UỶ BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 475/QĐ-UBND | Hải Dương, ngày 25 tháng 02 năm 2013 |
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH HẢI DƯƠNG
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Đất đai ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Quản lý Thuế ngày 29 tháng 11 năm 2006;
Căn cứ Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 của Chính phủ quy định về việc thi hành Luật Đất đai năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ quy định bổ sung về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai;
Căn cứ Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13 tháng 8 năm 2009 của Chính phủ quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư;
Theo đề nghị của Chủ tịch Hội đồng định giá tại Tờ trình số 352/TTr-HĐĐG ngày 06/02/2013,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH |
HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG ĐỊNH GIÁ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 475/QĐ-UBND ngày 25 tháng 02 năm 2013 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Hải Dương)
Quy chế này quy định hoạt động của Hội đồng định giá (do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Hải Dương thành lập theo Quyết định số 3023/QĐ-UBND ngày 17/12/2012) để thực thi Quyết định số 21/2012/QĐ-UBND ngày 23/11/2012 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Hải Dương về việc Quy định thu hồi, chuyển nhượng, góp vốn, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, chuyển đổi đối với đất và tài sản gắn liền với đất được Nhà nước giao, cho thuê để sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh Hải Dương.
1. Hội đồng định giá được thành lập theo Quyết định số 3023/QĐ-UBND ngày 17/12/2012 của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Hải Dương;
2. Cơ quan quản lý Nhà nước và cán bộ công chức thực hiện nhiệm vụ định giá liên quan đến Quy chế này.
3. Tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân là người nước ngoài (sau đây gọi chung là doanh nghiệp) bị Nhà nước thu hồi đất hoặc chuyển nhượng, góp vốn, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, chuyển đổi đối với đất và tài sản trên đất được Nhà nước giao, cho thuê để sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh Hải Dương theo quy định tại Quyết định số 21/2012/QĐ-UBND ngày 23/11/2012 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Hải Dương và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
NGUYÊN TẮC VÀ KINH PHÍ HOẠT ĐỘNG, TÀI KHOẢN VÀ CON DẤU CỦA HỘI ĐỒNG ĐỊNH GIÁ
Điều 3. Nguyên tắc hoạt động của Hội đồng định giá
1. Hội đồng định giá làm việc theo nguyên tắc tập thể. Các phiên họp của Hội đồng định giá do Chủ tịch Hội đồng triệu tập và phải có ít nhất 2/3 tổng số thành viên của Hội đồng tham dự. Chủ tịch Hội đồng định giá điều hành phiên họp định giá, trường hợp Chủ tịch Hội đồng định giá vắng mặt thì uỷ quyền cho Phó Chủ tịch Hội đồng định giá điều hành phiên họp định giá.
2. Mỗi thành viên của Hội đồng định giá phát biểu ý kiến của mình về giá trị của đất và tài sản cần định giá và chịu trách nhiệm về ý kiến định giá của mình. Các quyết định của Hội đồng về giá trị của đất và tài sản trên đất phải được quá nửa số thành viên Hội đồng định giá tán thành. Trường hợp biểu quyết ngang nhau thì quyết định theo bên có biểu quyết của Chủ tịch Hội đồng định giá (hoặc Phó Chủ tịch Hội đồng được uỷ quyền điều hành phiên họp định giá).
3. Chủ tịch Hội đồng định giá phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên Hội đồng định giá. Các thành viên Hội đồng định giá ngoài việc thực hiện các nguyên tắc hoạt động của Hội đồng định giá còn chịu trách nhiệm trước pháp luật về các nhiệm vụ được Chủ tịch Hội đồng định giá phân công.
Điều 4. Kinh phí hoạt động của Hội đồng định giá
1. Nội dung chi:
a) Chi công tác phí, chi các cuộc họp của Hội đồng định giá tài sản;
b) Chi làm việc ngoài giờ, chi phụ cấp cho các Thành viên Hội đồng định giá và Tổ Chuyên viên giúp việc;
c) Chi cho công tác khảo sát giá, khảo sát thực địa đất, tài sản;
d) Chi thuê đo đạc, xác định khối lượng, đánh giá chất lượng và lập dự toán giá trị đất, tài sản cần định giá;
đ) Chi thuê Tổ chức có chức năng pháp lý thẩm định giá, thuê Tổ chức đấu giá;
e) Chi văn phòng phẩm, in tài liệu, chi phí lưu trữ, chi phí xăng xe, thuê xe, tổ chức thông tin giá phục vụ công tác định giá;
g) Các khoản chi khác có liên quan trực tiếp đến việc định giá của Hội đồng định giá.
2. Lập dự toán, sử dụng và quyết toán kinh phí:
a) Hội đồng định giá căn cứ vào nội dung chi nêu trên và mức chi theo quy định của pháp luật hiện hành và khối lượng công việc dự kiến phát sinh để lập dự toán kinh phí hoạt động của Hội đồng định giá, mức chi tối đa không vượt quá 2% tổng giá trị tiền sử dụng đất, tài sản trên đất và chi phí đầu tư vào đất còn lại cho từng dự án cụ thể trình Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt;
b) Sau khi dự toán kinh phí hoạt động của Hội đồng định giá được duyệt, Hội đồng định giá chuyển một (01) bản cho Trung tâm Phát triển quỹ đất (thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường) để Trung tâm Phát triển quỹ đất chi cho Hội đồng định giá. Chi phí này do doanh nghiệp có đất, tài sản cần định giá chi trả;
c) Hội đồng định giá có trách nhiệm quản lý, sử dụng kinh phí này theo dự toán được duyệt. Trường hợp dự toán được duyệt nhưng chưa đủ chi theo thực tế phát sinh thì Hội đồng định giá lập kinh phí bổ sung trình Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt bổ sung dự toán; đồng thời thông báo cho Trung tâm Phát triển quỹ đất để phối hợp thực hiện;
d) Trung tâm Phát triển quỹ đất (thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường) có trách nhiệm thanh toán, chi trả các khoản chi phí hoạt động của Hội đồng định giá theo phương án được Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt;
đ) Việc quản lý, sử dụng, hạch toán và quyết toán khoản kinh phí này thực hiện theo quy định hiện hành.
Điều 5. Tài khoản và con dấu hoạt động của Hội đồng định giá
a) Tài khoản Hội đồng định giá là 102010001099111 tại Ngân hàng Công Thương Hải Dương (tài khoản của Trung tâm Phát triển quỹ đất thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường);
b) Con dấu của Hội đồng định giá được sử dụng con dấu của Sở Tài chính tỉnh Hải Dương;
c) Cơ quan Thường trực của Hội đồng định giá là Sở Tài chính tỉnh Hải Dương (địa chỉ tại số 15 phố Nguyễn Du, phường Trần Hưng Đạo, thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương).
CĂN CỨ, TRÌNH TỰ, THỦ TỤC ĐỊNH GIÁ ĐẤT, TÀI SẢN TRÊN ĐẤT
Điều 6. Căn cứ định giá đất, tài sản trên đất
1. Giá do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định và các quy định của Nhà nước về việc xác định giá trị: Chi phí đầu tư vào đất còn lại, giá trị còn lại của tài sản.
2. Giá đất, tài sản trên đất phổ biến trên thị trường tại thời điểm và nơi có đất và tài sản gắn liền với đất.
3. Giá theo tài liệu, hồ sơ kèm theo đất và tài sản cần định giá, nếu có.
4. Giá trị thực tế của đất và tài sản gắn liền với đất cần định giá.
5. Kết quả thẩm định giá của Tổ chức có chức năng thẩm định giá được thuê theo quy định của pháp luật.
6. Các căn cứ khác về giá trị của đất, tài sản cần định giá.
Điều 7. Trình tự, thủ tục, thời hạn định giá đất, tài sản trên đất
1. Yêu cầu văn bản, hồ sơ liên quan đến định giá đất, tài sản:
Doanh nghiệp (hoặc tổ chức, cá nhân được uỷ quyền hợp pháp) bị Nhà nước thu hồi đất hoặc chuyển nhượng, góp vốn, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, chuyển đổi đối với đất và tài sản trên đất được Nhà nước giao, cho thuê để sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh Hải Dương theo quy định tại Quyết định số 21/2012/QĐ-UBND ngày 23/11/2012 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Hải Dương (sau đây gọi chung là doanh nghiệp có đất, tài sản cần định giá) hoặc Sở Tài nguyên và Môi trường (trong trường hợp doanh nghiệp có đất, tài sản cần định giá không yêu cầu hoặc không liên hệ được) là cơ quan yêu cầu định giá.
Yêu cầu định giá phải được thực hiện bằng văn bản kèm theo các hồ sơ liên quan.
a) Văn bản yêu cầu định giá phải có các nội dung chính sau:
- Tên cơ quan yêu cầu định giá;
- Tên Hội đồng định giá được yêu cầu;
- Thông tin về đất, tài sản cần định giá (trong đó cần nêu rõ giá trị tài sản, chi phí đã đầu tư vào đất);
- Nội dung yêu cầu cần định giá;
Trường hợp yêu cầu định giá lại thì trong văn bản yêu cầu phải ghi rõ là yêu cầu định giá lại.
b) Hồ sơ liên quan gồm:
- Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
- Bản sao có chứng thực Quyết định đầu tư hoặc Chấp thuận đầu tư (hoặc Giấy phép đầu tư) được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
- Bản sao có chứng thực Quyết định thu hồi để cho thuê đất hoặc giao đất của cấp có thẩm quyền;
- Bản sao có chứng thực Quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của cấp có thẩm quyền;
- Bản sao có chứng thực các chứng từ chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ và tái định cư theo phương án được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
- Bản sao có chứng thực Hồ sơ dự toán thiết kế, hợp đồng thi công xây lắp, hồ sơ quyết toán (kể cả hồ sơ hoàn công) của các công trình đã đầu tư xây dựng trên đất;
- Bản sao có chứng thực các chứng từ, hợp đồng mua sắm máy móc, thiết bị, tài sản khác (nếu có);
- Bản sao có chứng thực các chứng từ nộp tiền sử dụng đất hoặc tiền thuê đất và các chứng từ được miễn, giảm (nếu có);
- Bản sao có chứng thực Hợp đồng thuê đất, biên bản bàn giao đất của cơ quan có thẩm quyền;
- Bản sao có chứng thực Báo cáo tài chính của doanh nghiệp hàng năm, kết quả kiểm toán (nếu có);
- Các chứng từ, tài liệu có liên quan khác, nếu có.
2. Tiếp nhận yêu cầu định giá:
Văn bản yêu cầu kèm theo hồ sơ định giá được gửi đến Chủ tịch Hội đồng định giá. Chủ tịch Hội đồng định giá có trách nhiệm tiếp nhận yêu cầu định giá và chỉ đạo việc định giá theo quy định pháp luật hiện hành.
3. Thông báo và kê khai xác nhận giá trị tài sản, chi phí đã đầu tư vào đất:
Trường hợp doanh nghiệp có đất, tài sản cần định giá không có văn bản yêu cầu định giá và không gửi hồ sơ thì chậm nhất trong 02 (hai) ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu định giá của Sở Tài nguyên và Môi trường và hồ sơ liên quan, Chủ tịch Hội đồng định giá chỉ đạo Tổ Chuyên viên giúp việc soạn thảo và ký văn bản yêu cầu doanh nghiệp có đất, tài sản cần định giá cung cấp hồ sơ tài liệu, kê khai và xác nhận giá trị tài sản, chi phí đã đầu tư vào đất gửi doanh nghiệp, đồng thời thông báo trên Báo Hải Dương và Đài Phát thanh và Truyền hình Hải Dương 03 (ba) lần liên tiếp.
Chậm nhất trong 05 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày Báo Hải Dương hoặc Đài Phát thanh và Truyền hình Hải Dương (tuỳ theo cơ quan nào đăng tin trước) thông báo yêu cầu của Hội đồng định giá thì doanh nghiệp có đất, tài sản cần định giá phải đến Hội đồng định giá để kê khai và xác nhận giá trị tài sản, chi phí đã đầu tư vào đất, đồng thời nộp các hồ sơ, tài liệu liên quan cho Hội đồng định giá gồm các hồ sơ nêu tại Điểm b, Khoản 1 Điều này.
4. Khảo sát thực địa đất đai, tài sản và nghiên cứu thông tin, tài liệu liên quan đến đất, tài sản trên đất cần định giá; thuê đo đạc, xác định khối lượng, đánh giá chất lượng và lập dự toán giá trị đất, tài sản cần định giá:
Chậm nhất trong 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày doanh nghiệp có đất, tài sản cần định giá phải kê khai, xác nhận giá trị tài sản đã đầu tư, chi phí đã đầu tư vào đất và nộp các hồ sơ, tài liệu liên quan cho Hội đồng định giá hoặc đã hết hạn theo thông báo yêu cầu của Hội đồng định giá mà doanh nghiệp không đến kê khai và không nộp hồ sơ tài liệu thì Hội đồng định giá có trách nhiệm tổ chức cho các Thành viên Hội đồng định giá và Tổ Chuyên viên khảo sát thực địa đất đai, tài sản và nghiên cứu thông tin, tài liệu liên quan đến đất, tài sản trên đất cần định giá.
Chủ tịch Hội đồng định giá thay mặt Hội đồng định giá ký hợp đồng thuê đo đạc, xác định khối lượng, đánh giá chất lượng và lập dự toán giá trị quyền sử dụng đất, tài sản cần định giá. Thời hạn có kết quả đo đạc, xác định khối lượng, đánh giá chất lượng và lập dự toán giá trị đất, tài sản cần định giá không quá 10 (mười) ngày làm việc kể từ ngày ký hợp đồng.
5. Thuê Tổ chức có chức năng thẩm định giá:
Sau khi nhận đủ văn bản yêu cầu định giá và hồ sơ liên quan, Chủ tịch Hội đồng định giá thay mặt Hội đồng định giá ký hợp đồng thuê Tổ chức có chức năng thẩm định giá đối với giá trị tài sản đã đầu tư trên đất còn lại, chi phí hợp lý đã đầu tư vào đất còn lại, giá trị quyền sử dụng đất còn lại hoặc thẩm định giá trị quyền sử dụng đất, giá trị tài sản trên đất theo sát giá thị trường làm cơ sở để giao đất, cho thuê đất cho người sử dụng đất mới theo quy định.
Thời hạn Tổ chức có chức năng thẩm định giá có kết quả thẩm định giá không quá 20 (hai mươi) ngày làm việc kể từ ngày ký hợp đồng.
6. Phiên họp Hội đồng định giá:
Phiên họp của Hội đồng định giá phải lập Biên bản định giá gồm: Họ, tên Chủ tịch Hội đồng định giá và các thành viên có mặt của Hội đồng; họ, tên những người tham dự phiên họp định giá; thời gian, địa điểm tiến hành việc định giá; kết quả khảo sát giá trị của đất và tài sản; kết quả thẩm định giá của Tổ chức có chức năng thẩm định giá (nếu có); ý kiến của các thành viên Hội đồng và những người tham dự phiên họp định giá; kết quả biểu quyết của Hội đồng; thời gian, địa điểm hoàn thành việc định giá; chữ ký của các thành viên Hội đồng.
Đại diện doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân yêu cầu định giá hoặc liên quan đến đất, tài sản cần định giá được mời tham dự phiên họp định giá và được phát biểu ý kiến về việc định giá, nhưng không được quyền biểu quyết về giá trị đất, tài sản.
Điều 8. Trình, duyệt kết quả định giá
Chậm nhất trong 02 (hai) ngày làm việc, kể từ ngày phiên họp Hội đồng định giá kết thúc, Chủ tịch Hội đồng định giá có trách nhiệm trình Uỷ ban nhân dân tỉnh xem xét phê duyệt kết quả định giá.
Quyết định phê duyệt kết quả định giá được gửi cho Hội đồng định giá, cơ quan yêu cầu định giá, doanh nghiệp có đất và tài sản cần định giá, các Sở, ngành và đơn vị liên quan để thực hiện.
Điều 9. Chế độ thông tin, báo cáo, lưu trữ hồ sơ định giá
Định kỳ từ ngày 25 đến ngày 30 tháng cuối hàng quý và kết thúc năm, Hội đồng định giá có trách nhiệm tổng hợp kết quả thực hiện việc định giá báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh.
Hồ sơ định giá của Hội đồng định giá được lưu trữ tại cơ quan Thường trực của Hội đồng định giá là Sở Tài chính.
Chủ tịch Hội đồng định giá có trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện Quy chế này.
Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc phát sinh, các cơ quan, đơn vị phản ánh về Sở Tài chính để tổng hợp báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh xem xét, giải quyết./.
- 1 Quyết định 107/2014/QĐ-UBND quy định tạm thời giá cho thuê cơ sở hạ tầng để sản xuất kinh doanh, dịch vụ nghề cá tại cảng cá trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận
- 2 Quyết định 21/2012/QĐ-UBND về Quy định thu hồi, chuyển nhượng, góp vốn, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, chuyển đổi đối với đất và tài sản gắn liền với đất được Nhà nước giao, cho thuê để sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh Hải Dương
- 3 Nghị định 69/2009/NĐ-CP bổ sung quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư
- 4 Nghị định 84/2007/NĐ-CP bổ sung quy định về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai
- 5 Luật quản lý thuế 2006
- 6 Nghị định 181/2004/NĐ-CP thi hành Luật Đất đai
- 7 Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 8 Luật Đất đai 2003