BỘ Y TẾ | VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA |
Số: 462-BYT/QĐ | Hà Nội ngày 30 tháng 08 năm 1960 |
BAN HÀNH CÁC BẢNG THUỐC ĐỘC A, B VÀ MỘT QUY CHẾ QUẢN LÝ THUỐC ĐỘC
Căn cứ Nghị định số 965-TTg ngày 11-7-1956 của Thủ tướng Phủ ban hành tạm thời về việc làm các nghề chữa bệnh, hộ sinh, chữa răng, bào chế thuốc và bán thuốc;
Căn cứ vào Thông tư số 7004-BYT/TT ngày 24-8-1956 về việc thi hành Nghị định số 965-TTg;
Căn cứ Thông tư số 396-BYT/TT ngày 28-4-1958 hướng dẫn thi hành bản điều lệ tạm thời về việc cho phép làm các nghề bán thuốc và chữa bệnh Đông y;
Xét cần có một quy chế quản lý thống nhất cho các thuốc độc Đông và Tây;
Theo đề nghị của các ông Giám đốc Vụ Dược chính và Vụ phòng bệnh chữa bệnh,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. – Nay ban hành kèm theo Quyết định này các bảng thuốc độc A, B và một quy chế quản lý thuốc độc.
Điều 2. – Quy chế này nhằm ấn định các chế độ về nhãn, bảo quản, cấp phát, kê đơn, pha chế và bán theo đơn áp dụng cho các loại thuốc độc nói trên và các thuốc thông thường khác.
Điều 3. – Các cơ quan Y tế Nhà nước, cơ sở điều trị, sản xuất hay buôn bán thuốc tây, thuốc nam, thuốc bắc của quốc doanh, hợp tác xã, dân lập hoặc tư nhân và những người làm công tác y tế (Đông và Tây y) thuộc các khu vực nói trên đều phải tuân theo các điều đã ấn định trong quy chế này.
Điều 4. – Những cơ sở và người nào không chấp hành nghiêm chỉnh hoặc làm sai quy chế này sẽ bị cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thi hành kỷ luật tùy theo lỗi nặng hoặc nhẹ.
Điều 5. – Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ban hành. Những điều khoản đã ban hành từ trước về quy chế thuốc độc trái với quy chế này đều bãi bỏ.
Điều 6. – Các ông Chánh văn phòng, Giám đốc Vụ Dược chính, Vụ Phòng bệnh chữa bệnh, Vụ Tổ chức cán bộ chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
| BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ |
BẢNG SẮP XẾP CÁC LOẠI THUỐC ĐỘC
BẢNG A – ĐỘC
I. THUỐC TÂY
Tên thuốc | Tên La Tinh hoặc khoa học | |
1. A-ny-drid ar-sê-ni-ơ và các loại ar-sê-nít | Anhydridum arsenicosum và arsenites | |
2. Acid ar-sê-nic và các loại ar-sê-nát | Acidum arsenicum và arsenates | |
3. Ar-sê-nic sul-fua | Arsenicum sulfuratum | |
4. A-cô-nit (cao, củ, lá và rượu) | Aconiti (extractum, tuben, fo-lium, tinetura). | |
5. A-cô-ni-tin | Aconitinum | |
6. A-drê-na-lin | Adrenalinum | |
7. No-a-drê-na-lin | Noradrenalinum | |
8. A-rê-cô-lin và các muối | Arecolinum và salia | |
9. A-po-mo-phin và các muối | Apomorphinum và salia | |
10. A-trô-pin và các muối | Atropinum và salia | |
11. Bel-la-don (rượu, cao, bột) | Belladonnae (tinctura, extrac-lum, pulvis) | |
12. Can-ta-rid (cá con, bột và rượu) | Cantharidis (insecta, pulvis và tinctura) | |
13. Clô-rô-form | Chloroformium | |
14. Đa-tu-ra (quả, lá, rượu, bột) | Datura stramonium (fructus, folium, tinctura, pulvis) | |
15. Đi-gi-tal (rượu) | Digitalis (tinctura) | |
16. Đi-gi-ta-lin (hay là di-gi-tô-xin) | Digitalinum (Digitoxinum) | |
17. Di-gi-ta-lin (dung dịch 1‰) | Digitalis solutio 1‰ | |
18. Di-ô-nin | Aethylmorphinum hydrochlo-rieum | |
19. E-gô-tin | Extractum Secalis cornuti flui-dum | |
20. E-mê-tic | Stibio Kalium tartricum | |
21. E-zê-rin và các muối | Eserinum hay là physostigmi-mum và salia | |
22. Dầu ba đậu | Oleum crotonis | |
23. Hô-ma-trô-pin và các muối | Homatropinum và salia | |
24. Hy-ô-cy-a-min và các muối | Hyoxiaminium và salia | |
25. Hy-dra-sti-nin và các muối (và các biệt dược như Sê-ca-ly-sat),vv… | Hydrastininum và salia | |
26. Ka-li cy-a-nua | Kalium cyanatum | |
27. Kẽm phos-phua | Zinci phosphidum | |
28. Dung dịch Fu-le | Solutum kalii arsenitis (Solutio arsenicalis Fowleri) (Li-quer) | |
29. Mã tiền (cao, bột, rượu, hạt) | Nucis vomica (extractum, pul-vis, tinctura, semen). | |
30. Ni-cô-tin và các muối | Nicotina và salia | |
31. Ni-trô-ghy-cê-rin | Nitroglycerinum | |
32. Pi-lô-ca-pin và các muối | Pilocarpinum và salia | |
33. Scô-pô-la-min và các muối | Scopolaminum và salia | |
34. Stơ-rô-phan-tin | Strophantin | |
35. Stơ-rô-phan-tus (hạt, cao, rượu) | Strophantus (semen, extractum, tinctura) | |
36. Strye-nin và các muối | Strychninum và salia | |
37. Thủy ngân oxyd | Hydragyrum oxydatum | |
38. Thủy ngân ey-a-nua | Hydragyrum eyanatum | |
39. Thủy ngân ben-zoat | Hydragyrum benzoicum | |
40. Thủy ngân bi-clô-rua | Hydragyrum bichloratum | |
41. Thủy ngân ô-xy-cy-a-nua | Hydragyrum oxycyanatum | |
42. Thủy ngân bi-i-ô-dua | Hydragyrum bijodatum | |
43. Tinh dầu giun | Oleum chénopodii | |
44. U-a-ba-in | Strophanthinum G (Ouabai-num) | |
45. Pan-tô-ca-in (hay là Di-ca-in) | ChlorhydrateP-butylaminoben-zoyle díméthylamino ethanol (Pantocainum Dicainum) | |
46. Pa-pa-vê-rin và các muối | Papaverinum và salia | |
47. Pe-ca-in | Percainum | |
Loại Gây Nghiện | ||
48. Thuốc phiện (nhựa sống, bột, cao và rượu) | Opii (resina, pulvis, extractum và tinclura) | |
49. Mo-phin và các muối | Morphinum và salita | |
50. Mo-phin tiêm và các biệt dược có chất mo-phin như: Xê-đôn (Sédol), Du-na-pho-rin (Dunaphorine) |
| |
51. Di-a-cê-tyl mo-phin hay là Hê-rô-in | Diacétylmorphinum (héroinum) | |
52. Đi-hy-đrô cô-đê-i-nôn và các muối | Dihydrocodeinonum và salia | |
53. Đi-hy-đrô-ô-xy cô-đê-i-nôn (ơ-cô-đal) | Dihydroxycodeinoum (Euco-dalum) | |
54. Đi-hy-đrô-mo-phin-nôn và các muối | Dihydromorphinonum và salia | |
55. Dy-hy-đrô-mo-phin và các muối | Dihydrophorphinum và salia | |
56. Đô-lô-sal hay là Dô-lan-tin, phê-thi-din | Phethiolinae hydrochloridum (Dolosalum hay là Dolanti-nu ) = Chlorhydrate de l’ester éthylique de l’acide l-mé-thyl-4-phénylpipéridine-4-carbonique. | |
57. Lô-da-num Sy-dê-nam | Tinctura opii crocata | |
58. Pan-tô-pông | Pantoponum | |
59. Prô-mê-đôl | Promédolum | |
60. Cô-ca-in và các muối và các loại thuốc tiêm | Cocainum và salita | |
61. Mê-cô-din (Amidone) | Mécodinum (Amidoni hydroch-loridum)=chlor, de 6-dilé-thyl-amino-4, 4 diphényl-3 heptamone | |
62. Spal-sman-gin | Pantopon papavérine atrinal | |
II. THUỐC ĐÔNG | ||
Tên Việt nam | Tên Trung-quốc | |
1. Ba đậu (hạt, đậu) | Ba đậu | |
2. Sâu đậu (cá con) | Ban miêu | |
3. Cây vàng nghệ hay cây dọc (nhựa) | Đằng hoàng | |
4. Hạt củ đậu | Địa qua | |
5. Ngón vàng (lá) | Đoạn trường tháo | |
6. Cây roãn sống (vỏ) | Hoằng nàn | |
7. Lang độc (vỏ, rễ cây) | Lang độc | |
8. Củ chi (hạt sống) | Mã tiên tử | |
9. Cà độc dược (quả, lá) | Man dà la | |
10. Ấu tầu (củ, lá) | Ô đầu, xuyên ô, thiên hùng | |
11. Phụ tử sống |
| |
12. Thạch tín, nhân ngôn | Thạch tín | |
13. Con cóc (trứng, mủ) | Thiềm thừ | |
14. Trúc đào | Trúc đào | |
15. Hùng hoàng | Hùng hoàng | |
BẢNG B – NGUY HIỂM
I. THUỐC TÂY
Tên thuốc | Tên La tinh hoặc khoa học |
1. Am-phê-ta-min (aktê-dron, Ma-xiton) | Amphêtaminum |
2. Am-mô-ni-ác dược dung | Ammonium hydricum solutio |
3. A.C.T.H. | Adrenocorticotrophie hormone (cortieotrophine) |
4. Acid a-cê-tic nguyên chất | Acidum aceticum glaciale (acidum aceticumconcentratum) |
5. Acid clô-ry-đric | Acidum hydrochloricum |
6. Acid a-zô-tic (hoặc ni-tơ-ric) | Acidum nitricum |
7. Acid ni-cô-ti-nic nguyên chất | Acidum nicotinicum |
8. Acid pi-cric nguyên chất | Acidum picricum |
9. Acid phos-phô-ric nguyên chất | Acidum phosphoricum |
10. Acid sul-fu-ric | Acidum sulfuricum |
11. A-đrê-na-lin dung dịch 1‰ | Adrenilinum solutio 1‰ |
12. Bạc ni-tơ-rát | Argetum nitricum |
13. Bột Dô-vơ (Dower) | Pulvis ipecacuanhae opiatus (pulvis Doweri) |
14. Brô-mô-form | Bromoformium (Bromofurmum) |
15. Cô-ca (cao) | Cocoe (extractum) |
16. Cô-đê-in và các muối | Codeinum và salia |
17. Ca-lô-mel | Hydragyrum chloratum mite (Calomel calomelas) |
18. Chì a-cê-tat | Plombum aceticum |
19. Clô-ral hy-đrat | Chloratum hydratum |
20. Crê-ô-zot | Creosolum |
21. Cry-za-rô-bin (acid cry-zô-fa-nic) | Chrysarobinum |
22. Cô-ti-zôn | Cortison (Hydroxy 17 dehydro 11 corticostérone) |
23. Đi-cu-ma-rin hoặc đi-cu-ma-rol | Méthylène-3-3’ – bis hydroxy-4-4 coumarine |
24. E-mê-tin và các muối | Emetinum và salia |
25. E-phê-drin và các muối | Ephedrinum và salia |
26. Cao tuyến giáp trạng | Thyreoidinum pulveratum siccum (glandula thyreodea siccata) |
27. Fo-môl | Formaldchydum solutum (Formalinum) |
28. Gai-a-côl | Guajacolum |
29. I-ôd | Iodum (Jodum) |
30. In-su-lin | Insulinum |
31. I-pê-ca (bột, cao rượu, xi-rô) | Ipecacuanhae (pulvis, extractum, tinetura, syrupus) |
32. Ju-ski-am (cao, lá, hạt, bột, rượu) | Hyoxyami nigvi (extractum, folium, semen, pulvis, tinetura) |
33. Kali clô-rat | Kalium chloricum |
34. Kali hy-đrô-xid | Hydroxydatum (Kalium causticum) |
35. Mê-tyl-ti-u-ra-cil | Méthelthiouracilum |
36. Na-tri hy-đrô-xid | Natrium hydroxydatum (natrium caustium) |
37. Nước cất anh đào | Aqua amygdalarum amararum |
38. Pla-smo-chin (Pla-smô-kin) | Plasmochinum |
39. Phê-nôl | Phenolum |
40. Pla-smô-cid | Plasmocidum |
41. Pos-hy-pô-phyz và các loại tương tự như Rê-tơ-rô-pi-tu-tuyn, Pi-tuy-lô-bin, v.v... |
|
42. Pel-lơ-ti-rin và các muối | Pelletiecrinum và salia |
43. Rê-ze-pin, se-pa-zin |
|
44. Rượu pa-rê-gô-ric | Tinetura opii benzoica |
45. Viên rửa |
|
46. Spa-tê-in và các muối | Spartenium và salia |
47. Viên giun |
|
48. San-tô-nin | Santonium |
49. Sa-ca-rin | Saccharinum |
50. Strep-to-my-cin | Streptomycine |
51. Thủy ngân | Hydrargyrum |
52. Thủy ngân sul-fua | Hydrargyrum sulfuratum |
53. Thuốc mỡ thủy ngân | Unguentum hydrargyri |
54. Thuốc mỡ thủy ngân và ben-la-đôn | Unguentum hydrargyri et belladonnae |
55. Tê-tra clô-ro-ê-ty-len | Tétrachloroacthylenum |
