BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 48/QĐ-TCLN | Hà Nội, ngày 29 tháng 04 năm 2010 |
TỔNG CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC LÂM NGHIỆP
Căn cứ Quyết định số 04/2010/QĐ-TTg ngày 25 tháng 01 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Lâm nghiệp trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Phát triển rừng và Chánh văn phòng Tổng cục;
QUYẾT ĐỊNH:
Vụ Phát triển rừng thuộc Tổng cục Lâm nghiệp là cơ quan tham mưu, giúp Tổng cục trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lâm nghiệp trong lĩnh vực phát triển rừng.
1. Giúp Tổng cục trưởng xây dựng văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành về phát triển rừng theo chương trình, kế hoạch xây dựng văn bản quy phạm pháp luật hàng năm của Bộ và hướng dẫn kiểm tra việc thực hiện sau khi ban hành.
2. Trình Tổng cục trưởng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ phát triển rừng dài hạn, năm năm và hàng năm; tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra thực hiện sau khi được phê duyệt.
3. Chủ trì chỉ đạo xây dựng, thẩm định trình Tổng cục lâm nghiệp và kiểm tra việc thực hiện các đề án, dự án, các công trình quy hoạch, điều tra cơ bản thuộc lĩnh vực Phát triển rừng trên phạm vi toàn quốc, các vùng, địa phương trọng điểm, các đề án, dự án phát triển lâm nghiệp gắn với xóa đói giảm nghèo, bảo vệ môi trường và cải thiện đời sống nhân dân vùng có rừng.
4. Về kỹ thuật lâm sinh
a) Giúp Tổng cục trưởng xây dựng trình Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn kỹ thuật, định mức kinh tế - kỹ thuật về trồng rừng, cải tạo rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh, nuôi dưỡng và làm giàu rừng;
b) Trình Tổng cục trưởng tiêu chí về trạng thái các loại rừng, tiêu chí xác định rừng trồng, rừng khoanh nuôi thành rừng, rừng phòng hộ đạt tiêu chuẩn;
c) Chủ trì hướng dẫn và kiểm tra thực hiện quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án về trồng rừng, nuôi dưỡng rừng, cải tạo rừng, khoanh nuôi tái sinh và làm giàu rừng, phát triển cây trồng lâm sản ngoài gỗ và trồng cây phân tán;
d) Chủ trì chỉ đạo và hướng dẫn, kiểm tra thực hiện cơ chế, chính sách đầu tư phát triển rừng sản xuất, trồng rừng nguyên liệu tập trung, trồng rừng gỗ lớn, trồng các loài cây quý hiếm, khôi phục, phát triển rừng tự nhiên đã được phê duyệt;
e) Chủ trì thẩm định và hướng dẫn các biện pháp kỹ thuật lâm sinh cho các dự án lâm nghiệp;
g) Chủ trì hướng dẫn, phê duyệt và kiểm tra thiết kế kỹ thuật các hạng mục lâm sinh, dự toán các dự án do Tổng cục quản lý;
h) Hướng dẫn kỹ thuật và chỉ đạo thực hiện hoạt động sản xuất lâm, nông, thủy sản kết hợp trong rừng phòng hộ, rừng sản xuất;
i) Tham gia kiểm tra các dự án phát triển lâm nghiệp.
5. Về giống cây trồng lâm nghiệp
a) Giúp Tổng cục trưởng hướng dẫn xây dựng quy hoạch, quản lý và chỉ đạo xây dựng hệ thống nguồn giống cây trồng lâm nghiệp. Trình Tổng cục trưởng phê duyệt hệ thống nguồn giống cây trồng lâm nghiệp quốc gia;
b) Giúp Tổng cục trưởng để trình Bộ trưởng ban hành quy chế quản lý giống cây trồng lâm nghiệp, các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, công nghệ về giống cây trồng lâm nghiệp; ban hành danh mục về giống cây trồng lâm nghiệp chính, danh mục giống cây trồng lâm nghiệp được phép sản xuất kinh doanh; danh mục giống cây trồng lâm nghiệp phải áp dụng tiêu chuẩn ngành; định mức kinh tế kỹ thuật và các danh mục khác về giống cây trồng lâm nghiệp theo quy định của pháp luật.
c) Chủ trì việc thẩm định và trình Tổng cục trưởng cấp và thu hồi các loại giấy phép, giấy chứng nhận về giống cây lâm nghiệp theo thẩm quyền;
d) Chủ trì chỉ đạo, hướng dẫn điều tra, thống kê về giống cây trồng lâm nghiệp; thu thập và sử dụng giống cây trồng lâm nghiệp;
e) Chủ trì và hướng dẫn việc kiểm tra chất lượng giống cây trồng lâm nghiệp và các hoạt động về kiểm định, kiểm nghiệm chất lượng giống cây lâm nghiệp; thẩm định và đề xuất công nhận giống cây trồng lâm nghiệp mới; bình tuyển, công nhận vườn giống; khuyến cáo sử dụng giống cây trồng lâm nghiệp mới. Tham gia việc cấp Văn bằng bảo hộ giống cây trồng mới;
g) Chủ trì việc thẩm định, trình Tổng cục trưởng cấp phép xuất khẩu, nhập khẩu giống cây trồng lâm nghiệp theo Quy chế quản lý giống cây trồng lâm nghiệp;
h) Chủ trì chỉ đạo việc chọn tạo, khảo nghiệm, kiểm nghiệm, sản xuất kinh doanh giống cây trồng lâm nghiệp.
6. Về khuyến lâm
a) Tham gia xây dựng và đề xuất về chủ trương, định hướng, kế hoạch dài hạn, năm năm, hàng năm và đề xuất các chương trình, dự án khuyến lâm;
b) Tham gia thẩm định các chương trình, dự án khuyến lâm; các định mức kinh tế, kỹ thuật các mô hình khuyến lâm.
7. Ban hành theo thẩm quyền các văn bản hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ, văn bản cá biệt thuộc phạm vi quản lý của Vụ Phát triển rừng.
8. Quản lý và thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Văn phòng thường trực Ban điều hành Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng và Ban quản lý Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
9. Tham gia xây dựng và chỉ đạo thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về Bảo vệ và Phát triển rừng.
10. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Tổng cục trưởng.
1. Lãnh đạo Vụ:
Lãnh đạo Vụ có Vụ trưởng và các Phó vụ trưởng giúp việc.
Vụ trưởng điều hành hoạt động của Vụ, chịu trách nhiệm trước Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp và trước pháp luật về hoạt động của Vụ.
Phó Vụ trưởng giúp Vụ trưởng theo dõi, chỉ đạo một số mặt công tác theo sự phân công của Vụ trưởng và chịu trách nhiệm trước Vụ trưởng, trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công.
Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm Vụ trưởng, Phó vụ trưởng thực hiện theo các quy định hiện hành của Nhà nước và của Bộ.
2. Về cơ cấu tổ chức
Vụ Phát triển rừng có thể có các bộ phận:
- Hành chính tổng hợp;
- Kỹ thuật lâm sinh;
- Giống cây trồng lâm nghiệp và khuyến lâm;
- Phát triển lâm sản ngoài gỗ và trồng cây phân tán;
3. Công chức của Vụ chịu trách nhiệm về việc thi hành nhiệm vụ được giao; có nghĩa vụ và quyền lợi theo quy định của pháp luật;
Vụ trưởng Vụ Phát triển rừng quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận; chỉ đạo xây dựng, phê duyệt và tổ chức thực hiện quy chế làm việc của Vụ; bố trí công chức phù hợp với chức danh, tiêu chuẩn, bản mô tả công việc và nhiệm vụ được giao.
Điều 4. Hiệu lực và trách nhiệm thi hành
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng Tổng cục, Vụ trưởng Vụ Phát triển rừng, các Vụ trưởng, Cục trưởng, Chánh thanh tra Tổng cục và thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TỔNG CỤC TRƯỞNG |
- 1 Quyết định 937/QĐ-BNN-KHCN phê duyệt đề cương thực hiện năm 2013 nhiệm vụ xây dựng các giải pháp kỹ thuật tổng hợp để quản lý và phát triển bền vững rừng ngập mặn phòng hộ ven biển nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 2 Quyết định 161/QĐ-BNN-TCLN giao nhiệm vụ thực hiện Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng năm 2013 do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 3 Quyết định 500/QĐ-BNN-TCLN năm 2012 giao nhiệm vụ thực hiện Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 4 Quyết định 04/2010/QĐ-TTg quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Lâm nghiệp trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 1 Quyết định 500/QĐ-BNN-TCLN năm 2012 giao nhiệm vụ thực hiện Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 2 Quyết định 161/QĐ-BNN-TCLN giao nhiệm vụ thực hiện Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng năm 2013 do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 3 Quyết định 937/QĐ-BNN-KHCN phê duyệt đề cương thực hiện năm 2013 nhiệm vụ xây dựng các giải pháp kỹ thuật tổng hợp để quản lý và phát triển bền vững rừng ngập mặn phòng hộ ven biển nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 4 Quyết định 562/QĐ-TCLN-VP năm 2014 Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Vụ Phát triển rừng thuộc Tổng cục Lâm nghiệp