Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH HẢI DƯƠNG
------

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
------------

Số: 4615/2007/QĐ-UBND

Hải Dương, ngày 21 tháng 12 năm 2007

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ GIÁ CÁC LOẠI ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẢI DƯƠNG NĂM 2008

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH HẢI DƯƠNG

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Đất đai ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 188/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2004 của Chính phủ về phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất; Nghị định số 123/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 7 năm 2007 của Chính phủ Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 188/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2004 của Chính phủ về phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất;
Căn cứ Nghị quyết số 74/2007/NQ-HĐND ngày 06 tháng 12 năm 2007 của Hội đồng nhân dân tỉnh Hải Dương khoá XIV, kỳ họp thứ 10;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tài Chính tại Tờ trình số 3170/STC-QLGCS ngày 18 tháng 12 năm 2007,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này "Quy định về giá các loại đất trên địa bàn tỉnh Hải Dương năm 2008".

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2008. Các quy định trước đây trái với quyết định này đều bãi bỏ.

Điều 3. Chánh Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các sở; Thủ trưởng các ban, ngành, đoàn thể; Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố; Các tổ chức, cá nhân liên quan căn cứ Quyết định  thi hành./.

 

 

TM. UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH
CHỦ TỊCH




Phan Nhật Bình

 

QUY ĐỊNH

VỀ GIÁ CÁC LOẠI ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẢI DƯƠNG NĂM 2008
(Ban hành kèm theo Quyết định số:4615/2007/QĐ-UBND ngày 21 tháng 12 năm 2007 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Hải Dương)

Chương 1.

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi áp dụng và đối tượng điều chỉnh

1. Giá đất do Uỷ ban nhân dân tỉnh quy định được sử dụng làm căn cứ để:

a) Tính thuế đối với việc sử dụng đất và chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật;

b) Tính giá trị quyền sử dụng đất để thu lệ phí trước bạ theo quy định của pháp luật;

c) Làm cơ sở tính giá trị quyền sử dụng đất khi giao đất không thu tiền sử dụng đất cho các tổ chức, cá nhân trong các trường hợp quy định tại Điều 33 của Luật Đất đai năm 2003;

d) Làm cơ sở tính tiền sử dụng đất và tiền thuê đất khi giao đất, cho thuê đất không thông qua đấu giá quyền sử dụng đất hoặc đấu thầu dự án có sử dụng đất cho các trường hợp quy định tại Điều 34 và Điều 35 của Luật Đất đai năm 2003;

đ) Làm cơ sở xác định giá trị quyền sử dụng đất để tính vào giá trị tài sản của doanh nghiệp nhà nước khi doanh nghiệp cổ phần hoá, lựa chọn hình thức giao đất có thu tiền sử dụng đất theo quy định tại Khoản 3, Điều 59 của Luật Đất đai năm 2003;

e) Làm cơ sở tính giá trị quyền sử dụng đất để bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng và phát triển kinh tế theo quy định tại Điều 39, Điều 40 của Luật Đất đai năm 2003;

g) Làm cơ sở xử lý và tính tiền bồi thường đối với người có hành vi vi phạm pháp luật về đất đai mà gây thiệt hại cho Nhà nước theo quy định của pháp luật.

2. Trường hợp Nhà nước giao đất, cho thuê đất theo hình thức đấu giá quyền sử dụng đất, hoặc đấu thầu dự án có sử dụng đất, thì việc xác định giá chuẩn làm căn cứ đấu giá phải theo nguyên tắc sát giá thị trường cùng thời điểm tại địa phương và Uỷ ban nhân dân tỉnh sẽ có quyết định riêng cho từng trường hợp cụ thể.

3. Giá đất do Uỷ ban nhân dân tỉnh quy định không áp dụng đối với trường hợp người có quyền sử dụng đất thoả thuận về giá đất khi thực hiện các quyền chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất.

Điều 2. Nguyên tắc và phương pháp xác định giá các loại đất

1. Giá các loại đất quy định trong Quy định này áp dụng cho cùng mục đích sử dụng đất. Trường hợp được cấp có thẩm quyền cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì giá đất được xác định theo giá đất của mục đích mới kể từ ngày được cấp có thẩm quyền cho phép và tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được chuyển mục đích sử dụng đất phải hoàn thành các thủ tục và nghĩa vụ tài chính với Nhà nước theo quy định.

2. Việc xác định giá đất phải đảm bảo sát với giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất thực tế trên thị trường trong điều kiện bình thường, mang tính phổ biến tại địa phương. Đồng thời, đảm bảo phù hợp với các quy định tại Nghị định số 188/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2004; Nghị định số 123/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 7 năm 2007 của Chính Phủ và các quy định hiện hành về phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất.

3. Bảo đảm giữ ổn định xã hội và tạo điều kiện thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.

Chương 2.

PHÂN VÙNG ĐẤT, LOẠI ĐẤT, ĐƯỜNG, PHỐ, VỊ TRÍ VÀ KHU VỰC ĐẤT ĐỂ ĐỊNH GIÁ ĐẤT

Điều 3. Đất nông nghiệp, lâm nghiệp

1. Phân vùng đất: Theo 4 vùng đất, gồm thành phố Hải Dương, các thị trấn thuộc đồng bằng, các xã đồng bằng và các thị trấn thuộc miền núi, các xã miền núi (có Bảng chi tiết phân vùng đất kèm theo).

2. Phân vị trí đất: Mỗi vùng đất được phân làm 02 vị trí, gồm: Vị trí đất nông nghiệp nằm trong đê thuộc các sông (đất trong đồng) và vị trí đất nông nghiệp nằm ngoài đê thuộc các sông (đất ngoài bãi, ngoài triền sông).

Điều 4. Đất phi nông nghiệp tại nông thôn

1. Đất phi nông nghiệp tại nông thôn ở các vị trí ven đô thị, ven đường giao thông chính (quốc lộ, tỉnh lộ), đầu mối giao thông, khu thương mại, du lịch và các thị tứ:

a) Phân loại: Phân làm 6 loại có giá trị về mặt kinh tế xã hội và giá đất khác nhau (có Bảng phân loại chi tiết kèm theo).

b) Phân vị trí đất: Mỗi vùng chia làm 6 vị trí đất:

Vị trí 1: đất có vị trí nằm sát cạnh trục đường chính, gần trung tâm khu vực có điều kiện thuận lợi về sản xuất, kinh doanh, sinh hoạt và có giá đất cao nhất.

Vị trí 2: Đất có vị trí nằm sát cạnh trục đường chính nhưng xa trung tâm các khu vực, có điều kiện thuận lợi về sản xuất, kinh doanh, sinh hoạt và có giá đất thấp hơn vị trí 1.

Vị trí 3: Đất có vị trí nằm sát cạnh trục đường chính và các trục đường khác của các khu vực, có điều kiện thuận lợi cho sản xuất, kinh doanh, sinh hoạt và có giá đất thấp hơn vị trí 2.

Vị trí 4: đất có vị trí nằm sát cạnh các trục đường khác của các khu vực, có điều kiện thuận lợi cho sản xuất, kinh doanh, sinh hoạt và có giá đất thấp hơn vị trí 3.

Vị trí 5: Đất có vị trí nằm sát cạnh các ngõ của các trục đường trên có điều kiện thuận lợi cho sản xuất, kinh doanh, sinh hoạt và giá đất thấp hơn vị trí 4.

Vị trí 6: Đất các khu vực còn lại, có giá đất thấp nhất.

2. Đất phi nông nghiệp tại nông thôn ở các vị trí còn lại:

a) Phân nhóm xã: Theo 2 nhóm xã, căn cứ vào vị trí địa lý của các xã thuận lợi về giao thông, khả năng sinh lợi và giá đất thực tế trung bình phù hợp với mức giá đất quy định trong Bảng giá cho từng nhóm xã.

Nhóm 1: Gồm các xã nằm gần trục đường giao thông, đầu mối giao thông, gần trung tâm các đô thị, khu thương mại, du lịch, công nghiệp... có điều kiện thuận lợi cho sinh hoạt, sản xuất kinh doanh và có giá đất thực tế trung bình cao nhất.

Nhóm 2: Gồm các xã còn lại, có giá đất thực tế trung bình thấp hơn nhóm 1.

b) Phân khu vực đất: Mỗi xã phân từ 1 đến 3 khu vực thuộc địa giới cấp xã, tuỳ thuộc vào mức giá đất thực tế trung bình phù hợp với mức giá đất quy định trong Bảng giá cho từng khu vực:

Khu vực 1: đất nằm tại trung tâm xã hoặc cụm xã (gần Uỷ ban nhân dân xã, trường học, chợ, trạm y tế); nằm giáp đường huyện lộ hoặc các đầu mối giao thông chính của xã; gần khu thương mại và dịch vụ, khu du lịch, khu công nghiệp, cụm công nghiệp.

Khu vực 2: đất nằm ven các trục đường giao thông liên thôn, tiếp giáp với khu vực trung tâm xã, cụm xã.

Khu vực 3: đất nằm tại các khu vực còn lại.

c) Phân vị trí đất: Mỗi khu vực phân làm 5 vị trí đất căn cứ vào vị trí thuận lợi về mặt sinh hoạt, sản xuất kinh doanh và giá đất thực tế hình thành phổ biến tại khu vực đó.

Vị trí 1: Đất có vị trí mặt tiền tiếp giáp với đường giao thông chính, đường huyện lộ, đường liên thôn của các xã có điều kiện thuận lợi cho sản xuất, kinh doanh và sinh hoạt, có giá đất cao nhất.

Vị trí 2: Đất có vị trí mặt tiền tiếp giáp với đường giao thông chính, đường huyện lộ, đường liên thôn của các xã, có điều kiện thuận lợi cho sản xuất, kinh doanh, sinh hoạt, nhưng có giá đất thấp hơn vị trí 1.

Vị trí 3: Đất có vị trí mặt tiền tiếp giáp với đường giao thông chính, đường huyện lộ, đường liên thôn của các xã, có điều kiện thuận lợi cho sản xuất, kinh doanh, sinh hoạt, nhưng có giá đất thấp hơn vị trí 2.

Vị trí 4: Đất có vị trí mặt tiền tiếp giáp với các đường ngõ ra đường giao thông chính, đường huyện lộ, đường liên thôn  và đất có vị trí nằm ven các trục đường khác của xã, có điều kiện thuận lợi cho sản xuất, kinh doanh, sinh hoạt và giá đất thấp hơn vị trí 3.

Vị trí 5: Đất các vị trí còn lại, có điều kiện cho sản xuất, kinh doanh, sinh hoạt kém thuận lợi và giá đất thấp nhất.

Điều 5. Đất phi nông nghiệp tại đô thị

1. Phân loại đường, phố:

a) Thành phố Hải Dương phân làm 4 loại đường, phố. Trong mỗi loại đường, phố phân làm 5 nhóm A, B, C, D, E có giá đất khác nhau;

b) Thị trấn Sao Đỏ, Gia Lộc, Sặt, Lai Cách, Phả Lại, Ninh Giang, Nam Sách, Phú Thái, Kinh Môn phân làm 3 loại đường, phố. Trong mỗi loại đường, phố phân làm 3 nhóm A, B, C có giá đất khác nhau;

c) Thị trấn Thanh Miện, Tứ Kỳ, Cẩm Giàng, Thanh Hà, Minh Tân, Phú Thứ phân làm 2 loại đường, phố. Trong mỗi loại đường, phố phân phân làm 2 nhóm A, B có giá đất khác nhau;

d) Thị trấn Bến Tắm phân làm 2 loại đường, phố.

(có Bảng phân loại chi tiết  các đường, phố làm cơ sở xác định giá các loại đất phi nông nghiệp tại các đô thị trên địa bàn tỉnh kèm theo)

2. Phân vị trí đất: Mỗi loại đường, phố phân làm 4 vị trí đất.

a) Vị trí 1: Đất có vị trí nằm sát cạnh các đường, phố (mặt tiền).

b) Vị trí 2: Đất có vị trí nằm sát cạnh các ngõ của đường, phố (mặt cắt ngõ Bn3m) có điều kiện về sản xuất, kinh doanh,  sinh hoạt thuận lợi.

c) Vị trí 3: Đất có vị trí nằm sát cạnh các ngõ hẻm (mặt cắt ngõ  2m≤Bn<3m) có điều kiện về sản xuất, kinh doanh, sinh hoạt kém thuận lợi hơn vị trí 2

d) Vị trí 4: Đất có vị trí nằm phía sau trong các ngõ, hẻm (mặt cắt ngõ  Bn<2m)  có điều kiện về sản xuất, kinh doanh, sinh hoạt kém thuận lợi.

Chương 3.

BẢNG GIÁ CÁC LOẠI ĐẤT

Điều 6. Bảng giá các loại đất

1. Bảng giá đất nông nghiệp, lâm nghiệp: Phụ lục số 1

2. Bảng giá đất ở tại nông thôn: Phụ lục số 2

3. Bảng giá đất ở tại đô thị: Phụ lục số 3

4. Bảng giá đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp bình quân tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, làng nghề: Phụ lục số 4

5. Giá đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp tại nông thôn và tại đô thị ở các vị trí khác (ngoài khu công nghiệp, cụm công nghiệp, làng nghề) được xác định bằng 60% mức giá đất ở tương ứng tại nông thôn và tại đô thị quy định tại Phụ lục số 2 và Phụ lục số 3 trong Quy định này.

6. Giá đất xây dựng trụ sở cơ quan và đất xây dựng công trình sự nghiệp; đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh; đất tôn giáo, tín ngưỡng (bao gồm đất do các cơ sở tôn giáo sử dụng, đất có công trình là đình, đền, miếu, am, từ đường, nhà thờ họ); đất phi nông nghiệp khác (bao gồm đất xây dựng nhà bảo tàng, nhà bảo tồn, nhà trưng bày tác phẩm nghệ thuật, cơ sở sáng tác văn hoá nghệ thuật) tại nông thôn và tại đô thị:

Giá đất được xác định như đối với đất ở tại nông thôn và giá đất ở tại đô thị quy định tại Phụ lục số 2 và Phụ lục số 3 trong Quy định này.

7. Giá đất sử dụng vào các mục đích công cộng theo quy định của Chính Phủ và các loại đất phi nông nghiệp khác (bao gồm đất cho các công trình khác của tư nhân không nhằm mục đích kinh doanh và không gắn liền với đất ở; đất làm nhà nghỉ, lán, trại cho người lao động; đất đô thị được sử dụng để xây dựng nhà phục vụ mục đích trồng trọt, kể cả các hình thức trồng trọt không trực tiếp trên đất; đất xây dựng chuồng trại chăn nuôi động vật được pháp luật cho phép; đất xây dựng trạm, trại nghiên cứu thí nghiệm nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản; đất xây dựng nhà kho, nhà của hộ gia đình, cá nhân để chứa nông sản, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, máy móc, công cụ sản xuất nông nghiệp):

Giá đất được xác định như đối với đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp tại nông thôn, tại đô thị và tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, làng nghề quy định tại Phụ lục số 2, Phụ lục số 3 và Phụ lục số 4 trong Quy định này.

