề nghị thanh toán chung là đủ.

- Bổ sung cách thức thực hiện trực tuyến.

Lý do: Việc thanh toán công tác phí hiện vẫn đang làm trực tiếp gây mất nhiều thời gian cho cán bộ phải đi gặp kế toán, thủ trưởng đơn vị để xin xác nhận. Mặt khác thủ tục này cũng không phải nộp nhiều chứng từ gốc, thành phần hồ sơ đơn giản, có thể đủ điều kiện làm trực tuyến, hiện tại công chức đều đã có chữ ký số, có thể thao tác thuận lợi trên hệ thống xử lý hồ sơ công việc.

2. Kiến nghị thực thi

Đề nghị Bộ Tài chính sửa đổi mẫu biểu, bổ sung cách thức thực hiện trực tuyến tại Thông tư số 107/2017/TT-BTC ngày 10/10/2017 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ kế toán hành chính, sự nghiệp.

3. Lợi ích phương án đơn giản hóa

- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 1.152.000.000 đồng/năm

- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 576.000.000 đồng/năm.

- Chi phí tiết kiệm: 576.000.000 đồng/năm.

- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 50%.

Thủ tục 7. Thanh toán tiền nghỉ phép năm cho cán bộ, công chức , viên chức, người lao động do chưa nghỉ hoặc không nghỉ hết số ngày nghỉ hàng năm theo quy định của pháp luật.

1. Nội dung đơn giản hóa

- Sửa đổi Mẫu biểu Bảng kê thanh toán công tác phí C07-HD: bỏ các chữ ký của người lập, kế toán trưởng, Thủ trưởng đơn vị.

Lý do: Trong Giấy đề nghị thanh toán cũng đã có chữ ký của người lập, của kế toán trưởng, Thủ trưởng đơn vị, do đó không cần thiết phải ký xác nhận nhiều lần vào từng giấy tờ thành phần trong hồ sơ thanh toán, nhằm giảm các thao tác xác nhận, giảm thời gian công sức cho người ký tài liệu, chỉ cần ký vào 01 giấy tờ đề nghị thanh toán chung là đủ.

- Bổ sung cách thức thực hiện trực tuyến.

Lý do: Việc thanh toán công tác phí hiện vẫn đang làm trực tiếp gây mất nhiều thời gian cho cán bộ phải đi gặp kế toán, thủ trưởng đơn vị để xin xác nhận. Mặt khác thủ tục này cũng không phải nộp nhiều chứng từ gốc, thành phần hồ sơ đơn giản, có thể đủ điều kiện làm trực tuyến, hiện tại công chức đều đã có chữ ký số, có thể thao tác thuận lợi trên hệ thống xử lý hồ sơ công việc.

2. Kiến nghị thực thi

Đề nghị Bộ Tài chính sửa đổi mẫu biểu, bổ sung cách thức thực hiện trực tuyến tại Thông tư số 107/2017/TT-BTC ngày 10/10/2017 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ kế toán hành chính, sự nghiệp.

3. Lợi ích phương án đơn giản hóa

- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 64.000.000 đồng/năm

- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 32.000.000 đồng/năm.

- Chi phí tiết kiệm: 32.000.000 đồng/năm.

- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 50%.



[1] Nếu tỉnh có quy định thêm bộ phận cấu thành của TTHC (căn cứ pháp lý, thời gian thực hiện, phí, lệ phí) thì điền thông tin vào; nếu không có quy định mới so với của Bộ thì để trống. Ví dụ:

- Căn cứ pháp lý: Nghị quyết số…/2024/NQ-HĐND ngày… của HĐND tỉnh A về việc….

- Thời gian thực hiện:………ngày làm việc

- Phí lệ phí:…………………đồng