Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ
HẢI PHÒNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 487/QĐ-UBND

Hải Phòng, ngày 05 tháng 03 năm 2018

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH CẤP NƯỚC THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG ĐẾN NĂM 2025, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Luật Quy hoạch đô thị số 30/2009/QH12 ngày 17/6/2009;

Căn cứ Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014;

Căn cứ Nghị định số 117/2007/NĐ-CP ngày 11/7/2007 về sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch và Nghị định số 124/2011/NĐ-CP ngày 28/12/2011 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 117/2007/NĐ-CP ngày 11 tháng 7 năm 2007 của Chính phủ về sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch;

Căn cứ Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07/4/2010 của Chính phủ về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch;

Căn cứ Thông tư số 12/2016/TT-BXD ngày 29/6/2016 của Bộ Xây dựng quy định về hồ sơ của Nhiệm vụ và Đồ án quy hoạch xây dựng vùng, quy hoạch đô thị và quy hoạch xây dựng khu chức năng đặc thù;

Căn cứ Quyết định số 1448/QĐ-TTg ngày 16/9/2009 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng thành phố Hải Phòng đến năm 2025, tầm nhìn 2050;

Căn cứ Quyết định số 2717/QĐ-UBND, ngày 05/12/2014 của Ủy ban nhân dân thành phố về việc phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch cấp nước đô thị thành phố Hải Phòng đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050;

Theo đề nghị của Sở Xây dựng tại Tờ trình số 40/TTr-SXD ngày 01/02/2018,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt đồ án Quy hoạch cấp nước thành phố Hải Phòng đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050 với những nội dung như sau:

1. Tên đồ án: Quy hoạch cấp nước thành phố Hải Phòng đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050.

2. Phạm vi, đối tượng, qui mô nghiên cứu:

a) Phạm vi nghiên cứu: Toàn bộ địa giới hành chính thành phố Hải Phòng

b) Đối tượng nghiên cứu: Nguồn nước, vùng cấp nước, các công trình cấp nước và các tuyến ống cấp I, cấp II.

c) Qui mô dân số:

- Dân số hiện trạng năm 2016 gồm 1.980.800 người, trong đó:

+ Dân số đô thị trung tâm: 908.050 người.

+ Dân số đô thị vệ tinh và thị trấn: 119.175 người.

+ Dân số khu vực nông thôn: 953.575 người.

- Dự báo dân số đô thị năm 2025 gồm 3.000.000 người, trong đó:

+ Dân số đô thị trung tâm: 2.100.000 người.

+ Dân số đô thị vệ tinh và thị trấn: 300.000 người.

+ Dân số khu vực nông thôn: 600.000 người.

- Dự báo dân số đô thị năm 2050 gồm 5.260.000 người, trong đó:

+ Dân số đô thị trung tâm: 4.000.000 người.

+ Dân số đô thị vệ tinh và thị trấn: 600.000 người.

+ Dân số đô thị vệ tinh và thị trấn: 660.000 người.

3. Nội dung quy hoạch:

3.1. Dự báo nhu cầu sử dụng nước:

a) Các đối tượng dùng nước:

Căn cứ vào các tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành, tình hình dùng nước hiện nay, các đối tượng dùng nước bao gồm:

- Nước phục vụ cho sinh hoạt của các người dân sống trong các khu đô thị, đô thị vệ tinh và khu vực nông thôn.

- Nước cấp cho các khu công nghiệp tập trung, các cụm công nghiệp.

- Nước cấp cho các dịch vụ công cộng, các dịch vụ kinh doanh.

- Nước dùng cho việc tưới cây, rửa đường.

b) Dự báo nhu cầu sử dụng nước đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050 (m3/ng.đ):

Stt

Đối tượng dùng nước

Giai đoạn 2025

Giai đoạn 2050

Trung bình

Ngày max

Trung bình

Ngày max

I

Sinh hoạt, dịch vụ, tưới cây, rửa đường

674.365

835.050

1.322.295

1.623.817

1

Đô thị trung tâm

531.963

638.355

1.070.080

1.284.096

2

Đô thị vệ tinh

54.702

71.115

133.812

173.957

3

Nông thôn

87.700

125.580

118.403

165.764

II

Công nghiệp

216.410

216.410

532.428

532.428

1

Cụm công nghiệp

21.230

21.230

21.060

21.060

2

Khu công nghiệp

195.180

195,180

511.368

511.368

 

Tổng

890.775

1051.460

1.854.723

2.156.245

3.2. Lựa chọn nguồn nước:

3.2.1. Giai đoạn đến năm 2025:

a) Nguồn nước mặt:

- Hệ thống An Kim Hải: Là hệ thống sông nội đồng và kênh tưới tiêu nông nghiệp liên tỉnh Hải Dương và Hải Phòng, bao gồm sông Sái, sông Vật Cách, sông Rế.

- Sông Đa Độ: Chảy qua địa phận các quận Kiến An, Đồ Sơn, Dương Kinh, huyện An Lão, Kiến Thụy.

- Sông Giá: Nằm ở phía Bắc huyện Thủy Nguyên.

- Sông He: Thuộc quận Dương Kinh.

- Sông Chanh Dương: Là kênh tưới tiêu chính của toàn huyện Vĩnh Bảo.

- Kênh Hòn Ngọc: Chảy qua địa phận 16 xã thuộc huyện Thủy Nguyên.

- Hệ thống trung thủy nông Tiên Lãng.

b) Nguồn nước ngầm:

Nguồn nước ngầm tại Hải Phòng có chất lượng kém, trữ lượng thấp, phụ thuộc vào chế độ thủy triều, chỉ được sử dụng làm nguồn cung cấp tại những nơi nguồn nước mặt hạn chế như khu vực Tiên Lãng, Đảo Cát Bà và nhu cầu dân sinh tại những nơi chưa có mạng phân phối.

c) Nguồn nước biển và nước tái chế:

Đối với các nguồn nước tái chế và lọc nước biển, giá thành xây dựng các nhà máy này rất cao, chi phí vận hành tốn kém, do vậy chưa phù hợp với điều kiện kinh tế hiện nay.

3.2.2. Giai đoạn sau năm 2025:

- Nguồn nước từ sông Thái Bình (sau khi đắp đập ngăn mặn trên sông Thái Bình - vị trí tại đò Hàn)

- Nghiên cứu sử dụng nước biển làm một trong những nguồn nước chính khi các nguồn nước ngọt chưa đáp ứng đủ nhu cầu phát triển của thành phố.

- Sử dụng các nguồn nước tái chế là nguồn nước chính cho việc tưới cây, rửa đường và một phần nhu cầu nước của sản xuất.

- Nghiên cứu phương án sử dụng nguồn nước thô từ hồ Yên Lập - Quảng Ninh về Hải Phòng.

3.3. Phân vùng cấp nước:

3.3.1. Khu vực đô thị trung tâm:

Trên cơ sở dự báo dân số cho đô thị Hải Phòng và diện tích các khu cụm công nghiệp, quy hoạch cấp nước đề xuất phân chia phạm vi nghiên cứu thành 8 vùng cấp nước chính như sau:

a) Khu vực đô thị lõi (Vùng 1):

- Phạm vi: Bao gồm một phần quận Hồng Bàng (phía Đông sông đào Hạ Lý), Lê Chân, Ngô Quyền, một phần quận Hải An.

- Tổng nhu cầu đến năm 2025: 192.539 m3/ngđ.

- Nguồn cung cấp nước: Nhà máy nước An Dương.

b) Khu vực phía Tây (Vùng 2):

- Phạm vi: Bao gồm một phần quận Hồng Bàng (phía Tây sông đào Hạ Lý), quận An Dương mới.

- Tổng nhu cầu đến năm 2025: 103.176 m3/ngđ.

- Nguồn cung cấp nước: Chủ yếu từ Nhà máy nước Vật Cách và Nhà máy nước Kim Sơn.

c) Khu vực phía Tây Nam (Vùng 3):

- Phạm vi: Bao gồm quận Kiến An, đô thị Trường Sơn - An Lão.

- Tổng nhu cầu đến năm 2025: 49.390 m3/ngđ.

- Nguồn cung cấp nước: Nhà máy nước Cầu Nguyệt.

d) Khu vực phía Nam (Vùng 4):

- Phạm vi: Bao gồm quận Dương Kinh, Đồ Sơn, quận mới Tràng Cát.

- Tổng nhu cầu đến năm 2025: 165.796 m3/ngđ.

- Nguồn cung cấp nước: Chủ yếu từ Nhà máy nước Hưng Đạo, kết hợp với Nhà máy nước Đình Vũ cấp cho khu vực phía Nam Tràng Cát.

e) Khu vực phía Tây Bắc (vùng 5):

- Phạm vi: Bao gồm quận mới Tây Bắc.

- Tổng nhu cầu đến năm 2025: 71.375 m3/ngđ.

- Nguồn cung cấp nước: Từ Nhà máy nước Kim Sơn, Khu công nghiệp Nomura vẫn được cấp nước từ Nhà máy nước Vật Cách,

f) Khu vực phía Bắc (vùng 6):

- Phạm vi: Bao gồm khu đô thị Bắc Sông Cấm, phần đô thị của khu đô thị và công nghiệp Vsip.

- Tổng nhu cầu đến năm 2025: 120.310 m3/ngđ.

- Nguồn cung cấp nước: Từ Nhà máy nước Ngũ Lão.

g) Khu vực phía Đông (vùng 7);

- Phạm vi: bao gồm khu công nghiệp Đình Vũ, khu công nghiệp Nam Đình Vũ.

- Tổng nhu cầu đến năm 2025: 48.026 m3/ngđ.

- Nguồn cung cấp nước: Dự kiến Nhà máy nước An Dương cấp nước cho khu vực phía Tây đảo Đình Vũ, Nhà máy nước Đình Vũ cấp nước cho khu vực phía Đông đảo Đình Vũ, khu công nghiệp Nam Đình Vũ.

h) Khu vực phía Đông Nam (vùng 8):

- Phạm vi: Gồm toàn bộ khu vực Cát Hải và Cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng.

- Tổng nhu cầu đến năm 2025: 38.470 m3/ngđ.

- Nguồn cung cấp nước: Từ Nhà máy nước An Dương và Nhà máy nước Hưng Đạo.

3.3.2. Khu vực đô thị vệ tinh và thị trấn:

Vùng cấp nước được phân thành 13 phân vùng tương ứng với 13 đô thị vệ tinh và thị trấn. Trong đó hướng cấp nước từ các Nhà máy nước tại các thị trấn, thị tứ hoặc các Nhà máy nước tập trung gần đó.

Stt

Tên đô thị, thị trấn

Vùng cấp nước (nhà máy nước)

1

Minh Đức

Minh Đức

2

Núi Đèo

Thủy Sơn

3

An Lão

An Tiến, Quang Trung

4

Núi Đối

Hưng Đạo

5

Tiên Lãng

Tiên Lãng, Bắc Tiên Lãng, Cầu Nguyệt

6

Vĩnh Bảo

Vĩnh Bảo

7

Cát Bà

Cát Bà, Xuân Đám

8

Quảng Thanh

Quảng Thanh

9

Lưu Kiếm

Lưu Kiếm

10

Hòa Bình

Giang Biên

11

Hùng Thắng

Bắc Tiên Lãng

12

Tam Cường

Tam Cường

13

Bạch Long Vỹ

Bạch Long Vỹ

3.3.3. Khu, cụm công nghiệp:

Hướng cấp nước cho các khu, cụm công nghiệp theo nguyên tắc sau:

- Đối với các khu, cụm công nghiệp nằm trong vùng cấp nước của các các Nhà máy nước tập trung hoặc các nhà máy phục vụ cho các thị trấn, thị tứ thì sẽ được cấp nước từ nhà các Nhà máy nước tập trung phục vụ cho vùng đó.

- Đối với các khu, cụm công nghiệp ngoài khu vực trên thì sẽ sử dụng Nhà máy nước riêng.

- Cụ thể phân vùng cấp nước các khu, cụm công nghiệp theo Bảng 5.20 trong Thuyết minh quy hoạch kèm theo.

3.4. Quy hoạch cấp nước đô thị trung tâm:

3.4.1. Quy hoạch xây dựng và mở rộng các nhà máy nước:

a) Nâng cấp Nhà máy nước An Dương:

- Vị trí: Phường Trần Nguyên Hãn, quận Lê Chân.

- Diện tích: 8,64 ha (chưa bao gồm diện tích trạm bơm cấp I Quán Vĩnh).

- Nguồn nước thô: Từ sông Rế thông qua trạm bơm Quán Vĩnh.

- Phạm vi phục vụ: Khu vực đô thị lõi.

- Công suất:

+ Đến năm 2025: 200.000 m3/ngđ.

+ Đến năm 2050: Nghiên cứu di chuyển trạm bơm Quán Vĩnh đến vị trí xã Kim Sơn.

h) Nâng cấp Nhà máy nước Vật Cách:

- Vị trí: Xã Tân Tiến, huyện An Dương.

- Diện tích: 7ha.

- Nguồn nước thô: Từ sông Vật Cách.

- Phạm vi phục vụ: Quận Hồng Bàng mở rộng, quận mới An Dương, khu công nghiệp Nomura, khu công nghiệp Tràng Duệ.

- Công suất:

+ Đến năm 2025: 60.000m3/ngđ.

+ Đến năm 2050: 140.000 m3/ngđ.

- Xây dựng trạm bơm cấp 1 tại Kim Sơn.

c) Nâng cấp Nhà máy nước Cầu Nguyệt:

- Vị trí: Thôn Nguyệt Áng, xã Thái Sơn, huyện An Lão.

- Diện tích: 10 ha.

- Nguồn nước thô: Từ sông Đa Độ.

- Phạm vi phục vụ: Quận Kiến An và khu vực lân cận như huyện An Lão, khu công nghiệp Ngũ Phúc... và bổ sung cấp nước cho khu vực nội thành trong trường hợp nhu cầu tăng đột biến.

- Công suất:

+ Đến năm 2025: 120.000 m3/ngđ

+ Đến năm 2050: 200.000 m3/ngđ

d) Xây mới Nhà máy nước Hưng Đạo:

- Vị trí: Phường Hưng Đạo, quận Dương Kinh.

- Diện tích: 20ha (bao gồm cả trạm bơm cấp 1 Nhà máy nước Đình Vũ).

- Nguồn nước thô: Từ sông Đa Độ.

- Phạm vi phục vụ: Quận Dương Kinh, Đồ Sơn, khu vực Nam Tràng Cát và đảo Cát Hải.

- Công suất:

+ Đến năm 2025: 200.000 m3/ngđ.

+ Đến năm 2050: 300.000 m3/mgđ.

e) Xây mới Nhà máy nước Kim Sơn:

- Vị trí: Thôn Kim Sơn, xã Lê Thiện, huyện An Dương.

- Diện tích: 15ha.

- Nguồn nước thô: Từ sông Sái.

- Phạm vi phục vụ: Khu vực quận mới Tây Bắc, một phần quận An Dương.

- Công suất:

+ Đến năm 2025: 150.000 m3/ngđ.

+ Đến năm 2050: 300.000 m3/mgđ.

f) Xây mới Nhà máy nước Ngũ Lão:

- Vị trí: Xã Ngũ Lão, huyện Thủy Nguyên.

- Diện tích: 13,5 ha.

- Nguồn nước thô: Từ sông Giá.

Phạm vi phục vụ: Khu vực quận mới Bắc Sông Cấm và Khu đô thị, công nghiệp Bến Rừng.

- Công suất:

+ Đến năm 2025: 100.000 m3/ngđ.

+ Đến năm 2050: 300.000 m3/mgđ.

g) Xây mới Nhà máy nước Đình Vũ:

- Vị trí: Phía Tây Bắc Tràng Cát.

- Diện tích: 4ha (chưa bao gồm diện tích trạm bơm cấp 1 Nhà máy nước Đình Vũ tại phường Hưng Đạo, quận Dương Kinh).

- Nguồn nước thô: Từ sông Đa Độ.

- Phạm vi phục vụ: Khu vực phía Đông đảo Đình Vũ, khu công nghiệp Đình Vũ và phía Nam Tràng Cát.

- Công suất:

+ Đến năm 2025: 100.000 m3/ngđ.

+ Đến năm 2050: Giữ nguyên công suất.

3.4.2. Mạng lưới đường ống cấp nước:

a) Khu vực đô thị lõi (vùng 1):

- Lắp đặt tuyến ống D700 từ Nhà máy nước An Dương đến trục đường Hồ Sen - cầu Rào 2, 02 tuyến D500 dọc theo trục đường Hồ Sen Cầu Rào 2 đến đường giao với đường trục đô thị World Bank.

- Lắp đặt tuyến D400 từ nút giao trục đường Hồ Sen - Cầu Rào 2 với trục đường trục đô thị đến Cầu Rào 2.

- Tiếp tục cải tạo các tuyến ống đã cũ, thay thế các tuyến ống phân phối bằng ống UPVC hoặc HDPE.

- Giai đoạn sau năm 2020, lắp đặt tuyến ống D500 từ trạm bơm tăng áp Đồng Hòa dọc theo trục đường Trường Chinh đến tuyến ống D700 trên đường Nguyễn Bỉnh Khiêm.

b) Khu vực phía Tây (vùng 2):

- Lắp đặt tuyến ống truyền tải D400 từ cầu Bính đến ngã 3 Sở Dầu để cấp nước từ Nhà máy nước Ngũ Lão cấp bổ sung sang.

- Lắp đặt tuyến ống truyền tải D300 từ Nhà máy nước Vật Cách đi cầu Kiền dọc theo Quốc lộ 10 tăng cường cấp nước cho khu vực phía Tây Bắc của vùng.

- Lắp đặt tuyến truyền tải D900, D700 dọc theo đường trục đô thị World Bank để lấy nước từ Nhà máy nước Kim Sơn cấp cho khu vực phía Nam của vùng.

c) Khu vực phía Tây Nam (vùng 3):

- Lắp đặt tuyến D500 từ trạm bơm tăng áp Đồng Hòa dọc theo trục đường Trường Chinh kết nối với tuyến D700 trên đường Nguyễn Bỉnh Khiêm để cấp nước cho khu vực đô thị lõi.

- Lắp đặt tuyến D400 dọc theo đường tỉnh 354 để cấp nước cho một số xã thuộc huyện An Lão, thị trấn Tiên Lãng (giai đoạn đến năm 2020) và khu công nghiệp Đa Phúc (huyện Kiến Thụy).

d) Khu vực phía Nam (vùng 4):

- Lắp đặt tuyến ống D400 chạy dọc theo đường tỉnh 353 từ trạm bơm sông He đến trạm bơm tăng áp Đồ Sơn.

- Lắp đặt tuyến ống D700 chạy dọc theo đường tỉnh 353, đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng đấu vào tuyến ống D900 trên đường Tân Vũ Lạch Huyện.

- Cải tạo thay thế tuyến ống D400 hiện có bằng tuyến ống D400 mới.

- Lắp đặt 2 tuyến ống D900 ÷ D1200 và D800 chạy dọc theo trục đường vành đai 3 đến trạm bơm tăng áp Tràng Cát cấp nước cho khu vực phía Bắc quận Tràng Cát. Lắp đặt tuyến ống D900 dọc theo đường ô tô Tân Vũ - Lạch Huyện đến trạm bơm tăng áp Đình Vũ cấp cho khu vực phía Đông Nam (vùng 8).

- Lắp đặt các tuyến ống D600 ÷ D1000 chạy dọc theo trục đường phía Tây quận Dương Kinh để tăng cường cấp nước cho khu vực phía Nam quận Dương Kinh, quận Đồ Sơn.

e) Khu vực phía Tây Bắc (vùng 5):

- Lắp đặt tuyến ống D400 ÷ D1200 từ Nhà máy nước Kim Sơn chạy dọc theo quốc lộ 5 cũ đến nút giao giữa quốc lộ 5 cũ - quốc lộ 10.

- Lắp đặt tuyến ống D300 chạy dọc theo quốc lộ 10 từ cầu Rế đến cầu Trạm Bạc.

- Lắp đặt tuyến ống D900, D700 dọc theo trục đường phía Tây Bắc khu công nghiệp An Dương.

- Lắp đặt tuyến ống D700 dọc theo trục đường phía Tây khu công nghiệp An Dương.

f) Khu vực phía Bắc (vùng 6):

- Lắp đặt tuyến ống D900, D800, D700 từ Nhà máy nước Ngũ Lão chạy dọc theo tuyến đường vành đai 3, đường tỉnh 355 đến cầu Bính, qua sông cấm bằng 2 tuyến Xiphông D450 đấu nối với tuyến D400 trên trục đường Hà Nội cấp cho khu đô thị và công nghiệp VSIP và khu đô thị Bắc Sông Cấm.

- Lắp đặt tuyến ống D600, D400, D250 từ Nhà máy nước Ngũ Lão đi Phà Rừng và tuyến ống D500, D400 chạy dọc tuyến đường phía Tây khu đô thị và công nghiệp Bến Rừng để cấp nước cho khu công nghiệp và đô thị Bến Rừng

- Đối với khu công nghiệp Nam Cầu Kiền được cung cấp nước từ Nhà máy nước công nghiệp Nam Cầu Kiền.

- Dự kiến sau năm 2025 sẽ lắp đặt tuyến ống D700 chạy dọc theo trục đường Vành Đai 3 để cấp nước cho khu vực đô thị lõi và phía Đông, Đông Nam của thành phố.

g) Khu vực phía Đông (vùng 7):

- Lắp đặt tuyến ống D500 chạy dọc theo đường tỉnh 356.

- Lắp đặt tuyến ống D600 chạy dọc theo trục đường phía Tây Nam khu công nghiệp Đình Vũ.

- