Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH GIA LAI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 481/QĐ-UBND

Gia Lai, ngày 03 tháng 05 năm 2017

 

QUYẾT ĐỊNH

CÔNG BỐ 04 THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI TRONG LĨNH VỰC ĐẦU TƯ THEO HÌNH THỨC ĐỐI TÁC CÔNG TƯ THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính và Nghị định số 48/2013/NĐ-CP ngày 14/5/2013 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;

Căn cứ Thông tư số 05/2014/TT-BTP ngày 07/02/2014 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp hướng dẫn công bố, niêm yết thủ tục hành chính và báo cáo về tình hình, kết quả thực hiện kiểm soát thủ tục hành chính;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này 04 thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực đầu tư theo hình thức đối tác công tư thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Gia Lai (có phụ lục kèm theo).

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các sở, ban, ngành tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 2;
- Cục Kiểm soát TTHC-Văn phòng Chính phủ;
- Cổng thông tin điện tử tỉnh;
- Trang TTĐT Sở KHĐT;
- Lưu VT, NC.

CHỦ TỊCH




Võ Ngọc Thành

 

PHỤ LỤC

THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
(Kèm theo Quyết định số: 481/QĐ-UBND ngày 03 tháng 05 năm 2017 của Chủ tịch UBND tỉnh)

PHẦN I:

DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI

STT

Tên thủ tục hành chính

Lĩnh vực đầu tư theo hình thức đối tác công tư

1

Lựa chọn sơ bộ dự án PPP

2

Thẩm định và phê duyệt đề xuất dự án nhóm A, B, C do UBND tỉnh lập

3

Thẩm định và phê duyệt đề xuất dự án của nhà đầu tư

4

Thẩm định, phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi dự án nhóm A, B

 

PHẦN II.

NỘI DUNG THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

1. Lựa chọn sơ bộ dự án PPP

* Trình tự thực hiện:

- Tổ chức, cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện lựa chọn sơ bộ dự án và trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh cho phép lập đề xuất dự án.

- Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh chấp thuận lập đề xuất dự án.

* Cách thức thực hiện:

- Trực tiếp tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền; bằng văn bản.

* Thành phần hồ sơ:

- Các tài liệu, văn bản pháp lý liên quan.

* Số lượng hồ sơ: 05 bộ.

- 01 bộ gửi Ủy ban nhân dân tỉnh.

- 04 bộ gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư.

* Thời hạn giải quyết: Không quy định.

* Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.

* Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân tỉnh.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Sở Kế hoạch và Đầu tư.

- Cơ quan phối hợp: Các Sở, ban, ngành có liên quan.

* Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Văn bản chấp thuận về việc lập đề xuất dự án theo hình thức đối tác công tư

* Lệ phí: Không có.

* Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không có.

* Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục:

- Phù hợp với quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, vùng và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương;

- Phù hợp với lĩnh vực đầu tư quy định tại Điều 4 Nghị định 15/2015/NĐ-CP;

- Có khả năng thu hút và tiếp nhận nguồn vốn thương mại, công nghệ, kinh nghiệm quản lý của nhà đầu tư;

- Có khả năng cung cấp sản phẩm, dịch vụ liên tục, ổn định, đạt chất lượng đáp ứng nhu cầu của người sử dụng;

- Có tổng vốn đầu tư từ 20 tỷ đồng trở lên, trừ dự án đầu tư theo hợp đồng O&M và dự án quy định tại Điểm e Khoản 1 Điều 4 Nghị định 15/2015/NĐ-CP .

- Dự án chưa có trong quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, vùng, kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội của địa phương phải được Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét bổ sung theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Dự án đáp ứng các điều kiện trên có khả năng thu hồi vốn từ hoạt động kinh doanh được ưu tiên lựa chọn.

* Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Đầu tư công;

- Nghị định số 15/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 về đầu tư theo hình thức PPP.

- Thông tư số 02/2016/TT-BKHĐT ngày 01/3/2016 hướng dẫn lựa chọn sơ bộ dự án, lập, thẩm định, phê duyệt đề xuất dự án và báo cáo nghiên cứu khả thi dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư.

2. Thẩm định và phê duyệt đề xuất dự án nhóm A, B, C do UBND tỉnh lập

* Trình tự thực hiện:

- Lập đề xuất dự án: Đơn vị chuẩn bị dự án thực hiện lập đề xuất dự án gửi Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở Kế hoạch và Đầu tư.

- Thẩm định đề xuất dự án: Sở Kế hoạch và Đầu tư và các đơn vị có liên quan.

- Đề xuất phê duyệt chủ trương đối với dự án sử dụng vốn đầu tư của Nhà nước: Căn cứ mức vốn và nguồn vốn dự kiến sử dụng, UBND tỉnh báo cáo cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về đầu tư công để quyết định chủ trương sử dụng trước khi phê duyệt đề xuất dự án.

- Phê duyệt đề xuất dự án: Ủy ban nhân dân tỉnh.

- Công bố dự án: Theo quy định tại điều 18 Nghị định số 15/2015/NĐ-CP .

* Cách thức thực hiện:

- Trực tiếp tại Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ủy ban nhân dân tỉnh; bằng văn bản.

* Thành phần hồ sơ:

(1) Thẩm định:

- Đề xuất dự án;

- Các tài liệu, văn bản pháp lý có liên quan.

(2) Phê duyệt:

- Báo cáo thẩm định đề xuất dự án;

- Đề xuất dự án;

- Các tài liệu, văn bản pháp lý liên quan.

* Số lượng hồ sơ: Đơn vị chuẩn bị dự án gửi 05 bộ hồ sơ đề xuất dự án (01 gửi Ủy ban nhân dân tỉnh, 04 bộ gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư)

* Thời hạn giải quyết: Thời hạn thẩm định, phê duyệt đề xuất dự án tối đa là 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.

* Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Các Sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố.

* Cơ quan thực hiện TTHC:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân tỉnh.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Sở Kế hoạch và Đầu tư.

* Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Báo cáo thẩm định đề xuất dự án, Quyết định phê duyệt đề xuất dự án.

* Lệ phí: Không có.

* Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không có.

* Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục: Theo quy định tại điều 15 Nghị định 15/2015/NĐ-CP .

* Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Đầu tư công;

- Nghị định số 15/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 về đầu tư theo hình thức PPP.

- Thông tư số 02/2016/TT-BKHĐT ngày 01/3/2016 hướng dẫn lựa chọn sơ bộ dự án, lập, thẩm định, phê duyệt đề xuất dự án và báo cáo nghiên cứu khả thi dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư.

3. Thẩm định và phê duyệt đề xuất dự án của Nhà đầu tư

* Trình tự thực hiện:

- Nhà đầu tư lập đề xuất dự án gửi Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở Kế hoạch và Đầu tư.

- Thẩm định đề xuất dự án: Sở Kế hoạch và Đầu tư và các đơn vị có liên quan.

- Đề xuất phê duyệt chủ trương đối với dự án sử dụng vốn đầu tư của Nhà nước: Căn cứ mức vốn và nguồn vốn dự kiến sử dụng, UBND tỉnh báo cáo cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về đầu tư công để quyết định chủ trương sử dụng trước khi phê duyệt đề xuất dự án.

- Phê duyệt đề xuất dự án: Ủy ban nhân dân tỉnh.

- Công bố dự án: Theo quy định tại điều 18 Nghị định số 15/2015/NĐ-CP .

* Cách thức thực hiện:

- Trực tiếp tại Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ủy ban nhân dân tỉnh; bằng văn bản.

* Thành phần hồ sơ:

(1) Thẩm định:

- Văn bản đề xuất thực hiện dự án;

- Đề xuất dự án (bao gồm những nội dung quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều 16 Nghị định 15/2015/NĐ-CP ;

- Giấy tờ xác nhận tư cách pháp lý, năng lực, kinh nghiệm của Nhà đầu tư;

- Kinh nghiệm thực hiện dự án tương tự (nếu có);

- Các tài liệu cần thiết khác để giải trình đề xuất dự án (nếu có).

(2) Phê duyệt:

- Văn bản đề xuất thực hiện dự án;

- Đề xuất dự án (bao gồm những nội dung quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều 16 Nghị định 15/2015/NĐ-CP).

- Giấy tờ xác nhận tư cách pháp lý, năng lực, kinh nghiệm của Nhà đầu tư.

- Kinh nghiệm thực hiện dự án tương tự (nếu có);

- Các tài liệu cần thiết khác để giải trình đề xuất dự án (nếu có);

- Báo cáo thẩm định dự án;

* Số lượng hồ sơ: Nhà đầu tư gửi 05 bộ hồ sơ đề xuất dự án (01 bộ gửi Ủy ban nhân dân tỉnh, 04 bộ gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư)

* Thời hạn giải quyết: 30 ngày kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ.

* Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân

* Cơ quan thực hiện TTHC:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân tỉnh.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Sở Kế hoạch và Đầu tư.

* Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Báo cáo thẩm định đề xuất dự án, Quyết định phê duyệt đề xuất dự án.

* Lệ phí: Không có.

* Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không có.

* Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục: Theo quy định tại điều 20 Nghị định 15/2015/NĐ-CP .

* Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Đầu tư công;

- Nghị định số 15/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 về đầu tư theo hình thức PPP.

- Thông tư số 02/2016/TT-BKHĐT ngày 01/3/2016 hướng dẫn lựa chọn sơ bộ dự án, lập, thẩm định, phê duyệt đề xuất dự án và báo cáo nghiên cứu khả thi dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư.

4. Thẩm định, phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi dự án nhóm A, B

* Trình tự thực hiện:

- Đơn vị chuẩn bị dự án hoặc nhà đầu tư được giao nhiệm vụ lập báo cáo nghiên cứu khả thi (BCNCKT).

- Sở Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan có liên quan thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi.

- Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi.

* Cách thức thực hiện:

- Trực tiếp tại Sở Kế hoạch và Đầu tư, các cơ quan có liên quan, Ủy ban nhân dân tỉnh; bằng văn bản.

* Thành phần hồ sơ:

(1) Thẩm định:

- Văn bản trình duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi.

- Dự thảo báo cáo nghiên cứu khả thi

- Văn bản thỏa thuận giữa Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh với nhà đầu tư (trường hợp nhà đầu tư đề xuất dự án);

- Quyết định phê duyệt đề xuất dự án;

- Các tài liệu văn bản pháp lý có liên quan.

(2) Phê duyệt:

- Văn bản trình duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi.

- Dự thảo báo cáo nghiên cứu khả thi

- Văn bản thỏa thuận giữa Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh với nhà đầu tư (trường hợp nhà đầu tư đề xuất dự án);

- Quyết định phê duyệt đề xuất dự án;

- Các tài liệu văn bản pháp lý có liên quan.

- Văn bản thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi;

- Các tài liệu văn bản pháp lý có liên quan.

* Số lượng hồ sơ:

05 bộ (01 bộ gửi cơ quan nhà nước có thẩm quyền; 04 bộ gửi đơn vị thẩm định)

* Thời hạn giải quyết:

Thời hạn thẩm định:

- Đối với dự án nhóm A: không quá 40 ngày;

- Đối với dự án nhóm B: không quá 30 ngày.

* Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.

* Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

(1) Thẩm định:

- Đối với dự án nhóm A và nhóm B: Chủ tịch UBND tỉnh giao Sở Kế hoạch và Đầu tư là đơn vị đầu mối quản lý về hoạt động PPP.

(2) Phê duyệt:

- Đối với dự án nhóm A, nhóm B (trừ dự án sử dụng vốn ODA và vốn ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài trong lĩnh vực an ninh quốc phòng và tôn giáo): Chủ tịch UBND tỉnh.

* Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Báo cáo thẩm định BCNCKT, Quyết định phê duyệt BCNCKT.

* Lệ phí: Không có.

* Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không có.

* Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục: Không có.

* Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Đầu tư công;

- Nghị định số 15/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 về đầu tư theo hình thức PPP.

- Thông tư số 02/2016/TT-BKHĐT ngày 01/3/2016 hướng dẫn lựa chọn sơ bộ dự án, lập, thẩm định, phê duyệt đề xuất dự án và báo cáo nghiên cứu khả thi dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư.