- 1 Luật Đê điều 2006
- 2 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012
- 3 Luật phòng, chống thiên tai năm 2013
- 4 Nghị định 166/2013/NĐ-CP quy định về cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính
- 5 Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 6 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015
- 7 Luật Thủy lợi 2017
- 8 Nghị định 67/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thủy lợi
- 9 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020
- 10 Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều sửa đổi 2020
- 11 Nghị định 114/2018/NĐ-CP về quản lý an toàn đập, hồ chứa nước
- 12 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi 2020
- 13 Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019
- 14 Nghị định 66/2021/NĐ-CP hướng dẫn Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều sửa đổi
- 15 Nghị định 03/2022/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống thiên tai; thủy lợi; đê điều
- 16 Nghị định 40/2023/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 67/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thủy lợi
- 17 Nghị định 118/2021/NĐ-CP hướng dẫn Luật Xử lý vi phạm hành chính
- 18 Quyết định 15/2022/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp trong công tác xử lý vi phạm hành chính và theo dõi tình hình thi hành pháp luật trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 47/2023/QĐ-UBND | Hà Tĩnh, ngày 13 tháng 12 năm 2023 |
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY CHẾ PHỐI HỢP XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC THỦY LỢI, ĐÊ ĐIỀU, PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ TĨNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18/6/2020;
Căn cứ Luật Thủy lợi ngày 19/6/2017; Luật Đê điều ngày 29/11/2006; Luật Phòng, chống thiên tai ngày 19/6/2013; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều ngày 17/6/2020;
Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20/6/2012; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 13/11/2020;
Căn cứ các Nghị định của Chính phủ: số 67/2018/NĐ-CP ngày 14/5/2018 quy định chi tiết một số điều của Luật Thủy lợi; số 114/2018/NĐ-CP ngày 04/9/2018 về quản lý an toàn đập, hồ chứa nước; số 40/2023/NĐ-CP ngày 27/6/2023 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 67/2018/NĐ-CP ngày 14/5/2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thủy lợi; số 66/2021/NĐ-CP ngày 06/7/2021 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều; số 166/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 quy định về cưỡng chế thi hành quyết định về xử phạt vi phạm hành chính; số 03/2022/NĐ-CP ngày 06/01/2022 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống thiên tai; thủy lợi; đê điều;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Văn bản số 453/TTr-SNN ngày 16/11/2023; Báo cáo thẩm định của Sở Tư pháp tại Văn bản số 356/BC-STP ngày 30/10/2023; thực hiện kết luận của UBND tỉnh tại phiên họp ngày 01/12/2023 (Thông báo kết luận số 535/TB-UBND ngày 01/12/2023).
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế phối hợp xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy lợi, đê điều, phòng chống thiên tai trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 25/12/2023 và thay thế Quyết định số 49/2018/QĐ-UBND ngày 06/12/2018 của UBND tỉnh về việc ban hành Quy chế phối hợp giữa các ngành, các cấp trong công tác phòng ngừa, xử lý vi phạm pháp luật về thủy lợi; đê điều; phòng chống thiên tai trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Thủ trưởng các sở, ban, ngành cấp tỉnh có liên quan; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
QUY CHẾ
PHỐI HỢP XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC THỦY LỢI, ĐÊ ĐIỀU, PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH
(Kèm theo Quyết định số ......../2023/QĐ-UBND ngày ...../2023 của UBND tỉnh Hà Tĩnh)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Quy chế này quy định nguyên tắc, hình thức, trách nhiệm phối hợp trong công tác phòng ngừa vi phạm, thanh tra, kiểm tra, phát hiện, xử phạt vi phạm hành chính, thi hành một số biện pháp khắc phục hậu quả, tổ chức cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt, rà soát tổng hợp, báo cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo trong công tác xử phạt vi phạm hành chính về thủy lợi, đê điều, phòng chống thiên tai trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Quy chế này áp dụng đối với UBND các cấp, các sở, ban, ngành có liên quan; tổ chức, cá nhân quản lý, vận hành, khai thác công trình thủy lợi, đê điều, phòng chống thiên tai; người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật; các tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến thủy lợi, đê điều, phòng chống thiên tai trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.
Điều 3. Nguyên tắc phối hợp
1. Tuân thủ các quy định của pháp luật về thủy lợi, đê điều, phòng chống thiên tai, xử lý vi phạm hành chính và các quy định liên quan.
2. Các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan chủ động phối hợp chặt chẽ, thống nhất, thường xuyên, đồng bộ nhằm phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời các hành xử lý vi phạm hành chính về thủy lợi, đê điều, phòng chống thiên tai theo quy định của pháp luật.