56.Tê-tra clô-rua-ca-bon | Carboncii tétrachloridum |
57. Tơ-ri-ô-xy-mê-ty-len | Trioxymethylenium (paraformgaldehydum) |
58. Xi-rô a-cô-nit | Syrupus aconiti |
59. Xi-rô ben-la-đôn | Syrupus belladonnae |
60. Xi-rô brô-mô-from | Syrupus bromoformii |
61. Xi-rô Cô-dê-in | Syrupus Codeini |
62. Xi-rô Đi-gi-tal | Syrupus Digitalis |
63. Xi-rô Mo-phin | Syrupus Morphini |
64. Xi-rô Tê-ba-ic | Syrupus Opii |
65. Vi-ta-min D và các biệt dược |
|
Các loại thuốc ngủ | |
66. Phê-nô-ba-bi-tal Ga-đê-nal, Lu-mi-nal | Acidum phénylaethybarbituricum (Phenobarbitonum) |
67. Vê-rô-nal (Ba-bi-tal) | Acidum Diaethyl barbituricum (Barbitonum) |
68. Prô-mi-nal | N-Méthylacthyl-phenyl barbituricum (Méthylphénobarbitonum) |
69. Sun-fô-nal | Diáethylsulfone-dinaethylmêthanum (sulfonalum) |
70. In-tra-na-côn | Natrium allyl cyclohexennyl thiobarbiturique |
71. E-vi-pan | Evipan |
72. Sô-nê-ryl | Butobarbitonum (Bytyl éthyl malonylurée) |
73. Al-lu-val fort, v.v... |
|
74. Prô ca-in, (nô-vô-ca-in) | Procainum hydro chloricum (Novocainum) |
75. Stô-va-in | Amylaini hydrochloridum (stovainum) |
76. Thy-rô-i-din |
|
77. Thy-rô-xyn |
|
Các loại nội tiết tố | |
78. Fô-li-cu-lin và các muối | Folliculinum (Estronum) et salia |
79. Prô-je-stê-rôn | Progesterinum |
80. O-stơ-ra-đi-ol | Dihydrofolliculium |
81. Gy-ne-stơ-rin |
|
82. Pro-ge-stin, v.v... |
|
Các loại ơ-stơ-rô-jen tổng hợp như: | |
83. Stin-be-stơ-rôn | Diaethyl stibestrol Diéthylstilboestrol |
84. Te-sto-stê-rôn | Testostéronum |
85. Stê-ran-drin |
|
86. A-gô-vi-rin |
|
87. Nô-ve-stơ-rin |
|
88. Ô-stơ-rông |
|
89. He-za-no-stơ-rôn, v.v… |
|
Các dẫn xuất hữu cơ lợi tiểu của thủy ngân như: | |
90. Nép-tal |
|
91. Nô-vu-rít, v.v… |
|
Các loại thuốc có muối hữu cơ của thạch tín như: | |
92. Ar-re-nal | Arrenalum |
93. Na-tri Ca-cô-đy-lat | Natrium cacodylicum |
94. Sắt ca-cô-đy-lat | Ferrum cacodylicum |
95. Nô-va-sê-no-ben-zol | Novarsenolum |
96. Sun-fa-sê-nôl, v.v… |
|
97. A-cê-ty-lar-san |
|
98. Stô-va-sol và các loại tương tư như a-cê-ta-sol, spi-rô-cid-ca-ba-son… |
|
Các loại thuốc chống dị ứng (antihistaminique) như: | |
99. Nê-ô-an-te-gan |
|
100. Phê-ne-gan |
|
101. Plê-gô-magin |
|
102. Thi-an-tet-tan |
|
103. Thi-an-tan, v.v… |
|
Các loại cu-rar tổng hợp như: | |
104. Fla-xê-dil (hay là tri-cu-ran) | Triiodo éthylate de tri (Bdia thylamino ethoxy 1-2-3 ben zène) |
105. Di-pla-cin | Diplacinum |
II. THUỐC ĐÔNG | |
1. Cam toại (củ) | Cam toại |
2. Dam phàn | Dam phàn |
3. Cây roãn (vỏ) chế | Hoàng nàn chế |
4. Khinh phấn | Khinh phấn |
5. Cây xoan đâu (vỏ, rễ) | Khô luyên |
6. Lôi hoàng | Lôi hoàng (Bắc) |
7. Mật đà tăng | Mật đà tăng |
8. Mã tiền chế (hạt) | Mã tiền chế |
9. Phụ tử chế | Phụ tử chế |
10. Sơn tử cô (lá, củ) | Sơn tử cô |
11. Xạ hương | Xạ hương |
12. Thủy ngân | Thủy ngân |
BẢNG KÊ NHỮNG HÌNH THỨC THUỐC ĐÃ PHA CHẾ THEO LIỀU LƯỢNG SAU ĐÂY ĐƯỢC MIỄN XẾP VÀO BẢNG A VÀ B
A. THUỐC TÂY:
Số thứ tự | TÊN THUỐC | HÌNH THỨC THUỐC | Nồng độ của thuốc đã pha chế tính theo p.100 | Liều lượng của thuốc đã pha chế. Đơn vị gram | Trọng lượng tối đa của nguyên chất giao cho người dùng. Đơn vị gram | |||||
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | |||||
1 | An-ni-drit ar-sê-ni-ơ | - Dùng ngoài da | 0,10 |
| 0,10 | |||||
các hình thức khác | 0,025 | 0,001 | 0,01 | |||||||
2 | A-cô-nít (bột) | - Tất cả các hình thức | 0,50 | 0,02 | 0,50 | |||||
3 | A-cô-nít (cao) | - Dùng ngoài da | 0,25 |
| 0,25 | |||||
các hình thức khác | 0,25 | 0,01 | 0,25 | |||||||
4 | A-cô-nít (rượu) | - Dùng ngoài da |
|
| 10, | |||||
các hình thức khác | 5, | 0,10 | 5, | |||||||
5 | A-drê-na-lin | - Tất cả các hình thức trừ Áerosol | 0,10 | 0,001 | 0,01 | |||||
6 | A-pô-mo-phin và các muối | - Tất cả các hình thức | 0,01 | 0,001 | 0,01 | |||||
7 | A-rê-cô-lin và các muối | - Tất cả các hình thức | 0,002 | 0,0002 | 0,002 | |||||
8 | Ar-sê-ni-at kiềm hoặc kiềm thô | - Dùng ngoài da | 0,25 |
| 0,05 | |||||
các hình thức khác | 0,06 | 0,001 | 0,05 | |||||||
9 | Ar-sê-ni-at sắt | - Dùng ngoài da | 2, |
| 2, | |||||
các hình thức khác | 0,50 | 0,01 | 0,50 | |||||||
10 | A-trô-pin và các muối | - Các thuốc nhỏ và mở dùng bôi mắt |
|
|
| |||||
các thuốc dùng ngoài da | 0,50 |
| 0,10 | |||||||
các hình thức khác | 0,005 | 0,00025 | 0,005 | |||||||
11 | E-gô-tin | - Tất cả các hình thức | 2,5 | 0,25 | 3, | |||||
12 | E-zê-rin và các muối | - Các thuốc nhỏ mắt và thuốc mở dùng bôi mắt | 1, |
| 0,05 | |||||
các hình thức khác | 0,01 | 0,001 | 0,005 | |||||||
13 | Bel-la-đôn (bột) | - Dùng ngoài da | 5, |
| 10, | |||||
Các hình thức khác | 1,5 | 0,05 | 1, | |||||||
14 | Bel-la-đôn (cao) | - Bougies, crayon, trứng, đạn |
| 0,05 | 0,15 | |||||
dùng ngoài da | 25, |
| 5, | |||||||
Các hình thức khác | 0,30 | 0,02 | 0,15 | |||||||
