Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

BỘ Y TẾ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------

Số: 476/2003/QĐ-BYT

Hà Nội, ngày 07 tháng 02 năm 2003

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH KHUNG GIÁO DỤC TRUNG HỌC CHUYÊN NGHIỆP NGÀNH ĐÀO TẠO KỸ THUẬT VIÊN DƯỢC

BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ

Căn cứ Nghị định số 68/CP ngày 11/10/1993 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy Bộ Y tế.
Căn cứ Nghị định của Chính phủ số 43/2000/NĐ-CP ngày 30/8/2000 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục.
Căn cứ Quyết định số 21/2001/BGD&ĐT ngày 6/6/2001 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo ban hành Chương trình khung giáo dục Trung học chuyên nghiệp.
Căn cứ vào văn bản thoả thuận số 8899/THCN&DN ngày 7 tháng 10 năm 2002 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Theo đề nghị của Ông Vụ trưởng Vụ Khoa học đào tạo - Bộ Y tế .

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Chương trình khung giáo dục trung học chuyên nghiệp Ngành đào tạo Kỹ thuật viên Dược, thuộc nhóm ngành Sức khoẻ.

Điều 2. Chương trình khung ngành Kỹ thuật viên Dược được áp dụng trong các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp Y tế từ năm học 2003.

Điều 3. Vụ trưởng Vụ Khoa học đào tạo chỉ đạo và hướng dẫn các trường xây dựng chuơng trình chi tiết, biên soạn và phê duyệt các giáo trình, tài liệu giảng dạy, học tập.

Điều 4. Các Ông (Bà) Chánh văn phòng, Cục trưởng, Vụ trưởng các Vụ của Bộ y tế, Hiệu trưởng các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp Y tế chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

 

KT. BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ
THỨ TRƯỞNG




Lê Ngọc Trọng

 

GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT NGÀNH ĐÀO TẠO

1- Bậc học: Trung học chuyên nghiệp

2- Nhóm ngành đào tạo: Sức khoẻ

3- Ngành đào tạo: Kỹ thuật viên Dược

4- Chức danh sau khi tốt nghiệp: Kỹ thuật viên Dược trung học

5- Mã số ngành đào tạo: 367265

6- Thời gian đào tạo: 2 năm

7- Hình thức đào tạo: Chính quy tập trung

8- Đối tượng tuyển sinh:

- Tốt nghiệp trung học phổ thông.

- Đạt các tiêu chuẩn quy định trong quy chế tuyển sinh vào các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp hệ chính quy của Bộ Giáo dục và đào tạo.

9- Cở sở đào tạo:

- Trường đại học Dược Hà Nội.

- Các Trường đại học Y - Dược, Trường trung học Y - Dược và các cơ sở đào tạo khi có đủ điều kiện và được Bộ Y tế và Bộ Giáo dục và đào tạo cho phép.

10- Nơi làm việc sau khi tốt nghiệp:

Các phòng thí nghiệm ở các Trường đại học, cao đẳng, trung học Y và Dược, các Viện nghiên cứu về Dược, các Trung tâm kiểm nghiệm Dược, các Phòng kiểm nghiệm, nghiên cứu của các đơn vị sản xuất, kinh doanh Dược phẩm.

11- Bậc học sau trung học:

Người Kỹ thuật viên Dược nếu có nguyện vọng và đủ tiêu chuẩn tuyển sinh có thể được đào tạo thành Cử nhân kỹ thuật Dược

 

MÔ TẢ NHIỆM VỤ
CỦA NGƯỜI KỸ THUẬT VIÊN DƯỢC TRUNG HỌC

1- Chuẩn bị dụng cụ, hoá chất, nguyên liệu cho các xét nghiệm, các thí nghiệm, các bài thực tập.

2- Pha chế các thuốc thử cho các xét nghiệm, các thí nghiệm.

3- Sử dụng, bảo quản các trang thiết bị, hoá chất, vật tư thông thường tại các cơ sở đào tạo và nghiên cứu về Dược, các cơ quan quản lý chất lượng thuốc và các doanh nghiệp Dược.

4- Thực hiện các kỹ thuật cơ bản tại phòng thí nghiệm chuyên ngành của các cơ sở đào tạo và nghiên cứu dược, các cơ quan quản lý chất lượng thuốc và các doanh nghiệp Dược.

5- Thực hiện an toàn lao động và sơ cứu tai nạn tại phòng thí nghiệm.

6- Tham gia thực hiện các hoạt động Y tế tại nơi công tác theo nhiệm vụ được giao

7- Thường xuyên học tập cập nhật kiến thức chuyên môn, rèn luyện sức khoẻ để hoàn thành nhiệm vụ được giao.

8- Thực hiện Luật Bảo vệ sức khoẻ và các quy định về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Y tế.

 

MỤC TIÊU ĐÀO TẠO TỔNG QUÁT

Đào tạo Kỹ thuật viên Dược có kiến thức và kỹ năng cơ bản về kỹ thuật dược ở bậc trung cấp để làm việc tại các phòng thí nghiệm chuyên ngành dược của cơ sở đào tạo, nghiên cứu, các cơ quan quản lý chất lượng thuốc và các doanh nghiệp dược. Có phẩm chất đạo đức tốt, tác phong thận trọng, tỉ mỉ, chính xác. Có đủ sức khoẻ để làm việc. Có ý thức và khả năng học tập vươn lên.

 

TỔNG QUAN CÁC MÔN HỌC

Số TT

Tên môn học

Số tiết học

Tổng số

Lý thuyết

Thực hành

 

1

2

3

4

5

6

CÁC MÔN HỌC CHUNG:

Chính trị

Giáo dục quốc phòng

Thể dục thể thao

Ngoại ngữ

Giáo dục Pháp luật

Tin học

 

90

75

60

150

30

60

 

90

10

0

150

30

30

 

0

65

60

0

0

30

 

Cộng

465

310

155

 

7

8

9

 

10

11

CÁC MÔN HỌC CƠ SỞ:

Kỹ thuật an toàn lao động

Thuốc và cách sử dụng

Kỹ thuật bảo quản và sử dụng dụng

cụ, thiết bị hoá chất thí nghiệm

Y học cơ sở

Tổ chức và quản lý Y tế

 

45

120

 

115

120

30

 

29

100

 

67

88

30

 

16

20

 

48

32

0

 

Cộng

430

314

116

CÁC MÔN HỌC CHUYÊN MÔN:

 

210

180

90

160

165

 

106

76

50

64

85

 

104

104

40

96

80

12

13

14

15

16

Kỹ thuật hoá học

Kỹ thuật sinh học

Nguyên liệu làm thuốc

Kỹ thuật kiểm nghiệm Dược phẩm

Kỹ thuật bào chế-sản xuất thuốc

17

18

Thực tập thực tế cơ sở

Thực tập tốt nghiệp

80

400

0

0

80

400

Cộng

1285

381

904

Tổng cộng

2180

1005

1175

 

CẤU TRÚC THỜI GIAN KHOÁ HỌC

* Tổng số tiết học toàn khoá: 2180

Số tiết lý thuyết: 1005

Số tiết thực hành: 1175

* Số tiết học các môn chung: 465

* Số tiết học các môn cơ sở : 430

* Số tiết học các môn chuyên môn: 1285

Tỉ lệ lí thuyết /thực hành (toàn khoá): 1/1,7

 


PHÂN PHỐI THỜI GIAN TOÀN KHOÁ HỌC

(Tính theo tuần)

Năm học

Học kỳ

Lý thuyếtvà thực hành môn học

Thực tập

Thi

Nghỉ

Lao động

Dự trữ

Tổng số

thực tế cơ sở

thực tập TN

Học kỳ

tốt nghiệp

lễ,tết

Năm thứ nhất

I

20

 

 

1

 

 

3

1

1

26

II

16

2

 

1

 

6

 

 

1

26

Năm thứ hai

I

20

 

 

1

 

 

3

1

1

26

II

9

 

10

1

6

 

 

 

 

 

Tổng cộng:

65

2

10

4

6

6

6

2

3

104

 

PHÂN BỐ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TOÀN KHOÁ, QUY ĐỊNH MÔN THI HOẶC KIỂM TRA,
SỐ TIẾT VÀ HỆ SỐ MÔN HỌC TƯƠNG ỨNG, THỰC TẬP VÀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

TT

Phân bố các môn học trong toàn khoá

Năm thứ nhất

Năm thứ hai

Học kỳ 1

Học kỳ 2

Học kỳ 1

Học kỳ 2

Tên môn học

Số tiết

Lý thuyết

Thực hành

Môn thi

Môn KT

Môn thi

Môn KT

Môn thi

Môn KT

Môn thi

Môn KT

Số tiết

Hệ số

Số tiết

Hệ số

Số tiết

Hệ số

Số tiết

Hệ số

Số tiết

Hệ số

Số tiết

Hệ số

Số tiết

Hệ số

Số tiết

Hệ số

CÁC MÔN CHUNG

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Chính trị

90

90

0

 

 

45

3

45

3

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Giáo dục quốc phòng

75

10

65

 

 

75

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

Thể dục thể thao

60

0

60

 

 

30

1

 

 

30

1

 

 

 

 

 

 

 

 

4

Ngoại ngữ

150

150

0

 

 

50

3

 

 

50

3

50

3

 

 

 

 

 

 

5

Tin học

60

30

30

 

 

 

 

 

 

 

 

60

3

 

 

 

 

 

 

6

Giáo dục Pháp luật

30

30

0

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

30

2

 

 

 

 

CÁC MÔN CƠ SỞ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

7

Kỹ thuật an toàn lao động

45

29

16

 

 

45

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

8

Thuốc và cách sử dụng

120

100

20

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

40

2

80

4

 

 

9

Kỹ thuật bảo quản và sử dụng dụng cụ, thiết bị hoá chất thí nghiệm

115

67

48

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

61

2

54

2

 

 

10

Y học cơ sở

120

88

32

120

5

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

11

Tổ chức và quản lý Y tế

30

30

0

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

30

2

 

 

 

 

MÔN CHUYÊN MÔN

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

12

Kỹ thuật hoá học

210

106

104

105

4

 

 

105

4

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

13

Kỹ thuật sinh học

180

76

104

70

3

 

 

110

4

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

14

Nguyên liệu làm thuốc

90

50

40

 

 

 

 

 

 

 

 

90

4

 

 

 

 

 

 

15

Kỹ thuật kiểm nghiệm

Dược phẩm

160

64

96

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

86

3

74

3

 

 

16

Kỹ thuật bào chế-sản xuất thuốc

165

85

80

 

 

 

 

85

4

 

 

80

3

 

 

 

 

 

 

17

Thực tập thực tế cơ sở

80

 

80

 

 

 

 

 

 

80

2

 

 

 

 

 

 

 

 

18

Thực tập tốt nghiệp

400

 

400

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

400

4

 

 


KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO THEO TỪNG HỌC KỲ

HỌC KỲ I- NĂM THỨ NHẤT

Quỹ thời gian:  20 tuần
( 20 tuần x 30 tiết = 600 tiết )

Học lý thuyết và thực hành tại trường: 540 tiết

Số tiết trung bình trong tuần theo thực tế: 540t : 20T = 27 tiết/tuần

Số TT

Môn học

Số tiết học

Xếp loại / hệ số môn học

Tổng số

LT

TH

Thi

Kiểm tra

1.

Giáo dục quốc phòng

75

10

65

 

2

2.

Chính trị (1)

45

45

0

 

3

3.

Thể dục thể thao (1)

30

0

30

 

1

4.

Ngoại ngữ (1)

50

50

0

 

3

5.

Kỹ thuật an toàn lao động

45

29

16

 

2

6.

Kỹ thuật hóa học (1)

105

53

52

4

 

7.

Kỹ thuật sinh học (1)

70

30

40

3

 

8.

Y học cơ sở

120

88

32

5

 

 

Cộng

540

305

235

 

 

 

HỌC KỲ I- NĂM THỨ NHẤT

Quỹ thời gian:  16 tuần
và 2 tuần thực tập thực tế tại cơ sở
(16 Tuần x 30 tiết = 480 tiết
2 tuần x 40 giờ = 80 giờ )

Học lý thuyết và thực hành tại trường: 505- 80 = 425 tiết

Số tiết trung bình trong tuần theo thực tế: 425t : 16 T = 26,5 tiết /tuần

Số TT

Môn học

Số tiết học

Xếp loại / hệ số môn học

Tổng số

LT

TH

Thi

Kiểm tra

1.

Chính trị (2)

45

45

0

3

 

2.

Thể dục thể thao (2)

30

0

30

 

1

3.

Ngoại ngữ (2)

50

50

0

 

3

4.

Kỹ thuật hóa học (2)

105

53

52

4

 

5.

Kỹ thuật sinh học (2)

110

46

64

4

 

6.

Kỹ thuật bào chế-sản xuất thuốc (1)

85

45

40

4

 

7.

Thực tế cơ sở

80

0

80

 

2

 

Cộng

505

239

266

 

 

 

HỌC KỲ I - NĂM THỨ HAI

Quỹ thời gian: 20 tuần

(20 tuần x 30 tiết = 600 tiêt)

Học lý thuyết và thực hành tại trường: 502 tiết

Số tiết trung bình trong tuần theo thực tế: 527t : 20 T = 26, 4 tiết / tuần

Số TT

Môn học

Số tiết học

Xếp loại / hệ số môn học

Tổng số

LT

TH

Thi

Kiểm tra

1.

Tin học

60

30

30

3

 

2.

Giáo dục Pháp luật

30

30

0

 

2

3.

Ngoại ngữ (3)

50

50

0

3

 

4.

Kỹ thuật bào chế-sản xuất thuốc (2)

30

40

40

3

 

5.

Kỹ thuật kiểm nghiệm dược phẩm (1)

86

34

52

3

 

6.

Thuốc và cách sử dụng (1)

40

40

0

2

 

7.

Kỹ thuật bảo quản và sử dụng dụng cụ, thiết bị, hoá chất thí nghiệm (1)

61

37

24

2

 

8

Nguyên liệu làm thuốc

90

50

40

4

 

9

Tổ chức và quản lý Y tế

30

30

0

 

 

 

Cộng

527

341

186

 

 

 

HỌC KỲ II - NĂM THỨ HAI

Quỹ thời gian: 9 tuần
và 10 tuần thực tập tốt nghiệp
( 9 tuần x 30 tiết = 270 tiết
10 tuần x 40 giờ = 400 giờ )

Học lý thuyết và thực hành tại trường: 608 - 400 = 208 tiết

Số tiết trung bình trong tuần theo thực tế: 208t : 9 T = 23 tiết/tuần

Số TT

Môn học

Số tiết học

Xếp loại / hệ số môn học

Tổng số

LT

TH

Thi

Kiểm tra

1

Kỹ thuật kiểm nghiệm dược phẩm (2)

74

30

44

3

 

2

Kỹ thuật bảo quản và sử dụng dụng cụ, thiết bị, hoá chất thí nghiệm (2)

54

30

24

2

 

3

Thuốc và cách sử dụng (2)

80

60

20

4

 

4

Thực tập tốt nghiệp

400

0

400

4

 

 

Cộng

608

120

488

 

 

 

HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH

Chương trình khung đào tạo Kỹ thuật viên Dược là văn bản quy phạm pháp luật cụ thể hoá cơ cấu nội dung, số môn học, thời lượng của các môn học, tỉ lệ thời gian giữa lý thuyết và thực hành, thực tập của khoá học 2 năm; được cấu trúc thành một hệ thống hoàn chỉnh và phân bố hợp lý về thời gian theo quy định của Chương trình khung giáo dục trung học chuyên nghiệp nhằm đáp ứng mục tiêu và yêu cầu chất lượng đào tạo. Chương trình khung này chỉ áp dụng cho hình thức đào tạo chính quy theo niên chế, các hình thức đào tạo không chính quy được thực hiện theo chương trình khung riêng.

Chương trình khung đào tạo Kỹ thuật viên Dược được áp dụng từ năm học 2003. Căn cứ vào chương trình khung đã được quy định, Hiệu trưởng các trường được phép đào tạo đối tượng này tổ chức xây dựng và ban hành chương trình chi tiết của trường mình sau khi đã được thẩm định theo quy định của điều 8 Nghị định của Chính phủ số 43/2000/NĐ-CP ngày 30/08/2000 về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục.

Để thực hiện chương trình khung đã ban hành, Hiệu trưởng các trường cần nghiên cứu kỹ những quy định của chương trình khung để thực hiện trong trường mình.

1- Cấu trúc của chương trình khung

Nội dung các hoạt động trong khoá đào tạo Kỹ thuật viên Dược gồm: các môn học chung, các môn học cơ sở, các môn học chuyên môn, thực tập và thực tập tốt nghiệp, thi, kiểm tra kết thúc môn học và thi tốt nghiệp, nghỉ hè, nghỉ lễ, nghỉ tết, lao động công ích và thời gian dự trữ. Phần này đã được quy định tại bảng phân phối quỹ thời gian toàn khoá học.

Mỗi năm học được chia làm 2 học kỳ. Thời gian của các hoạt động trong khoá học được tính theo tuần. Thời gian giảng dạy lý thuyết và thực hành các môn học được tính theo tiết, mỗi tiết là 45 phút. Mỗi ngày có thể bố trí 1 hoặc 2 buổi, mỗi buổi không quá 6 tiết. Mỗi tuần không bố trí quá 32 tiết lý thuyết. Thời gian thực tập, thực tập tốt nghiệp và lao động được tính theo giờ, mỗi ngày không bố trí quá 8 giờ. Phần này đã được quy định tại các bản kế hoạch đào tạo của từng học kỳ.

Chương trình đào tạo Kỹ thuật viên Dược gồm 18 môn học. Mỗi môn học đã được xác định số tiết học (bao gồm số tiết lý thuyết và thực hành môn học), hệ số môn học và xếp loại môn học (môn thi hay môn kiểm tra) và xác định thời gian thực hiện môn học theo học kỳ của từng năm. Phần này đã được quy định tại bảng phân bố chương trình đào tạo toàn khoá (trang 9). Hiệu trưởng các trường căn cứ vào chương trình khung để lập kế hoạch đào tạo toàn khoá và kế hoạch đào tạo từng năm.

2- Đánh giá học sinh

Việc đánh giá kết quả học tập của học sinh trong quá trình đào tạo và khi kết thúc khoá học được thực hiện theo quyết định số 29/2002/QĐ-BGD&ĐT ngày 14/05/2002 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo về việc ban hành Qui chế kiểm tra, thi, xét lên lớp và công nhận tốt nghiệp trung học chuyên nghiệp hệ chính qui.

3- Thực hiện môn học

Các môn học trong chương trình đào tạo Kỹ thuật viên Dược nói chung gồm 2 hoặc 3 phần sau đây:

- Giảng dạy lý thuyết.

- Thực hành tại các phòng thực hành của trường.

- Thực tập tại các phòng thực hành, thí nghiệm của các Trường đại học Y- Dược, các Viện nghiên cứu, các Bệnh viện, Trung tâm kiểm nghiệm Dược phẩm, Công ty, Xí nghiệp Dược.

3.1 Giảng dạy lý thuyết:

Thực hiện tại các lớp học của trường. Để nâng cao chất lượng giảng dạy, các trường cần cung cấp đầy đủ giáo trình môn học cho học sinh, các phương tiện, đồ dùng dạy học cho thầy và trò; Các giáo viên giảng dạy môn học cần áp dụng phương pháp giảng dạy tích cực, thực hiện lượng giá, đánh giá theo các quy định cho từng môn học.

3.2 Thực tập tại các phòng thực hành của trường:

Phần thực tập tại các phòng thực hành của nhà trường trong chương trình đào tạo Kỹ thuật viên Dược là phần quan trọng trong việc hình thành năng lực nghề nghiệp của người Kỹ thuật viên. Các trường tổ chức để học sinh được thực tập đúng thời gian và nội dung đã quy định. Có thể phân chia lớp học thành các nhóm nhỏ để học sinh được trực tiếp thực hiện các nội dung thực hành. Để đảm bảo chất lượng thực hành của học sinh các trường cần xây dựng và hoàn thiện các phòng thực hành. Trong trường hợp nhà trường chưa đủ các phòng thực hành theo các môn học, nhà trường có thể liên hệ với các cơ sở trong và ngoài ngành Y tế để tạo ra các cơ sở thực tập cho học sinh.

Việc đánh giá kết qủa thực tập của học sinh được thực hiện theo Điều 4 của Quyết định 29/2002/BGD&ĐT nói trên.

4- Thực tập thực tế cơ sở:

- Thời gian: 2 tuần vào cuối học kỳ II năm thứ nhất, trước khi nghỉ hè.

- Địa điểm :

+ Các viện Kiểm nghiệm, các Trung tâm kiểm nghiệm, Trạm kiểm nghiệm.

+ Các Phòng kỹ thuật, nghiên cứu phát triển sản phẩm của các công ty Dược phẩm, xí nghiệp Dược phẩm.

- Nội dung:

+ Vận dụng những kiến thức, kỹ năng đã học ở trường vào thực tế của các phòng thí nghiệm, phòng xét nghiệm tại các đơn vị.

+ Làm quen và sử dụng các trang thiết bị, máy móc phục vụ cho chuyên

ngành tại các labo.

+ Tìm hiểu về tổ chức bộ máy, mô hình cơ sở vật chất của một labo tại các cơ sở trên.

- Tổ chức thực tập: Ngay từ đầu khoá học, Nhà trường cần xác định các địa điểm học sinh sẽ đến thực tập. Căn cứ vào mục tiêu học tập toàn khoá, Hiệu trưởng xác định mục tiêu, nội dung thực tập, thời gian thực tập, chỉ tiêu thực hành tại cơ sở, phân công giáo viên của trường, bồi dưỡng giáo viên thỉnh giảng (kiêm chức), lập kế hoạch cho đợt thực tập.

- Đánh giá: Trong thời gian học sinh thực tập tại cơ sở, mỗi tuần học sinh làm một bài kiểm tra thực hành (kiểm tra định kỳ hệ số 2). Cuối đợt thực tập, mỗi học sinh báo cáo kết quả thực tập môn học, kết quả hoàn thành chỉ tiêu thực hành và trình sổ thực tập. Giáo viên nhà trường và giáo viên kiêm chức của cơ sở chẩm điểm kiểm tra kết thúc môn học trên cơ sở kết quả học tập của học sinh (hệ số 3).

5- Thực tập tốt nghiệp:

- Thời gian: 10 tuần vào cuối học kỳ II năm thứ hai. Học sinh thực tập cả ngày tại cơ sở thực tập.

- Địa điểm :

+ Trường Đại học Dược, khoa Dược trong trường đại học Y-Dược, trường trung học Dược.

+ Viện Dược liệu, Viện Kiểm nghiệm, các Trung tâm kiểm nghiệm.

+ Các labo của Bệnh viện.

+ Các Phòng kỹ thuật, nghiên cứu phát triển sản phẩm của Công ty

Dược phẩm, Xí nghiệp Dược phẩm.

- Nội dung:

+ Thực hiện chức năng, nhiệm vụ của người Kỹ thuật viên Dược dưới sự hướng dẫn, giám sát của giáo viên, Dược sỹ đại học và cán bộ kỹ thuật tại cơ sở.

+ Bổ sung kiến thức và kỹ năng chuyên môn kỹ thuật Dược.

+ Tiếp cận với thực tế công tác, tổ chức, hoạt động tại các đơn vị, nơi có thể sẽ làm việc sau khi tốt nghiệp.

- Đánh giá :

+ Kiểm tra định kỳ: Thực hiện khi kết thúc tại một cơ sở thực tập, học sinh thực hiện một bài kiểm tra thực hành (hệ số 2).

+ Thi kết thúc môn học: Cuối đợt thực tập tốt nghiệp mỗi học sinh thực hiện một bài thi thực hành và trình bày bản thu hoạch.

Điểm thực tập tốt nghiệp được tính như một môn thi (hệ số môn học là 4) và là một trong các điều kiện để xét dự thi tốt nghiệp.

6- Thi tốt nghiệp:

- Thời gian ôn thi:          5 tuần

- Thời gian thi :  1 tuần

- Môn thi tốt nghiệp:

+ Lý thuyết tổng hợp:

Thi viết, thời gian làm bài 150 - 180 phút.

Sử dụng câu hỏi thi truyền thống và câu hỏi trắc nghiệm khách quan Nội dung đề thi: Tổng hợp các môn chuyên môn

+ Thực hành nghề nghiệp: Thí sinh thực hiện một hay một số kỹ thuật Dược (do Hiệu trưởng quyết định).

- Hội đồng thi tốt nghiệp: Thực hiện theo Quyết định số 29/2002/QĐ- BGD&ĐT ngày 14/05/2002 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo.

Trên đây là một số hướng dẫn để thực hiện chương trình đào tạo Kỹ thuật viên Dược. Trong quá trình thực hiện khoá học, Hiệu trưởng các trường cần căn cứ vào các quy chế đào tạo trung học chuyên nghiệp của Bộ Giáo dục và đào tạo và Bộ

Y tế để vận dụng vào thực tế đào tạo của nhà trường cho phù hợp, nhằm đảo bảo mục tiêu và chất lượng đào tạo.

Những ý kiến đóng góp và đề nghị của nhà trường xin gửi về vụ Khoa học và đào tạo - Bộ Y tế, Vụ Trung học chuyên nghiệp và Dạy nghề - Bộ Giáo dục và đào tạo để nghiên cứu, hướng dẫn giải quyết.

 

VỤ KHOA HỌC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ Y TẾ