3. Việc phối hợp dựa trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân theo quy định; đảm bảo không chồng chéo, không làm ảnh hưởng đến hoạt động riêng của từng cơ quan, đơn vị, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân có liên quan.
Điều 4. Hình thức phối hợp
1. Trao đổi ý kiến bằng văn bản hoặc cung cấp thông tin, tài liệu có liên quan bằng văn bản theo yêu cầu của cơ quan chủ trì và theo nội dung quy định tại Quy chế này.
2. Tổ chức họp liên ngành; hội nghị sơ kết, tổng kết.
3. Thành lập, tham gia đoàn kiểm tra, thanh tra liên ngành việc thi hành pháp luật về thủy lợi, đê điều, phòng chống thiên tai.
4. Tham gia triển khai các biện pháp thực hiện quyết định cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thủy lợi, đê điều, phòng chống thiên tai theo quy định của pháp luật.
5. Các hình thức phối hợp khác theo quy định của pháp luật.
Chương II
NỘI DUNG VÀ TRÁCH NHIỆM PHỐI HỢP
Điều 5. Phối hợp trong công tác phòng ngừa hành vi vi phạm liên quan đến lĩnh vực thủy lợi, đê điều và phòng, chống thiên tai
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
a) Chỉ đạo Chi cục Thủy lợi chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã và các cơ quan liên quan tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về thủy lợi, đê điều và phòng, chống thiên tai trên địa bàn tỉnh.
b) Tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch đầu tư xây dựng, tu bổ, nâng cấp, kiên cố hóa, bảo vệ, khai thác sử dụng công trình thủy lợi, đê điều và hộ đê nhằm phòng ngừa, ngăn chặn hiệu quả các hành vi xử lý vi phạm hành chính về thủy lợi, đê điều và phòng, chống thiên tai.
2. Chi cục Thủy lợi:
Chủ trì, phối hợp với UBND cấp huyện, cấp xã và các cơ quan liên quan tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về thủy lợi, đê điều và phòng, chống thiên tai trên địa bàn tỉnh.
3. Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã:
Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục nâng cao nhận thức pháp luật về thủy lợi, đê điều và phòng, chống thiên tai trong phạm vi địa phương.
4. Các tổ chức, cá nhân được giao quản lý, vận hành, khai thác công trình thủy lợi, đê điều, phòng chống thiên tai:
a) Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục và triển khai thực hiện pháp luật về thủy lợi, đê điều và phòng, chống thiên tai thuộc thẩm quyền, trách nhiệm được giao.
b) Phối hợp với các cơ quan chuyên môn và chính quyền địa phương các cấp trong công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về thủy lợi, đê điều, phòng chống thiên tai.
c) Phòng, chống các hành vi xâm hại hoặc phá hoại công trình thủy lợi, đê điều, phòng chống thiên tai; vận động các tổ chức, cá nhân tham gia bảo vệ công trình thủy lợi, đê điều, phòng chống thiên tai.
5. Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Sở Giao thông vận tải, Sở Tài nguyên và Môi trường và các sở, ban, ngành, đơn vị có liên quan:
Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật liên quan đến lĩnh vực thủy lợi, đê điều, phòng, chống thiên tai và phối hợp thực hiện các nội dung liên quan khác (nếu có) giúp phòng ngừa, ngăn chặn hiệu quả các hành vi vi phạm liên quan đến lĩnh vực thủy lợi, đê điều và phòng, chống thiên tai trên địa bàn tỉnh.
Điều 6. Phối hợp trong công tác thanh tra, kiểm tra, phát hiện, ngăn chặn, lập biên bản vi phạm hành chính liên quan đến lĩnh vực thủy lợi, đê điều và phòng, chống thiên tai
1. Lĩnh vực đê điều, phòng chống thiên tai
a) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao chỉ đạo Thanh tra Sở hằng năm xây dựng nội dung thanh tra việc thực hiện pháp luật về đê điều, phòng, chống thiên tai vào dự thảo kế hoạch của Thanh tra Sở gửi Thanh tra tỉnh tổng hợp vào kế hoạch thanh tra chung của tỉnh để tổ chức thực hiện.
Chỉ đạo Chi cục Thủy lợi thực hiện công tác kiểm tra việc thực hiện các quy định quản lý nhà nước về quản lý, khai thác và bảo vệ, bảo đảm an toàn công trình đê điều và phòng, chống thiên tai trên địa bàn tỉnh theo đúng quy định.