15 | Clô-rô-form | - Dùng ngoài da | 30, |
| 20, | |||||
Các hình thức khác | 1,5 | 0,10 | 5, | |||||||
16 | Đa-tu-ra (lá) | - Dùng ngoài da | 5, |
| 10, | |||||
Các hình thức khác | 1,5 | 0,10 | 1, | |||||||
17 | Đa-tu-ra (bột) | - Dùng ngoài da | 5, |
| 10, | |||||
Các hình thức khác | 1,5 | 0,10 | 1, | |||||||
18 | Đa-tu-ra (cao) | - Thuốc trứng, đạn |
| 0,05 | 0,30 | |||||
Dùng ngoài da | 25, |
| 10, | |||||||
Các hình thức khác | 0,30 | 0,02 | 0,15 | |||||||
19 | Đi-gi-tal (rượu) | - Tất cả các hình thức | 20, | 0,50 | 3, | |||||
20 | Mã tiền (bột) | - Tất cả các hình thức | 0,50 | 0,05 | 1, | |||||
21 | Mã tiền (cao) | - Dùng ngoài da | 1, |
| 1, | |||||
Các hình thức khác | 0,10 | 0,05 | 1, | |||||||
22 | Mã tiền (rượu) | - Dùng ngoài da | 25, |
| 25, | |||||
Các hình thức khác | 20, | 0,60 | 10, | |||||||
23 | Fa-vê-rin và các muối | - Bougien, crayon, trứng, đạn |
| 0,04 | 0,20 | |||||
Các hình thức khác | 1, | 0,03 | 0,30 | |||||||
24 | Strô-phan-tus (cao) | - Tất cả các hình thức | 0,10 | 0,001 | 0,03 | |||||
25 | Strô-phan-tus (rượu) | - Tất cả các hình thức | 10, | 0,01 | 0,30 | |||||
26 | Tinh dầu giun | - Thuốc để uống | 2,5 | 0,23 | 0,50 | |||||
27 | Hô-ma-trô-pin và các muối | - Các thuốc nhỏ mắt và thuốc mở dùng bôi mắt | 1, |
| 0,05 | |||||
Các hình thức khác | 0,10 | 0,0005 | 0,01 | |||||||
28 | Hy-ô-cy-a-min và các muối | - Các thuốc nhỏ mắt và thuốc mở dùng bôi mắt | 0,25 |
| 0,05 | |||||
Dùng ngoài da | 0,25 |
| 0,03 | |||||||
Các hình thức khác | 0,0025 | 0,00015 | 0,0025 | |||||||
29 | Dung dịch Fu-le | - Tất cả các hình thức | 2,5 | 0,10 | 2,5 | |||||
30 | Hy-đra-sti-nin | - Dùng ngoài da | 0,50 |
| 0,50 | |||||
Các hình thức khác | 0,10 | 0,025 | 0,15 | |||||||
31 | Ni-trô-ghy-cê-rin | - Tất cả các hình thức | 0,002 | 0,0004 | 0,002 | |||||
32 | Pi-lô-ca-pin và các muối | - Thuốc nhỏ mắt, nhỏ mũi, mỡ bôi mắt | 2, |
| 0,20 | |||||
Dùng ngoài da | 2, |
| 0,10 | |||||||
Các hình thức khác | 0,05 | 0,005 | 0,05 | |||||||
33 | Phos-phua kẽm | - Tất cả các hình thức | 0,40 | 0,005 | 0,20 | |||||
34 | Scô-pô-la-min và các muối | - Thuốc nhỏ mắt, mỡ bôi mắt | 0,25 |
| 0,05 | |||||
Dùng ngoài da | 0,25 |
| 0,05 | |||||||
Các hình thức khác | 0,0025 | 0,0003 | 0,001 | |||||||
35 | Stich-min và các muối | - Tất cả các hình thức | 0,05 | 0,001 | 0,01 | |||||
36 | Thủy ngân cy-a-nua | - Dùng ngoài da | 0,025 |
| 0,05 | |||||
Thuốc nhỏ mắt, mỡ bôi mắt | 0,02 |
| 0,002 | |||||||
37 | Thủy ngân bi-clô-rua | - Tất cả các hình thức | 0,10 | 0,01 | 0,20 | |||||
38 | Thủy ngân ô-xi-a-nua | - Dùng ngoài da | 0,025 |
| 0,05 | |||||
Thuốc nhỏ mắt, mỡ bôi mắt | 0,02 |
| 0,002 | |||||||
39 | Thủy ngân bi-i-ô-dua | - Dùng ngoài da | 0,10 |
| 0,20 | |||||
Các hình thức khác | 0,10 | 0,01 | 0,10 | |||||||
40 | Thuốc phiện (cao) | - Dùng ngoài da | 1, |
| 0,20 | |||||
Các hình thức khác | 1, | 0,025 | 0,10 | |||||||
41 | Thuốc phiện (bột) | - Dùng ngoài da | 2, |
| 0.5 | |||||
Các hình thức khác | 2, | 0,005 | 0,20 | |||||||
42 | Thủy ngân ô-xyd | - Dùng thuốc mỡ tra mắt | 5, |
| 1, | |||||
Dùng ngoài da | 5, |
| 2, | |||||||
43 | Thuốc phiện (rượu) | - Dùng ngoài da | 20, |
| 10, | |||||
Các hình thức khác | 20, | 0,50 | 0,50 | |||||||
44 | Mo-phin và các muối | - Dùng ngoài da | 0,20 |
| 0,05 | |||||
45 | Co-ca-in và các muối | - Thuốc, trứng, đạn | 0,10 | 0,01 | 0,05 | |||||
Dùng ngoài da | 0,10 |
| 0,25 | |||||||
Các hình thức khác | 0,10 | 0,001 | 0,03 | |||||||
46 | Đi-ô-nin | Thuốc nhỏ mắt, và mỡ bôi mắt | 1, |
| 0,10 | |||||
Các hình thức khác | 0,20 | 0,03 | 0,20 | |||||||
BẢNG B | ||||||||||
1 | A-cid pi-cric | - Dùng ngoài da | 1, |
| 2, | |||||
2 | A-rê-nal và caco Na | - Tất cả các hình thức | 0,20 | 0,05 | 0.20 | |||||
3 | Bạc ni-trat | - Crayon | 90, |
| 5, | |||||
Thuốc nhỏ mắt | 1, |
| 0,10 | |||||||
Các hình thức | 1, | 0,015 | 0,10 | |||||||
4 | Brô-mô-form | - Tất cả các hình thức | 0,50 | 0,10 | 1, | |||||
5 | Cô-ca (cao, lỏng) | - Tất cả các hình thức | 6, | 3, | 30, | |||||
6 | Cô-đê-in và cao muối | - Tất cả các hình thức | 0,20 | 0,04 | 0,20 | |||||
7 | Clô-ral | - Dùng ngoài da | 15, |
| 10, | |||||
Các hình thức khác | 6, | 1, | 6, | |||||||
8 | Crê-ô-zôt | - Thuốc, trứng, đạn |
| 0,50 | 5, | |||||
Dùng ngoài da | 10, |
| 5, | |||||||
Các hình thức khác | 3, | 0,25 | 2, | |||||||
9 | E-mê-tin và các muối | - Tất cả các hình thức | 6, | 0,06 | 0,40 | |||||
10 | E-phê-đrin và các muối | - Tất cả các hình thức | 5, | 0,10 | 0,50 | |||||
| 11 | Fô-môl | - Tất cả các hình thức | 10, |
| 5, | ||||
| 12 | Gai-a-col | thuốc tiêm | 3, | 0,15 | 1,1 | ||||
| Dùng ngoài da | 10, |
| 10, | ||||||
| Các hình thức khác | 3, | 0,25 | 1,5 | ||||||
| 13 | Ca-lô-mel | - Dùng ngoài da | 10, |
| 5, | ||||
| Các hình thức khác | 10, | 0,01 | 0,10 | ||||||
| 14 | Ju-ski-am (lá và bột) | - Dùng ngoài da | 5, |
| 20, | ||||
| Các hình thức khác | 1,5 | 0,10 | 1, | ||||||
| 15 | Ju-ski-am (cao) | - Dùng ngoài da | 25, |
| 10, | ||||
| Các hình thức khác | 0,50 | 0,05 | 0,30 | ||||||
| 16 | I-ôd | - Tất cả các hình thức | 10, | 0,02 | 2, | ||||
| 17 | I-pê-ca (bột) | - Tất cả các hình thức |
| 1, | 1, | ||||
| 18 | I-pê-ca (cao ) | - Tất cả các hình thức | 20, | 0,20 | 0,20 | ||||
| 19 | I-pê-ca (rượu) | - Tất cả các hình thức |
| 10, | 10, | ||||
| 20 | I-pê-ca (xi-rô) | - Tất cả các hình thức |
|
| 100, | ||||
| 21 | Hùng hoàng (sun-fua ar-sê-nic) | - Dùng ngoài da | 4, |
| 2, | ||||
| 22 | Kali- clô-rat | - Tất cả các hình thức | 10, | 0,50 | 25, | ||||
| 23 | Nước cất anh đào | - Dùng ngoài da | 30, |
| 100, | ||||
| Các hình thức khác | 10, | 1, | 10, | ||||||
| 24 | Phê-nôl | - Thuốc, đạn | 1, | 0,05 | 0,30 | ||||
| - Các hình thức khác | 15, |
| 20, | ||||||
| 25 | Spa-tê-in và các muối | - Tất cả các hình thức | 0,5 | 0,05 | 0,50 | ||||
| 26 | Thuốc mỡ thủy ngân | - Bougien, crayon, thuốc trứng, đạn |
| 0,10 | 2, | ||||
| thuốc mỡ | 20, |
| 2, | ||||||
| 27 | Thuốc mỡ thủy ngân và bel-la-đôn | - Bougien, crayon, thuốc trứng, đạn, |
| 0,10 | 2, | ||||
| thuốc mỡ | 25, |
| 10, | ||||||
| 28 | Tri-ô-xy mê-ti-len | - Dùng ngoài da | 1, |
| 1,5 | ||||
| 29 | San-tô-nin | - Tất cả các hình thức | 1, | 0,05 | 0,30 | ||||
| 30 | Bôt-Dô-vơ | - Tất cả các hình thức |
| 0,10 | 2, | ||||
| 31 | Các loại thuốc tê | - Các hình thức kể cả thuốc tiêm | 1,5 | 0,03 | 0,50 | ||||
| 32 | Fô-li cu-lin và các muối | - Tất cả các hình thức | 0,02 | 0,0001 | 0,01 | ||||
|
| Các muối hữu cơ như |
|
|
|
| ||||
| 33 | Stô-vac-sôl | - Thuốc bôi miệng, súc miệng | 5, |
| 2, | ||||
| Dùng ngoài da | 5, |
| 5, | ||||||
| Các hình thức khác | 5, | 0,25 | 1,5 | ||||||
|
34 |
Nô-va-sê-bên-zôl | - Thuốc bôi miệng, súc miệng | 5, |
| 3, | ||||
| Dùng ngòai da | 5, |
| 3, | ||||||
| Các hình thức khác | 2, | 0,20 | 1, | ||||||
| 35 | Các loại thuốc ngủ | - Thuốc trứng đạn |
| 0,20 | 2, | ||||
| - Các hình thức khác | 0, | 0 | 0, | ||||||
| 36 | Pel-lơ-ti-ê-rin và các muối | - Tất cả các hình thức | 1, | 0,40 | 0,40 | ||||
| 37 | Rượu ju-ski-am | - Tất cả các hình thức | 25, | 1 | 10, | ||||
| 38 | Vitamin D | - Tất cả các hình thức | 0,05 | 0,0005 | 0,01 | ||||
| (20.000 đ.v.) 1ml | (20.000đv) | (400.000đv) | |||||||
THUỐC MIỄN ĐỘC NHƯNG PHẢI BÁN HẠN CHẾ
- Rượu Parégoric Mỗi lần bán cho 1 người lớn dùng không được quá 20cc
- Xi-rô A-cô-nit - 100gr
- Xi-rô be-la-đôn - 100gr
- Xi-rô Brômoform - 250gr
- Xi-rô Cô-đê-in - 200gr
- Xi-rô Di-gi-tal - 200gr
- Xi-rô mo-phin - 30gr
- Xi-rô Tê-ba-ic - 30gr
- Viên rữa - 15 viên
Những thuốc hạn chế này không áp dụng dự trù của các cơ quan.
B. THUỐC ĐÔNG:
Tất cả những thuốc cao, đơn, hoàn, tán đã được Hội đồng Đông y duyệt công thức thì được miễn xếp vào bảng A, B.
PHÂN LOẠI THUỐC ĐỘC ĐÔNG VÀ TÂY
Điều 1. – Các thuốc Đông và Tây dùng trong công tác y tế chia ra làm hai bảng A và B (kèm theo Quyết định số 462-BYT/QĐ ngày 30 tháng 8 năm 1960).
Điều 2. – Thuốc độc bảng A gồm những vị thuốc nguyên chất, thành phẩm hoặc biệt dược độc với liều lượng nhỏ có thể nguy hại cho tính mạng người trong đó có một số thuốc dùng lâu có thể mắc nghiện:
Thuốc độc bảng B gồm những vị thuốc nguyên chất thành phẩm, hoặc biệt dược nguy hiểm cần phải để riêng không để lẫn với thuốc bảng A và các thuốc thường.
QUY ĐỊNH VỀ NHÃN THUỐC ĐÔNG VÀ TÂY
MỤC A - Thuốc bảng A
Điều 3. – Nhãn trắng có viền đen xung quanh chiều rộng đường viền bằng 1/6 cạnh ngắn của nhãn; phía bên trái có hình tròn mang dấu hiệu “đầu lâu 2 xương chéo”. Phía bên phải có hình tròn chữ ghi “Độc”.
Ở giữa ghi tên thuốc.
Phía dước ghi: liều tối đa 1 lần và 24 giờ, trọng lượng của bì (không kể nút và xi).
Thuốc pha chế:
2. THUỐC TIÊM:
a) Bao gói: Nhãn trắng ở dưới có vạch đen rộng bằng 1/6 cạnh ngắn của nhãn.
Ở giữa: phía trên ghi “Thuốc tiêm”, số lượng ống của mỗi hộp, phía dưới ghi tên thuốc, tỉ lệ hoạt chất, cách dùng như: tiêm dưới da, bắp thịt, hay tĩnh mạch. Hạn dùng nếu có và số kiểm soát.
b)Ống tiêm: Tên thuốc in mực đen và lượng của mỗi ống. Nếu thuốc tiêm ở bệnh viện đóng vào chai có thể viết bằng mực xanh hoặc tím.
3. THUỐC DÙNG NGOÀI (thuốc trứng, thuốc đạn, xoa bóp, thuốc mỡ, nhỏ mắt, súc miệng, vv…).
Nhãn trắng có viền vàng 3 phía. Ở dưới có vạch đen rộng bằng 1/6 cạnh ngắn của nhãn.
Ở giữa tên thuốc và nồng độ sát phía trên vạch đen ghi bằng chữ to “không được uống”.
Nếu là thuốc nước dùng để trị bệnh đau mắt thì có vẽ thêm hình ống nhỏ giọt và con mắt.
Mục B - Thuốc bảng B
Điều 5. – Nhãn trắng có viền màu đỏ máu xung quanh chiều rộng đường viền bằng 1/6 cạnh ngắn của nhãn, phía bên trái có hình tròn ghi “nguy hiểm”.
Ở giữa ghi tên thuốc.
Phía dưới ghi liều tối đa một lần và 24 giờ, trọng lượng của bì (không kể nút và xi).
Thuốc pha chế:
2. THUỐC TIÊM:
a) Bao gói: Nhãn trắng ở dưới có vạch màu đỏ máu rộng bằng 1/6 cạnh ngắn của nhãn.
Phía trên chính giữa ghi “thuốc tiêm” và số lượng ống của mỗi hộp.
Ở giữa ghi tên thuốc, tỉ lệ hoạt chất, cách dùng như: tiêm dưới da, bắp thịt hoặc tĩnh mạch. Hạn dùng nếu có và số kiểm soát.
b) Ống tiêm: Tên thuốc in mực đỏ và lượng thuốc của mỗi ống.
Nếu thuốc tiêm ở bệnh viện đóng chai thì tên thuốc viết bằng mực đỏ.
3. THUỐC DÙNG NGOÀI: thuốc trứng, thuốc đạn, xoa bóp, thuốc mỡ, súc miệng,vv…
Nhãn trắng có viền vàng 3 phía ở dưới có vạch màu đỏ máu rộng bằng 1/6 cạnh ngắn của nhãn. Ở giữa ghi tên thuốc và nồng độ.
Sát phía trên vạch đỏ ghi bằng chữ to “không được uống”.
Nếu là thuốc nước dùng trị bệnh đau mắt thì vẽ thêm hình ống nhỏ giọt và con mắt.
Mục C – Các quy định khác về nhãn
Điều 7. – Đối với thuốc A, B miễn độc thì nhãn cũng phải trình bày giống như thuốc độc A, B khác.
Điều 8. – Đối với thuốc trẻ em thì cần có thêm nhãn phụ có in “hình trẻ em”.
Điều 9. – Bất cứ một thứ thuốc nào cũng đều phải có nhãn như đã quy định và nhãn phải trình bày cho cân đối, thích hợp. Khi nhãn mờ hoặc sắp bong thì phải thay ngay.
Điều 10. - Những điều khoản này chỉ áp dụng cho những chất độc bảng A và B thuốc độc Đông và Tây dùng trong việc điều trị.
Điều 11. - Tất cả những dạng thuốc có chất độc bảng A và B cùng theo một chế độ chung như những thuốc nguyên chất trừ những loại pha chế loãng đã được quy định là miễn độc thì được miễn xếp vào bảng A và B.
Mục A - Chế độ quản lý
Điều 12. - Ở các xí nghiệp dược phẩm, Quốc doanh Y- Dược phẩm, cơ sở điều trị, các cửa hàng thuốc tây, các dược sĩ phải trực tiếp quản lý thuốc độc bảng A và B. Trường hợp dược sĩ đi vắng, thủ trưởng đơn vị có thể chỉ định một dược tá tạm thay dưới sự trách nhiệm trực tiếp của thủ trưởng chuyên môn hoặc người được ủy nhiệm khi thủ trưởng đi vắng. Trong thời gian tạm thay, khi cân thuốc độc A, B cần có thêm một cán bộ chuyên môn khác cùng kiểm soát lại.
Trường hợp những đơn vị không có dược sĩ thì phải chỉ định một dược tá có khả năng để chuyên trách tủ thuốc độc; dược tá này chịu trách nhiệm chính về việc xuất nhập, thừa thiếu sổ sách chứng từ của thuốc. Thủ trưởng chuyên môn (bác sĩ, hoặc y sĩ) của đơn vị phải giúp đỡ dược tá đó trong công tác và cùng trực tiếp chịu trách nhiệm về việc quản lý thuốc độc trong đó trách nhiệm chính của Thủ trưởng là xét duyệt cấp phát thuốc độc để sử dụng cho đúng.
Điều 13. – Đối với những đơn vị không có dược sĩ thì cấm không được pha chế các thuốc có chất độc A, B.
Điều 14. – Các thuốc độc A, B không trực tiếp dùng vào việc điều trị như thuốc hóa nghiệm vi trùng, v.v… thì giữ ở kho và không để ở phòng bào chế.
Điều 15. - Tủ thuốc trực nhật ở các bệnh viện chỉ được để một số tối thiểu thuốc thành phẩm nhất định. Tủ này mỗi khi mở xong phải khóa và niêm lại.
Điều 16. Ở các phòng bào chế, kho thuốc, phòng trực, phòng làm việc của các y, bác sĩ phải treo một bảng hướng dẫn phương pháp chống ngộ độc với những thuốc độc A, B thường gặp.
Điều 17. - Về đông dược thì các lương y có kê đơn kiêm bán thuốc hoặc các người phụ trách chuyên môn các cửa hàng bán thuốc Nam thuốc Bắc chịu trách nhiệm quản lý thuốc độc. Trường hợp không có cán bộ chuyên môn phụ trách cửa hàng thì phải cử người có chuyên môn khá để chuyên trách về thuốc độc.
Mục B. - Chế độ bảo quản và sử dụng
b) Trong tủ đựng các thuốc độc A, B phải treo một bảng kê các vị thuốc có trong tủ theo thứ tự a, b, c. Trong tủ này cũng như ở phòng pha chế cần có bảng liều tối đa.
c) Khi cân, đong để pha chế thì dược sĩ hoặc người được ủy nhiệm phải đọc kỹ tên thuốc ít nhất là 2 lần trước và sau khi đong hoặc cân, và phải kiểm tra lại quả cân.
d) Đối với thuốc mất nhãn hoặc đã biến chất thì phải xác định lại bằng phương pháp khoa học rồi mới được dùng.
Điều 19. – Nhận thuốc độc A, B cùng một lúc với nhiều thuốc khác thì đơn vị phải lập Hội đồng kiểm kê; nếu số lượng thuốc độc ít nhất thì phải có 2 người cùng kiểm kê.
Nếu khi kiểm kê có thừa, thiếu thuốc độc A, B thì phải ghi số lượng đó vào biên bản toàn bằng chữ, tránh viết bằng con số và gửi kèm theo biên bản các phiếu đóng gói trong hòm thuốc về đơn vị đã cấp để tra cứu.
Lúc nhận thuốc độc A, B về, nếu những chai lọ lẻ hoặc gói lẻ chưa kịp kiểm kê thì cũng phải nhập vào tủ thuốc độc hay khu vực quy định chứ không để lẫn lộn với các thuốc khác.
Điều 20. – Các dụng cụ và chai lọ đựng thuốc độc A, B (Đông và Tây) không được dùng để đựng thức ăn.
Mục C - Chế độ kê đơn và cấp phát
Điều 21. - Được kê đơn thuốc độc A, B phải là bác sĩ, y sĩ làm việc với Nhà nước hoặc được phép hành nghề tư. Đối với thuốc độc A, B cũng như thuốc thường Đông và Tây trên đơn thuốc, người kê phải ghi rõ; cách dùng thuốc, ngày, tháng, tên, địa chỉ của người kê đơn và tên, tuổi, địa chỉ của bệnh nhân. Tên thuốc, tên bệnh phải dùng danh từ thường dùng, không dùng danh từ nước ngoài khi ta đã có danh từ thay thế. Chữ viết phải rõ ràng, dễ đọc, và nếu có liều lượng thuốc độc bảng A thì phải viết cả chữ.
Nếu là thuốc dùng bằng giọt, thì số thuốc phải bằng chữ La mã, và chữ giọt phải viết cả chữ, không được viết tắt là “g”. Đơn không được tẩy xóa, nếu có sửa chữa thì người kê đơn phải xác nhận và ký tên ở dưới.
Điều 22. – Các cửa hàng hoặc đơn vị cấp phát chỉ được bán hoặc cấp phát các thuốc độc A, B nguyên chất hay thành phẩm khi có đơn hợp lệ (như điều 15) của các bác sĩ, y sĩ; nếu là các ngành mua các thuốc đó thì dự trù phải hợp lệ như sau, cửa hàng mới được phép bán: các cơ quan, trường học, xí nghiệp, công, nông, lâm trường lớn, vv… của Trung ương hoặc địa phương muốn mua các thuốc độc A, B nguyên chất hay thành phẩm (không kể thứ đã miễn độc) thì phải làm thành một bản dự trù riêng và xin duyệt tại các Sở, Ty Y tế, nếu là những đơn vị thuộc quyền quản lý của huyện, thì dự trù đó phải được phòng Y tế duyệt. Các bệnh viện, khu điều dưỡng, v.v… thuộc quyền quản lý của Sở, Ty tế nếu muốn mua thuốc độc nói trên tại Quốc doanh y - dược phẩm, thì dự trù đó phải được Sở, Ty y tế duyệt mới được phép mua và Quốc doanh y - dược phẩm mới được bán.
Các Viện nghiên cứu và bệnh viện trung ương trực thuộc Bộ Y tế muốn mua thuốc độc A, B nguyên chất và thành phẩm thì phải làm dự trù riêng và xin duyệt tại Bộ Y tế.
Điều 23. – Đi nhận thuốc độc A, B phải là cán bộ chuyên môn và phải mang theo đủ giấy tờ cần thiết như: giấy ủy nhiệm nhận thuốc độc và dự trù nói trên của đơn vị xin cấp phát và phải chịu trách nhiệm về thuốc đó từ khi nhận cho đến khi nhập kho.
Điều 24. – Khi pha chế theo đơn y, bác sĩ dù là thuốc độc A, B hay là thuốc thường, các cửa hàng phải vào sổ pha chế số thứ tự và ngày pha chế đơn đó; người pha chế phải ghi số, ngày đó và đóng dấu, ký tên lên đơn hoặc là bản sao đơn (nếu là thuốc gây nghiện bảng A) trước khi trả lại cho khách hàng.
Điều 25. – Các chứng từ trên phải lưu trữ trong 3 năm kể từ tháng kê đơn.
Mục D - Chế độ đóng gói
Điều 26. - Việc cấp phát thuốc độc bảng A và B, dược sĩ phải chịu hoàn toàn trách nhiệm. Trước khi cấp phát, thuốc độc phải được đóng gói cẩn thận, chai lọ có dán nhãn đúng quy cách, nút gắn xi có in dấu chìm, hộp phải có băng bảo đảm in dấu của các cơ quan cấp phát thuốc.
Mục A - Chế độ riêng cho thuốc độc bảng A
a) Bảo quản và vận chuyển:
Điều 27. - Những thuốc độc quy định trong bảng A đều phải để trong tủ gỗ kín (không được dùng tủ kính) hoặc kho riêng có khóa bảo đảm. Mặt ngoài cách tủ phải để chữ “A” và dấu hiệu “đầu lâu 2 xương chéo” bằng sơn đen. Chìa khóa do dược sĩ phụ trách giữ. Tủ hoặc kho này, ngoài khóa ra sau giờ làm việc tử phải dán niêm có ký tên người giữ thuốc và dấu cơ quan.
Chai lọ đựng thuốc độc bảng A phải cân bì (không cân nút và xi), có dán nhãn như đã quy định.
Khi vận chuyển một số lới thuốc độc bảng A, nếu có điều kiện thì cho người có vũ khí đi bảo vệ.
b) Cấp phát lại lần thứ hai:
Điều 28. - Trừ các loại thuốc dùng ngoài, còn các loại đơn thuần có chất độc bảng A chỉ được cấp phát lần thứ hai, nếu người kê đơn ghi rõ: có thể pha chế lần thứ hai. Tuy nhiên việc cấp phát lại chỉ được thi hành sau khi bệnh nhân đã dùng thuốc hết thời hạn ghi trên đơn. Ví dụ: một đơn thuốc dùng trong 5 ngày mà chỉ sau 2, 3 ngày đã xin cấp phát hoặc pha chế lại thì không được phép thi hành.
c) Xuất nhập, ghi chép:
Điều 29. – Khi cân đong thuốc độc bảng A thì phải có hai người cùng làm trừ trường hợp bộ phận Dược chỉ có một người. Các dược sĩ phụ trách quản lý thuốc độc bảng A phải mở một quyển sổ riêng (có mẫu quy định). Sổ ấy phải đánh số trang, đóng dấu giáp lai, có chữ ký của thủ trưởng cơ quan (Ty trưởng Y tế, quản đốc bệnh viện). Sổ này phải giữ gìn cẩn thận không được để quảng trắng và tẩy xóa. Những chỗ nào viết sai phải viết lại bằng mực đỏ và phải chú thích lý do kèm theo chữ ký của người đó. Các xuất, nhập phải có chứng từ đầy đủ.
Các dụng cụ đo lường (ống đo, phễu, bình, v.v…) phải dùng riêng biệt. Các dụng cụ này, sau khi dùng xong, phải rửa sạch sẽ, cất vào tủ riêng và không được dùng vào các việc khác.
Hàng 3 tháng các thuốc độc bảng A phải được kiểm kê lại toàn bộ và nếu có sự chênh lệch lớn phải truy cứu nguyên nhân và trình lên cơ quan lãnh đạo trực tiếp của mình xin xét duyệt mới được điều chỉnh sổ sách. Nếu sự chênh lệch không quá đáng do sự hao hụt trong khi cân đong thì sẽ do ban lãnh đạo cơ quan đó duyệt. Các chứng từ và sổ sách xuất nhập về thuốc bảng A phải lưu trữ trong 3 năm.
Mục B - Chế độ đặc biệt về thuốc bảng A gây nghiện.
Điều 30. – Thuốc độc bảng A gây nghiện phải để tủ riêng hoặc ngăn riêng có khóa không được để lẫn với các loại thuốc độc khác.
a) Luật 7 ngày:
Điều 31. - Trừ những thuốc dùng ngoài tuyệt đối không được kê hoặc pha chế cho bệnh nhân những đơn thuốc có chất độc gây nghiện dùng liên tục quá 7 ngày. Để tránh gây nghiện cho bệnh nhân, các y, bác sĩ và dược sĩ cần chú ý không được kê đơn và pha chế cho cùng một bệnh nhân nhiều loại thuốc gây nghiện trong cùng một thời gian điều trị.
b) Pha chế và cấp phát lại lần thứ hai:
Điều 32. - Trừ các loại thuốc dùng ngoài (thuốc xoa bóp, thuốc mỡ, thuốc nhỏ mắt, v.v…) còn các đơn có thuốc độc gây nghiện thuộc các dạng thuốc dùng trong thì các dược sĩ không được phép cấp phát và pha chế lại lần thứ hai trừ khi có sự chứng nhận của y, bác sĩ.
Khi pha chế hoặc cấp phát lại lần thứ hai những đơn có thuốc gây nghiện để dùng ngoài cũng phải xem rõ thời gian sử dụng đã đúng như cách thức quy định trong các đơn thì mới được pha chế. Trường hợp pha chế hoặc cấp phát lại lần thứ hai, cũng phải ghi vào sổ theo số ngày và thứ tự mới và cũng phải ghi rõ ngày và thứ tự đó lên đơn.
