ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 46/2013/QĐ-UBND | Hà Nam, ngày 09 tháng 9 năm 2013 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ NAM
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Giao thông đường thủy nội địa ngày 15 tháng 6 năm 2004;
Căn cứ Nghị định số 21/2005/NĐ-CP ngày 01 tháng 3 năm 2005 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Giao thông đường thủy nội địa;
Căn cứ Thông tư số 23/2011/TT-BGTVT ngày 31 tháng 3 năm 2011 của Bộ Giao thông vận tải quy định về quản lý đường thủy nội địa;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Giao thông vận tải,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy định về hành lang bảo vệ luồng, phạm vi bảo vệ kè, đập giao thông trên các tuyến đường thủy nội địa địa phương, tỉnh Hà Nam”.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số: 869/2002/QĐ-UBND ngày 09 tháng 8 năm 2002 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam về Quy định hành lang bảo vệ luồng, giới hạn trọng tải tàu, thuyền đối với các tuyến đường sông địa phương, tỉnh Hà Nam.
Điều 3. Chánh Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh; Thủ trưởng các Sở, Ban, Ngành; đơn vị quản lý đường thủy nội địa, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố; Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các xã, phường, thị trấn và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH |
HÀNH LANG BẢO VỆ LUỒNG, PHẠM VI BẢO VỆ KÈ, ĐẬP GIAO THÔNG TRÊN CÁC TUYẾN ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA ĐỊA PHƯƠNG, TỈNH HÀ NAM.
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 46 /2013/QĐ-UBND ngày 09 /9/2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam)
Quy định này quy định về hành lang bảo vệ luồng, phạm vi bảo vệ kè, đập giao thông trên các tuyến đường thủy nội địa địa phương, tỉnh Hà Nam, gồm:
1. Các tuyến đường thủy nội địa địa phương: Sông Sắt, Sông Nhuệ, Sông Châu Giang, Sông Nông Giang được công bố tại Quyết định số: 1287/QĐ-UBND ngày 13 tháng 12 năm 2006 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Nam.
2. Các công trình phục vụ cho giao thông đường thủy nội địa địa phương như: Kè, đập giao thông.
Quy định này áp dụng đối với các Sở, Ban, Ngành; đơn vị quản lý đường thủy nội địa; Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố; Uỷ ban nhân dân các xã, phường, thị trấn, các tổ chức, cá nhân và các chủ phương tiện tàu thuyền lưu thông trên các tuyến đường thủy nội địa địa phương, tỉnh Hà Nam.
Trong Quy định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Đường thuỷ nội địa địa phương là tuyến đường thuỷ nội địa thuộc phạm vi quản lý hành chính của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, chủ yếu phục vụ cho việc phát triển kinh tế, xã hội của địa phương.
2. Luồng chạy tàu thuyền là vùng nước được giới hạn bằng hệ thống báo hiệu đường thuỷ nội địa để phương tiện đi lại thông suốt, an toàn.
3. Hành lang bảo vệ luồng là phần giới hạn của vùng nước hoặc dải đất dọc hai bên luồng để lắp đặt báo hiệu, bảo vệ luồng và bảo đảm an toàn giao thông.
Điều 4. Luồng chạy tàu, thuyền
STT | Tên sông | Luồng chạy tàu thuyền | Chiều dài tuyến sông (Km) | Chiều rộng sông trung bình (m) | Độ sâu luồng trung bình (m) | Chiều rộng luồng(m) | Hành lang bảo vệ luồng mỗi bên (m) | Cấp kỹ thuật |
1 | Sông Châu Giang | Từ Phủ Lý đến Âu Tắc Giang | 27,0 | 120 | >2,8 | 33 | 15 | IV |
Từ Đập Trung đến đập Vĩnh Trụ | 5,0 | 110 | >2,8 | 33 | 15 | IV | ||
Từ đập Vĩnh Trụ đến Hữu Bị | 25,0 | 85 | >1,8 | 25 | 10 | V | ||
2 | Sông Nhuệ | Từ Duy Hải - Duy Tiên đến Phủ Lý | 18,0 | 58 | >1,8 | 25 | 10 | V |
3 | Sông Sắt | Từ Ngã ba An Bài đến Mỹ Đô – Bình Lục | 17,0 | 36 | >1,0 | 15 | 10 | VI |
4 | Sông Nông Giang | Trạm bơm Hoành Uyển đến Ngã ba Thụy Cơ – xã Trác Văn | 14,0 | 35 | >1,0 | 15 | 10 | VI |
Điều 5. Phạm vi hành lang bảo vệ luồng
1. Trường hợp luồng không sát bờ, phạm vi hành lang bảo vệ luồng từ mép luồng trở ra mỗi phía:
a) 15 m (mười lăm mét) đối với sông Châu Giang đoạn từ Phủ Lý đến âu Tắc Giang và đoạn từ Đập Trung đến Vĩnh Trụ.
b) 10 m (mười mét) đối với các sông: Sông Nhuệ, Sông Sắt, Sông Nông Giang và sông Châu Giang đoạn từ đập Vĩnh Trụ đến Hữu Bị.
