UỶ BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 4775/QĐ-UBND | Thanh Hoá, ngày 31 tháng 12 năm 2009 |
QUYẾT ĐỊNH
V/V PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI VƯỜN QUỐC GIA BẾN EN, GIAI ĐOẠN 2008 – 2020
CHỦ TỊCH UBND TỈNH THANH HOÁ
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Bảo vệ và phát triển rừng số 29/2004/QH11 ngày 03/12/2004 của Quốc hội khoá XI, kỳ họp thứ 6;
Căn cứ Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26/11/2003 của Quốc hội khoá XI, kỳ họp thứ 4; Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07/2/2005 của Chính phủ về Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình; Nghị định số 112/2006/NĐ-CP ngày 29/9/2006 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 16/2005/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;
Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về việc lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội; Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/1/2008 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về việc lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội; Thông tư số 03/2008/TT-BKH ngày 01/7/2008 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn một số điều của Nghị định số 04/2008/NĐ-CP;
Quyết định số 3996/QĐ/BNN/KL ngày 17/12/2007 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp & PTNT về việc phê duyệt đề cương và dự toán công trình xây dựng dự án Quy hoạch phát triển du lịch sinh thái Vuờn quốc gia Bến En giai đoạn 2008 – 2020;
Xét đề nghị của Vườn quốc gia Bến En tại Tờ trình số 501/TTr/VQG-KHKT ngày 28/10/2009, Biên bản họp Hội đồng nghiệm thu cơ sở dự án Quy hoạch phát triển du lịch sinh thái Vườn quốc gia Bến En giai đoạn 2008 – 2020 ngày 29/6/2009, Biên bản họp Hội đồng thẩm định dự án Quy hoạch phát triển du lịch sinh thái Vườn quốc gia Bến En giai đoạn 2010 – 2020 ngày 25/10/2009 của Hội đồng thẩm định Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và hồ sơ quy hoạch kèm theo,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt quy hoạch phát triển du lịch sinh thái Vườn quốc gia Bến En giai đoạn 2010 – 2020 với các nội dung chính sau:
1. Tên dự án: Quy hoạch phát triển du lịch sinh thái Vườn quốc giá Bến En, giai đoạn 2010 – 2020.
2. Chủ quản đầu tư: UBND tỉnh Thanh Hóa.
3. Chủ đầu tư: Vườn quốc gia Bến En.
4. Phạm vi quy hoạch:
Vườn quốc gia Bến En và vùng đệm thuộc địa phận các huyện Như Thanh và Như Xuân.
5. Mục tiêu quy hoạch:
- Nhằm khai thác hợp lý nguồn tài nguyên Vườn quốc gia Bến En và vùng phụ cận để nâng cao hiệu quả kinh tế; đóng góp của ngành du lịch vào sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội của địa phương, nâng cao đời sống của cộng đồng dân cư trên địa bàn.
- Quy hoạch phát triển du lịch sinh thái Vườn quốc gia Bến En phải đảm bảo sự phát triển du lịch phù hợp với các yêu cầu giữ vững quốc phòng – an ninh và trật tự an toàn xã hội.
- Quy hoạch là để xác định rõ các điều kiện và yếu tố cần thiết để đảm bảo sự phát triển du lịch bền vững của Vườn quốc gia Bến En, đảm bảo khai thác hợp lý và bảo vệ các nguồn tài nguyên, gắn liền với bảo vệ môi trường sinh thái và tính nhân văn, từ đó đặt ra các kế hoạch và cơ chế quản lý phù hợp.
- Quy hoạch phát triển du lịch sinh thái Vườn quốc gia Bến En nhằm xây dựng cơ sở pháp lý cho công tác đầu tư và thu hút các dự án đầu tư vào Vườn quốc gia Bến En, là căn cứ để đề xuất các dự án ưu tiên đầu tư phát triển du lịch và bảo tồn, góp phần hình thành và phát triển các khu du lịch, các tuyến du lịch của vùng và cả Quốc gia; góp phần giải quyết công ăn việc làm và nâng cao điều kiện sống cho cộng đồng dân cư.
6. Nội dung quy hoạch
6.1 Dự báo các chỉ tiêu phát triển du lịch sinh thái tại Vườn quốc gia Bến En:
- Dự báo về du khách: Lượng khách quốc tế và khách nội địa dự kiến giai đoạn 2010-2015 là 400 lượt khách quốc tế; 12.500 khách nội địa. Giai đoạn 2016-2020 là 1.500 lượt khách quốc tế và 18.800 khách nội địa.
- Dự báo về nhu cầu vốn đầu tư: Năm 2010-2010 là 714,4 tỷ đồng. Trong đó vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước là 73 tỷ đồng; vốn đầu tư của doanh nghiệp và vốn khác 668,4 tỷ đồng.
- Dự báo về doanh thu du lịch: Năm 2010 ước đạt 4,1 tỷ đồng, năm 2015 là 10,9 tỷ đồng và năm 2020 là 27 tỷ đồng.
- Dự báo nhu cầu lao động tại Vườn quốc gia Bến En: Lao động bao gồm lao động trực tiếp và lao động gián tiếp. Năm 2010 cần 105 lao động, 2015 cần 370 lao động, năm 2020 cần 598 lao động. Thu hút doanh nghiệp đầu tư tạo công ăn việc làm cho 6.000 lao động.
6.2. Định hướng phát triển thị trường và sản phẩm du lịch sinh thái Bến En.
- Du khách của các nước ASEAN là thị trường chính. Ngoài ra, khai thác khách thuộc thị trường Tây Âu, Đông á - Thái Bình Dương, thị trường khách Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan…
- Khách đến Vườn quốc gia Bến En chủ yếu là tự tổ chức thành nhóm thăm quan, dã ngoại, nghiên cứu khoa học và khám phá tự nhiên.
- Sản phẩm du lịch bao gồm: Thăm quan, nghỉ dưỡng, khảo sát nghiên cứu về đa dạng sinh học, tìm hiểu lịch sử và văn hoá tâm linh, thăm quan làng nghề, du lịch đồng quê, du lịch mạo hiểm, hội nghị, hội thảo, dịch vụ nuôi trai lấy ngọc và kinh doanh dịch vụ hàng trang sức, nghỉ dưỡng cao cấp.
6.3 Định hướng phát triển không gian du lịch sinh thái.
6.3.1. Định hướng phát triển các trung tâm dịch vụ.
- Trung tâm du lịch sinh thái chất lượng cao: Tại khu vực Bến En với diện tích 1.408,4 ha, trong đó diện tích Vườn quốc gia Bến En quản lý 678 ha, Ban quản lý rừng phòng hộ Như Xuân quản lý: 242,26 ha, UBND xã Hải Vân quản lý 487,68 ha.
Trong đó: Đất có rừng: 371 ha, gồm: 317 ha rừng tự nhiên và 54 ha rừng trồng.
Mặt nước: 306 ha, gồm: Hồ trên: 260 ha, hồ dưới 46 ha.
- Trung tâm du lịch phụ trợ tại làng Mài (xã Bình Lương).
- Trung tâm du lịch phụ trợ tại xã Xuân Thái.
6.3.2. Định hướng phát triển các tuyến du lịch.
- Tuyến thứ nhất: Khách du lịch xuất phát từ Bến En - đập mẫy bằng phương tiện thuyền hoặc canô - đảo Độc Lập, đảo Thanh Niên, đảo Thực vật - Đức Lương – quay trở lại đập Mẫy – Bến En.
- Tuyến thứ hai: Khách du lịch xuất phát từ đập Mẫy – thăm quan các đảo – Hang Suối Tiên – Xuân Bái quay trở lại đập Mẫy – Bến En.
- Tuyến thứ ba: Từ đập Mẫy – Bến En đi đường thuỷ đến Đức Lương, đi bộ sang thăm quan vùng Điện Ngọc và trở về đập Mẫy – Bến En.
- Tuyến thứ tư: Từ Đập Mẫy đến Điện Ngọc – Bãi Bóng – Dốc Kè – Sông Chàng – Xuân Đàm chuyển lên đường bộ ra đường Hồ Chí Minh.
- Tuyến thứ năm: Tuyến từ đập Mẫy – Hang Lò Cao Kháng Chiến – Phủ Sung – Khe Rồng – Hang Ngọc – Cây Lim cổ thụ.
- Tuyến thứ sáu: Đón khách từ khu du lịch Sầm Sơn – TP Thanh Hoá - Bến En – Phủ Sung - Đền Khe Rồng – Lam Kinh- Suối Cá Cẩm Lương – Thành Nhà Hồ – TP Thanh Hoá.
- Tuyến thứ bảy: Từ khu công nghiệp Nghi Sơn – Bến En.
- Tuyến thứ tám: Kết hợp các tua lữ hành nội địa từ Hoà Bình và các tỉnh phía Tây Bắc (đường 47, 15A…) Thanh Hoá - Bến En.
- Tuyến thứ chín: Kết hợp với các lữ hành trong và ngoài nước tuyên truyền quảng cáo về tiềm năng tài nguyên du lịch Bến En để thu hút khách quốc tế từ các nước Bạn Lào, Đông Bắc – Thái Lan – Cầu Treo (đường 8) Thanh Thuỷ ( đường 7) Thanh Hoá - Sầm Sơn (hoặc các điểm du lịch khác)- Bến En.
- Tuyến thứ mười: Khai thác khách từ vùng Sầm Nưa (HủaPhăn) và các nước trong khu vực đi theo tuyến đường 217- Thanh Hoá - Bến En.
6.3.3. Định hướng phát triển điểm du lịch:
- Điểm du lịch nghỉ dưỡng cao cấp, vui chơi, giải trí.
- Điểm du lịch sinh thái cộng đồng.
- Điểm du lịch cộng đồng bản Mài, có chức năng lưu trú và là một trung tâm du lịch phụ trợ.
- Điểm du lịch cộng đồng Làng Đàm, bao gồm cả lưu trú theo hình thức Home Stay (lưu trú cùng với dân).
- Điểm du lịch sinh thái văn hoá dân tộc làng Xuân Thái, bao gồm cả lưu trú theo hình thức lưu trú cùng với dân.
- Điểm du lịch thăm quan tự nhiên.
- Điểm du lịch Hang Suối Tiên, Dốc Cục, Núi Đầu Lợn, xã Xuân Bái.
- Điểm Du lịch Hang Ngọc.
- Điểm du lịch cây Lim cổ thụ.
- Điểm du lịch thăm quan hệ thực vật trên Đảo Thực Vật – Hồ sông Mực.
- Điểm du lịch dịch vụ tổng hợp trên Đảo Độc Lập – Hồ Sông Mực.
- Điểm du lịch thăm quan thú trên Đảo Thanh Niên – Hồ Sông Mực.
- Điểm du lịch Hang Dơi – Sông Chàng.
- Điểm du lịch trung tâm Điện Ngọc.
- Điểm du lịch Phụ trợ ( vị trí nằm ở vùng đệm).
6.4. Định hướng phát triển cơ sở vật chất phục vụ du lịch.
6.4.1. Về cơ sở lưu trú:
- Năm 2010 cần tổng cộng 30 phòng. Trong đó, số phòng đạt tiêu chuẩn phục vụ 3 sao trở lên đạt 11 phòng.
- Đến 2015, số lượng phòng lưu trú tăng lên 120 phòng. Trong đó số phòng đạt đủ tiêu chuẩn 3 sao trở lên là 80 phòng.
6.4.2. Về cơ sở vui chơi, giải trí.
Chủ yếu tập trung ở khu vực trung tâm du lịch và giáo dục cộng đồng bao gồm: Bảo tàng động vật, vườn cây thuốc nam, khu nuôi chim thú cảnh, khu công viên tuổi thơ, khu vui chơi giải trí hiện đại trong nhà, khu thể thao, khu huấn luyện thể thao, khu bể bơi ngoài trời.
6.4.3. Xây dựng các khu du lịch vụ đặc thù.
Các loại hình dịch vụ như: Nghỉ dưỡng cao cấp, trung tâm tâm linh, thiền viện, trung tâm chăm sóc sức khoẻ, vật lý trị liệu… khu chế tác ngọc trai và cửa hàng buôn bán ngọc trai.
6.5. Định hướng phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thụât phục vụ du lịch.
6.5.1. Định hướng phát triển hạ tầng giao thông.
- Giao thông đường bộ: Nâng cấp, cải tạo các tuyến đường giao thông chính. Phát triển các tuyến đường bộ nội vùng.
- Giao thông đường thuỷ: Đầu tư xây dựng các bến thuyền, các điểm du lịch, các trạm nghỉ chân.
- Mua hoặc đóng mới các tàu du lịch với công suất 10-40 khách du lịch mỗi lượt.
6.5.2. Định hướng phát triển hạ tầng cấp thoát nước.
Gồm điện chiếu sáng, điện sinh họat, phạm vi các khu du lịch…, xây dựng đường điện ngầm ra Đảo Thực Vật dài khoảng 3 km.
6.5.3. Công tác vệ sinh môi trường và xử lý nước thải: Sẽ được xử lý cục bộ tại từng điểm thải trước khi xả ra môi trường tự nhiên.
6.5.4. Thông tin liên lạc, viễn thông: Đến 2020 xây dựng mạng lưới dịch vụ thông tin liên lạc tới 100% các điểm du lịch (trong phạm vi Vườn quốc gia Bến En).
6.5.5. Định hướng cảnh quan kiến trúc.
- Trong khu vực trung tâm của Vườn cần đảm bảo mật độ xây dựng tối đa là 30% (tầng cao trung bình là 1,5 tầng). Hình thức kiến trúc thân thiện, gần gũi với cảnh quan môi trường.
- Xây dựng cơ sở hạ tầng theo quy định của Quyết định số 104/2007/QĐ- BNN ngày 27/12/2007 của Bộ Nông nghiệp & PTNT về việc Ban hành Quy chế quản lý các hoạt động du lịch sinh thái tại các Vườn Quốc gia và Khu bảo tồn thiên nhiên.
7. Giải pháp thực hiện quy hoạch.
7.1. Các chính sách và giải pháp chủ yếu.
7.1.1. Giải pháp về quản lý: Kết hợp chặt chẽ đồng bộ giữa hệ thống cơ sở chính sách với quá trình tổ chức năng lực thực thi của bộ máy quản lý.
7.1.2. Giải pháp về cơ chế chính sách.
- Cơ chế chính sách về thuế: Ưu tiên, miễn giảm thuế và không thu thuế có giới hạn nhằm tăng vốn đầu tư, tạo điều kiện hấp dẫn với các nhà đầu tư.
- Cơ chế và chính sách đầu tư: Tạo điều kiện cho các nhà đầu tư, có chính sách khuyến khích đầu tư, đơn giản hoá các thủ tục hành chính, đảm bảo nhà đầu tư có lợi nhuận.
- Cơ chế chính sách về thị trường: Có cơ chế chính sách phù hợp nhằm khai thác có hiệu quả các thị trường khách tiềm năng.
7.1.3. Giải pháp về vốn đầu tư:
- Cần xúc tiến ưu tiên vốn cho phát triển cơ sở hạ tầng du lịch, vốn cho đầu tư cơ sở vật chất kỹ thụât, du lịch và vốn bảo tồn, bảo vệ tài nguyên du lịch.
- Huy động vốn giữa cộng đồng dân tư, nhà đầu tư và doanh nghiệp để xây dựng các cơ sở lưu trú đảm bảo chất lượng và các tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch trên cơ sở chia sẽ lợi ích giữa các bên.
- Ưu tiên vốn đầu tư cho công tác xúc tiến quảng cáo du lịch, cho sản phẩm du lịch và tiềm năng du lịch để thu hút khách du lịch. Cần huy động từ nhiều nguồn vốn khác nhau.
7.1.4. Các giải pháp xúc tiến thị trường.
7.1.5. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.
- Đào tạo nhân lực quản lý du lịch.
- Đào tạo hướng dẫn viên du lịch sinh thái (ưu tiên sử dụng nguồn lao động địa phương).
- Đào tạo nhân lực nghiệp vụ khách sạn (buồng, phòng, lễ tân, bếp.v v), ưu tiên sử dụng nguồn lao động địa phương.
- Đào tạo dạy nghề và tổ chức sản xuất các sản phẩm thủ công mỹ nghệ truyền thống cho người dân địa phương.
- Giáo dục công đoàn.
7.2 Tổ chức thực hiện quy hoạch.
- Công tác quản lý quy hoạch: UBND các huyện trong vùng quy hoạch có trách nhiệm quản lý nhà nước về công tác quy hoạch trên địa bàn huyện
- Sở Nông nghiệp và PTNT có trách nhiệm công bố quy hoạch được duyệt theo quy định của pháp luật.
- Công tác thực hiện quy hoạch: Có sự phối hợp tham gia chỉ đạo thực hiện quy hoạch của các cơ quan, ban ngành, các cấp; cần tập trung đầu tư tại một số điểm quan trọng đã được xác định; tăng cường cơ chế phối hợp hoạt động giữa các khu du lịch trong vùng; có chính sách đầu tư thoả đáng cho du lịch trong khu vực.
8. Nhu cầu vốn đầu tư.
8.1 Nhu cầu vốn đầu tư: 248 tỷ đồng.
Trong đó:
- Giai đoạn 2008 – 2010: 50 tỷ đồng.
- Giai đoạn 2010 – 2015: 91 tỷ đồng.
- Giai đoạn 2015 – 2020: 107 tỷ đồng.
8.2 Nguồn vốn: Vốn ngân sách nhà nước, vốn thu hút đầu tư của các doanh nghiệp và các nguồn vốn hợp pháp khác.
Điều 2. Căn cứ nội dung tại
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Sở Văn Hoá, Thể thao và Du lịch, Sở Thông tin truyền thông, UBND huyện các huyện trong vùng quy hoạch và các đơn vị có liên quan tổ chức công bố công khai quy hoạch bằng các phương tiện truyền thông, chậm nhất là sau 10 ngày kể từ ngày quyết định phê duyệt quy hoạch có hiệu lực; phối hợp với các ngành chức năng tổ chức triển khai thực hiện quy hoạch đã được phê duyệt, lập các dự án đầu tư, tổ chức xúc tiến đầu tư của các tổ chức trong và ngoài nước, tranh thủ chỉ đạo và hỗ trợ của các bộ, ngành Trung ương.
2. Sở kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Kho bạc nhà nước tham mưu cho UBND tỉnh lồng ghép các dự án đầu tư, xây dựng kế hoạch vốn thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ nêu trong dự án.
3. Ngân hàng Chính sách xã hội, Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT, Quỹ tín dụng ưu tiên vốn vay với lãi xuất ưu đãi theo quy định hiện hành của Nhà nước cho các doanh nghiệp, công dân, các nhà đầu tư nhằm tăng khả năng thu hút dự án đầu tư vào khu du lịch.
4. Sở Tài nguyên và môi trường chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT kiểm tra, thanh tra, giám sát quy hoạch. Kịp thời phát hiện những bất hợp lý, sai phạm trong quá trình thực hiện quy hoạch, báo cáo UBND tỉnh theo quy định.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Văn hoá - Thể thao và Du lịch, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Thông tin truyền thông, Xây dựng, Giao thông, Kho bạc Nhà nước tỉnh Thanh Hoá, Chủ tịch UBND huyện Như Thanh, Chủ tịch UBND huyện Như Xuân và đơn vị, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | KT. CHỦ TỊCH |
- 1 Kế hoạch 42/KH-UBND năm 2017 thực hiện Quy hoạch phát triển Điểm du lịch quốc gia Mai Châu, tỉnh Hòa Bình đến năm 2030
- 2 Quyết định 1113/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt Kế hoạch liên tịch phối hợp trong công tác phát triển hệ thống dịch vụ thương mại và kích cầu du lịch trên địa bàn tỉnh An Giang giai đoạn 2017-2020
- 3 Quyết định 2466/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững rừng đặc dụng Khu Du lịch Văn hóa - Sinh thái núi Trường Lệ, thị xã Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020
- 4 Thông tư 03/2008/TT-BKH hướng dẫn Nghị định 04/2008/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 92/2006/NĐ-CP về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội và Quyết định 281/2007/QĐ-BKH ban hành định mức chi phí cho lập, thẩm định quy hoạch và điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành và quy hoạch phát triển các sản phẩm chủ yếu do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành
- 5 Nghị định 04/2008/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 92/2006/NĐ-CP về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
- 6 Quyết định 104/2007/QĐ-BNN về quy chế quản lý các hoạt động du lịch sinh thái tại các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 7 Nghị định 112/2006/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 16/2005/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình
- 8 Nghị định 92/2006/NĐ-CP về việc lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
- 9 Nghị định 16/2005/NĐ-CP về việc quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình
- 10 Luật Bảo vệ và Phát triển rừng 2004
- 11 Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 12 Luật xây dựng 2003
- 1 Quyết định 2466/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững rừng đặc dụng Khu Du lịch Văn hóa - Sinh thái núi Trường Lệ, thị xã Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020
- 2 Quyết định 1113/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt Kế hoạch liên tịch phối hợp trong công tác phát triển hệ thống dịch vụ thương mại và kích cầu du lịch trên địa bàn tỉnh An Giang giai đoạn 2017-2020
- 3 Kế hoạch 42/KH-UBND năm 2017 thực hiện Quy hoạch phát triển Điểm du lịch quốc gia Mai Châu, tỉnh Hòa Bình đến năm 2030