Điều 33. - Mỗi lần pha chế xong đơn thuốc gây nghiện dược sĩ phải sao lại đơn đó và giao bản sao cho bệnh nhân và giữ lại đơn chính. Phải lưu trữ các đơn đó cho hết 3 năm kể từ ngày kê đơn và sắp xếp theo thứ tự ngày tháng để dễ tra cứu.
c) Thuốc dự trữ để cấp cứu của các y sĩ, bác sĩ, nha sĩ:
Điều 34. – Các y, bác sĩ, nha sĩ tư được phép dự trữ một số thuốc bảng A gây nghiện để cấp cứu theo đúng quyết định số 311-BYT/DC ngày 28-4-1959 của Bộ Y tế.
d) Báo cáo hàng quý:
Điều 35. – Các dược sĩ phụ trách bảo quản thuốc độc bảng A gây nghiện phải báo cáo lên cấp trên trực tiếp của mình các xuất, nhập, cấp phát, pha chế các loại thuốc bảng A gây nghiện. Hạng 3 tháng một lần các thuốc độc này phải được kiểm kê lại toàn bộ và nếu có sự thừa, thiếu, phải truy cứu nguyên nhân và báo cáo lên cấp trên trực tiếp của mình. Nếu có sự chênh lệch lớn thì báo cáo rõ lý do và chỉ được điều chỉnh sổ sách sau khi đã được cấp đó duyệt. Nếu sự chênh lệch không quá đáng do sự hao hụt trong khi cân, đong thì sẽ do thủ trưởng cơ quan đó duyệt.
a) Bảo quản:
Điều 36. - Trừ các biệt dược có thể xếp với các thuốc thường, còn các thuốc nguy hiểm bảng B, tuy không phải để vào tủ, nhưng phải sắp xếp vào khu vực riêng không được để lẫn với các thuốc độc bảng A và các loại thuốc thường. Chai lọ đựng phải có nhãn như đã quy định.
b) Pha chế và cấp phát lại lần khác:
Điều 37. – Các đơn có thuốc bảng B có thể cấp phát lại lần khác sau khi đã dùng xong đơn đó như thời gian quy định của người kê đơn. Thể thức ghi chép vào sổ sách cũng giống như điều 18 chương III.
a) Bảo quản:
Điều 38. – Các cơ sở điều trị, sản xuất, bào chế, buôn bán thuốc Nam, Bắc, cao đơn hoàn tán của Nhà nước, hợp tác xã hay tư nhân nếu có dùng thuốc độc trong bảng A, thì phải bỏ vào tủ khóa; thuốc bảng B không phải để vào tủ nhưng phải để vào khu vực riêng biệt với các thuốc thường khác và phải sắp xếp, theo từng loại và dán nhãn như đã quy định ở chương II.
b) Kê đơn:
Điều 39. - Chỉ được kê đơn có thuốc độc bảng A và B những lương y đã đăng ký hành nghề theo quy định của Thông tư 396-BYT/ĐY ngày 28-4-1958 của Bộ Y tế. Trong đơn thuốc có chất độc bảng A, B phải ghi rõ cách dùng thuốc và ngày tháng, tên, địa chỉ của người kê đơn, tên,tuổi, địa chỉ của bệnh nhân. Tên thuốc phải viết rõ ràng dùng danh từ thông dụng nhất và, nếu kê đơn bằng chữ Hán, thì số lượng thuốc độc bảng A phải ghi bằng cả chữ, tránh chỉ ghi bằng con số. Nếu biết chữ quốc ngữ thì đơn nên ghi bằng quốc ngữ.
Những người chế thuốc gia truyền mà công thức đã được Hội đồng Đông y, duyệt thì được mua thuốc độc A, B nhưng lúc cân, đong, chế biến phải thận trọng và dùng phương pháp đã định. Người muốn thừa kế làm thuốc gia truyền thì phải tinh thông cách chế biến thuốc đó và phải xin phép có được đăng ký rồi mới được làm.
c) Cấp phát:
Điều 40. - Bảo quản và cấp phát các thuốc độc này phải là cán bộ phụ trách chuyên môn của cửa hàng, nếu không có thì phải cử người thông thạo chuyên môn để chuyên trách thuốc độc A, B. Các cửa hàng bán thuốc Nam, Bắc chỉ được bán thuốc độc A, B, khi có đơn của lương y, theo đúng quy cách như đã định ở điều 39.
Trường hợp những lương y được phép chữa bệnh bán thuốc, thì khi kê đơn hoặc bán thuốc, cũng phải theo đúng thủ tục về kê đơn, ghi chép trên đơn và sổ sách như đã quy định ở trên.
d) Ghi chép trên đơn:
Điều 41. – Đơn thuốc có chất độc bảng A và B trước khi giao lại cho bệnh nhân, phải được đóng dấu của cửa hàng, ký tên và vào sổ theo thứ tự ngày, tháng đã cấp phát hoặc bào chế và ghi các số ngày tháng đó lên đơn.
e) Ghi chép sổ sách:
Điều 42. – Các cơ sở nói trên, nếu có thuốc độc A, B, đều phải mở một sổ riêng như mẫu đã quy định. Sổ ấy phải đánh số trang, đóng dấu giáp lai và các tờ đầu tờ cuối có dấu và chữ ký của cơ quan lãnh đạo y tế địa phương.
Việc xuất nhập các thuốc độc đều phải có đủ chứng từ
Chứng từ và sổ sách xuất nhập thuốc độc phải lưu trữ cho hết 3 năm. Mỗi khi hủy bỏ phải có cơ quan lãnh đạo y tế địa phương chứng nhận.
Điều 43. – Ngoài ra việc quản lý thuốc độc Đông y còn phải thi hành các điều cần thiết thuộc các chương I, II và III nói trên.
CHẾ ĐỘ ĐỐI VỚI THUỐC A, B MIỄN ĐỘC
(Quy chế này ban hành kèm theo Quyết định số 462-BYT/QĐ ngày 30-8-1960…)
- 1 Quyết định 315-BYT-QĐ năm 1963 ban hành quy chế thuốc độc mới và chế độ nhãn thuốc của Bộ trưởng Bộ Y tế
- 2 Thông tư 20-BYT/TT năm 1960 hướng dẫn Quyết định 462 năm 1960 về quy chế thuốc độc do Bộ Y tế ban hành
- 3 Thông tư 7004-BYT-TT năm 1956 thi hành Nghị định 965 của Thủ tướng Phủ về điều lệ tạm thời cho phép làm các nghề: chữa bệnh, hộ sinh, chữa răng, bào chế thuốc và bán thuốc do Bộ Y Tế ban hành
- 1 Thông tư 7004-BYT-TT năm 1956 thi hành Nghị định 965 của Thủ tướng Phủ về điều lệ tạm thời cho phép làm các nghề: chữa bệnh, hộ sinh, chữa răng, bào chế thuốc và bán thuốc do Bộ Y Tế ban hành
- 2 Quyết định 315-BYT-QĐ năm 1963 ban hành quy chế thuốc độc mới và chế độ nhãn thuốc của Bộ trưởng Bộ Y tế
- 3 Thông tư 12/2021/TT-BYT bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 4 Quyết định 146/QĐ-BYT năm 2022 về công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Y tế đến ngày 31 tháng 12 năm 2021