ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 468/QĐ-UBND | Ninh Bình, ngày 04 tháng 5 năm 2021 |
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT PHƯƠNG ÁN QUẢN LÝ BỀN VỮNG RỪNG ĐẶC DỤNG TỈNH NINH BÌNH GIAI ĐOẠN 2021 - 2030
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH BÌNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25/6/2015;
Căn cứ Luật Đất đai ngày 29/11/2013;
Căn cứ Luật Lâm nghiệp ngày 15/11/2017; Căn cứ Luật Du lịch ngày 19/6/2017;
Căn cứ Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp;
Căn cứ Thông tư số 28/2018/TT-BNNPTNT ngày 6/11/2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về quản lý rừng bền vững;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt phương án quản lý bền vững rừng đặc dụng, với các nội dung như sau:
1. Tên Phương án: Phương án quản lý bền vững rừng đặc dụng tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2021 - 2030.
2. Tên chủ rừng: Ban Quản lý rừng đặc dụng Hoa Lư - Vân Long.
3.1. Mục tiêu về môi trường
- Tổ chức quản lý bảo vệ tốt toàn bộ 5.392,6 ha diện tích rừng và đất lâm nghiệp được giao quản lý, chú trọng bảo vệ các phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, bảo tồn, phát triển quần thể Vọoc quần đùi trắng, hạn chế thấp nhất đến xói mòn đất và giảm phát thải khí CO2.
- Bảo vệ môi trường thông qua các hoạt động khoanh nuôi xúc tiến tái sinh, làm giàu rừng, bảo vệ rừng trên các hiện trường rừng núi đá nghèo, nghèo kiệt và diện tích đất có cây gỗ tái sinh trong diện tích rừng do Ban quản lý và giảm thiểu tác động bất lợi đến môi trường trong suốt thời gian hoạt động. Phát huy tối đa chức năng của rừng như bảo vệ đất đai, bảo vệ nguồn nước sinh hoạt, sản xuất; hạn chế xói mòn đất, rửa trôi đất, điều hòa nguồn nước, hạn chế thiên tai lũ lụt, hạn hán và bảo vệ môi trường sinh thái, bảo tồn nguồn gen các loài động, thực vật quý hiếm.
3.2. Mục tiêu về xã hội
- Tạo công ăn việc làm, khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia tích cực đầu tư, liên doanh liên kết để phát triển du lịch sinh thái nghỉ dưỡng, giải trí trong rừng đặc dụng, nâng cao đời sống cho người dân địa phương sống gần và ven rừng.
- Xây dựng cơ sở hạ tầng, giao thông, xây dựng nông thôn, hỗ trợ giống cây trồng nông lâm nghiệp, tập huấn chuyển giao kỹ thuật canh tác nông lâm nghiệp, tạo ra nhiều sản phẩm hàng hoá, góp phần xoá đói giảm nghèo cho cộng đồng và giữ vững ổn định trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn, giảm thiểu các tác động tiêu cực của người dân tới sự phát triển của rừng.
3.3. Mục tiêu về kinh tế
- Sử dụng có hiệu quả 5.392,6 ha rừng và đất lâm nghiệp đảm bảo tính liên tục - ổn định - lâu dài, giảm thiểu các mâu thuẫn quan hệ giữa kinh tế, môi trường, xã hội và bảo vệ, phát triển rừng.
- Bổ sung các nguồn thu cho Ban quản lý qua việc bán chứng chỉ Cacbon (CERs), cung cấp các dịch vụ môi trường rừng, cho thuê môi trường rừng, kinh doanh du lịch sinh thái - nghỉ dưỡng.
4.1. Hiện trạng rừng và đất rừng đặc dụng: Tổng diện tích rừng và đất rừng đặc dụng: 5.392,6 ha, trong đó:
- Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt: 1.954,4 ha; gồm:
Diện tích có rừng: 1.945,6 ha;
Diện tích đất chưa có rừng: 5,6 ha;
Diện tích đất ngập nước: 1,1 ha;
Diện tích đất khác: 2,1 ha.
- Phân khu phục hồi sinh thái: 3.436,2 ha; gồm:
Diện tích có rừng: 2.917,9 ha;
Diện tích đất chưa có rừng: 76,1ha;
Diện tích đất ngập nước: 430,6 ha;
Diện tích đất khác: 11,6 ha.
- Phân khu dịch vụ hành chính: 02 ha.
4.2. Kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2021 - 2025
Toàn bộ diện tích 5.392,6 ha đất rừng đặc dụng được lập kế hoạch sử dụng đến 2025, như sau:
4.2.1. Ban quản lý rừng đặc dụng Hoa Lư - Vân Long
- Khu Văn hóa - Lịch sử - Môi trường Hoa Lư: 2.829,6 ha, trong đó:
Diện tích có rừng đặc dụng: 2.792,5 ha;
Diện tích đất ngập nước chuyên dùng: 6,2 ha;
Diện tích đất chưa sử dụng: 28,1 ha;
Diện tích đất khác: 2,8ha.
- Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long: 2.484,3ha, trong đó:
Diện tích có rừng đặc dụng: 2.016,7ha;
Diện tích đất chuyên dùng (khu hành chính): 2,0ha;
Diện tích đất ngập nước chuyên dùng: 425,5ha;
Diện tích đất chưa sử dụng: 33,5ha;
Diện tích đất khác: 5,5ha.
- Dự kiến chuyển đổi sang mục đích khác: 1,1 ha.
4.2.2. Trại giam Ninh Khánh: 78,7ha, trong đó:
- Diện tích có rừng đặc dụng: 53,1 ha;
- Diện tích đất chưa có rừng: 20,1ha;
- Diện tích đất khác: 5,5ha.
4.3. Kế hoạch bảo vệ rừng, khoán diện tích mặt nước
4.3.1. Giai đoạn 2021 - 2026:
- Quản lý, bảo vệ diện tích đất có rừng là rừng tự nhiên, rừng trồng: 4.862,3 ha.
Ban quản lý rừng đặc dụng Hoa Lư - Vân Long: 4.809,2 ha
Trại giam Ninh Khánh: 53,1 ha.
- Khoán diện tích mặt nước: 422,4ha
4.3.2. Giai đoạn 2026 - 2030
- Quản lý, bảo vệ diện tích đất có rừng là rừng tự nhiên, rừng trồng: 4.944,0ha.
Ban quản lý rừng đặc dụng Hoa Lư - Vân Long: 4.870,8 ha
Trại giam Ninh Khánh: 73,19 ha
- Khoán diện tích mặt nước: 422,4 ha.
4.4. Kế hoạch phát triển rừng giai đoạn 2021 - 2026
- Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên: 48,2 ha.
- Trồng bổ sung làm giàu rừng bằng các loài cây bản địa: 40,7 ha.
- Trồng rừng, chăm sóc rừng: 33,5 ha.
- Nâng cấp vườn thực vật: 0,55 ha.
4.5. Kế hoạch bảo tồn đa dạng sinh học
4.5.1. Nội dung và biện pháp thực hiện
- Hàng năm, Ban quản lý rừng đặc dụng Hoa Lư - Vân Long xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện các đợt tuần tra, truy quét bảo vệ rừng gồm: Lực lượng của Ban, hạt Kiểm lâm, chính quyền địa phương.
- Tập huấn nhận dạng các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm trong rừng đặc dụng cho cán bộ và các chủ hộ nhận khoán.
- Thực hiện các nội dung nghiên cứu khoa học về động, thực vật trong khu rừng đặc dụng.
4.5.2. Phân chia chức năng rừng theo các khu rừng có giá trị bảo tồn cao
- Khu BTTN đất ngập nước Vân Long: Dựa vào bảng đánh giá xác định rừng có giá trị bảo tồn cao kết quả cho thấy khu vực Vân Long hiện hữu một số giá trị bảo tồn sau (HCV).
HCV1: Hiện hữu, tổng diện tích 2.481,22 ha
HCV2: Không hiện hữu
HCV3: Hiện hữu, tổng diện tích 2.363,86 ha
HCV4: Hiện hữu, tổng diện tích 1.999.04 ha
HCV 5: Không hiện hữu
HCV6: Hiện hữu, tổng diện tích 3.43 ha
- Khu VHLSMT Hoa Lư: Dựa vào bảng đánh giá xác định rừng có giá trị bảo tồn cao kết quả cho thấy khu vực Hoa Lư hiện hữu một số giá trị bảo tồn sau (HCV).
HCV1: Hiện hữu, tổng diện tích 2.908,25 ha
HCV2: Không hiện hữu
HCV3: Hiện hữu, tổng diện tích 2.845,58 ha
HCV4: Hiện hữu, tổng diện tích 2.845,58 ha
HCV 5: Không hiện hữu
HCV6: Hiện hữu, tổng diện tích 367.07 ha
4.6. Kế hoạch phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR)
- Ban quản lý rừng đặc dụng Hoa Lư - Vân Long, Trại giam Ninh Khánh xây dựng, rà soát, điều chỉnh phương án PCCCR hàng năm trên diện tích đang quản lý.
- Ban quản lý rừng đặc dụng Hoa Lư - Vân Long rà soát xây dựng phương án phòng cháy, chữa cháy rừng hàng năm theo từng trạm bảo vệ rừng.
4.7. Kế hoạch phòng trừ sinh vật hại cây rừng
Việc phòng trừ sâu bệnh hại được gắn liền với công tác tuần tra, bảo vệ rừng do lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng thực hiện theo kế hoạch thực hiện nhiệm vụ từng ngày do Ban quản lý rừng đặc dụng Hoa Lư - Vân Long xây dựng.
4.8. Kế hoạch nghiên cứu khoa học, thực tập, đào tạo nguồn nhân lực 4.8.1. Giai đoạn 2021 - 2025
- Điều tra, bảo tồn một số loài linh trưởng và xây dựng chương trình giám sát.
- Điều tra nghiên cứu đặc điểm sinh học chim nước và chim di cư khu Bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long.
- Điều tra đa dạng sinh học khu đất ngập nước Vân Long.
- Điều tra hệ thực vật, động vật trên cạn, dưới nước hoàn chỉnh danh mục hệ động, thực vật cho khu rừng đặc dụng thuộc tỉnh quản lý.
4.8.2. Giai đoạn 2026 - 2030
- Đánh giá hiện trạng nguồn tài nguyên cây thuốc tại các khu vực có rừng đặc dụng thuộc tỉnh quản lý, đề xuất giải pháp bảo tồn và phát triển.
- Xây dựng và thực hiện nhiệm vụ bảo tồn, tái thả và mở rộng khu vực phân bố loài Vooc mông trắng khu Bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long.
4.9. Kế hoạch phát triển du lịch sinh thái nghỉ dưỡng
4.9.1. Các điểm phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng a. Khu Bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long
- Các khu du lịch đang hoạt động: Trạm du lịch sinh thái Vân Long, Xã Gia Vân huyện Gia Viễn
- Khu dự kiến phát triển các hoạt động du lịch sinh thái
Khu vực Thung Cận - Đình Chung - Đầm Bái, xã Gia Hưng, huyện Gia Viễn;
Khu vực Thung Hoa Lư, xã Gia Hưng, huyện Gia Viễn;
Khu Đầm Cút - Núi Dê, xã Liên Sơn, huyện Gia Viễn;
Khu Đầm Cút - Núi Dê - Ao Lươn, xã Gia Hòa, huyện Gia Viễn;
Hậu Ba Non - Thung Gừng, xã Gia Hòa, huyện Gia Viễn;
Núi Hang Chanh - Vườn Thị, xã Gia Hòa, huyện Gia Viễn;
Khu Hoàng Quyển - Đầm Vân Long, xã Gia Vân, huyện Gia Viễn;
Khu vực Thung Rêu (Đá Hàn), xã Gia Hòa, huyện Gia Viễn;
Khu vực đền bến Nổi, xã Gia Hòa, huyện Gia Viễn;
Khu Gia Lập - Gia Tân, xã Gia Lập, huyện Gia Viễn;
Khu núi Mèo Cào - Đầm Vân Long, xã Gia Vân, huyện Gia Viễn
b. Khu rừng Văn hóa - Lịch sử - Môi trường Hoa Lư
- Các khu du lịch đang hoạt động:
Khu du lịch sinh thái Tràng An, xã Ninh Hải, Ninh Xuân và xã Trường Yên huyện Hoa Lư;
Khu du lịch Tam Cốc - Bích Động, xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư;
Khu du lịch sinh thái Hang Chùa - Hang Ghé - Hang Bụt (Linh Cốc - Hải Nham), xã Ninh Hải huyện Hoa Lư;
Khu du lịch sinh thái Thạch Bích - Thung Nắng, xã Ninh Hải huyện Hoa Lư;
Khu du lịch sinh thái Thung Nham, xã Ninh Hải huyện Hoa Lư;
Khu du lịch sinh thái Hang Múa, xã Ninh Xuân huyện Hoa Lư;
Khu du lịch sinh thái đền Thái Vi, xã Ninh Hải huyện Hoa Lư;
- Khu dự kiến phát triển các hoạt động du lịch sinh thái
Khu núi Đằng Máng, Xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư;
Khu núi đá Quèn Cổ Yếm, xã Ninh Vân, huyện Hoa Lư;
Khu Hang Bin, xã Trường Yên, huyện Hoa Lư;
Khu Áng Sơn, xã Ninh Hòa, huyện Hoa Lư;
Khu Hang Múa, xã Ninh Xuân, huyện Hoa Lư;
Khu vực Khả Lương, xã Ninh Hải, Ninh Thắng huyện Hoa Lư.
4.9.3. Phương thức tổ chức thực hiện các hoạt động du lịch sinh thái nghỉ dưỡng
- Chủ rừng tự tổ chức thực hiện.
- Liên kết với các tổ chức, cá nhân.
- Cho tổ chức, cá nhân thuê môi trường rừng.
9.10. Cho thuê môi trường rừng:
4.10.1. Diện tích cho thuê môi trường rừng
Tổng diện tích dự kiến cho thuê môi trường rừng: 2.912,8 ha, trong đó:
- Khu Bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long: 1.302,1 ha, gồm: Xã Gia Hòa: 416,1 ha; xã Gia Hưng: 614,4 ha; xã Gia Lập: 38,4 ha; xã Gia Vân: 198,8 ha; xã Liên Sơn: 34,4 ha.
- Khu rừng Văn hóa - Lịch sử - Môi trường Hoa Lư: 1.610,7 ha, gồm: Xã Ninh Hải: 821,2 ha; xã Ninh Vân: 48,3 ha; xã Ninh Xuân: 226,2 ha; xã Trường Yên: 515 ha.
4.10.2. Phương thức cho thuê môi trường rừng:
- Căn cứ vào Phương án quản lý rừng bền vững được duyệt, Ban quản lý lập Đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí theo quy định tại khoản 1 Điều 14 Nghị định số 156/2018/NĐ-CP của Chính phủ trình UBND tỉnh phê duyệt.
- Ban quản lý căn cứ vào Đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí được duyệt tiến hành thông báo rộng rãi việc cho thuê môi trường rừng để kinh doanh dịch vụ du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí theo quy định tại điểm a khoản 6 Điều 14 Nghị định số 156/2018/NĐ-CP của Chính phủ.
- Tiêu chí để xét chọn nhà đầu tư được thuê môi trường rừng căn cứ vào Đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí giai đoạn đến năm 2030 được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.
- Thời gian thuê: theo quy định tại Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành điều của Luật Lâm nghiệp quy định, thời gian thuê không quá 30 năm, định kỳ 5 năm đánh giá việc thực hiện hợp đồng, hết thời gian cho thuê nếu bên thuê thực hiện đúng hợp đồng và có nhu cầu thì chủ rừng xem xét tiếp tục kéo dài thời gian cho thuê.
4.10.3. Giá cho thuê môi trường rừng:
Theo quy định tại Nghị định số 156/2018/NĐ-CP của Chính phủ, giá cho thuê môi trường rừng không thấp hơn 1% tổng doanh thu thực hiện trong một năm của bên thuê môi trường rừng trong phạm vi diện tích thuê môi trường rừng, tính bằng đồng/năm.
4.10.4. Nguyên tắc xây dựng các công trình hạ tầng du lịch ở khu vực cho thuê môi trường rừng:
Việc xây dựng các công trình hạ tầng du lịch ở khu vực cho thuê môi trường rùng phải thực hiện theo nguyên tắc quy định tại Điều 15 về Quản lý xây dựng công trình phục vụ du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong rừng phòng hộ của Nghị định số 156/2018/NĐ-CP của Chính phủ và phù hợp với các quy định hiện hành.
4.11. Kế hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng
- Xây mới trạm bảo vệ rừng tại khu vực thôn Hải Nham
- Nâng cấp, cải tạo tuyến đường cấp phối phục vụ du lịch kết hợp với tuần tra bảo vệ rừng đi từ đập Đồng Tổ nối tiếp vào Thung Nắng.
- Nâng cấp, cải tạo tuyến đường cấp phối phục vụ du lịch kết hợp với tuần tra bảo vệ rừng đi từ thung ngoài.
- Nâng cấp tuyến đường cấp phối phục vụ du lịch kết hợp với tuần tra bảo vệ rừng đi từ Thung Kê ngoài vào Thung Kê trong.
- Xây mới 02 trạm bảo vệ rừng; nâng cấp, sửa chữa 06 trạm bảo vệ rừng.
- Nâng cấp 14 tuyến đường bộ.
- Nâng cấp, cải tạo 05 tuyến đường thủy.
- Xây dựng và cải tạo các hạng mục phát triển du lịch sinh thái: Xây dựng các nội quy, bảng chỉ dẫn du lịch, xây dựng trung tâm du khách và thông tin tại khu vực dịch vụ hành chính, nâng cấp các đập, cải tạo bến thuyền, sông ngòi theo tuyến du lịch.
- Đầu tư trang thiết bị phục vụ quản lý bảo vệ rừng.
Tổng nhu cầu kinh phí: 175,397 tỷ đồng.
- Giai đoạn 2021 - 2025: 139,681 tỷ đồng, trong đó:
Vốn ngân sách nhà nước: 26,269 tỷ đồng.
Vốn hợp pháp khác: 113,412 tỷ đồng.
- Giai đoạn 2026 - 2030: 35,716 tỷ đồng, trong đó:
Vốn ngân sách nhà nước: 13,216 tỷ đồng.
Vốn hợp pháp khác: 22,5 tỷ đồng.
Điều 2. Tổ chức thực hiện phương án
- Chi cục Kiểm lâm, Ban quản lý rừng rừng đặc dụng Hoa Lư - Vân Long chịu trách nhiệm thực hiện đầy đủ các nội dung đã được phê duyệt tại
- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Hướng dẫn, đôn đốc, theo dõi, giám sát việc thực hiện phương án của Ban quản lý rừng rừng đặc dụng Hoa Lư
- Vân Long đảm bảo đúng quy định.
- Đối với diện tích nằm ngoài diện tích được giao cho Ban Quản lý rừng đặc dụng Hoa Lư - Vân Long quản lý, giao Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND huyện Gia Viễn, Ban Quản lý rừng rừng đặc dụng Hoa Lư - Vân Long thực hiện việc quản lý và sử dụng theo quy định của Luật Đa dạng sinh học, Nghị định 66/2019/NĐ-CP ngày 29/7/2019 về bảo tồn, và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước và các quy định hiện hành.
- Các sở, ngành có liên quan phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND huyện Gia Viễn, UBND huyện Hoa Lư, UBND thành phố Ninh Bình thực hiện có hiệu quả các nội dung của Phương án.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Công Thương; Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm; Chủ tịch UBND các huyện Hoa Lư, Gia Viễn, thành phố Ninh Bình; Giám đốc Ban quản lý rừng đặc dụng Hoa Lư - Vân Long; Thủ trưởng các đơn vị và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |