ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 4589/QĐ-UBND | Thanh Hóa, ngày 25 tháng 11 năm 2016 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật Du lịch ngày 14/6/2005;
Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 92/2006/NĐ-CP; Nghị định 92/2007/NĐ-CP ngày 1/6/2007 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Du lịch;
Căn cứ Thông tư số 05/2013/TT-BKHĐT ngày 31/10/2013 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về hướng dẫn tổ chức, lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh và công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu;
Căn cứ Quyết định số 3190/QĐ-UBND ngày 29/9/2014 của Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt Đề cương Quy hoạch phát triển các điểm, tuyến du lịch đường sông trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, định hướng đến năm 2035;
Xét đề nghị của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tại Tờ trình số 2105/TTr- SVHTTDL ngày 18/8/2016 về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển các điểm, tuyến du lịch đường sông trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, định hướng đến năm 2035; của Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Công văn số 3905/SKHĐT-CNDV ngày 19/9/2016 về việc rà soát danh mục các dự án thực hiện Quy hoạch phát triển các điểm, tuyến du lịch đường sông trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch phát triển các điểm, tuyến du lịch đường sông trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, định hướng đến năm 2035 với những nội dung chủ yếu sau:
- Phát triển các điểm, tuyến du lịch đường sông gắn liền với quá trình chuyển dịch kinh tế, đưa du lịch trở thành ngành kinh tế có đóng góp quan trọng vào sự phát triển của các địa phương; giải quyết việc làm, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho cộng đồng dân cư địa phương.
- Phát triển du lịch đường sông gắn kết chặt chẽ với quy hoạch không gian đô thị, các khu chức năng đặc thù ven sông, không làm phá vỡ cảnh quan môi trường, hệ sinh thái của các dòng sông; không làm ảnh hưởng đến an toàn đê điều và thoát lũ lòng sông, không làm gia tăng sạt lở, bờ bãi sông.
- Phát triển du lịch các điểm, tuyến du lịch đường sông bền vững, gắn với việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc; giữ gìn cảnh quan, bảo vệ môi trường; đảm bảo an ninh, quốc phòng, trật tự an toàn xã hội.
- Đẩy mạnh xã hội hóa, huy động mọi nguồn lực đầu tư phát triển du lịch; phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế của các yếu tố tự nhiên và văn hóa đặc trưng của các địa phương dọc các tuyến sông.
- Tăng cường giao lưu, liên kết với các địa phương trong và ngoài tỉnh trong đầu tư khai thác phát triển du lịch các điểm, tuyến du lịch đường sông.
1. Mục tiêu chung
Phấn đấu đến năm 2025, du lịch đường sông trở thành một trong những loại hình du lịch trọng điểm phát triển của tỉnh, có thương hiệu, mang đậm bản sắc văn hóa; có hệ thống cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất đồng bộ, chất lượng đảm bảo.
2. Mục tiêu cụ thể
2.1. Mục tiêu kinh tế
- Khách du lịch: Năm 2020 thu hút được 3.000 lượt khách du lịch quốc tế, 81.000 lượt khách du lịch nội địa; năm 2025 thu hút được 7.700 lượt khách du lịch quốc tế, 241.900 lượt khách nội địa; năm 2030 thu hút được 15.000 lượt khách du lịch quốc tế, 480.000 lượt khách du lịch nội địa; năm 2035 thu hút được 25.000 lượt khách du lịch quốc tế, 775.000 lượt khách du lịch nội địa.
- Tổng thu từ khách du lịch: Năm 2020 đạt khoảng 32 tỷ đồng; năm 2025 đạt khoảng 133 tỷ đồng; năm 2030 đạt khoảng 374 tỷ đồng; năm 2035 đạt khoảng 818 tỷ đồng.
2.2. Mục tiêu xã hội
Phát triển du lịch đường sông, tạo việc làm cho lao động địa phương, góp phần xóa đói giảm nghèo. Năm 2020, thu hút 690 lao động (trong đó 50% lao động được đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ du lịch), năm 2025 là 2.370 lao động (trong đó 65% lao động được đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ du lịch) và năm 2030 cần có 5.640 lao động (trong đó 75% lao động được đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ du lịch), năm 2035 là 10.590 lao động (trong đó 85% lao động được đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ du lịch).
2.3. Mục tiêu môi trường
Phấn đấu đến năm 2025, các tuyến sông không còn tình trạng khai thác cát trái phép; nhân dân hai bên bờ sông không đổ rác và nước thải chưa xử lý ra sông; 100% tàu thuyền tham gia vận chuyển khách du lịch bằng đường sông đều có nhà vệ sinh đạt tiêu chuẩn, trang bị đầy đủ thùng đựng rác, thực hiện thu gom rác thải, nước thải tập trung, nghiêm cấm các đơn vị kinh doanh và khách du lịch xả chất thải trực tiếp xuống các dòng sông.
1. Các đoạn, tuyến phát triển du lịch
1.1. Sông Mã
Với tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn phong phú, giá trị khai thác cao, đóng vai trò kết nối các trung tâm đô thị và du lịch lớn của tỉnh như Sầm Sơn, thành phố Thanh Hóa; đây xác định đây là tuyến du lịch quan trọng và cần được ưu tiên phát triển.
- Đoạn tuyến 1: Từ Cửa Hới tới khu vực thắng cảnh động Tiên Sơn, Kim Sơn (huyện Vĩnh Lộc): Chiều dài tuyến khoảng 42 km, đi qua và kết nối các điểm du lịch chính trên tuyến bao gồm: Khu vực Cửa Hới (thị xã Sầm Sơn); Đầm nuôi tôm (huyện Hoằng Hoá); Nghè Nguyệt Viên, Đình Vĩnh Trị; Đền thờ Trần Nhật Duật; Chùa Nam Ngạn; khu văn hóa lịch sử Hàm Rồng; Thiền viện Trúc Lâm; làng cổ Dương Xá (thành phố Thanh Hoá); Đền thờ Cao Lỗ, Cao Bá Điền (huyện Hoằng Hóa); Thắng cảnh Hàn Sơn, Đền cô Bơ (huyện Hà Trung); Động Tiên Sơn - Kim Sơn (huyện Vĩnh Lộc).
- Đoạn tuyến 2: Từ Đền Đồng cổ (huyện Yên Định) đến Bến Ngự (huyện Vĩnh Lộc): Chiều dài tuyến khoảng 7 km, đi qua các điểm tham quan: Đền Đồng Cổ (huyện Yên Định) - Bến Đá (huyện Vĩnh Lộc) - Đền Bà chúa Bồn Trang (huyện Yên Định) - Chùa Nhân Lộ (huyện Vĩnh Lộc) - Chùa Linh Giang (huyện Vĩnh Lộc) và Bến Ngự (huyện Vĩnh Lộc).
- Đoạn tuyến 3: Từ thị trấn Cẩm Thủy đền Khu du lịch suối cá Cẩm Lương: Chiều dài tuyến khoảng 16 km, đi qua các điểm tham quan: Động Cửa Hà - tuyến sông Mã có cảnh quan hữu tình - Suối cá Cẩm Lương.
1.2. Sông Chu
Đoạn tuyến từ Thị trấn Thọ Xuân đến Khu du lịch Lam Kinh: chiều dài khoảng 16 km, kết nối các điểm tham quan: Chùa Đông Nam (thị trấn Thọ Xuân) - Điện Kim Luân - Đình làng Quảng Thi và Chùa Quang Phúc - Làng nghề Bánh gai Tứ Trụ (có Lăng Quốc Mẫu) - Đền Thờ Nguyễn Nhữ Lãm - Đền Ngọc Lan - Khu di tích quốc gia đặc biệt Lam Kinh.
1.3. Sông Hoạt
Đoạn tuyến từ Cụm di tích thắng cảnh Động Từ Thức đến cửa Lạch Càn: chiều dài khoảng 24 km, các điểm du lịch chính bao gồm: Cụm di tích thắng cảnh Động Từ Thức, Chùa Tiên, hồ Đồng Vụa, núi Mai An Tiêm, Đền Mai An Tiêm, cánh đồng cói Nga Tân, khu sinh thái rừng ngập mặn cửa Lạch Càn (huyện Nga Sơn).
1.4. Sông Lạch Bạng
Chảy trên địa phận huyện Tĩnh Gia; tập trung phát triển du lịch văn hóa tâm linh, thăm quan thắng cảnh, làng nghề truyền thống. Các điểm du lịch chính trên sông Lạch Bạng: Núi Du Xuyên, đền Thanh Xuyên, chùa Đót Tiên, đền Quang Trung, phố cổ Hải Thanh (huyện Tĩnh Gia).
1.5. Các tuyến sông trên địa bàn thành phố Thanh Hoá
Lựa chọn đoạn tuyến từ Khu văn hóa lịch sử Hàm Rồng đến Núi Mật (chạy qua sông Hạc, kênh Bến Thủy, sông Nhà Lê) với chiều dài tuyến khoảng 10km, các điểm tham quan chính: Khu văn hóa lịch sử Hàm Rồng, công viên Hội An, Thái miếu nhà Lê.
2. Các loại hình du lịch gắn với tuyến du lịch đường sông
- Tuyến sông Mã: Phát triển các loại hình du lịch như du lịch tham quan, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái, du lịch văn hóa - lịch sử, du lịch lễ hội, du lịch thể thao và mạo hiểm, du lịch hội nghị, hội thảo...
- Tuyến sông Chu: Phát triển các loại hình du lịch như du lịch tham quan, du lịch nghỉ dường, du lịch sinh thái, du lịch văn hóa - lịch sử, du lịch lễ hội, du lịch thể thao và mạo hiểm.
- Tuyến sông Hoạt: Phát triển các loại hình du lịch như du lịch tham quan, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái, du lịch văn hóa - lịch sử, du lịch lễ hội.
- Tuyến sông Lạch Bạng: Phát triển các loại hình du lịch như du lịch tham quan, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái, du lịch văn hóa - lịch sử, du lịch lễ hội, du lịch hội nghị, hội thảo...
- Các tuyến sông trên địa bàn thành phố Thanh Hóa: Phát triển các loại hình du lịch như du lịch tham quan, du lịch văn hóa - lịch sử.
3. Chương trình tham quan du lịch
3.1. Sông Mã
a) Đoạn Cửa Hới - Khu thắng tích Tiển Sơn - Kim Sơn
- Chương trình du lịch tâm linh (01 ngày): Cửa Hới (Chùa Khải Nam) - Nghè Nguyệt Viên, Đình Vĩnh Trị - Khu Văn hóa lịch sử Hàm Rồng - Đền Cô Bơ - Khu Tiên Sơn - Kim Sơn, chùa Tiên.
- Chương trình du lịch tham quan ngắm cảnh, vui chơi giải trí (01 ngày): Cửa Hới, thị xã Sầm Sơn - Bến thuyền Hoàng Long - Khu du lịch Hàm Rồng - Thắng cảnh Hàn Sơn - Động Tiên Sơn - Kim Sơn.
- Chương trình du lịch tìm hiểu làng nghề (01 ngày): Bến Hoàng Long (thành phố Thanh Hóa) - Làng nghề rượu Vĩnh Trị - Làng nghề nem chua Tào Xuyên - Làng nghề đúc đồng Thiệu Dương.
- Chương trình du lịch tìm hiểu di tích khảo cổ (01 ngày): Bến thuyền Hoàng Long - Công viên khảo cổ Đông Sơn - Di chỉ khảo cổ Núi Chum Vàng.
- Chương trình du lịch kết hợp (từ 01 đến 02 ngày, bằng cả đường thủy và đường bộ): Cửa Hới, thị xã sầm Sơn - Đình Vĩnh Trị, Nghè Nguyệt Viên - Bến thuyền Hoàng Long - Khu Văn hóa lịch sử Hàm Rồng - Đền Cô Bơ - Động Tiên Sơn - Kim Sơn.
b) Đoạn Đền Đồng cổ - Thành Nhà Hồ (Bến Ngự)
- Chương trình du lịch tâm linh (01 ngày): Đền Đồng cổ - Chùa Du Anh - Động Hồ Công - Đền Bà Chúa Bồn Trang - Chùa Giáng - Đàn tế Nam Giao - Đền thờ Trần Khát Chân - Thành Nhà Hồ (Bến Ngự).
- Chương trình du lịch tâm linh kết hợp tìm hiểu làng nghề (01 ngày): Đền Đồng Cổ - Chùa Du Anh - Động Hồ Công - Chùa Giáng - Đàn tế Nam Giao - Làng nghề làm Chè lam Phủ Quảng - Thành Nhà Hồ (Bến Ngự).
c) Đoạn thị trấn Cẩm Thủy - Suối cá Cẩm Lương
Chương trình du lịch tâm linh, tham quan ngắm cảnh, vui chơi giải trí (01 ngày): Thị trấn Cẩm Thủy, Chùa Ngọc Sơn - Động Cửa Hà - Suối cá Cẩm Lương - Động Cây Đăng.
3.2. Sông Chu
- Chương trình du lịch tâm linh (01 ngày): Thị trấn Thọ Xuân - Chùa Đông Nam - Điện Kim Luân - Đình Yên Lược - Chùa Quang Phúc - Lăng Quốc Mẫu - Đền Nguyễn Nhữ Lãm - Đền Ngọc Lan - Khu di tích quốc gia đặc biệt Lam Kinh, núi Mục.
- Chương trình kết hợp cả đường thủy và đường bộ (01- 02 ngày): Bến thuyền thị trấn Thọ Xuân - Khu di tích quốc gia đặc biệt Lam Kinh - Khu du lịch Hồ Cửa Đạt: Di chuyển bằng đường thủy: Thị trấn Thọ Xuân - Chùa Đông Nam - Điện Kim Luân - Làng nghề làm bánh gai Tứ Trụ - Khu di tích quốc gia đặc biệt Lam Kinh; tiếp tục di chuyển bằng đường bộ đến Khu du lịch Hồ Cửa Đạt (Đền Cầm Bá Thước, Đền Bà Chúa Thượng Ngàn, hồ Cửa Đạt).
- Chương trình du lịch lễ hội (01 ngày): Di tích Lam Kinh, núi Mục Sơn, Đền Ngọc Lan, tham dự lễ hội Lam Kinh, xem biểu diễn Trò Xuân Phả và các hoạt động lễ hội kéo dài trong ngày - Làng nghề bánh gai Tứ Trụ - Điện Kim Luân, Lễ hội xuân ở điện Kim Luân - Chùa Tạu, Chùa Đông Nam - thị trấn Thọ Xuân.
3.3. Sông Hoạt
Chương trình du lịch “Về miền cổ tích” (01 ngày): Cụm di tích thắng cảnh Từ Thức, Động Từ Thức, Đền thờ Từ Thức, Đền thờ nữ tướng Lê Thị Hoa
- Điểm du lịch Chùa Tiên, hồ Đồng Vụa, Đền Mai An Tiêm, núi Mai An Tiêm - Cửa Thần Phù, Động Lục Vân - Khu đồng cói Nga Tân - Khu sinh thái rừng ngập mặn cửa Lạch Càn.
3.4. Sông Lạch Bạng
- Chương trình du lịch tham quan ngắm cảnh (01 ngày): Cụm di tích Hải Thanh, Chùa Thanh Xuyên, Chùa Đót Tiên, Đền Quang Trung, Đền Lạch Bạng, thăm phố cổ Hải Thanh - Làng nghề làm nước mắm Ba Làng nổi tiếng - thăm các cánh đồng tôm bạt ngàn, thưởng thức hải sản tại chỗ - Đảo Mê.
- Chương trình du lịch lễ hội (01 ngày): Cửa Bạng, cụm di tích Hải Thanh, Chùa Thanh Xuyên, Chùa Đót Tiên, Đền Quang Trung, Đền Lạch Bạng, thăm phố cổ Hải Thanh, tham dự lễ hội cầu ngư truyền thống, lễ hội đền Quang Trung đã có lịch sử lâu đời.
3.5. Chương trình du lịch trên các sông tại thành phố Thanh Hóa
Chương trình du lịch tham quan ngắm cảnh (01 ngày): Khu văn hóa lịch sử Hàm Rồng - Công viên Hội An - Đền thái miếu Nhà Lê - cảnh quan thành phố Thanh Hoá.
IV. Nhu cầu vốn thực hiện quy hoạch
1. Tổng cầu vốn đầu tư: 608.500 tỷ đồng.
- Nguồn vốn từ ngân sách tỉnh: 40.000 tỷ đồng;
- Nguồn vốn từ ngân sách các huyện: 133.500 tỷ đồng;
- Nguồn vốn doanh nghiệp và xã hội hóa: 436.000 tỷ đồng.
2. Thứ tự ưu tiên đầu tư
- Giai đoạn đầu (2016 - 2020): Ưu tiên tập trung đầu tư tuyến du lịch Sông Mã - đoạn từ Cửa Hới (thị xã sầm Sơn) đến thắng tích động: Tiên Sơn - Kim Sơn (huyện Vĩnh Lộc).
- Giai đoạn (2021 - 2025): Đầu tư phát triển các tuyến du lịch Sông Hoạt (huyện Nga Sơn), sông Lạch Bạng (huyện Tĩnh Gia).
- Giai đoạn 2026 - 2035: Đầu tư phát triển các tuyến du lịch đường sông còn lại, chú trọng phát triển tuyến du lịch đường sông nội đô thành phố Thanh Hóa.
(Chi tiết tại Phụ lục đính kèm)
V. Các giải pháp thực hiện quy hoạch
1. Giải pháp về cơ chế, chính sách; tăng cường công tác quản lý nhà nước về du lịch
- Có cơ chế, chính sách hỗ trợ, ưu đãi về đất đai, bồi thường giải phóng mặt bằng, miễn, giảm tiền thuê đất, miễn giảm thuế đối với các dự án đầu tư phát triển du lịch các điểm, tuyến du lịch đường sông.
- Khuyến khích các nhà đầu tư trong và ngoài nước có năng lực tài chính đầu tư phát triển các điểm, tuyến du lịch đường sông.
- Có chính sách hỗ trợ về lương và chế độ đãi ngộ khác nhằm tạo điều kiện thu hút, tuyển dụng và đào tạo nguồn nhân lực du lịch, đặc biệt là đội ngũ thuyết minh viên trên sông và các điểm đến du lịch ven sông.
2. Giải pháp về phát triển sản phẩm, dịch vụ du lịch
- Tập trung khai thác thế mạnh tài nguyên du lịch đặc trưng của từng địa phương, thực hiện điều tra, đánh giá về hiện trạng của sản phẩm du lịch, những tiềm năng tạo sản phẩm còn chưa được khai thác để từ đó có kế hoạch xây dựng những sản phẩm du lịch mang tính đặc thù, có chất lượng để đáp ứng nhu cầu của khách du lịch.
- Tổ chức các sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch hấp dẫn gắn với sông nước nhằm thu hút khách du lịch; thiết kế các tuyến du lịch thích hợp, đa dạng về lịch trình để du khách có nhiều lựa chọn, trong đó cần chú trọng đến công tác thuyết minh trên sông;
- Các dịch vụ như lưu trú trên tàu, bán hàng lưu niệm cho khách, thưởng thức âm nhạc dân tộc... cần được nghiên cứu xây dựng mang nét đặc trưng riêng của sông nước nhằm tạo sự gia tăng về giá trị kinh tế và sự khác biệt, hấp dẫn đối với khách du lịch.
- Kết hợp chặt chẽ giữa du lịch trên sông và du lịch trên đất liền, kết nối qua các bến tàu, bến thuyền, hệ thống hạ tầng du lịch, các dịch vụ du lịch tại các điểm dừng đỗ tàu thuyền.
3. Giải pháp huy động các nguồn đầu tư
- Đa dạng hóa các nguồn vốn đầu tư phát triển du lịch đường sông, vốn ngân sách dành cho đầu tư phát triển hạ tầng, bảo vệ tài nguyên và môi trường, quảng bá xúc tiến du lịch (trong giai đoạn đầu), đầu tư cho công tác quy hoạch, lập dự án kêu gọi đầu tư trong lĩnh vực du lịch, vốn đầu tư vào bảo tồn, tôn tạo các di tích văn hóa - lịch sử hàng năm được tập trung cho nhiệm vụ chống xuống cấp và tôn tạo các di tích văn hóa - lịch sử đã được xếp hạng.
- Lồng ghép các chương trình phát triển du lịch đường sông với các chương trình phát triển các ngành khác có liên quan đến hoạt động du lịch như: chương trình phát triển giao thông nông thôn gắn chương trình về môi trường gắn với chương trình bảo tồn, tôn tạo các tài nguyên và môi trường du lịch; các chương trình xóa đói giảm nghèo gắn với phát triển du lịch làng nghề...
4. Giải pháp đầu tư cơ sở hạ tầng
- Tập trung các nguồn lực kinh tế đầu tư hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ tuyến du lịch đường sông theo thứ tự ưu tiên đã được xác định trong nội dung của quy hoạch (đầu tư bến tàu, bến thuyền, cầu tàu, trạm dừng nghỉ, trạm bán vé, nhà vệ sinh phục vụ khách du lịch…
- Tập trung phát triển hạ tầng giao thông đường bộ kết nối với giao thông đường sông tại các điểm dừng đỗ là bến tàu, bến thuyền du lịch; thực hiện nạo vét, mở rộng luồng chạy tàu, thuyền; cắm biển hướng dẫn luồng lạch, biển cảnh báo nguy hiểm...
- Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch đường sông gắn với thực hiện các chương trình mục tiêu: Chương trình xây dựng nông thôn mới, Chương trình bảo tồn, tôn tạo di sản văn hóa vật thể và phi vật thể; Chương trình xóa đói giảm nghèo...
- Chú trọng công tác quản lý đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật không làm phá vỡ cảnh quan vốn có của khu vực; phù hợp với các quy định về bảo vệ đê điều, an toàn thoát lũ và an toàn cho các công trình hạ tầng kỹ thuật thủy nội địa.
5. Giải pháp về xúc tiến, quảng bá du lịch
- Tăng cường tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị - xã hội và cộng đồng để các đối tượng hiểu rõ về vai trò và ý nghĩa phát triển tuyến du lịch đường sông.
- Tăng cường công tác nghiên cứu thị trường để xác định các thị trường tiềm năng, thị trường trọng điểm và thị trường mục tiêu, làm cơ sở xây dựng các sản phẩm du lịch phù hợp với từng đối tượng khách và xây dựng các chương trình xúc tiến phù hợp với từng thị trường.
- Đẩy mạnh hoạt động quảng bá về du lịch đường sông bằng hình thức như tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, Internet (Website chuyên ngành, Facebook, Twitter...) xây dựng các cụm pa nô, biển quảng cáo; xây dựng các đoạn phim ngắn, sổ tay du lịch, tham gia các hội chợ, triển lãm.v.v..
- Tăng đầu tư kinh phí, nguồn nhân lực phục vụ công tác quảng bá du lịch; kêu gọi, huy động nguồn lực kinh tế từ các doanh nghiệp; tăng cường phối hợp với các cơ quan ban ngành, các lĩnh vực khác có liên quan trong và ngoài nước tập trung cho công tác quảng bá cho các điểm, tuyến du lịch đường sông.
6. Giải pháp về phát triển nhân lực du lịch
- Có chiến lược thu hút đội ngũ hướng dẫn viên là người Thanh Hóa, những người thực sự am hiểu các tuyến sông. Để khắc phục tình trạng thiếu hụt thuyết minh viên tại một số điểm đến du lịch ven sông, có thể tận dụng nguồn thuyết minh nghiệp dư là những cán bộ văn hóa xã của các địa phương. Trong dài hạn, cần chú trọng công tác đào tạo và phát triển lực lượng hướng dẫn viên, thuyết minh viên kế thừa.
- Đối với lực lượng phục vụ du lịch khác: Phối hợp với các tổ chức đào tạo nghề, cơ quan liên quan trong và ngoài tỉnh, thường xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng kiến thức, tập huấn nghiệp vụ du lịch, nghiệp vụ xử lý các tình huống khẩn cấp nhằm đảm bảo an toàn đường thủy và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch cho các địa phương tổ chức động du lịch đường sông.
- Xã hội hóa công tác giáo dục du lịch, nâng cao nhận thức về du lịch cho nhân dân và khách du lịch, hỗ trợ giáo dục cộng đồng cho những người dân trực tiếp tham gia vào các hoạt động du lịch đường sông.
7. Giải pháp về môi trường và đảm bảo an toàn cho khách du lịch
7.1. Về môi trường
- Xây dựng ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường sông nước cho những người tham gia trực tiếp phục vụ du lịch, du khách và cả những người dân địa phương.
- Ngành du lịch cần phối hợp chặt chẽ với các ngành khác như giao thông vận tải, tài nguyên và môi trường để xây dựng những quy định về việc đảm bảo vệ sinh của các phương tiện tham gia vận chuyển khách du lịch bằng đường thủy.
- Áp dụng những công cụ kinh tế như lệ phí tham quan, xử phạt... để có nguồn thu phục vụ cho công tác bảo vệ môi trường.
7.2. Đảm bảo an toàn cho khách du lịch
- Tiến hành rà soát và bổ sung, hoàn thiện hệ thống phao tiêu, biển báo giao thông trên các tuyến sông; tăng cường báo hiệu hướng dẫn giao thông tại những vị trí nguy hiểm, khó đi.
- Phương tiện tham gia chuyển khách du lịch trên sông ngoài việc cần được kiểm tra chất lượng chặt chẽ, đăng kiểm đăng ký đúng quy định của ngành giao thông vận tải, phải tuân thủ nghiêm các quy định tại Thông tư liên tịch số 22/2012/TTLT-BGTVT-BVHTTDL ngày 26/6/2012 của Bộ Giao thông Vận tải và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quy định về đảm bảo an toàn giao thông trong hoạt động vận tải khách du lịch bằng phương tiện thủy nội địa và các quy định hiện hành của Nhà nước có liên quan.
- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hoạt động vận chuyển khách du lịch trên sông; xử lý nghiêm các đơn vị có phương tiện vi phạm, phương tiện không đủ điều kiện kinh doanh vận chuyển khách du lịch.
1. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
- Thực hiện công bố, công khai rộng rãi Quy hoạch sau khi được phê duyệt để các nhà đầu tư, doanh nghiệp và nhân dân biết, thực hiện và chủ động tìm hiểu cơ hội đầu tư.
- Chủ trì đề xuất xây dựng chương trình, kế hoạch, cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển điểm, tuyến du lịch đường sông.
- Phối hợp với các địa phương và đơn vị liên quan phục hồi, tôn tạo và phát huy các giá trị di tích phục vụ phát triển tuyến du lịch đường sông.
- Tập huấn, bồi dưỡng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tuyến du lịch đường sông, đặc biệt là đội ngũ hướng dẫn viên, thuyết minh viên.
- Tăng cường công tác tuyên truyền, quảng bá điểm tuyến du lịch đường sông trên các phương tiện thông tin đại chúng, website, các hội chợ triển lãm...
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư
- Chủ trì tham mưu cân đối nguồn vốn và phân bố vốn cho các dự án phát triển điểm tuyến du lịch đường sông.
- Tạo điều kiện thuận lợi nhất về thủ tục hành chính nhằm thu hút các tổ chức, doanh nghiệp tham gia đầu tư phát triển điểm tuyến du lịch đường sông trên địa bàn tỉnh.
3. Sở Tài chính: Chủ trì tham mưu bố trí nguồn vốn từ ngân sách các cấp hỗ trợ và nguồn vốn từ xã hội hóa để phát triển tuyến du lịch đường sông.
4. Sở Giao thông vận tải
- Thực hiện lồng ghép nội dung khai thác và phát triển các điểm, tuyến du lịch đường sông với các quy hoạch, chương trình, đề án, kế hoạch phát triển của ngành; quản lý chặt chẽ công tác đăng ký, đăng kiểm, và điều kiện an toàn, kỹ thuật phương tiện vận tải hành khách du lịch đường sông; thường xuyên tổ chức kiểm tra, giám sát chặt chẽ hoạt động vận chuyển khách du lịch trên các dòng sông.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, các cơ quan và chính quyền địa phương liên quan xây dựng quy định, quy chế quản lý hoạt động vận chuyển khách du lịch đường sông phù hợp với tình hình thực tế của tỉnh.
5. Sở Xây dựng
Chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và UBND các huyện, thị xã, thành phố tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh lập quy hoạch xây dựng các khu du lịch quan trọng, có tính chất động lực theo các tuyến, điểm du lịch đường sông trên địa bàn tỉnh; phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, các ngành, địa phương kiểm tra chặt chẽ hoạt động xây dựng, khai thác, sử dụng đất ven sông theo quy hoạch xây dựng được duyệt.
6. Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch
Chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Hiệp hội du lịch Thanh Hóa đẩy mạnh hoạt động xúc tiến, kêu gọi các dự án đầu tư phát triển tuyến, điểm du lịch đường sông; tham mưu cơ chế vận động các tổ chức phi chính phủ hỗ trợ phát triển các điểm, tuyến du lịch đường sông.
7. Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hoá, Báo Thanh Hoá, Báo Văn hóa Đời sống
Tập trung tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu tiềm năng du lịch, điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội và các chính sách thu hút đầu tư phát triển du lịch (hạ tầng du lịch...) các điểm tuyến du lịch đường sông trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
8. Hiệp hội Du lịch tỉnh Thanh Hóa
Tổ chức vận động doanh lữ hành trong tỉnh thực hiện chào bán, ưu tiên đưa khai thác các tuyến du lịch đường sông phục vụ khách du lịch; tăng cường công tác đào tạo, nâng cao trình độ nhân lực phục vụ tuyến du lịch đường sông; nghiên cứu xây dựng các sản phẩm dịch vụ mới, hấp dẫn gắn với phát triển các điểm, tuyến du lịch đường sông trên địa bàn tỉnh.
9. Các sở, ban, ngành có liên quan
Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao có trách nhiệm phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch triển khai thực hiện hiệu quả Quy hoạch đã được phê duyệt; tạo điều kiện thuận lợi về thủ tục hành chính, đất đai, giải phóng mặt bằng... cho các doanh nghiệp triển khai thực hiện dự án phát triển du lịch đường sông.
10. UBND các huyện, thị xã, thành phố liên quan
Chịu trách nhiệm quản lý, thực hiện Quy hoạch thuộc địa bàn quản lý; tích cực, chủ động huy động nguồn lực đầu tư cơ sở hạ tầng bến bãi, cầu cảng, quản lý bảo tồn di tích, danh thắng, hình thành các điểm đến trong tuyến du lịch đường sông.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng, Giao thông vận tải; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch; Chủ tịch Hiệp hội Du lịch tỉnh; lãnh đạo các đơn vị và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| KT. CHỦ TỊCH |
DANH MỤC CÁC DỰ ÁN THỰC HIỆN QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN ĐIỂM TUYẾN DU LỊCH ĐƯỜNG SÔNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2035
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 4589/QĐ-UBND ngày 25 tháng 11 năm 2016 của Chủ tịch UBND tỉnh)
(Đơn vị: Triệu đồng)
STT | Tên dự án | Kinh phí (Triệu đồng) | Phân kỳ đầu tư | Ghi chú | ||||||
Tổng kinh phí | NS Tỉnh | NS huyện, thị xã, TP | Xã hội hóa | 2016- 2020 | 2021- 2025 | 2026- 2035 | ||||
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | |
| Tổng cộng: (A + B + C + D + E) | 609.500 | 40.000 | 133.500 | 436.000 | 208.000 | 178.500 | 223.000 |
| |
A | QUY HOẠCH, ĐẦU TƯ CSHT KỸ THUẬT DU LỊCH | 304.500 | 8.000 | 94.500 | 202.000 | 164.500 | 114.000 | 26.000 |
| |
I | Quy hoạch phân khu các khu, điểm du lịch ven sông | 50.000 |
| 50.000 |
| 25.000 | 25000 |
|
| |
II | Đầu tư lắp đặt các biển cảnh báo nguy hiểm, luồng lạch tàu thuyền, phát quang tầm nhìn | 5.000 | 5.000 |
|
| 5.000 |
|
|
| |
III | Đầu tư hạ tầng kỹ thuật bến cảng du lịch, bến thuyền và đường giao thông kết nối đến đường các điểm di tích, danh lam thắng cảnh trên tuyến du lịch Sông Mã | 249.500 | 3.000 | 44.500 | 202.000 | 134.500 | 89.000 | 26.000 |
| |
1 | Sông Mã - Đoạn từ Cửa Hới tới Thắng tích Tiên Sơn, Kim Sơn | 132.500 |
| 11.000 | 121.500 | 121.500 | 11.000 |
|
| |
- | Khu vực cửa Hới | 40.000 |
|
| 40.000 | 40.000 |
|
| Ưu tiên đầu tư | |
- | Khu đầm nuôi tôm huyện Hoằng Hóa | 3.000 |
| 900 | 2.100 | 3.000 |
|
|
| |
- | Khu vực Nghè Nguyệt Viên, Đình Vĩnh Trị | 2.000 |
| 600 | 1.400 | 2.000 |
|
|
| |
- | Đền thờ Trần Nhật Duật | 1.000 |
| 300 | 700 |
| 1.000 |
|
| |
- | Chùa Nam Ngạn | 1.000 |
| 300 | 700 |
| 1.000 |
|
| |
- | Khu VHLS Hàm Rồng (Bến thuyền du lịch phía Nam Cầu Hàm Rồng) | 44.500 |
|
| 44.500 | 44.500 |
|
| Ưu tiên đầu tư | |
- | Chùa Sùng Nghiêm và Nghè làng Yên Vực, chùa Giáp Hoa, làng nghề nem chua thị trấn Tào Xuyên | 2.000 |
| 600 | 1.400 | 2.000 |
|
|
| |
| Thiền viện trúc lâm Hàm Rồng | 3.000 |
|
| 3.000 |
| 3.000 |
|
| |
- | Công viên lịch sử Thành Tư Phố - khu vực làng cổ Dương Xá, đền thờ Dương Đình Nghệ, đền Hạ | 2.000 |
| 600 | 1.400 |
| 2.000 |
|
| |
- | Khu vực đền thờ Cao Lỗ, đền thờ Cao Bá Điền | 1.000 |
| 300 | 700 |
| 1.000 |
|
| |
- | Phủ Vàng | 1.000 |
| 300 | 700 |
| 1.000 |
|
| |
- | Đền thờ Trần Lựu | 1.000 |
| 300 | 700 |
| 1.000 |
|
| |
- | Khu vực thắng cảnh Phong Mục (đền thờ Mẫu, đền cô Tám, đền quan Giám sát, đền Cô Đôi) | 500 |
| 300 | 700 |
| 1.000 |
|
| |
- | Khu vực thắng cảnh Hàn Sơn (đền cây thị, đền Đức ông, đền Bông, đền Chúa Ngự...) | 25.000 |
| 5.000 | 20.000 | 25.000 |
|
| Ưu tiên đầu tư | |
- | Quần thể thắng tích Kim Sơn | 5.000 |
| 1.500 | 3.500 | 5.000 |
|
|
| |
2 | Sông Mã - Đoạn từ Đền Đồng Cổ (Yên Định) tới Bến Ngự - Thành Nhà Hồ (Vĩnh Lộc) | 32.000 | 3.000 | 8.000 | 21.000 |
| 32.000 |
|
| |
- | Đền Đồng Cổ | 6.000 | 3.000 | 200 | 2.800 |
| 6.000 |
| Ưu tiên đầu tư | |
- | Đền bà chúa Đồn Trang | 1.000 |
| 300 | 700 |
| 1.000 |
|
| |
- | Khu vực Đàn tế Nam Giao, Chùa Giáng, đền thờ Trần Khát Chân | 15.000 |
| 4.500 | 10.500 |
| 15.000 |
|
| |
- | Bến Ngự, chùa Linh Giang | 10.000 |
| 3.000 | 7.000 |
| 10.000 |
| Ưu tiên đầu tư | |
3 | Sông Mã - Đoạn từ thị trấn Cẩm Thủy tới Khu du lịch suối cá Cẩm Lương | 12.000 |
| 3.600 | 8.400 |
|
| 12.000 |
| |
- | Bến thuyền thị trấn Cẩm Thủy (chùa Ngọc Sơn) | 5.000 |
| 1.500 | 3.500 |
|
| 5.000 |
| |
- | Động Cửa Hà | 1.000 |
| 300 | 700 |
|
| 1.000 |
| |
- | Tuyến sông Mã có cảnh quan đẹp | 500 |
| 300 | 700 |
|
| 1.000 |
| |
- | Khu du lịch suối cá Cẩm Lương | 5.000 |
| 1.500 | 3.500 |
|
| 5.000 |
| |
4 | Sông Chu | 29.000 |
| 8.700 | 20.300 |
| 29.000 |
|
| |
- | Khu vực thị trấn Thọ Xuân | 5.000 |
| 1.500 | 3.500 |
| 5.000 |
|
| |
- | Khu vực xã Thọ Minh - Thọ Xuân | 1.000 |
| 300 | 700 |
| 1000 |
|
| |
- | Khu vực xã Xuân Thiên - Thọ Xuân | 1.000 |
| 300 | 700 |
| 1000 |
|
| |
- | Lăng Quốc Mẫu và làng nghề bánh gai Tứ Trụ, đền thờ Nguyễn Nhữ Lãm | 1.000 |
| 300 | 700 |
| 1.000 |
|
| |
- | Đền thờ Nguyễn Nhữ Lãm | 1.000 |
| 300 | 700 |
| 1000 |
|
| |
- | Khu di tích lịch sử Lam Kinh | 20.000 |
| 6.000 | 14.000 |
| 20.000 |
|
| |
5 | Dự án đầu tư hạ tầng kỹ thuật bến cảng du lịch, bến thuyền và đường kết nối đến đường chính tuyến du lịch Sông Hoạt | 13.000 |
| 3.900 | 9.100 | 13.000 |
|
|
| |
- | Cụm di tích – thắng cảnh Từ Thức | 1.000 |
| 300 | 700 | 1.000 |
|
|
| |
- | Động Bạch Á, núi Lã Vọng | 1.000 |
| 300 | 700 | 1.000 |
|
|
| |
- | Khu vực Chùa Tiên | 5.000 |
| 1.500 | 3.500 | 5.000 |
|
|
| |
- | Cụm di tích - thắng cảnh Mai An Tiêm | 1.000 |
| 300 | 700 | 1.000 |
|
|
| |
- | Khu sinh thái rừng ngập mặn, cánh đồng chiếu cói Nga Tân | 5.000 |
| 1.500 | 3.500 | 5.000 |
|
|
| |
6 | Dự án (Đầu tư hạ tầng kỹ thuật bến cảng du lịch, bến thuyền và đường kết nối đến đường chính tuyến du lịch Sông Lạch Bạng | 22.000 |
| 6.600 | 15.400 |
| 17.000 | 5.000 |
| |
- | Điểm du lịch cửa sông Lạch Bạng | 10.000 |
| 3.000 | 7.000 |
| 5.000 | 5.000 |
| |
- | Đền thờ Khánh Trạch | 1.000 |
| 300 | 700 |
| 1.000 |
|
| |
- | Đền thờ Đào Duy Từ | 1.000 |
| 300 | 700 |
| 1.000 |
|
| |
- | Khu du lịch sinh thái đảo Nghi Sơn | 5.000 |
| 1.500 | 3.500 |
| 5.000 |
|
| |
- | Đảo Hòn Mê | 5.000 |
| 1.500 | 3.500 |
| 5.000 |
|
| |
7 | Dự án đầu tư hạ tầng kỹ thuật bến thuyền và đường kết nối đến đường chính tuyến du lịch Thành phố Thanh Hóa | 9.000 |
| 2.700 | 6.300 |
|
| 9.000 |
| |
- | Khu văn hóa lịch sử Hàm Rồng (sông Hạc) | 5.000 |
| 1.500 | 3.500 |
|
| 5.000 |
| |
- | Công viên Hội An (Kênh Bến Thủy) | 2.000 |
| 600 | 1.400 |
|
| 2.000 |
| |
- | Khu vực Núi Mật, thái miếu nhà Lê (Sông nhà Lê) | 2.000 |
| 600 | 1.400 |
|
| 2.000 |
| |
B | BẢO VỆ, TÔN TẠO TÀI NGUYÊN DU LỊCH | 60.000 | 5.000 | 30.000 | 25.000 | 23.000 | 23.000 | 14.000 |
| |
I | Tu bổ cảnh quan các điểm đến du lịch ven sông phục vụ phát triển du lịch | 50.000 |
| 25.000 | 25.000 | 20.000 | 20.000 | 10.000 |
| |
II | Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể ven sông | 10.000 | 5.000 | 5.000 |
| 3.000 | 3.000 | 4.000 |
| |
C | PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH | 15.000 | 5.000 | 5.000 | 205.000 | 15.000 | 35.000 | 165.000 |
| |
I | Đầu tư dịch vị phục vụ du lịch đường sông, phương tiện vận chuyển khách du lịch bằng đường thủy tiện vận chuyển khách du lịch bằng đường thủy | 200.000 |
|
| 200.000 | 10.000 | 30.000 | 160.000 |
| |
II | Hỗ trợ đầu tư khôi phục các làng nghề truyền thống ven sông | 15.000 | 10.500 | 3.000 | 1.500 | 5.000 | 5.000 | 5.000 |
| |
D | XÚC TIẾN, QUẢNG BÁ DU LỊCH | 20.000 | 12.000 | 4.000 | 4.000 | 5.000 | 5.000 | 10.000 |
| |
E | TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TUYẾN DU LỊCH ĐƯỜNG SÔNG | 10.000 | 10.000 |
|
| 500 | 1.500 | 8.000 |
| |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- 1 Quyết định 998/QĐ-UBND năm 2019 về phê duyệt điều chỉnh cục bộ, bổ sung quy hoạch tuyến đường nối từ cầu Thạch Bích đến Tịnh Phong vào Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2000 Khu dân cư Tịnh Phong và Quy hoạch chung Khu kinh tế Dung Quất tỉnh Quảng Ngãi
- 2 Quyết định 154/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 Điểm du lịch làng nghề thêu ren và khu dân cư xã Thanh Hà, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam
- 3 Kế hoạch 01/KH-UBND năm 2017 thanh tra, kiểm tra, hỗ trợ doanh nghiệp phát triển du lịch do tỉnh Cà Mau ban hành
- 4 Nghị quyết 68/2016/NQ-HĐND phát triển du lịch giai đoạn 2016-2020 do Hội đồng nhân dân tỉnh Lai Châu bnan hành
- 5 Quyết định 2630/QĐ-UBND năm 2016 về Kế hoạch phát triển thương mại điện tử tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2016-2020
- 6 Quyết định 34/2016/QĐ-UBND Quy chế quản lý hoạt động các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh Hòa Bình
- 7 Nghị quyết 12/NQ-HĐND năm 2016 về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020 do tỉnh Nam Định ban hành
- 8 Quyết định 919/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt đề cương nhiệm vụ và dự toán chi phí lập đề án Quy hoạch phát triển vận tải hành khách bằng xe taxi, xe buýt và mạng lưới tuyến vận tải hành khách cố định nội tỉnh trên địa bàn tỉnh Điện Biên đến năm 2025, định hướng đến năm 2035
- 9 Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 10 Thông tư 05/2013/TT-BKHĐT hướng dẫn tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh và công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành
- 11 Thông tư liên tịch 22/2012/TTLT-BGTVT-BVHTTDL quy định về bảo đảm an toàn giao thông trong hoạt động vận tải khách du lịch bằng phương tiện thủy nội địa do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành
- 12 Nghị định 04/2008/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 92/2006/NĐ-CP về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
- 13 Nghị định 92/2006/NĐ-CP về việc lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
- 14 Luật du lịch 2005
- 1 Quyết định 919/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt đề cương nhiệm vụ và dự toán chi phí lập đề án Quy hoạch phát triển vận tải hành khách bằng xe taxi, xe buýt và mạng lưới tuyến vận tải hành khách cố định nội tỉnh trên địa bàn tỉnh Điện Biên đến năm 2025, định hướng đến năm 2035
- 2 Nghị quyết 12/NQ-HĐND năm 2016 về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020 do tỉnh Nam Định ban hành
- 3 Quyết định 2630/QĐ-UBND năm 2016 về Kế hoạch phát triển thương mại điện tử tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2016-2020
- 4 Nghị quyết 68/2016/NQ-HĐND phát triển du lịch giai đoạn 2016-2020 do Hội đồng nhân dân tỉnh Lai Châu bnan hành
- 5 Quyết định 34/2016/QĐ-UBND Quy chế quản lý hoạt động các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh Hòa Bình
- 6 Quyết định 154/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 Điểm du lịch làng nghề thêu ren và khu dân cư xã Thanh Hà, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam
- 7 Kế hoạch 01/KH-UBND năm 2017 thanh tra, kiểm tra, hỗ trợ doanh nghiệp phát triển du lịch do tỉnh Cà Mau ban hành
- 8 Quyết định 998/QĐ-UBND năm 2019 về phê duyệt điều chỉnh cục bộ, bổ sung quy hoạch tuyến đường nối từ cầu Thạch Bích đến Tịnh Phong vào Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2000 Khu dân cư Tịnh Phong và Quy hoạch chung Khu kinh tế Dung Quất tỉnh Quảng Ngãi