2. Trường hợp luồng sát bờ, phạm vi hành lang bảo vệ luồng phía sát bờ tính từ mép bờ tự nhiên trở vào phía bờ: 5 m (năm mét); nếu luồng trong khu vực thành phố, thị xã, thị trấn thì phạm vi hành lang bảo vệ luồng từ 3m đến dưới 5m (từ ba mét đến dưới năm mét).
3. Trường hợp phạm vi hành lang bảo vệ luồng trùng với hành lang an toàn đường bộ, đường sắt thì phạm vi hành lang bảo vệ luồng được tính từ mép luồng tới mép bờ tự nhiên (mép bờ tự nhiên là đường giao nhau giữa bãi sông và bờ sông).
4. Trường hợp phạm vi hành lang bảo vệ luồng trùng với hành lang an toàn cầu đường bộ, cầu đường sắt thì thực hiện theo quy định về bảo vệ hành lang an toàn cầu.
5. Trường hợp phạm vi hành lang bảo vệ luồng trùng với phạm vi bảo vệ các công trình phòng, chống lụt, bão, bảo vệ đê thì thực hiện theo quy định của pháp luật về phòng, chống lụt, bão, pháp luật về đê điều.
6. Trong phạm vi hành lang bảo vệ luồng không được xây dựng nhà, công trình, khai thác khoáng sản trái phép, nuôi bắt thủy sản như: cắm đăng, vó bè, cắm trà…. không được làm che khuất báo hiệu, ảnh hưởng đến tầm nhìn của người trực tiếp điều khiển phương tiện.
8. Khi hành lang luồng thay đổi, đơn vị quản lý đường thuỷ nội địa phải thông báo và yêu cầu tổ chức, cá nhân có hoạt động thủy sản hoặc các hoạt động khác phải di chuyển, thu hẹp hoặc thanh thải vật chướng ngại do họ gây ra trên luồng mới.
Điều 6. Phạm vi bảo vệ kè, đập giao thông
1. Phạm vi bảo vệ kè giao thông được quy định như sau:
a) Đối với kè ốp bờ được tính từ đầu kè và từ cuối kè trở về hai phía thượng lưu và hạ lưu, mỗi phía 50 mét; từ đỉnh kè trở vào phía bờ tối thiểu 10 mét; từ chân kè trở ra phía luồng 20 mét;
b) Đối với kè mỏ hàn, bao gồm cụm kè, kè đơn được tính từ chân kè về hai phía thượng lưu và hạ lưu, mỗi phía 50 mét; từ gốc kè trở vào phía bờ 50 mét; từ chân đầu kè trở ra phía luồng 20 mét.
2. Phạm vi bảo vệ đập giao thông được tính từ hai đầu đập theo trục dọc về mỗi phía 50 mét, từ chân đập phía thượng lưu trở về phía thượng lưu và từ chân đập phía hạ lưu trở về phía hạ lưu, mỗi phía 100 mét.
3. Trong phạm vi bảo vệ kè, đập giao thông không được thực hiện các hành vi sau đây:
a) Để vật liệu, phương tiện, thiết bị gây sạt lở kè, đập;
b) Neo, buộc phương tiện;
c) Sử dụng chất nổ, khai thác khoáng sản hoặc có hành vi khác gây ảnh hưởng đến kè, đập.
Điều 7. Quy định về việc cắm mốc chỉ giới
Thực hiện theo điều 14 Thông tư 23/2011/TT-BGTVT ngày 31 tháng 3 năm 2011 của Bộ Giao thông vận tải.
Điều 8. Trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị
1. Sở Giao thông vận tải:
a) Chủ trì, phối hợp với chính quyền địa phương xác định phạm vi hành lang bảo vệ luồng, phạm vi bảo vệ kè, đập giao thông và cắm mốc chỉ giới trên các tuyến đường thuỷ nội địa địa phương.
b) Phối hợp với Uỷ ban nhân dân cấp huyện, Uỷ ban nhân dân cấp xã tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật quy định về giao thông đường thủy nội địa, phạm vi hành lang bảo vệ luồng, phạm vi bảo vệ kè, đập giao thông và các công trình khác thuộc kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa.
c) Chỉ đạo lực lượng Thanh tra giao thông:
Chủ trì, phối hợp với đơn vị quản lý đường thủy nội địa xử lý kịp thời các hành vi vi phạm quy định về hành lang bảo vệ luồng, phạm vi bảo vệ kè, đập giao thông trên các tuyến đường thủy nội địa địa phương, phối hợp với chính quyền địa phương thực hiện cưỡng chế, giải tỏa các vi phạm.
2. Công an Tỉnh:
Tăng cường công tác kiểm tra, xử lý các vi phạm về hành lang bảo vệ luồng, phạm vi bảo vệ kè, đập giao thông trên các tuyến đường thủy nội địa trên địa bàn tỉnh. Phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền trong xử lý, cưỡng chế, giải toả các vi phạm theo quy định của pháp luật.
3. Sở Xây dựng:
Hướng dẫn lập, quản lý và thẩm định quy hoạch xây dựng theo thẩm quyền các công trình có liên quan đến hành lang bảo vệ luồng, phạm vi bảo vệ kè, đập giao thông trên tuyến đường thủy nội địa trên địa bàn tỉnh.
4. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
a) Phối hợp quản lý các tuyến đường thủy nội địa trên địa bàn tỉnh kết hợp với quản lý khai thác công trình thủy lợi, công trình phòng chống lụt bão.
b) Có kế hoạch xây dựng các công trình phục vụ nông nghiệp, thủy lợi đảm bảo theo quy định về hành lang bảo vệ luồng, phạm vi bảo vệ kè, đập giao thông các tuyến đường thủy nội địa trên địa bàn tỉnh.
Điều 9. Trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố
1. Tổ chức, chỉ đạo Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn thực hiện các biện pháp bảo vệ chống lấn chiếm hành lang bảo vệ luồng, phạm vi bảo vệ kè, đập giao thông trên các tuyến đường thủy nội địa thuộc địa bàn quản lý.
2. Chủ trì, xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện công tác giải toả, cưỡng chế vi phạm, sử dụng trái phép hành lang bảo vệ luồng, phạm vi bảo vệ kè, đập giao thông.
3. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật và giáo dục nhân dân các quy định về phạm vi hành lang bảo vệ luồng, phạm vi bảo vệ kè, đập giao thông, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa.
4. Quản lý việc sử dụng vùng đất, vùng nước trong và ngoài hành lang bảo vệ luồng, phạm vi bảo vệ kè, đập giao thông theo quy định của pháp luật, xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm lấn chiếm, sử dụng trái phép hành lang bảo vệ luồng.
Điều 10. Trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân cấp xã
1. Thường xuyên thực hiện công tác quản lý và bảo vệ hành lang bảo vệ luồng, phạm vi bảo vệ kè, đập giao thông trên các tuyến đường thủy nội địa thuộc địa bàn quản lý. Phối hợp với đơn vị quản lý đường thủy nội địa, Thanh tra giao thông và các lực lượng liên quan kiểm tra, xử lý kịp thời vi phạm các hành vi lấn chiếm, sử dụng trái phép hành lang bảo vệ luồng, phạm vi bảo vệ kè, đập giao thông theo thẩm quyền.
2. Huy động lực lượng tham gia công tác giải toả, cưỡng chế vi phạm hành lang bảo vệ luồng, phạm vi bảo vệ kè, đập giao thông theo kế hoạch.
3. Tuyên truyền, phổ biến và giáo dục nhân dân các quy định về bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa.
4. Quản lý, sử dụng vùng đất, vùng nước trong và ngoài hành lang bảo vệ luồng theo quy định của pháp luật.
5. Tiếp nhận quản lý và bảo vệ mốc chỉ giới hành lang bảo vệ luồng, kè, đập giao thông.
Điều 11. Trách nhiệm của đơn vị quản lý đường thủy nội địa
1. Đơn vị quản lý đường thủy nội địa có trách nhiệm chính trong công tác quản lý, bảo vệ hành lang bảo vệ luồng, phạm vi bảo vệ kè, đập giao thông thuộc các tuyến đường thủy nội địa địa phương trên địa bàn tỉnh. Thường xuyên tuần tra, kiểm tra, phát hiện kịp thời các hành vi xâm phạm công trình đường thủy nội địa, các hành vi lấn chiếm và sử dụng trái phép hành lang bảo vệ luồng, phạm vi bảo vệ kè, đập giao thông, các công trình thi công trên đường thủy nội địa không đảm bảo an toàn giao thông.
2. Phối hợp với Thanh tra giao thông và chính quyền địa phương thực hiện giải toả các công trình lấn chiếm, sử dụng trái phép hành lang bảo vệ luồng, phạm vi bảo vệ kè, đập giao thông.
Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn vướng mắc, các Cơ quan, đơn vị phản ánh về Sở Giao thông vận tải Hà Nam để tổng hợp, báo cáo Uỷ ban nhân tỉnh bổ sung, sửa đổi cho phù hợp./.
QUY ĐỊNH HÀNH LANG BẢO VỆ LUỒNG TRÊN CÁC TUYẾN ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA ĐỊA PHƯƠNG, TỈNH HÀ NAM
(Ban hành kèm theo Quyết định số 46 /2013/QĐ-UBND ngày 09/9/2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam)
STT | Tên sông | Luồng chạy tàu thuyền | Chiều dài tuyến sông (Km) | Chiều rộng sông trung bình (m) | Độ sâu luồng trung bình (m) | Chiều rộng luồng(m) | Hành lang bảo vệ luồng mỗi bên (m) | Cấp kỹ thuật |
1 | Sông Châu Giang | Từ Phủ Lý đến Âu Tắc Giang | 27,0 | 120 | >2,8 | 33 | 15 | IV |
Từ Đập Trung đến đập Vĩnh Trụ | 5,0 | 110 | >2,8 | 33 | 15 | IV | ||
Từ đập Vĩnh Trụ đến Hữu Bị | 25,0 | 85 | >1,8 | 25 | 10 | V | ||
2 | Sông Nhuệ | Từ Duy Hải - Duy Tiên đến Phủ Lý | 18,0 | 58 | >1,8 | 25 | 10 | V |
3 | Sông Sắt | Từ Ngã ba An Bài đến Mỹ Đô – Bình Lục | 17,0 | 36 | >1,0 | 15 | 10 | VI |
4 | Sông Nông Giang | Trạm bơm Hoành Uyển đến Ngã ba Thụy Cơ – xã Trác Văn | 14,0 | 35 | >1,0 | 15 | 10 | VI |
Ghi chú: Số liệu về chiều rộng trung bình sông, độ sâu trung bình sông được đo thực tế tại các tuyến sông trong tháng 7 năm 2013
- 1 Quyết định 869/2002/QĐ-UBND quy định hành lang bảo vệ luồng, giới hạn trọng tải tàu, thuyền đối với các tuyến đường sông địa phương của tỉnh Hà Nam
- 2 Quyết định 42/2018/QĐ-UBND quy định về hành lang bảo vệ luồng, phạm vi bảo vệ kè, đập giao thông trên tuyến đường thủy nội địa địa phương, tỉnh Hà Nam
- 3 Quyết định 76/QĐ-UBND năm 2019 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần năm 2018 do tỉnh Hà Nam ban hành
- 4 Quyết định 76/QĐ-UBND năm 2019 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần năm 2018 do tỉnh Hà Nam ban hành
- 1 Quyết định 1396/QĐ-UBND năm 2016 công bố bổ sung các tuyến đường thủy nội địa địa phương trên địa bàn thành phố Hải Phòng
- 2 Quyết định 4405/QĐ-UBND năm 2015 về việc công bố mở các luồng, tuyến đường thủy nội địa: hồ Tây, hồ Suối Hai, sông Đáy, sông Cà Lồ, thành phố Hà Nội
- 3 Quyết định 25/2015/QĐ-UBND quy định cấp kỹ thuật và phạm vi hành lang bảo vệ luồng đường thủy nội địa trên sông, kênh thuộc tỉnh Kiên Giang quản lý
- 4 Quyết định 942/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt đề cương dự toán dự án: khảo sát, quy hoạch và công bố tuyến luồng đường thủy nội địa tại huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
- 5 Quyết định 49/2013/QĐ-UBND quy định ký hiệu trên bờ tuyến đường thủy nội địa địa phương thuộc phạm vi quản lý trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng
- 6 Quyết định 44/2013/QĐ-UBND công bố bổ sung đường thủy nội địa địa phương trên địa bàn tỉnh An Giang
- 7 Quyết định 38/2013/QĐ-UBND quy định ký hiệu tuyến đường thuỷ nội địa địa phương thuộc phạm vi quản lý trên địa bàn tỉnh Bến Tre
- 8 Quyết định 16/2013/QĐ-UBND ban hành Quy định hoạt động trong phạm vi hành lang bảo vệ sông, kênh, rạch; bảo vệ hành lang luồng giao thông đường thủy nội địa trên địa bàn tỉnh Hậu Giang
- 9 Thông tư 23/2011/TT-BGTVT quy định về quản lý đường thuỷ nội địa do Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 10 Quyết định 10/2008/QĐ-UBND công bố giới hạn hành lang đường bộ, hành lang bảo vệ luồng đường thủy trên địa bàn tỉnh Cà Mau
- 11 Quyết định 22/2007/QĐ-UBND ban hành Quy định về hoạt động trong phạm vi hành lang bảo vệ luồng giao thông đường thủy nội địa trên địa bàn thành phố Đà Nẵng do Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng ban hành
- 12 Nghị định 21/2005/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Giao thông đường thủy nội địa
- 13 Luật Giao thông đường thủy nội địa 2004
- 14 Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 15 Quyết định 2289 QĐ/CT-UBBT năm 2003 về phân cấp quản lý, quy định tải trọng tối đa cho phép và quy định hành lang bảo vệ công trình giao thông đường bộ do tỉnh Bình Thuận quản lý của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận ban hành
- 16 Quyết định 696/2002/QĐ-UB quy định chi tiết hành lang bảo vệ, phạm vi giải toả, giới hạn trọng lượng xe đối với các tuyến đường tỉnh bổ sung do Tỉnh Hà Nam ban hành
- 17 Quyết định 494/2000/QĐ-UB quy định hành lang bảo vệ, phạm vi giải toả, giới hạn trọng lượng xe đối với hệ thống đường bộ tại tỉnh Hà Nam
- 1 Quyết định 1396/QĐ-UBND năm 2016 công bố bổ sung các tuyến đường thủy nội địa địa phương trên địa bàn thành phố Hải Phòng
- 2 Quyết định 4405/QĐ-UBND năm 2015 về việc công bố mở các luồng, tuyến đường thủy nội địa: hồ Tây, hồ Suối Hai, sông Đáy, sông Cà Lồ, thành phố Hà Nội
- 3 Quyết định 25/2015/QĐ-UBND quy định cấp kỹ thuật và phạm vi hành lang bảo vệ luồng đường thủy nội địa trên sông, kênh thuộc tỉnh Kiên Giang quản lý
- 4 Quyết định 942/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt đề cương dự toán dự án: khảo sát, quy hoạch và công bố tuyến luồng đường thủy nội địa tại huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
- 5 Quyết định 49/2013/QĐ-UBND quy định ký hiệu trên bờ tuyến đường thủy nội địa địa phương thuộc phạm vi quản lý trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng
- 6 Quyết định 44/2013/QĐ-UBND công bố bổ sung đường thủy nội địa địa phương trên địa bàn tỉnh An Giang
- 7 Quyết định 38/2013/QĐ-UBND quy định ký hiệu tuyến đường thuỷ nội địa địa phương thuộc phạm vi quản lý trên địa bàn tỉnh Bến Tre
- 8 Quyết định 16/2013/QĐ-UBND ban hành Quy định hoạt động trong phạm vi hành lang bảo vệ sông, kênh, rạch; bảo vệ hành lang luồng giao thông đường thủy nội địa trên địa bàn tỉnh Hậu Giang
- 9 Quyết định 10/2008/QĐ-UBND công bố giới hạn hành lang đường bộ, hành lang bảo vệ luồng đường thủy trên địa bàn tỉnh Cà Mau
- 10 Quyết định 22/2007/QĐ-UBND ban hành Quy định về hoạt động trong phạm vi hành lang bảo vệ luồng giao thông đường thủy nội địa trên địa bàn thành phố Đà Nẵng do Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng ban hành
- 11 Quyết định 2289 QĐ/CT-UBBT năm 2003 về phân cấp quản lý, quy định tải trọng tối đa cho phép và quy định hành lang bảo vệ công trình giao thông đường bộ do tỉnh Bình Thuận quản lý của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận ban hành
- 12 Quyết định 696/2002/QĐ-UB quy định chi tiết hành lang bảo vệ, phạm vi giải toả, giới hạn trọng lượng xe đối với các tuyến đường tỉnh bổ sung do Tỉnh Hà Nam ban hành
- 13 Quyết định 494/2000/QĐ-UB quy định hành lang bảo vệ, phạm vi giải toả, giới hạn trọng lượng xe đối với hệ thống đường bộ tại tỉnh Hà Nam