- 1 Luật di sản văn hóa 2001
- 2 Quyết định 142/2002/QĐ-TTg phê duyệt quy hoạch bảo tồn và phát huy giá trị di sản Vịnh Hạ Long đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3 Luật di sản văn hóa sửa đổi 2009
- 4 Quyết định 1272/QĐ-TTg năm 2009 về việc xếp hạng di tích Quốc gia đặc biệt do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5 Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 6 Nghị định 109/2017/NĐ-CP quy định về bảo vệ và quản lý Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới ở Việt Nam
- 7 Quyết định 388/2017/QĐ-UBND Quy định quản lý tổ chức bộ máy, biên chế, cán bộ, công, viên chức, lao động hợp đồng trong cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập và người đại diện theo ủy quyền đối với phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 4768/QĐ-UBND | Quảng Ninh, ngày 07 tháng 12 năm 2017 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC QUY ĐỊNH CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA BAN QUẢN LÝ VỊNH HẠ LONG
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NINH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật Di sản văn hóa ngày 29/6/2001; Luật Di sản văn hóa sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa ngày 18/6/2009;
Căn cứ Nghị định số 109/2017/NĐ-CP ngày 21/9/2017 của Chính phủ quy định về bảo vệ và quản lý di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới ở Việt Nam;
Căn cứ Quyết định số 142/2002/QĐ-TTg ngày 21/10/2002 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch bảo tồn và phát huy giá trị di sản Vịnh Hạ Long đến năm 2020; Quyết định số 1272/QĐ-TTg ngày 12/8/2009 của Thủ tướng Chính phủ về xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt;
Căn cứ Quyết định số 388/2017/QĐ-UBND ngày 08/02/2017 của UBND tỉnh Quảng Ninh về việc ban hành quy định quản lý tổ chức bộ máy, biên chế, cán bộ, công chức, viên chức, lao động hợp đồng trong cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập và người đại diện theo ủy quyền đối với phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp thuộc UBND tỉnh Quảng Ninh;
Căn cứ Quyết định số 1942-QĐ/TU ngày 20/3/2015 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc phê duyệt Đề án “Đổi mới phương thức, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng; thực hiện tinh giản bộ máy, biên chế của Ban Quản lý Vịnh Hạ Long”; Thông báo số 589-TB/TU ngày 02/6/2017 của Tỉnh ủy Quảng Ninh về việc thông báo ý kiến chỉ đạo của Thường trực Tỉnh ủy tại cuộc họp giao ban thường kỳ ngày 29/5/2017;
Xét đề nghị của của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hạ Long tại Tờ trình số 311/TTr-UBND ngày 31/10/2017; Giám đốc Sở Nội vụ tại Tờ trình số 116/TTr-SNV ngày 13/11/2017,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Vị trí và chức năng
Ban Quản lý vịnh Hạ Long là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh. Ban có chức năng tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện quản lý, bảo vệ; nghiên cứu khoa học; tu bổ di sản; tôn tạo cảnh quan và kiểm soát môi trường, giám sát nguồn nước; bảo vệ tài nguyên rừng, thủy sản, địa chất, địa mạo; cứu hộ, bảo tồn và phát triển sinh vật; thuyết minh, giáo dục; truyền thông, đối ngoại; tư vấn bảo tồn, quản lý dự án; hợp tác cộng đồng; tham gia phát triển du lịch bền vững, dịch vụ và xúc tiến du lịch… phát huy giá trị vịnh Hạ Long mà trọng tâm là khu vực di sản thiên nhiên thế giới đã được Tổ chức giáo dục, khoa học và văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận.
Ban Quản lý vịnh Hạ Long chịu sự quản lý về tổ chức, biên chế và hoạt động của Ủy ban nhân dân tỉnh, đồng thời thực hiện về hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ của Bộ Văn hóa - Thể thao - Du lịch, Ủy ban Quốc gia UNESCO của Việt Nam.
Ban có tư cách pháp nhân, con dấu và tài khoản riêng theo quy định.
Trụ sở của Ban đặt tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.
Điều 2. Nhiệm vụ và quyền hạn
1. Lập phương án và tổ chức triển khai thực hiện phương án bảo vệ và quản lý di sản thế giới ngắn hạn, trung hạn và dài hạn sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2. Tổ chức giám sát định kỳ tình trạng bảo tồn của di sản thế giới theo quy định, kịp thời ngăn chặn hành vi xâm hại di sản thế giới và báo cáo tới cơ quan có thẩm quyền những nguy cơ gây ảnh hưởng xấu tới di sản thế giới.
3. Triển khai chương trình, kế hoạch, dự án đầu tư trong lĩnh vực bảo quản, tu bổ, bảo tồn, phát huy giá trị của di sản thế giới.
4. Tổ chức hoặc liên kết tổ chức hoạt động tuyên truyền, quảng bá, trưng bày, giới thiệu về di sản thế giới; nghiên cứu, sưu tầm, tư liệu hóa, lưu trữ tài liệu về di sản và các giá trị của di sản phục vụ công tác bảo quản, tu bổ, phục hồi, tôn tạo di sản thế giới; bảo quản, nghiên cứu, sưu tầm mẫu vật địa chất, động vật, thực vật tại di sản thế giới và trưng bày, triển lãm lưu động bên ngoài phạm vi di sản thế giới; tổ chức trình diễn, giới thiệu di sản văn hóa phi vật thể gắn với di sản thế giới.
5. Ứng dụng khoa học công nghệ vào việc bảo vệ, bảo quản, tu bổ, phục hồi, tôn tạo di sản thế giới; bảo tồn giá trị địa chất, địa mạo, giá trị thẩm mỹ; bảo tồn và phát triển hệ động, thực vật để duy trì giá trị đa dạng sinh học của di sản thế giới; tổ chức hoạt động phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn, thu gom, xử lý chất thải, bảo vệ, ngăn chặn tác nhân gây nguy hại tới môi trường và nguồn nước tại di sản thế giới; góp phần nâng cao đời sống cộng đồng; tham gia nghiên cứu đề xuất quy trình, quy phạm bảo quản, tu bổ, phục hồi và phát huy giá trị di sản thế giới.
6. Tổng hợp, tạo lập các nội dung về giá trị lịch sử, văn hóa của Vịnh Hạ Long để xây dựng chương trình, nội dung thuyết minh về giá trị của Văn hóa cảu di sản thiên nhiên thế giới để hướng dẫn, thuyết minh phục vụ khách tham quan du lịch tại di sản thế giới; tổ chức hoặc liên kết tổ chức hoạt động du lịch dịch vụ phục vụ công chúng tham quan, nghiên cứu, học tập, giải trí tại di sản thế giới; đánh giá tác động của hoạt động du lịch đối với di sản thế giới và đề xuất phương án giảm thiểu tác động làm suy giảm giá trị nổi bật toàn cầu của di sản thế giới.
7. Tổ chức bán vé, thu phí tham quan và dịch vụ; quản lý, sử dụng nguồn thu theo quy định của pháp luật; đồng thời căn cứ tình hình thực tiễn của từng thời điểm đẻ điều chỉnh mức thu phí cho phù hợp với thực tiễn nhưng phải đúng thưo quy định của pháp luật.
8. Tuyên truyền nâng cao nhận thức và sự tham gia của cộng đồng vào việc bảo vệ và quản lý di sản thế giới.
9. Tham gia quản lý, liên kết và giám sát các hoạt động đầu tư, bảo vệ môi trường, bảo tồn và phát triển sinh vật trong khu vực di sản thế giới và vùng ven bờ của khu vực di sản thế giới; phối hợp với các cấp, các ngành có liên quan kiểm tra, giám sát hoạt động kinh tế - xã hội trong khu vực di sản thế giới và vùng đệm của khu vực di sản thế giới.
10. Phối hợp với các cấp, các ngành có liên quan thẩm định và trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch, dự án, chương trình phát triển kinh tế - xã hội trong khu vực di sản thế giới và vùng đệm của khu vực di sản thế giới theo quy định hiện hành; tổ chức thông tin, thảo luận, thu thập ý kiến của cộng đồng về quy hoạch, dự án, chương trình phát triển kinh tế - xã hội liên quan đến di sản thế giới.
11. Tổ chức thực hiện các chương trình hợp tác quốc tế.
12. Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo định kỳ, đột xuất theo quy định.
13. Quản lý về tổ chức bộ máy, biên chế, cán bộ, viên chức, người lao động theo quy định pháp luật và phân cấp; xây dựng và triển khai kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao về chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ viên chức, người lao động thuộc quyền quản lý.
14. Quản lý tài chính, tài sản của đơn vị theo quy định hiện hành.
15. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Ủy ban nhân dân tỉnh giao theo quy định.
Điều 3. Cơ cấu tổ chức, bộ máy và biên chế
1. Lãnh đạo Ban Quản lý Vịnh Hạ Long
a) Lãnh đạo Ban có Trưởng Ban và không quá 03 Phó Trưởng Ban.
Trưởng Ban do Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hạ Long kiêm nhiệm, là người đứng đầu Ban Quản lý vịnh Hạ Long, chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Ban.
b) Các Phó Trưởng Ban giúp việc cho Trưởng Ban, phụ trách một số lĩnh vực công tác thuộc chức năng, nhiệm vụ của Ban do Trưởng Ban phân công. Phó Trưởng Ban chịu trách nhiệm trước Trưởng Ban và trước pháp luật về lĩnh vực công tác được phân công.
c) Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, quy hoạch, đào tạo đối với Trưởng Ban và các Phó Trưởng Ban do Ủy ban nhân tỉnh quyết định thưo quy chế làm việc của Tỉnh ủy và theo đúng các quy định hiện hành về công tác quản lý cán bộ.
2. Các đơn vị thuộc Ban Quản lý Vịnh Hạ Long
- Văn phòng;
- Phòng Kế hoạch - Tài chính;
- Phòng Nghiệp vụ - Nghiên cứu;
- Phòng Kỹ thuật và tu bổ, tôn tạo cảnh quan;
- Trung tâm Cứu nạn, cứu hộ vịnh Hạ Long;
- Đội Kiểm tra, xử lý vi phạm trên vịnh Hạ Long;
- Trung tâm Bảo tồn I;
- Trung tâm Bảo tồn II;
- Trung tâm Bảo tồn III;
- Trung tâm Hướng dẫn và điều hành du lịch vịnh Hạ Long.
Trưởng ban Ban Quản lý vịnh Hạ Long có trách nhiệm quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, mối quan hệ phối hợp của các phòng chuyên môn, đơn vị trực thuộc Ban; quy chế làm việc và trách nhiệm, quyền hạn của Trưởng Ban, các Phó trưởng Ban.
3. Số lượng người làm việc
Số lượng người làm việc (biên chế viên chức, hợp đồng 68) của Ban Quản lý vịnh Hạ Long được giao trên cơ sở vị trí việc làm gắn với chức năng, nhiệm vụ, phạm vi hoạt động và nằm trong tổng số, số lượng người làm việc được Ủy ban nhân dân tỉnh giao, phê duyệt hàng năm. Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức và vị trí việc làm được cấp có thẩm quyền phê duyệt, hàng năm Ban Quản lý vịnh Hạ Long chủ trì, phối hợp với Sở Nội vụ điều chỉnh Danh mục vị trí việc làm và xác định số lượng người làm việc để phù hợp tình hình thực tiễn công việc với nguyên tắc đúng với các nội dung chỉ đạo của tỉnh về tinh giản bộ máy, biên chế và đảm bảo đúng theo quy định của pháp luật, bảo đảm thực hiện nhiệm vụ được giao với yêu cầu phát triển và đổi mới công tác quản lý, trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.
Ban quản lý vịnh Hạ Long tiếp tục sử dụng số lượng người làm việc, hợp đồng 68 được giao; thực hiện quản lý, sử dụng số lượng người làm việc, viên chức, nhân viên hợp đồng lao động hiện có trong chỉ tiêu được giao. Sau khi kiện toàn bộ máy, Ban có trách nhiệm rà soát, bố trí nhân sự, tập trung nhân lực cho bộ phận chuyên môn nghiệp vụ, giảm bộ phận văn phòng, trung gian; thực hiện tinh giản đội ngũ theo quy định và chỉ đạo của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh.
4. Trưởng ban Ban Quản lý vịnh Hạ Long có trách nhiệm:
- Chỉ đạo xây dựng Quy chế phối hợp thực hiện nhiệm vụ giữa Ban Quản lý vịnh Hạ Long với các cơ quan, đơn vị, địa phương có liên quan, trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt;
- Chủ trì xây dựng Quy chế bảo vệ di sản vịnh Hạ Long, xin ý kiến Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, các bộ, ngành, tổ chức và cá nhân liên quan, trình Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt.
Điều 4. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký và thay thế các văn bản có liên quan khác trái với quy định tại Quyết định này.
Điều 5. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các Sở: Nội vụ, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư; Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hạ Long, Trưởng Ban Quản lý vịnh Hạ Long; Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đơn vị có liên quan và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố có liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1 Nghị định 109/2017/NĐ-CP quy định về bảo vệ và quản lý Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới ở Việt Nam
- 2 Quyết định 11/2017/QĐ-UBND Quy định quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa trên địa bàn tỉnh Hòa Bình
- 3 Quyết định 388/2017/QĐ-UBND Quy định quản lý tổ chức bộ máy, biên chế, cán bộ, công, viên chức, lao động hợp đồng trong cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập và người đại diện theo ủy quyền đối với phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh
- 4 Quyết định 4216/2016/QĐ-UBND về Quy chế quản lý, bảo vệ, phát huy di sản Vịnh Hạ Long do tỉnh Quảng Ninh ban hành
- 5 Quyết định 35/2015/QĐ-UBND Quy chế quản lý và bảo vệ di tích khảo cổ học, di sản địa chất, cảnh quan Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới Quần thể danh thắng Tràng An do tỉnh Ninh Bình ban hành
- 6 Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 7 Quyết định 1272/QĐ-TTg năm 2009 về việc xếp hạng di tích Quốc gia đặc biệt do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 8 Luật di sản văn hóa sửa đổi 2009
- 9 Quyết định 142/2002/QĐ-TTg phê duyệt quy hoạch bảo tồn và phát huy giá trị di sản Vịnh Hạ Long đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 10 Luật di sản văn hóa 2001
- 1 Quyết định 35/2015/QĐ-UBND Quy chế quản lý và bảo vệ di tích khảo cổ học, di sản địa chất, cảnh quan Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới Quần thể danh thắng Tràng An do tỉnh Ninh Bình ban hành
- 2 Quyết định 4216/2016/QĐ-UBND về Quy chế quản lý, bảo vệ, phát huy di sản Vịnh Hạ Long do tỉnh Quảng Ninh ban hành
- 3 Quyết định 11/2017/QĐ-UBND Quy định quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa trên địa bàn tỉnh Hòa Bình