8. Giá đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối và mặt nước chuyên dùng sử dụng vào mục đích nuôi trồng thuỷ sản thì áp dụng khung giá đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản; sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp hoặc sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp kết hợp với nuôi trồng khai thác thuỷ sản thì giá đất được xác định theo khung giá đất phi nông nghiệp liền kề; Giá đất làm nghĩa trang, nghĩa địa được xác định theo giá loại đất nông nghiệp hoặc phi nông nghiệp liền kề. Giá đất phi nông nghiệp liền kề được xác định như sau:

- Nếu các loại đất này chỉ liền kề với đất ở thì giá đất được xác định như đối với đất ở liền kề;

- Nếu chỉ liền kề đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp thì  giá đất được xác định như đối với đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp liền kề;

- Nếu không có những loại đất liền kề nêu trên thì xác định như giá đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp ở khu vực gần nhất.

- Nếu các loại đất này liền kề với nhiều loại đất khác nhau, thì giá đất được xác định theo loại đất có mức giá cao nhất.

Chương 4.

MỘT SỐ QUY ĐỊNH CỤ THỂ

Điều 7. Hệ số điều chỉnh giá đối với đất phi nông nghiệp

Trong cùng một đường, phố, ngõ, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, làng nghề thì tuỳ từng vị trí và khả năng sinh lợi khác nhau, có giá đất thực tế khác nhau thì được phép vận dụng hệ số điều chỉnh giá từ 0,8 đến 1,2 lần mức giá đất của cùng loại đường, phố, ngõ, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, làng nghề, vị trí đất quy định trong Bảng giá đất phi nông nghiệp tại Quy định này cho phù hợp.

Điều 8. Đất phi nông nghiệp là hồ ao, thùng vũng, đồi, núi... phải vượt lập hoặc phải san gạt

Giá đất được xác định trên cơ sở mức giá quy định của Bảng giá ở vị trí đó, giảm trừ chi phí san lấp, san gạt… để có mặt bằng tương đương với mặt bằng đất cùng khu vực, nhưng mức giá sau khi giảm trừ chi phí san lấp, san gạt không thấp hơn mức giá liền kề vị trí đó quy định trong Bảng giá. Nếu lô đất nằm ở vị trí cuối cùng thì mức giá sau khi giảm trừ chi phí san lấp không thấp hơn 70% mức giá của vị trí đó quy định trong Bảng giá các loại đất tại Quy định này.

Điều 9. Đất phi nông nghiệp có chiều sâu lớn (tính từ mép chỉ giới xây dựng)

Lô (thửa) đất phi nông nghiệp do một tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng nằm sát cạnh đường, phố, ngõ đối với đất đô thị và đất tại các khu thương mại, du lịch; đất nằm ven các đường quốc lộ, tỉnh lộ thì tuỳ chiều sâu của từng lô đất có thể phân thành các lô nhỏ làm căn cứ xác định giá đất cho phù hợp, theo nguyên tắc: Chiều sâu của lô đất cứ 20 mét được xác định là một vị trí để xác định giá đất và diện tích đất có chiều sâu 20 mét tiếp theo được xác định là vị trí liền kề kế tiếp với vị trí phía ngoài.

Điều 10. Giá đất trong các trường hợp sau được quy định bằng mức giá đất nông nghiệp trồng cây lâu năm ở cùng vị trí, cùng vùng trong tỉnh

1. Đất vườn, ao trong cùng thửa đất có nhà ở nhưng không được xác định là đất ở;

2. Đất nông nghiệp nằm trong phạm vi địa giới hành chính phường, trong phạm vi khu dân cư thị trấn, khu dân cư nông thôn đã được xác định ranh giới theo quy hoạch được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt;

3. Đất nông nghiệp nằm trong phạm vi khu dân cư thị trấn, khu dân cư nông thôn chưa có quy hoạch được xét duyệt thì xác định theo ranh giới của thửa đất có nhà ở ngoài cùng của khu dân cư.

Chương 5.

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 11. Trách nhiệm của Sở Tài chính

Giao cho Sở Tài Chính hướng dẫn thi hành, kiểm tra việc tổ chức thực hiện quy định giá đất của Uỷ ban nhân dân tỉnh và giải quyết theo thẩm quyền các trường hợp vướng mắc phát sinh về giá đất theo đề nghị của các huyện, thành phố;

Chủ trì cùng với các cơ quan có liên quan tính giá trị quyền sử dụng đất khi Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất; tính tiền sử dụng đất trong trường hợp Nhà nước giao đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất có thu tiền sử dụng đất; xác định giá trị quyền sử dụng đất để tính vào giá trị tài sản của doanh nghiệp nhà nước khi doanh nghiệp cổ phần hoá, lựa chọn hình thức giao đất có thu tiền sử dụng đất; tính giá trị quyền sử dụng đất để bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng và phát triển kinh tế; tính tiền bồi thường đối với người có hành vi vi phạm pháp luật về đất đai mà gây thiệt hại cho Nhà nước theo quy định của pháp luật cho từng trường hợp cụ thể trình Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định;

Tổ chức mạng lưới thống kê giá đất, điều tra và theo dõi giá đất trên địa bàn tỉnh; Lập dự toán chi ngân sách hàng năm phục vụ công tác điều tra, khảo sát giá các loại đất và phối hợp cùng các Tổ chức tư vấn giá đất được Uỷ ban nhân dân tỉnh giao điều tra, khảo sát giá đất để xây dựng Bảng giá các loại đất báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua để Uỷ ban nhân dân tỉnh ban hành và công bố công khai thực hiện vào ngày 01 tháng 01 hàng năm.

Điều 12. Trách nhiệm của các cơ quan thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh, Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố, các tổ chức liên quan

1. Các cơ quan thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh, Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố, các tổ chức liên quan theo chức năng, nhiệm vụ có trách nhiệm chỉ đạo và tổ chức kiểm tra, thanh tra việc thực hiện giá đất theo quy định của pháp luật và của Uỷ ban nhân dân tỉnh.

2. Cục Thuế tỉnh căn cứ vào giá các loại đất quy định tại Quy định này để tính thuế đối với việc sử dụng đất và chuyển quyền sử dụng đất; tính giá trị quyền sử dụng đất để thu lệ phí trước bạ theo quy định của pháp luật.

3. Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố và Uỷ ban nhân dân các xã, phường, thị trấn trong tỉnh có trách nhiệm thường xuyên theo dõi tình hình biến động, thống kê giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất trên địa bàn.

Lập dự toán chi ngân sách hàng năm phục vụ công tác điều tra, khảo sát giá các loại đất và định kỳ 6 tháng 1 lần, Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố tổng hợp báo cáo gửi Sở Tài Chính chậm nhất vào ngày 30 tháng 5 và ngày 30 tháng 9 hàng năm.

Phân nhóm xã, khu vực cụ thể thuộc địa bàn các xã làm cơ sở định giá đất trên địa bàn huyện, thành phố.

Điều 13. Xử lý tồn tại

Việc bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất đối với các dự án, hạng mục đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án bồi thường về đất trước ngày 01 tháng 01 năm 2008 thì thực hiện theo phương án bồi thường về đất đã được phê duyệt, không điều chỉnh theo Quy định này.

Điều 14. Điều chỉnh giá đất

Khi giá đất biến động do có sự đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng và quy hoạch mới hoặc khi giá đất có sự biến động theo quy định tại Nghị định số 188/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2004, Nghị định số 123/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 7 năm 2007 của Chính Phủ, hướng dẫn của Bộ Tài Chính và các quy định hiện hành thì Sở Tài chính thống nhất cùng Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố và các ngành có liên quan trình Uỷ ban nhân dân tỉnh xem xét điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp./.

 

BẢNG GIÁ

ĐẤT Ở TẠI ĐÔ THỊ (TP. HẢI DƯƠNG, THỊ TRẤN SAO ĐỎ, TT SẶT, TT GIA LỘC)
Kèm theo Quyết định số: 4615/2007/QĐ-UBND ngày 21 tháng 12 năm 2007 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Hải Dương

1. Thành phố Hải Dương:

Đơn vị tính: Nghìn đồng/m2

Loại đường phố

Vị trí 1

Vị trí 2

Vị trí 3

Vị trí 4

I. A

23.400

11.000

6.000

3.000

B

19.500

9.000

5.000

2.500

C

16.000

7.000

3.500

2.100

D

14.000

6.000

2.800

2.000

E

12.000

5.000

2.700

1.800

II. A

10.000

4.100

2.500

1.700

B

9.000

3.800

2.300

1.600

C

8.000

3.400

2.200

1.500

D

7.000

3.000

2.100

1.400

E

6.000

2.700

1.900

1.300

III. A

5.500

2.300

1.700

1.200

B

5.000

2.200

1.600

1.100

C

4.500

2.100

1.500

1.000

D

4.000

1.900

1.300

900

E

3.500

1.800

1.200

800

IV. A

3.000

1.700

1.100

800

B

2.500

1.300

900

700

C

2.000

1.100

800

600

D

1.500

1.000

700

500

E

1.000

600

500

400

2. Thị trấn Sao Đỏ:

Đơn vị tính: Nghìn đồng/m2

Loại đường phố

Vị trí 1

Vị trí 2

Vị trí 3

Vị trí 4

I: A

8.000

3.000

2.000

1.000

B

6.000

2.500

1.500

900

C

5.000

2.200

1.200

800

II: A

4.000

2.000

1.100

700

B

3.500

1.700

1.000

600

C

3.000

1.500

800

500

III: A

2.500

1.200

700

450

B

1.500

1.000

600

400

C

800

400

350

300

3. Thị trấn Sặt:

Đơn vị tính: Nghìn đồng/m2

Loại đường phố

Vị trí 1

Vị trí 2

Vị trí 3

Vị trí 4

I: A

6.700

3.500

2.000

1.000

B

5.000

3.000

1.800

900

C

4.000

2.500

1.500

800

II: A

3.500

2.200

1.200

700

B

3.000

2.000

1.000

600

C

2.500

1.700

800

550

III: A

2.000

1.300

700

500

B

1.500

1.000

600

400

C

700

400

300

250

4. Thị trấn Gia Lộc:

Đơn vị tính: Nghìn đồng/m2

Loại đường phố

Vị trí 1

Vị trí 2

Vị trí 3

Vị trí 4

I: A

8.000

2.500

1.800

1.000

B

5.500

2.200

1.500

900

C

4.000

2.000

1.200

700

II: A

3.000

1.500

1.100

600

B

2.500

1.300

1.000

500

C

2.000

1.100

900

450

III: A

1.500

800

600

400

B

1.000

600

500

350

C

700

400

300

250

 

BẢNG GIÁ

ĐẤT Ở TẠI ĐÔ THỊ ( TT LAI CÁCH, TT PHẢ LẠI, TT NINH GIANG, TT NAM SÁCH, TT PHÚ THÁI, TT KINH MÔN)
Kèm theo Quyết định số: 4615/2007/QĐ-UBND ngày 21 tháng 12 năm 2007 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Hải Dương

5. Thị trấn Lai Cách:

Đơn vị tính: Nghìn đồng/m2

Loại đường phố

Vị trí 1

Vị trí 2

Vị trí 3

Vị trí 4

I: A

5.000

1.600

1.000

700

B

3.000

1.300

800

600

C

2.500

1.200

700

500

II: A

2.000

1.100

600

450

B

1.500

1.000

500

350

C

800

500

400

300

6. Thị trấn Phả Lại:

Đơn vị tính: Nghìn đồng/m2

Loại đường phố

Vị trí 1

Vị trí 2

Vị trí 3

Vị trí 4

I: A

3.500

1.600

900

600

B

2.500

1.000

700

500

C

1.500

800

500

400

II: A

1.000

600

400

300

B

700

450

350

250

C

400

250

200

150

7. Thị trấn Ninh Giang:

Đơn vị tính: Nghìn đồng/m2

Loại đường phố

Vị trí 1

Vị trí 2

Vị trí 3

Vị trí 4

I: A

2.500

1.400

1.000

700

B

2.000

1.100

800

600

C

1.700

1.000

700

500

II: A

1.300

800

600

400

B

1.000

600

500

350

C

700

400

300

200

8. Thị trấn Nam Sách:

Đơn vị tính: Nghìn đồng/m2

Loại đường phố

Vị trí 1

Vị trí 2

Vị trí 3

Vị trí 4

I: A

3.000

1.800

1.200

900

B

2.500

1.500

1.000

800

C

2.000

1.200

900

700

II: A

1.500

1.000

700

500

B

1.200

800

500

350

C

800

500

400

250

9. Thị trấn Phú Thái:

Đơn vị tính: Nghìn đồng/m2

Loại đường phố

Vị trí 1

Vị trí 2

Vị trí 3

Vị trí 4

I: A

4.000

2.500

1.500

1.000

B

3.000

1.500

1.000

700

C

2.500

1.200

800

500

II: A

1.500

900

600

450

B

1.200

700

500

350

C

700

400

350

300

10. Thị trấn Kinh Môn:

Đơn vị tính: Nghìn đồng/m2

Loại đường phố

Vị trí 1

Vị trí 2

Vị trí 3

Vị trí 4

I: A

3.000

2.000

1.200

900

B

2.500

1.500

1.000

700

C

2.000

1.300

900

600

II: A

1.500

1.000

700

500

B

1.000

600

500

350

C

600

400

300

250

 

BẢNG GIÁ

ĐẤT Ở TẠI ĐÔ THỊ ( TT THANH MIỆN, TT TỨ KỲ, TT CẨM GIÀNG, TT THANH HÀ)
Kèm theo Quyết định số: 4615/2007/QĐ-UBND ngày 21 tháng 12 năm 2007 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Hải Dương

11. Thị trấn Thanh Miện:

Đơn vị tính: Nghìn đồng/m2

Loại đường phố

Vị trí 1

Vị trí 2

Vị trí 3

Vị trí 4

I: A

3.000

1.100

700

400

B

2.000

900

500

300

II: A

1.000

500

300

200

B

500

300

200

150

12. Thị trấn Tứ Kỳ:

Đơn vị tính: Nghìn đồng/m2

Loại đường phố

Vị trí 1

Vị trí 2

Vị trí 3

Vị trí 4

I: A

2.500

1.400

800

500

B

2.000

1.000

600

400

II: A

1.200

700

400

300

B

700

400

300

200

13. Thị trấn Cẩm Giàng:

Đơn vị tính: Nghìn đồng/m2

Loại đường phố

Vị trí 1

Vị trí 2

Vị trí 3

Vị trí 4

I: A

2.500

1.500

1.000

700

B

2.000

1.000

700

500

II: A

1.500

800

600

400

B

700

400

300

200

14. Thị trấn Thanh Hà:

Đơn vị tính: Nghìn đồng/m2

Loại đường phố

Vị trí 1

Vị trí 2

Vị trí 3

Vị trí 4

I: A

2.500

1.000

700

500

B

1.500

900

600

400

II: A

1.000

700

500

300

B

600

400

300

200

 

BẢNG GIÁ

ĐẤT Ở TẠI ĐÔ THỊ (TT MINH TÂN, TT PHÚ THỨ, TT BẾN TẮM )
Kèm theo Quyết định số: 4615/2007/QĐ-UBND ngày 21 tháng 12 năm 2007 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Hải Dương

15. Thị trấn Minh Tân:

Đơn vị tính: Nghìn đồng/m2

Loại đường phố

Vị trí 1

Vị trí 2

Vị trí 3

Vị trí 4

I: A

2.500

1.500

900

600

B

2.000

1.200

700

400

II: A

1.500

1.000

600

300

B

600

400

300

200

16. Thị trấn Phú Thứ:

Đơn vị tính: Nghìn đồng/m2

Loại đường phố

Vị trí 1

Vị trí 2

Vị trí 3

Vị trí 4

I: A

3.000

1.500

900

600

B

2.200

1.200

700

400

II: A

1.300

900

500

300

B

600

400

300

200

17. Thị trấn Bến Tắm:

Đơn vị tính: Nghìn đồng/m2

Loại đường phố

Vị trí 1

Vị trí 2

Vị trí 3

Vị trí 4

I:

700

400

300

200

II:

400

250

200

150

 

BẢNG GIÁ

ĐẤT SẢN XUẤT KINH DOANH PHI NÔNG NGHIỆP TẠI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP, CỤM CÔNG NGHIỆP, LÀNG NGHỀ
Kèm theo Quyết định số: 4615/2007/QĐ-UBND ngày 21 tháng 12 năm 2007 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Hải Dương

Đơn vị tính: Nghìn đồng/m2

Số TT

Vị trí đất, khu vực đất

Mức giá bình quân

1

Ven Quốc lộ 5A (đoạn trong thành phố Hải Dương)

1.000

2

Ven Quốc lộ 5A (đoạn từ cầu Lai Vu đến giáp Hưng yên)

800

3

Ven Quốc lộ 5A (đoạn còn lại)

750

4

Ven Quốc lộ 18A, 183, 38A, 38B (đường 399), Tỉnh lộ 391, Tỉnh lộ 397 (thuộc địa bàn huyện Gia Lộc và Nam Sách), Tỉnh lộ 392 (thuộc địa bàn huyện Bình Giang), Tỉnh lộ 394

650

5

Ven Quốc lộ 37, Tỉnh lộ 388, 389, 390, 390B, 397 (đoạn còn lại), Tỉnh lộ 392 (đoạn còn lại)

600

6

Các khu vực ven các đường Tỉnh lộ còn lại

550

7

Các khu vực ven các đường Huyện lộ

500

8

Các vùng nông thôn còn lại tại các xã đồng bằng

450

9

Các vùng nông thôn còn lại tại các xã miền núi

400

 

BẢNG GIÁ

ĐẤT Ở TẠI NÔNG THÔN
(Kèm theo Quyết định số: 4615/2007/QĐ-UBND ngày 21 tháng 12 năm 2007 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Hải Dương)

1. Đất ở tại nông thôn ở các vị trí ven đô thị, ven đường giao thông chính (quốc lộ, tỉnh lộ), các đầu mối giao thông, khu thương mại, du lịch và các thị tứ:

Đơn vị tính: Nghìn đồng/m2

Vị trí đất

Loại 1

Loại 2

Loại 3

Loại 4

Loại 5

Loại 6

1

4.000

3.000

2.500

2.000

1.500

1.200

2

2.500

2.000

1.500

1.300

1.000

900

3

1.600

1.500

1.000

800

700

600

4

800

650

500

400

400

400

5

500

450

400

350

350

350

6

300

300

300

300

300

300

2. Đất ở tại các vị trí còn lại ở nông thôn:

Đơn vị tính: Nghìn đồng/m2

Vị trí đất

Xã đồng bằng

Xã miền núi

Nhóm 1

Nhóm 2

Nhóm 1

Nhóm 2

KV1

KV2

KV3

KV1

KV2

KV3

KV1

KV2

KV3

KV1

KV2

KV3

1

1.200

900

500

700

500

300

900

500

300

400

300

200

2

800

600

350

500

300

250

600

350

250

300

200

150

3

500

400

250

300

250

200

400

250

150

200

150

100

4

300

250

200

250

200

170

250

200

100

150

100

80

5

200

200

150

200

150

150

150

150

70

100

70

60

 

BẢNG GIÁ

ĐẤT NÔNG NGHIỆP, LÂM NGHIỆP
(Kèm theo Quyết định số: 4615/2007/QĐ-UBND ngày 21 tháng 12 năm 2007 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Hải Dương)

1. Đất trồng cây hàng năm và đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản:

Đơn vị tính: Đồng/m2

Vị trí đất

Thành phố Hải Dương

Thị trấn thuộc đồng bằng

Xã đồng bằng và thị trấn thuộc miền núi

Xã miền núi

Phường

Trong đê

45.000

60.000

40.000

38.000

32.000

Ngoài đê

42.000

55.000

37.000

35.000

30.000

2. Đất trồng cây lâu năm:

Đơn vị tính: Đồng/m2

Vị trí đất

Thành phố Hải Dương

Thị trấn thuộc đồng bằng

Xã đồng bằng và thị trấn thuộc miền núi

Xã miền núi

Phường

Trong đê

50.000

60.000

45.000

43.000

30.000

Ngoài đê

47.000

55.000

42.000

40.000

28.000

3. Đất rừng sản xuất, rừng phòng hộ và đất rừng đặc dụng:

Đơn vị tính: Đồng/m2

Rừng sản xuất

Rừng phòng hộ

Rừng đặc dụng

14.000

10.000

8.000

 

BẢNG PHÂN LOẠI

CÁC VÙNG ĐẤT ĐỂ XÁC ĐỊNH GIÁ ĐẤT VEN ĐÔ THỊ, VEN ĐƯỜNG GIAO THÔNG CHÍNH (QUỐC LỘ, TỈNH LỘ), CÁC ĐẦU MỐI GIAO THÔNG, KHU THƯƠNG MẠI, DU LỊCH VÀ CÁC THỊ TỨ
Kèm theo Quyết định số: 4615/2007/QĐ-UBND ngày 21 tháng 12 năm 2007 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Hải Dương

Loại 1: Gồm đất thuộc thị tứ Trạm Bóng huyện Gia Lộc, thị tứ Ghẽ huyện Cẩm Giàng; Tỉnh lộ 397 (đoạn thuộc khu vực chợ cá xã Thạch Khôi).

Loại 2: Gồm đất thuộc các thôn xóm của các xã nằm ven nội thành thành phố Hải Dương và ven Quốc lộ 5A (đoạn còn lại), Quốc lộ 38A (đoạn thuộc xã Lương Điền huyện Bình Giang), Quốc lộ 37 (đoạn từ đường 18A đến ngã 4 Thương Binh), Tỉnh lộ 388 mới và cũ (đoạn thuộc xã Hiệp Sơn và đoạn từ Cây xăng đến giáp thị trấn Kinh môn thuộc xã Hiệp An huyện Kinh Môn), Tỉnh lộ 397 (đoạn thuộc xã Gia Tân huyện Gia Lộc), Tỉnh lộ 399 (đoạn ngã tư cầu Gỗ huyện Gia Lộc).

Loại 3: Gồm đất nằm ven Quốc lộ 18A, Quốc lộ 183, Quốc lộ 37 (đoạn từ ngã 4 Thương Binh đến đập hồ Côn Sơn), Quốc lộ 38A (đoạn thuộc huyện Cẩm Giàng), Tỉnh lộ 389 (đoạn thuộc huyện Kim Thành), Tỉnh lộ 392 (đoạn thuộc xã Thái Học huyện Bình Giang), Tỉnh lộ 388 (đoạn thuộc xã Kim Anh và thị tứ Đồng Gia huyện Kim Thành, đoạn còn lại thuộc xã Hiệp An huyện Kinh Môn), thị tứ Phủ huyện Bình Giang, Tỉnh lộ 397 (đoạn thuộc xã Gia Xuyên và đoạn còn lại thuộc xã Thạch Khôi huyện Gia Lộc).

Loại 4: Gồm đất thuộc các thôn xóm của các xã nằm ven thị trấn Sao Đỏ, Lai Cách, Sặt, Nam Sách, Phú Thái và ven Quốc lộ 10, Tỉnh lộ 391 (đoạn từ cây xăng thị trấn Tứ Kỳ đến chợ Yên và từ giáp thành phố Hải Dương đến cầu Kỳ Sơn),  Tỉnh lộ 388 (đoạn còn lại), Tỉnh lộ 389 (đoạn thuộc huyện Kinh Môn), Tỉnh lộ 399 (đoạn còn lại), Tỉnh lộ 397 (đoạn từ thị trấn Gia lộc đến hết thị tứ Hồng Hưng thuộc huyện Gia Lộc và xã Nam Đồng, An Châu, Thanh Lâm huyện Nam Sách), Tỉnh lộ 392 (đoạn còn lại thuộc huyện Bình Giang và thị tứ Chương huyện Thanh Miện), Tỉnh lộ 390 (thuộc địa bàn xã Tân An, Thanh Hải, Thanh Khê, Tân Tiến huyện Thanh Hà và xã Nam Đồng huyện Nam Sách); Quốc lộ 38A (đoạn còn lại).

Loại 5: Gồm đất thuộc các thôn xóm của các xã nằm ven thị trấn Ninh Giang, Gia Lộc, khu vực quanh khu di tích Côn Sơn-Kiếp Bạc, ven Quốc lộ 37 (đoạn từ hồ Côn Sơn đến ngã 3 An Lĩnh), Tỉnh lộ 391 (đoạn từ cầu Kỳ Sơn đến cầu Xe), Tỉnh lộ 397 (đoạn còn lại), Tỉnh lộ 390 (thuộc địa bàn xã Tiền Tiến, Thanh Xá, Thanh Thuỷ huyện Thanh Hà), Tỉnh lộ 390B (thuộc địa bàn xã Cẩm Chế, Việt Hồng, Hồng Lạc huyện Thanh Hà), Tỉnh lộ 392 (đoạn còn lại), Tỉnh lộ 394 (đoạn thuộc huyện Cẩm Giàng và đoạn thuộc xã Thái Học, Long Xuyên, Tân Việt huyện Bình Giang), Tỉnh lộ 395 (đoạn từ xã Gia Tân đến xã Tân Tiến huyện Gia Lộc), Tỉnh lộ 210.

Loại 6: Gồm đất thuộc các thôn xóm của các xã nằm ven các thị trấn còn lại và ven đường Quốc lộ, Tỉnh lộ còn lại trên địa bàn tỉnh

 

BẢNG PHÂN LOẠI

CHI TIẾT ĐƯỜNG, PHỐ TẠI ĐÔ THỊ SỬ DỤNG ĐỂ XÁC ĐỊNH GIÁ ĐẤT (TIẾP THEO)
Kèm theo Quyết định số: 4615/2007/QĐ-UBND ngày 21 tháng 12năm 2007 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Hải Dương

2. THỊ TRẤN SAO ĐỎ:

Đường, phố loại I

Nhóm A

1. Nguyễn Trãi (đoạn từ đường Trần Hưng Đạo đến cổng số 3 chợ Sao Đỏ)

2. Nguyễn Thái Học (đoạn từ ngã 4 Sao Đỏ đến lối rẽ cổng số 1 chợ Sao Đỏ)

Nhóm B

1. Nguyễn Trãi (đoạn từ đường Trần Hưng Đạo đến chợ Mật Sơn)

2. Đường 18A (đoạn từ cổng số 3 chợ Sao Đỏ đến Quán Sui - xã Cộng Hoà)

3. Trần Hưng Đạo (đoạn từ cổng Bệnh viên huyện đến đường Hữu Nghị)

Nhóm C

1. Nguyễn Thái Học (đoạn từ lối rẽ vào chợ Sao Đỏ đến đường đoàn Kết)

2. Đường từ đường Nguyễn Thái Học vào cổng trường Cơ điện

3. Đường từ Nguyễn Thái Học rẽ cổng số 1 đến hết chợ Sao Đỏ

Đường, phố loại II

Nhóm A

1. Hữu Nghị

2. Đoàn Kết

3. Thanh Niên

Nhóm B

1. Trần Hưng Đạo (đoạn từ đường Hữu Nghị đến đường 183)

2. Nguyễn Huệ (đoạn từ ngã 4-Sao đỏ đến đường tàu)

3. Nguyễn Thái Học (đoạn từ đường Đoàn Kết đến đường Hùng Vương)

Nhóm C

1. Đường từ đường Hữu Nghị đến đường Trần Hưng Đạo

2. An Ninh

Đường, phố loại III

Nhóm A

1. Đường 18A (đoạn còn lại trong thị trấn)

2.Trần Bình Trọng (từ Cơ giới 17 đến Rạp hát)

3. Chu Văn An

4. Đường từ đường Trần Hưng Đạo đến Rạp hát

Nhóm B

1. Đường từ đường 18A đến cổng trường Cơ khí cũ

2. Yết Kiêu (thuộc các xã Cộng Hoà, Văn Đức, Thái Học)

3. Nguyễn Huệ (đoạn còn lại)

4. Lê Hồng Phong

5. Tôn Đức Thắng

6. Trần Phú

7. Đường trong khu đô thị mới thị trấn Sao Đỏ, xã Cộng Hoà và Hồ Mật Sơn

Nhóm C

Gồm các đường còn lại

3. THỊ TRẤN SẶT:

Đường, phố loại I

Nhóm A

1- Trần Hưng Đạo (đoạn từ kho lương thực đến đường Thống Nhất)

2- Thống Nhất (đoạn từ đường Trần Hưng Đạo đến ngã 5 mới)

Nhóm B

1- Phạm Ngũ Lão

2- Trần Hưng Đạo (đoạn từ cầu sặt đến kho lương thực )

Nhóm C

1- Trần Hưng Đạo (đoạn từ đường Thống Nhất đến sông Cầu Vồng)

2- Thanh Niên (đoạn khu vực chợ Sặt)

3- Thống Nhất (đoạn từ ngã 5 mới đến cầu Xộp)

Đường, phố loại II

Nhóm A

1- Quang Trung (đoạn từ đường Phạm Ngũ Lão đến đường Thanh Niên)

Nhóm B

1- Đường Quốc lộ 38 mới (đoạn từ cầu Sặt đến ngã 5 mới)

2- Trần Hưng Đạo (đoạn từ sông Cầu Vồng đến điếm khu Hạ xã Tráng Liệt)

3- Đường 392 mới (đoạn từ cầu Xộp đến ốp Thanh Bình)

Nhóm C

1- Đường Điện Biên

2- Đến Thánh (đoạn từ Trần Hưng Đạo đến đường Thanh Niên)

Đường, phố loại III

Nhóm A

1- Đường giáp bờ sông

2- Thanh Niên (còn lại)

3- Lê Quý Đôn (đoạn từ đường Trần Hưng Đạo đến bờ sông)

4- Đền Thánh (đoạn từ đường Thanh Niên đến bờ sông)

Nhóm B

1- Trần Hưng Đạo (đoạn từ điếm khu Hạ đến Nhà thờ Sặt)

2- Đường Quốc lộ 38A cũ (đoạn còn lại trong thị trấn)

3- Chu Văn An (đoạn từ ngã 5 cũ đến XN trắc địa 102)

4- Nguyễn Văn Cừ

5- Quang Trung (đoạn từ đường Thanh niên đến bờ sông)

6- Đường 38A mới (đoạn còn lại trong thị trấn)

Nhóm C

Gồm các đường còn lại

4. THỊ TRẤN GIA LỘC:

Đường, phố loại I

Nhóm A

1- Đường 397 (đoạn từ Đài tưởng niệm đến Đài viễn thông)

Nhóm B

1- Đường 393 (đoạn từ ngã 4 đến cổng trong chợ Cuối)

2- Đường 397 ( đoạn từ Đài viễn thông đến lối rẽ vào hội trường thôn Đức Đại)

3- Đường 397 (đoạn từ cây xăng đến Đài tưởng niệm)

Nhóm C

1- Đường 393 (đoạn từ ngã tư chợ Cuối đến cổng Công An huyện)

2- Đường 397 ( đoạn từ lối rẽ vào hội trường thôn Đức Đại đến cầu Thống Nhất)

Đường, phố loại II

Nhóm A

1- Đường 399 (đoạn từ Cây xăng đến hết khu dân cư mới phía Bắc thị trấn Gia Lộc)

2- Đường 395 (đoạn từ Kho lương thực đến Giếng tròn)

Nhóm B

1- Đường 393 (đoạn còn từ Công An huyện đến nghĩa trang)

Nhóm C

1- Đường 397 (đoạn còn lại trong thị trấn)

Đường, phố loại III

Nhóm A

1- Đường 393 (đoạn còn lại trong thị trấn)

2- Đường 399 (đoạn còn lại trong thị trấn)

Nhóm B

1- Đường 191D (đoạn trong thị trấn)

2- Đường 395 (đoạn từ Giếng tròn đến xã Gia Tân)

Nhóm C

Gồm các đường còn lại

5. THỊ TRẤN LAI CÁCH:

Đường, phố loại I

Nhóm A

1- Quốc lộ 5A (đoạn từ BCH quân sự huyện đến Cầu vượt)

2- Đường 194A (đoạn từ Viện kiểm sát đến Trạm xá)

Nhóm B

1- Quốc lộ 5A (đoạn còn lại trong phạm vi thị trấn)

2- Đường 394 (đoạn Viện kiểm sát huyện đến Trường đào tạo nghề Thương mại và đoạn từ UBND thị trấn Lai Cách đến hết thôn Nghĩa)

Nhóm C

1- Đường trong Khu quy hoạch xây dựng cụm dân cư thị trấn có Bn › 21,5m)

2- Đường 194B (đoạn từ Quốc lộ 5A đi ga Cao Xá)

Đường, phố loại II

Nhóm A

1- Đường trong Khu quy hoạch xây dựng cụm dân cư thị trấn có 13,5 m ≤Bn ≤ 21,5 m)

2- Đường từ Viện kiểm sát huyện đi qua Bảo hiểm xã hội huyện và Phòng giáo dục huyện

3- Đường Cầu vượt Quốc lộ 5A

4- Đường nội thị (từ Kho bạc huyện đến ngã 3 Cầu vượt)

Nhóm B

1- Đường trong Khu quy hoạch cụm dân cư thị trấn có Bn < 13,5 m)

Nhóm C

Gồm các đường còn lại

6. THỊ TRẤN PHẢ LẠI:

Đường, phố loại I

Nhóm A

1- Đường từ ngã 3 Thạch Thuỷ qua ngã 3 cạnh UBND thị trấn đến Chợ

Nhóm B

1- Quốc Lộ 18A mới (đoạn từ cầu Phả Lại đến Ngã 4-Bình Giang)

2- Đường 18A cũ (đoạn từ Văn An đến ngã 3 Thạch Thuỷ)

Nhóm C

1- Đường từ nhà máy thuỷ tinh y tế đến ga Cổ Thành

2-Đường từ đường 18Â cũ qua cổng trường THPT đến ngã 3- UBND thị trấn

3- Đường từ chợ Thành Phao đến đường 18A mới

Đường, phố loại II

Nhóm A

1- Đường Bắc Bình Giang (đoạn từ UBND thị trấn đi Nhà máy thuỷ tinh)

Nhóm B

1- Đường từ đường Quốc lộ 18A mới ra bến phà Phả Lại cũ

Nhóm C

Gồm các đường còn lại

7. THỊ TRẤN NINH GIANG:

Đường, phố loại I

Nhóm A

1- Đường 397 (đoạn từ Bến ô tô đến ngã 3 rẽ vào Cống Sao)

Nhóm B

1- Trần Hưng Đạo

2- Khúc Thừa Dụ (đường vành đai phía Bắc)

Nhóm C

1- Đường Cống Sao

2- Ninh Hoà

3- Đường từ đường Cống Sao đến đường Lê Thanh Nghị (đường vành đai phía Nam)

4- Nguyễn Lương Bằng

Đường, phố loại II

Nhóm A

1- Lê Thanh Nghị (đường vành đai phía Nam)

2- Nguyễn Công Trứ

Nhóm B

1- Ninh Thái

2- Ninh Thịnh

3- Ninh Tĩnh

Nhóm C

Gồm các đường còn lại

8. THỊ TRẤN NAM SÁCH:

Đường, phố loại I

Nhóm A

1- Trần Phú (đoạn từ đường 183 mới đến cầu Mạc Thị Bưởi)

3- Nguyễn Đức Sáu

Nhóm B

1- Trần Hưng Đạo (đoạn từ đường Trần Phú đến khu dân cư gốc Đề)

2- Đường Hùng Vương (đường 183 mới đoạn trong phạm vi thị trấn)

3- Trần Phú (đoạn từ cầu Mạc Thị Bưởi đến hết Huyện uỷ)

Nhóm C

1- Đường Nguyễn Trãi (đoạn từ đường Trần Phú đến đường Thanh Lâm)

2- Đường Mạc Thị Bưởi

3- Đường Mạc Đĩnh Chi

4- Mạc Thị Bưởi

5- Yết Kiêu

6- Đặng Tính

7- Trần Hưng Đạo (đoạn từ khu dân cư gốc Đề đến đường 183 mới)

8- Trần Phú (đoạn từ Huyện uỷ đến đường vào thôn Nhân Hưng)

9- Đường 397 (đoạn còn lại trong thị trấn)

Đường, phố loại II

Nhóm A

1- Đường Nguyễn Trãi (đoạn từ đường Thanh Lâm đén đường 183)

2- Nguyễn Trung Goòng

3- Đường Thanh Lâm

4- Nguyễn Đăng Lành

5- Trần Phú (đoạn còn lại)

Nhóm B

1- Chu Văn An

2- Đỗ Chu Bỉ

Nhóm C

Gồm các đường còn lại

9. THỊ TRẤN PHÚ THÁI:

Đường, phố loại I

Nhóm A

1- Đường 388 (đoạn từ cầu Bất Nạo qua ga Phú Thái đến Quốc lộ 5A)

2- Đường từ Quốc lộ 5A rẽ vào qua Trung tâm y tế huyện đến đường 388

Nhóm B

1- Quốc lộ 5A ( đoạn trong thị trấn)

Nhóm C

1- Đường từ Phòng Bảo hiểm XH qua Công an đến Huyện đội

2- Đường gom ga Phú Thái

3- Đường 388 (đoạn từ Quốc lộ 5A đên cầu Thái)

Đường, phố loại II

Nhóm A

1- Đường từ ngã 4 Huyện uỷ qua Trường mầm non thị trấn đến cầu Bất nạo

Nhóm B

1- Đường 388 (đoạn từ Quốc lộ 5A đên cầu Thái)

2- Đường trục khu dân cư có Bn > 3m

Nhóm C

Gồm các đường còn lại

10. THỊ TRẤN KINH MÔN:

Đường, phố loại I

Nhóm A

1- Đường 388 cũ (đoạn từ đường Cộng Hoà đến cầu Bệnh viện)

2- Đường Cộng Hoà, Vinh Quang đến hết chợ Thị trấn

3- Đường Phúc Lâm (đoạn từ dốc đến chợ Thị trấn)

Nhóm B

1- Đường ngang cắt qua cổng chính của trụ sở UBND huyện

2- Đường 388 cũ (đoạn từ cầu Bệnh viện đến đường 388 mới)

Nhóm C

1- Đường bê tông Nhà máy nước thị trấn Kinh Môn

2- Đường nội thị thuộc khu các cơ quan mới quy hoạch của huyện

3- Đường từ ngã tư Cộng Hoà – Vinh Quang đến cầu Lưu Hạ

4- Đường từ chợ Thị trấn đến bến đò Ngang

Đường, phố loại II

Nhóm A

1- Đường từ Thị trấn đi Minh Hoà (qua làng Lưu Hạ)

Nhóm B

1- Đường ngang (từ nhà ông Kỳ sang phố An Trung)

2- Đường ngang từ đường Phúc Lâm đến đường Vinh Quang

(đoạn cắt qua cổng đường bậc thang trụ sở UBND huyện )

3- đường bờ sông xóm bến Gác

Nhóm C

Gồm các đường còn lại

11. THỊ TRẤN THANH MIỆN:

Đường, phố loại I

Nhóm A

1-Đường 392B (đoạn từ ngã 4-Neo đến vườn hoa)

2-Đường 399 (đoạn từ vườn hoa đến Chi cục thuế)

Nhóm B

1- Đường 399 (đoạn từ vườn hoa đến gốc đa Vàng Hạ)

Đường, phố loại II

Nhóm A

1- Đường 392 (đoạn còn lại trong thị trấn)

2- Đường 399 (đoạn còn lại trong thị trấn)

3- Đường từ ngã 4 -Neo đến Trung tâm giáo dục thường xuyên.

Nhóm B

Gồm các đường còn lại

12. THỊ TRẤN TỨ KỲ:

Đường, phố loại I

Nhóm A

1- Đường Tây Nguyên (đoạn từ đường 391 đến cầu Vạn)

2- Đường 391 (đoạn từ Cầu Yên đến giáp khu dân cư mới của TT Tứ Kỳ)

Nhóm B

1- Đường 391 (đoạn từ khu dân cư mới đến giáp xã Quang Phục)

Đường, phố loại II

Nhóm A

1- Đường 391 (đoạn còn lại trong phạm vi thị trấn)

2- Đường từ đường 391 qua Bệnh viện đến đường vành đai

3- Đường từ đường 391 đến trạm điện

4- Đường vành đai Đông Bắc

Nhóm B

Gồm các đường còn lại

13. THỊ TRẤN CẨM GIÀNG:

Đường, phố loại I

Nhóm A

1- Đường 5B (đoạn từ cầu Sắt đến chợ Cẩm Giàng)

2-Đường từ cửa Ga Cẩm giàng đến trung tâm thị trấn

Nhóm B

1- Vinh Quang

2- Thạch Lam

3- Thanh Niên

4- Chiến Thắng

Đường, phố loại II

Nhóm A

1-Đường 5B(đoạn từ chợ Cẩm giàng đến hết phạm vi thị trấn đi Gia Lương)

2-Đường từ đường 5B đi huyện Gia Lương (đoạn trong phạm vi thị trấn)

Nhóm B

Gồm các đường còn lại

14. THỊ TRẤN THANH HÀ:

Đường, phố loại I

Nhóm A

1- Đường 390 (đoạn từ Cầu Rặng đến ngã 3-Trung tâm thị trấn )

Nhóm B

1- Đường 390 B (đoạn từ ngã 3-trung tâm thị trấn đến cầu Hương)

2- Đường 390 (đoạn còn lại trong thị trấn)

Đường, phố loại II

Nhóm A

1- Đường 390B (đoạn còn lại trong thị trấn)

Nhóm B

Gồm các đường còn lại

15. THỊ TRẤN MINH TÂN:

Đường, phố loại I

Nhóm A

1- Đường 388 mới (đoạn trong thị trấn)

Nhóm B

1- Đường từ Gốc đa đi Tử Lạc

2- Đường 388 cũ (đoạn trong thị trấn)

3- Đường xây dựng trong khu đô thị mới có Bn > 13,5m

Đường, phố loại II

Nhóm A

1- Đường từ Gốc đa đi Hạ Chiểu

3- Đường xây dựng trong khu đô thị mới có Bn ≤ 13,5m

Nhóm B

Gồm các đường còn lại

16. THỊ TRẤN PHÚ THỨ:

Đường, phố loại I

Nhóm A

1- Đường 388 mới (đoạn từ ngã 4 Ngân hàng đến hết khu dân cư số 1)

2- Đường từ ngã 4 đến Bưu điện Nhị Chiểu)

Nhóm B

1- Đường từ ngã 4 đi công trường Lỗ Sơn

2- Đường từ Bưu điện đi cây xăng Vạn Chánh

Đường, phố loại II

Nhóm A

1- Đường từ cây xăng Vạn Chánh đi bến phà Hiệp Thượng

2- Đường từ đường 388 vào dốc Hèo thuộc khu dân cư số 1

3- Đường từ ngã 4 đi Công ty Đá mài

4- Đường 388 mới và cũ (đoạn còn lại trong thị trấn)

Nhóm B

Gồm các đường còn lại

17. THỊ TRẤN BẾN TẮM:

Đường, phố loại I

Nhóm A

1- Đường từ phía Tây cầu Chế biến vòng qua trụ sở UBND xã Bắc An đến tiếp giáp đường sắt (đoạn trong phạm vi thị trấn)

Nhóm B

Gồm các đường còn lại.