Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÀO CAI
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 462/QĐ-UB

Lào Cai, ngày 26 tháng 12 năm 1994

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH BẢN QUY ĐỊNH TẠM THỜI VỀ CƠ CHẾ ĐẤU THẦU KHAI THÁC KINH DOANH CÁC CHỢ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÀO CAI

Căn cứ Luật sửa đổi tổ chức HĐND và UBND các cấp ban hành ngày 21 tháng 6 năm 1994;

Để tập trung khai thác tốt nguồn thu cho ngân sách từ các công trình chợ xây dựng trên địa bàn tỉnh;

Xét đề nghị của ông giám đốc Sở Tài chính - Vật giá,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Nay ban hành kèm theo Quyết định này bản Qui định tạm thời về cơ chế đấu thầu - khai thác kinh doanh các chợ trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

Điều 2. Các ông Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các sở, ban ngành liên quan, Chủ tịch UBND các huyện, thị căn cứ quyết định thi hành.

 

 

TM.ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Hoàng Ngọc Lâm

 

QUY ĐỊNH TẠM THỜI

VỀ CƠ CHẾ ĐẤU THẦU KHAI THÁC KINH DOANH CÁC CHỢ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 462/QĐ-UB ngày 26 tháng 12 năm 1994 của UBND tính Lào Cai)

Chương I

ĐIỂU KHOẢN CHUNG

Điều 1. Các chợ xây dựng trên địa bàn tỉnh Lào Cai bằng nguồn vốn Ngân sách, khi đưa vào khai thác - sử dụng dưới hình thức bán thẳng hoặc cho thuê đều phải thực hiện nguyên tắc đấu thầu (Đấu thầu một lần hoặc theo kỳ hạn).

Điều 2. Đối tượng để đấu thầu là từng ki-ốt hoặc từng lô chỗ ngồi (Gọi tắt là đối tượng thầu) đã xây dựng xong, đủ điều kiện đưa vào khai thác sử dụng.

Điêu 3. Các tổ chức kinh tế - xã hội, các chủ hộ gia đình (gọi tắt là các đối tác) có trụ sở hoặc hộ khẩu trên địa bàn tỉnh Lào Cai đều có thể tham gia dự thầu.

Điều 4. Các đối tác muốn tham dự thầu phải làm đơn xin dự thầu theo mẫu quy định, nộp đúng thời hạn, ngoài ra còn phải nộp trước một khoản tiền ký quỹ và lệ phí dự thầu theo quy định.

Điều 5. Đối tác thắng thầu phải nộp đầy đủ số tiến theo kết quả xét thầu (Do Hội đồng đấu thầu công bố) trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày mở thầu. Trong quá trình quản lý, sử dụng đối tượng thầu, đối tác thắng thầu có trách nhiệm chấp hành nghiêm túc các quy định về quản lý, kinh doanh chợ; quản lý kiến trúc, quy hoạch và đảm bảo vệ sinh môi trường trong khu chợ; làm đầy đủ nghĩa vụ về các sắc thuế theo luật định và các khoản thu nộp về phí, lệ phí theo quy định hiện hành.

Chương II

CÁC QUY ĐINH CỤ THỂ

Điều 6. Điều kiện để tổ chức đấu thầu

a) Điều kiện đối với bên mời thầu (Hội đồng đấu thầu): Đối tượng đưa ra đấu thầu (từng ki-ốt, từng lô chỗ ngồi) phải đảm bảo đầy đủ các thủ tục pháp lý về quy hoạch, đất đai, kỹ thuật, chất lượng ... để có thể giao ngay cho đối tác khi thắng thầu.

b) Điều kiện đối với bên dự thầu (đối tác dự thầu) ngoài các quy định trong Điều 4 chương I thì đối tác dự thầu phải có đầy đủ năng lực pháp lý để thực hiện quyền và nghĩa vụ của bên dự thầu.

Điều 7. Mức thu tiền ký quỹ và lệ phí dự thầu

a) Đối tác tham dự thầu phải nộp trước (cùng khi nộp đơn xin dự thầu) cho Hội đồng đấu thầu một khoản tiền trị giá bằng 10% so với giá chuẩn tối thiểu của từng đối tượng thầu (ki-ốt hoặc lô chỗ ngồi), giá này do UBND cấp tỉnh hoặc cấp huyện, thị quyết định và Hội đồng đấu thầu có trách nhiệm niêm yết công khai để mọi đối tác dự thầu đều biết và thực hiện.

b) Khoản tiền nộp trước được chia ra: 90% là tiền ký quỹ, 10% là lệ phí dự thầu.

- Tiền ký quỹ khi đối tác thắng thầu sẻ được giảm trừ vào tổng số tiền phải nộp, đối tác không thắng thấu sẽ được trả lại,

- Lệ phí dự thầu sẽ không được giảm trừ hoặc trả lại cho các đối tác thắng thầu hoặc thua thầu.

Điều 8.

a) Chỉ tiêu dùng để xét kết quả trúng thầu là giá của đối tác dự thầu nào trả cao nhất so với giá chuẩn tối thiểu do Hội đồng đấu thầu niêm yết, công bố (Không dược thấp hơn giá chuẩn tối thiểu).

b) Trường hợp đối tác thắng thầu không nộp đủ số tiền theo thời hạn quy định hoặc vì một lý do nào đó không còn khả năng thanh toán thì Hội đồng đấu thầu sẽ hủy bỏ kết quả trúng thầu của đối tác và xét lại kết quả đấu thầu theo trình tự từ cao xuống thấp để xác định lại đối tác trúng thầu.

c) Trường hợp nhiều đối tác dự thầu trả ở mức giá cao nhất bằng nhau thì Hội đồng đấu thầu sẽ tổ chức đấu thầu riêng cho nhóm đối tác này để chọn ra đối tác thắng thầu.

Điều 9.

a) Hội đồng đấu thầu về khai thác sử dụng các chợ được thành lập theo quyết định của Chủ tịch UBND cấp tỉnh hoặc cấp huyện, thị.

b) Thành phần Hội đồng bao gồm:

- Một đồng chí Phó chủ tịch UBND cấp tỉnh hoặc cấp huyện, thị làm Chủ tịch Hội đồng.

- Một đồng chí lãnh đạo cơ quan Tài chính cấp tỉnh hoặc cấp huyện, thị làm Phó chủ tịch Hội đồng.

- Các thành viên tham gia làm uỷ viên Hội đồng bao gồm: đại điện lãnh đạo ngành Thuế, Quản lý thị trường, Thanh tra, xây dựng, quản lý địa chính cấp tỉnh và cấp huyện, thị.

Ngoài ra Hội đồng còn được quyền trưng tập một số cán bộ thuộc các ngành quản lý chức năng đế giúp việc.

c) Hội đồng đấu thầu có chức năng, nhiệm vụ tổ chức quá trình thực hiện đấu thầu giữa các đối tác, xét và công bố kết quả thắng thầu, tổ chức thu nộp tiền, bàn giao đối tượng thầu cho đối tác thắng thầu, thanh toán lại tiền ký quỹ cho các đối tác dự thầu nhưng không thắng thầu...

d) Thời hạn hoạt động của Hội đồng đấu thầu tùy theo tình hình công việc cụ thể ở từng chợ, nhưng phải đảm bảo đấu thầu xong tất cả các đối tượng thầu trong khu chợ, bàn giao đầy đủ các đối tượng thầu cho các đối tác thắng thầu, thu đủ tiền của các đối tác thắng thầu và nộp đầy đủ vào NSNN thì Hội đồng đấu thầu mới được coi là hoàn thành nhiệm vụ...

e) Chi phí cho các hoạt động của Hội đồng đấu thầu được trích một phần trong 10% lệ phí dự thầu (phần b, Điều 7, Chương 2 của bản Quy định này).

Chương III

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 10. Xác định giá chuẩn tối thiểu của đối tượng thầu, thông báo mời thầu và lựa chọn hình thức, phương pháp đấu thầu

a) Hội đồng đấu thầu phải tính toán, xác định giá chuẩn tối thiểu cho từng đối tượng thầu để trình UBND cấp tỉnh hoặc cấp huyện, thị phê duyệt. Giá chuẩn tối thiểu được xác định trên các căn cứ: giá đất, chi phí XDCB, phân bổ các chi phí khác về XDCB, vị trí sinh lời của từng đối tượng thầu, giá cả thị trường có thể chấp nhận được.

b) Hội đồng đấu thầu tổ chức thông báo mời thầu trên các phương tiện thông tin đại chúng. Trong thông báo phải quy định rõ: loại đối tượng thầu, giá chuẩn tối thiểu từng đối tượng thầu, thời hạn nhận đơn, ngày giờ và địa điểm tổ chức đấu thầu...

c) Hình thức, phương pháp đấu thầu: Tùy theo từng trường hợp cụ thể mà vận dụng nhưng phổ biến là bỏ phiếu kín trực tiếp cho từng đối tượng thầu (áp dụng cho các đối tác cũng dự thầu chung một đối tượng).

Điều 11. Trình tự các bước tiến hành đấu thầu

Bước 1: Tiếp nhận đơn (Trong thời hạn quy định), nhận tiền ký quỹ và chi phí dự thầu của các đối tác.

- Lập danh sách phân nhóm các đối tác cùng tham dự một đối tượng thầu.

- Niêm yết giá chuẩn tối thiểu cho từng đối tượng thầu.

- Tổ chức cho các đối tác tham quan, xem xét cụ thể từng đối tượng thầu.

Bước 2: Tổ chức mở thầu theo đúng ngày, giờ quy định trong thông báo mời thầu (mở thầu theo nhóm đối tác, cho từng đối tượng thầu cụ thể)

- Xét và công bố kết quả trúng thầu.

Bước 3: Tổ chức thu đủ một lần số tiền của các đối tác trúng thầu đúng theo thời gian quy định và nộp đầy đủ vào NSNN

- Hoàn tất các thủ tục pháp lý để bàn giao đối tượng thầu cho đối tác thắng thầu

Chương IV

KHEN THƯỞNG, KỶ LUẠT

Điều 12. Đối tác dự thầu có hành vi thông đồng, hối lộ hoặc mua chuộc cán bộ làm công tác trong Hội đồng đấu thầu, khi bị phát hiện sẽ không được tham gia đấu thầu và bị thu hồi số tiền ký quỹ nộp NSNN.

- Cán bộ trong Hội đồng đấu thầu có hành vi thông đồng, nhận hối lộ hoặc thiên vị, tuỳ theo mức độ nặng nhẹ phải chịu xử lý, kỷ luật; ai gương mẫu, tích cực sẽ được xét khen thưởng./.