Chỉ đạo người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính thuộc thẩm quyền quản lý khi phát hiện hành vi vi phạm hành chính về đê điều, phòng, chống thiên tai trong quá trình kiểm tra, thanh tra thì phối hợp với chính quyền địa phương, các tổ chức, cá nhân liên quan kịp thời lập biên bản vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 58 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 29 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2020 và Điều 12 Nghị định số 118/2021/NĐ-CP ngày 23/12/2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính. Trường hợp hành vi có dấu hiệu vi phạm hành chính không thuộc thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính hoặc không thuộc lĩnh vực quản lý của mình thì lập biên bản làm việc để ghi nhận sự việc và chuyển ngay biên bản đến người có thẩm quyền theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 12 Nghị định số 118/2021/NĐ-CP.
b) Công an tỉnh:
Phối hợp với các lực lượng chức năng, chính quyền địa phương các cấp và các đơn vị liên quan trong công tác thanh tra, kiểm tra, phát hiện, ngăn chặn, xử lý vi phạm pháp luật về đê điều, phòng chống thiên tai theo quy định của pháp luật.
c) Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Sở Giao thông vận tải, Sở Tài nguyên và Môi trường:
Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao và quy định tại Nghị định số 03/2022/NĐ-CP ngày 06/01/2022 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống thiên tai; thủy lợi; đê điều, hàng năm xây dựng kế hoạch kiểm tra, dự thảo kế hoạch thanh tra để kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý theo thẩm quyền các trường hợp có hành vi vi phạm liên quan đến lĩnh vực đê điều, phòng chống thiên tai theo quy định của pháp luật. Chỉ đạo việc lập biên bản vi phạm hành chính, tiến hành xử phạt theo đúng thẩm quyền hoặc chuyển biên bản vi phạm hành chính đến người có thẩm quyền xử phạt theo đúng quy định của pháp luật.
Cử cán bộ, công chức có năng lực tham gia đoàn liên ngành về công tác kiểm tra, thanh tra các hành vi vi phạm pháp luật về đê điều, phòng chống thiên tai theo chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh và đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thanh tra tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện.
d) Chi cục Thủy lợi:
Hằng năm xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện công tác kiểm tra việc thực hiện các quy định quản lý nhà nước về đê điều và phòng chống thiên tai trên địa bàn tỉnh theo đúng quy định; giải quyết theo thẩm quyền khiếu nại, tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật về đê điều trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
Chỉ đạo, đôn đốc Hạt Quản lý đê La Giang thường xuyên thực hiện việc kiểm tra, theo dõi, phát hiện và kiến nghị xử lý hành vi vi phạm pháp luật về đê điều; phối hợp với người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về đê điều khi có yêu cầu trong quá trình thực hiện xử phạt các hành vi vi phạm hành chính trên tuyến đê La Giang.
đ) Hạt Quản lý đê La Giang:
Tổ chức kiểm tra việc thi hành pháp luật về đê điều theo quy định; phối hợp với thanh tra chuyên ngành trong việc thanh tra các vụ, việc về đê điều trên tuyến đê La Giang.
Chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra vi phạm trên tuyến đê La Giang và các tổ chức, cá nhân có liên quan phát hiện, kịp thời lập biên bản vi phạm hành chính, buộc chấm dứt hành vi vi phạm và chuyển ngay đến người có thẩm quyền để tiến hành xử phạt theo quy định tại Điều 58 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 29 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2020 và Điều 12 Nghị định số 118/2021/NĐ-CP. Trường hợp người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm không ký vào biên bản vi phạm hành chính thì thực hiện theo quy định tại Điều 58 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 29 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2020 và điểm b khoản 5 Điều 12 Nghị định số 118/2021/NĐ-CP.
e) Ủy ban nhân dân cấp huyện:
Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao, chỉ đạo Thanh tra huyện hằng năm xây dựng nội dung thanh tra việc thực hiện pháp luật về đê điều, phòng, chống thiên tai vào dự thảo kế hoạch thanh tra gửi Thanh tra tỉnh tổng hợp vào kế hoạch thanh tra chung của tỉnh để tổ chức thực hiện theo quy định pháp luật; tổ chức kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về đê điều, phòng, chống thiên tai và xử lý các hành vi vi phạm hành chính trong các lĩnh vực này; giải quyết theo thẩm quyền khiếu nại, tố cáo về hành vi vi phạm hành chính về đê điều, phòng, chống thiên tai trong phạm vi địa phương theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
Chỉ đạo người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính thuộc thẩm quyền quản lý khi phát hiện hành vi vi phạm hành chính về đê điều, phòng, chống thiên tai trong quá trình kiểm tra, thanh tra thì phối hợp với chính quyền địa phương, các tổ chức, cá nhân liên quan kịp thời lập biên bản vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 58 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 29 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2020 và Điều 12 Nghị định số 118/2021/NĐ-CP. Trường hợp hành vi có dấu hiệu vi phạm hành chính không thuộc thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính hoặc không thuộc lĩnh vực, địa bàn quản lý của mình thì lập biên bản làm việc để ghi nhận sự việc và chuyển ngay biên bản đến người có thẩm quyền theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 12 Nghị định số 118/2021/NĐ-CP. Chỉ đạo các phòng chuyên môn, Ủy ban nhân dân cấp xã thường xuyên kiểm tra, phát hiện và ngăn chặn kịp thời hành vi vi phạm hành chính về đê điều, phòng chống thiên tai.
g) Ủy ban nhân dân cấp xã:
Tổ chức thực hiện việc quản lý, bảo vệ đê điều; chỉ đạo các bộ phận chức năng cấp xã trên địa bàn thường xuyên thực hiện kiểm tra, phát hiện vi phạm hành chính về đê điều, phòng chống thiên tai; ngăn chặn kịp thời hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật.
Chỉ đạo người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính thuộc thẩm quyền quản lý khi phát hiện hành vi vi phạm hành chính về đê điều, phòng, chống thiên tai trong quá trình kiểm tra thì phối hợp với các tổ chức, cá nhân liên quan kịp thời lập biên bản vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 58 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 29 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2020 và Điều 12 Nghị định số 118/2021/NĐ-CP. Trường hợp hành vi có dấu hiệu vi phạm hành chính không thuộc thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính hoặc không thuộc lĩnh vực, địa bàn quản lý của mình thì lập biên bản làm việc để ghi nhận sự việc và chuyển ngay biên bản đến người có thẩm quyền theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 12 Nghị định số 118/2021/NĐ-CP.
Khi có đề nghị của người lập biên bản vi phạm hành chính, đại diện chính quyền cấp xã nơi xảy ra vi phạm thực hiện ký xác nhận vào Biên bản vi phạm hành chính trong trường hợp người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm không ký vào biên bản vi phạm hành chính; ký xác nhận vào Biên bản về việc không nhận biên bản vi phạm hành chính trong trường hợp người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm không có mặt tại nơi lập biên bản vi phạm hành chính hoặc có mặt nhưng từ chối nhận hoặc có căn cứ cho rằng cá nhân, tổ chức vi phạm trốn tránh không nhận biên bản không nhận biên bản vi phạm hành chính.
2. Lĩnh vực thủy lợi
a) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao chỉ đạo Thanh tra Sở hằng năm xây dựng nội dung thanh tra việc thực hiện pháp luật về thủy lợi vào dự thảo kế hoạch thanh tra gửi Thanh tra tỉnh tổng hợp vào kế hoạch thanh tra chung của tỉnh để tổ chức thực hiện.
Chỉ đạo Chi cục Thủy lợi thực hiện công tác kiểm tra việc thực hiện các quy định quản lý nhà nước về thủy lợi trên địa bàn tỉnh theo đúng quy định.
Chỉ đạo người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính thuộc thẩm quyền quản lý khi phát hiện hành vi vi phạm hành chính về thủy lợi trong quá trình kiểm tra, thanh tra thì phối hợp với chính quyền địa phương, các tổ chức, cá nhân liên quan kịp thời lập biên bản vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 58 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 29 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2020 và Điều 12 Nghị định số 118/2021/NĐ-CP.
Giải quyết theo thẩm quyền khiếu nại, tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật về thủy lợi trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
b) Công an tỉnh:
Phối hợp với các lực lượng chức năng, chính quyền địa phương các cấp và các cấp và các đơn vị liên quan trong công tác thanh tra, kiểm tra, phát hiện, ngăn chặn, xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ công trình thủy lợi theo quy định của pháp luật.
c) Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Sở Giao thông vận tải, Sở Tài nguyên và Môi trường:
Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao và quy định tại Nghị định số 03/2022/NĐ-CP, hàng năm xây dựng kế hoạch kiểm tra, thanh tra để kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý theo thẩm quyền các trường hợp có hành vi vi phạm liên quan đến lĩnh vực thủy lợi theo quy định của pháp luật. Chỉ đạo việc lập biên bản vi phạm hành chính, tiến hành xử phạt theo đúng thẩm quyền hoặc chuyển biên bản vi phạm hành chính đến người có thẩm quyền xử phạt theo đúng quy định của pháp luật.
Cử cán bộ, công chức có năng lực tham gia đoàn liên ngành về công tác kiểm tra, thanh tra các hành vi vi phạm pháp luật về thủy lợi theo chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh và đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thanh tra tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện.
d) Ủy ban nhân dân cấp huyện:
Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao, chỉ đạo Thanh tra huyện hằng năm xây dựng nội dung thanh tra việc thực hiện pháp luật về thủy lợi vào dự thảo kế hoạch của Thanh tra huyện gửi Thanh tra tỉnh tổng hợp vào kế hoạch thanh tra chung của tỉnh để tổ chức thực hiện theo quy định pháp luật; tổ chức kiểm tra việc thực hiện pháp luật về thủy lợi và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về thủy lợi; giải quyết theo thẩm quyền khiếu nại, tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật về thủy lợi trong phạm vi địa phương theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
Chỉ đạo người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính thuộc thẩm quyền quản lý khi phát hiện hành vi vi phạm hành chính về thủy lợi trong quá trình kiểm tra, thanh tra thì phối hợp với chính quyền địa phương, các tổ chức, cá nhân liên quan kịp thời lập biên bản vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 58 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 29 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2020 và Điều 12 Nghị định số 118/2021/NĐ-CP. Trường hợp hành vi có dấu hiệu vi phạm hành chính không thuộc thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính hoặc không thuộc lĩnh vực, địa bàn quản lý của mình thì lập biên bản làm việc để ghi nhận sự việc và chuyển ngay biên bản đến người có thẩm quyền theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 12 Nghị định số 118/2021/NĐ-CP. Chỉ đạo các phòng chuyên môn, Ủy ban nhân dân cấp xã thường xuyên kiểm tra, phát hiện và ngăn chặn kịp thời hành vi vi phạm hành chính về thủy lợi trên địa bàn.
đ) Ủy ban nhân dân cấp xã:
Tổ chức thực hiện việc quản lý, bảo vệ công trình thủy lợi theo quy định của pháp luật; tổ chức thực hiện phương án bảo vệ công trình thủy lợi trên địa bàn theo thẩm quyền; chỉ đạo các bộ phận chức năng, tổ chức thủy lợi cơ sở thuộc quyền quản lý thường xuyên kiểm tra, phát hiện, ngăn chặn kịp thời hành vi vi phạm hành chính về thủy lợi trên địa bàn; kiểm tra việc thực hiện nội dung giấy phép đối với hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi trên địa bàn.
Chỉ đạo người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính thuộc thẩm quyền quản lý khi phát hiện hành vi vi phạm hành chính về thủy lợi trong quá trình kiểm tra thì phối hợp với chính quyền địa phương, các tổ chức, cá nhân liên quan kịp thời lập biên bản vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 58 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 29 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2020 và Điều 12 Nghị định số 118/2021/NĐ-CP. Trường hợp hành vi có dấu hiệu vi phạm hành chính không thuộc thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính hoặc không thuộc lĩnh vực, địa bàn quản lý của mình thì lập biên bản làm việc để ghi nhận sự việc và chuyển ngay biên bản đến người có thẩm quyền theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 12 Nghị định số 118/2021/NĐ-CP.
Khi có đề nghị của người lập biên bản vi phạm hành chính, đại diện chính quyền cấp xã nơi xảy ra vi phạm thực hiện ký xác nhận vào Biên bản vi phạm hành chính trong trường hợp người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm không ký vào biên bản vi phạm hành chính; ký xác nhận vào Biên bản về việc không nhận biên bản vi phạm hành chính trong trường hợp người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm không có mặt tại nơi lập biên bản vi phạm hành chính hoặc có mặt nhưng từ chối nhận hoặc có căn cứ cho rằng cá nhân, tổ chức vi phạm trốn tránh không nhận biên bản không nhận biên bản vi phạm hành chính.
e) Các tổ chức, cá nhân được giao quản lý, vận hành, khai thác công trình thủy lợi, tổ chức thủy lợi cơ sở:
Thực hiện trách nhiệm quản lý, vận hành, khai thác, bảo vệ công trình thủy lợi theo quy định của pháp luật về thủy lợi và pháp luật khác có liên quan. Phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã trong công tác kiểm tra nhằm phát hiện, có biện pháp ngăn chặn kịp thời hành vi vi phạm trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi; phối hợp với người có thẩm quyền trong lập biên bản vi phạm hành chính các hành vi vi phạm trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi được giao quản lý; kiến nghị UBND cấp huyện, UBND cấp xã nơi có công trình và người có thẩm quyền xử lý hành vi vi phạm trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi theo thẩm quyền được pháp luật quy định; giám sát việc thực hiện các nội dung trong giấy phép của tổ chức, cá nhân được cấp phép hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi được giao quản lý.
Điều 7. Phối hợp trong công tác xử phạt vi phạm hành chính liên quan đến lĩnh vực thủy lợi, đê điều và phòng, chống thiên tai
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
a) Khi được Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh giao tham mưu kiểm tra hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính về thủy lợi, đê điều và phòng, chống thiên tai thuộc thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh theo đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc người người có thẩm quyền lập biên bản chuyển đến để xử lý theo thẩm quyền thì phải kịp thời tham mưu Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh tiến hành trình tự thủ tục xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật. Đối với các trường hợp vi phạm đặc biệt nghiêm trọng, có tính chất phức tạp, liên quan đến nhiều sở, ngành được Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh giao chủ trì thì khẩn trương phối hợp với các sở, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban nhân dân cấp huyện tiến hành kiểm tra, xác minh và báo cáo, tham mưu Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xử phạt theo đúng quy định của pháp luật.
b) Chỉ đạo người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính thuộc thẩm quyền quản lý tiến hành xử phạt các hành vi vi phạm hành chính về lĩnh vực thủy lợi, đê điều và phòng, chống thiên tai theo đúng thẩm quyền. Trường hợp vượt thẩm quyền, chuyển biên bản vi phạm hành chính và tài liệu liên quan khác đến người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính để xử phạt theo quy định tại Điều 58 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 29 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2020.
2. Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Công an tỉnh, Sở Giao thông vận tải, Sở Tài nguyên và Môi trường trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao và quy định tại Nghị định số 03/2022/NĐ-CP có trách nhiệm:
a) Chỉ đạo các đơn vị, lực lượng, phòng, ban chuyên môn phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương, lực lượng chuyên trách quản lý đê (đối với tuyến đê La Giang), lực lượng quản lý đê nhân dân, các Công ty TNHH MTV Thủy lợi xử lý các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật.
b) Chỉ đạo xử phạt các hành vi vi phạm hành chính về lĩnh vực thủy lợi, đê điều và phòng, chống thiên tai theo đúng thẩm quyền. Trường hợp vượt thẩm quyền, chuyển biên bản vi phạm hành chính và tài liệu liên quan đến người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính để xử phạt theo quy định tại Điều 58 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 29 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2020.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện:
a) Chỉ đạo các phòng chuyên môn, Ủy ban nhân dân cấp xã, Công an huyện xử lý các hành vi vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.
b) Khi nhận được biên bản vi phạm hành chính và tài liệu liên quan do người có thẩm quyền lập biên bản chuyển đến thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện phải tiến hành xử phạt vi phạm hành chính đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật.
c) Khi phát hiện hành vi vi phạm phải tiến hành xử phạt theo đúng thẩm quyền. Trường hợp vượt thẩm quyền, phải chuyển biên bản vi phạm hành chính và tài liệu liên quan đến người có thẩm quyền xử phạt theo quy định tại Điều 58 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 29 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2020.
d) Rà soát các quyết định xử phạt vi phạm hành chính do mình hoặc cấp dưới ban hành, trường hợp phát hiện có sai sót thì phải kịp thời đính chính, sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ, ban hành quyết định mới theo thẩm quyền.
4. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã:
a) Khi nhận được biên bản vi phạm hành chính và tài liệu liên quan do người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính chuyển đến thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã (nơi xảy ra vi phạm thuộc địa bàn quản lý) phải tiến hành xử phạt đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật.
b) Khi phát hiện hành vi vi phạm phải tiến hành xử phạt theo đúng thẩm quyền. Trường hợp vượt thẩm quyền, phải chuyển biên bản vi phạm hành chính và tài liệu liên quan đến người có thẩm quyền xử phạt theo quy định tại Điều 58 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 29 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2020.
c) Rà soát các quyết định xử phạt vi phạm hành chính do mình ban hành, trường hợp phát hiện có sai sót thì phải kịp thời đính chính, sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ, ban hành quyết định mới theo thẩm quyền.
5. Các Công ty TNHH MTV Thủy lợi:
Có trách nhiệm chỉ đạo bộ phận trực thuộc phối hợp với chính quyền địa phương trong quá trình kiểm tra, xác minh hồ sơ vi phạm hành chính về thủy lợi (đối với hệ thống công trình thủy lợi được giao quản lý, khai thác); phối hợp theo dõi, đôn đốc các tổ chức, cá nhân trong quá trình thực hiện các quyết định xử phạt vi phạm hành chính của người có thẩm quyền.
Điều 8. Phối hợp trong tổ chức cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính liên quan đến lĩnh vực thủy lợi, đê điều và phòng, chống thiên tai
1. Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn:
a) Chỉ đạo Chánh Thanh tra sở tổ chức thực hiện việc cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt do mình ban hành.
b) Chỉ đạo Thanh tra Sở, Chi cục Thủy lợi và các phòng, tổ chức, cá nhân phối hợp với chính quyền địa phương, các cơ quan chức năng thực hiện cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt theo đề nghị của người có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế.
2. Công an tỉnh:
Chỉ đạo lực lượng Cảnh sát nhân dân có trách nhiệm bảo đảm trật tự, an toàn trong quá trình thi hành quyết định cưỡng chế của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp hoặc quyết định cưỡng chế của các cơ quan nhà nước khác khi được yêu cầu.
3. Các sở, ngành có liên quan:
Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao, tổ chức thực hiện việc cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt bảo đảm đúng quy định của pháp luật. Chỉ đạo, phân công các phòng chuyên môn, tổ chức, cá nhân thuộc thẩm quyền quản lý phối hợp thực hiện cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm theo đề nghị của người có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế.
4. Ủy ban nhân dân cấp huyện:
a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức thực hiện việc cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt của mình và của cấp dưới ban hành.
b) Chỉ đạo, phân công các phòng, ban, tổ chức, cá nhân thuộc thẩm quyền quản lý của Ủy ban nhân dân cấp huyện phối hợp thực hiện cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt theo đề nghị của người có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế.
5. Ủy ban nhân dân cấp xã:
a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức thực hiện việc cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt của mình và của cấp dưới ban hành. Chủ tịch UBND cấp xã nơi tổ chức cưỡng chế có trách nhiệm phối hợp thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến thi hành quyết định cưỡng chế trong trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định số 166/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định về cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
b) Chỉ đạo, phân công các bộ phận chức năng cấp xã, các tổ chức, cá nhân thuộc thẩm quyền quản lý của Ủy ban nhân dân cấp xã phối hợp thực hiện cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt theo đề nghị của người có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế.
6. Các Công ty TNHH MTV Thủy lợi:
Chỉ đạo, phân công các phòng chuyên môn, tổ chức, cá nhân thuộc thẩm quyền quản lý phối hợp thực hiện cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt theo đề nghị của người có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế.
Điều 9. Phối hợp trong thi hành một số biện pháp khắc phục hậu quả
1. Thi hành biện pháp khắc phục hậu quả buộc đóng Quỹ phòng, chống thiên tai quy định tại khoản 3 Điều 17 Nghị định số 03/2022/NĐ-CP:
Cơ quan có thẩm quyền thu Quỹ Phòng chống thiên tai có trách nhiệm thu, quản lý tiền nộp Quỹ của tổ chức, cá nhân vi phạm theo quy định; thông báo kết quả việc thực hiện nộp Quỹ của tổ chức, cá nhân vi phạm cho người ra Quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
2. Thi hành biện pháp khắc phục hậu quả buộc trồng lại cây chắn sóng đã bị chặt, phá hoại; cỏ đã bị cuốc, xới, rẫy quy định tại điểm a khoản 11 Điều 27 Nghị định số 03/2022/NĐ-CP:
Hạt Quản lý đê La Giang giám sát, hướng dẫn quá trình thực hiện và có biên bản xác nhận khi hoàn thành, báo cáo người ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
3. Thi hành biện pháp khắc phục hậu quả buộc nộp lại vật tư dự trữ phòng, chống lũ, lụt, bão đã chiếm dụng, sử dụng trái phép quy định tại khoản 2 Điều 30 Nghị định số 03/2022/NĐ-CP:
Đơn vị được giao quản lý trực tiếp vật tư giám sát, hướng dẫn quá trình thực hiện và có biên bản xác nhận khi hoàn thành, báo cáo người ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
4. Thi hành biện pháp khắc phục hậu quả buộc sửa chữa, khắc phục những hư hỏng công trình đê điều quy định tại khoản 6 Điều 31 Nghị định số 03/2022/NĐ-CP:
a) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp tỉnh hoặc cấp huyện phê duyệt phương án xử lý khẩn cấp theo chức năng, nhiệm vụ, phạm vi quản lý trong trường hợp hành vi vi phạm làm công trình đê điều hư hỏng cần phải xử lý khẩn cấp để bảo an toàn đê điều, đối tượng vi phạm phải thực hiện hoặc hoàn trả kinh phí thực hiện xử lý khẩn cấp.
b) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức đôn đốc, giám sát, hướng dẫn trong quá trình thực hiện; có biên bản xác nhận khi hoàn thành gửi người ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
Điều 10. Phối hợp trong công tác rà soát, tổng hợp, báo cáo tình hình xử lý vi phạm hành chính liên quan đến lĩnh vực thủy lợi, đê điều và phòng, chống thiên tai
1. Chi cục Thuỷ lợi
Tổng hợp về tình hình xử lý vi phạm hành chính về thủy lợi, đê điều, phòng chống thiên tai gửi Thanh tra Sở để tham mưu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn báo cáo Sở Tư pháp, Ủy ban nhân dân tỉnh.
2. Uỷ ban nhân dân cấp huyện:
a) Đôn đốc Uỷ ban nhân dân cấp xã tổng hợp báo cáo tình hình vi phạm pháp luật thủy lợi, đê điều, phòng chống thiên tai xảy ra trên địa bàn quản lý theo đúng thời gian quy định.
b) Căn cứ báo cáo của UBND cấp xã, định kỳ hàng tháng, năm và đột xuất khi có yêu cầu, tổng hợp tình hình xử lý vi phạm hành chính về thủy lợi, đê điều, phòng chống thiên tai vào báo cáo chung về tình hình thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trên địa bàn quản lý gửi Sở Tư pháp và báo cáo UBND tỉnh theo đúng quy định.
3. Uỷ ban nhân dân cấp xã:
Tổng hợp tình hình xử lý vi phạm hành chính về thủy lợi, đê điều, phòng chống thiên tai vào báo cáo chung về tình hình thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trên địa bàn quản lý, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện theo định kỳ hàng tháng, năm và đột xuất khi có yêu cầu và chịu trách nhiệm về sự chính xác của số liệu do cấp mình báo cáo.
4. Chế độ báo cáo thực hiện theo Điều 9 Quy chế phối hợp trong công tác xử lý vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luật trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh ban hành kèm theo Quyết định số 15/2022/QĐ-UBND ngày 23/6/2022 của UBND tỉnh Hà Tĩnh.
Điều 11. Phối hợp trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo về xử phạt vi phạm hành chính liên quan đến lĩnh vực thủy lợi, đê điều và phòng, chống thiên tai
Trách nhiệm phối hợp giải quyết khiếu nại, tố cáo xử lý xử lý vi phạm hành chính về thủy lợi, đê điều, phòng chống thiên tai thực hiện theo Điều 14 Quy chế phối hợp trong công tác xử lý vi phạm hành chính và theo dõi tình hình thi hành pháp luật trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh ban hành kèm theo Quyết định số 15/2022/QĐ-UBND ngày 23/6/2022 của UBND tỉnh.
Chương III
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 12. Điều khoản tham chiếu
Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật được viện dẫn tại Quy chế này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì áp dụng theo văn bản quy phạm pháp luật mới.
Điều 13. Trách nhiệm thi hành
1. Thủ trưởng các sở, ban, ngành liên quan, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Giám đốc các doanh nghiệp quản lý khai thác công trình thủy lợi, người đứng đầu các tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến thủy lợi, đê điều, phòng chống thiên tai trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh: Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp, triển khai thực hiện Quy chế này theo quy định của pháp luật.
2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Chủ trì theo dõi, đôn đốc, tổ chức đánh giá việc triển khai thực hiện Quy chế, tổng hợp kết quả, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.
3. Trong quá trình thực hiện, nếu phát sinh khó khăn, vướng mắc: Các cấp, các ngành và các tổ chức, cá nhân có liên quan phản ánh kịp thời về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định./.
- 1 Quyết định 49/2018/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp giữa các ngành, các cấp trong công tác phòng ngừa, xử lý vi phạm pháp luật về thủy lợi; đê điều; phòng, chống thiên tai trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh
- 2 Quyết định 22/2023/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp xử lý vi phạm hành chính về thủy lợi, đê điều trên địa bàn thành phố Hải Phòng
- 3 Quyết định 1532/QĐ-UBND năm 2023 về Quy chế phối hợp công tác xử lý vi phạm hành chính trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa
- 4 Quyết định 40/2023/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp quản lý Nhà nước công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh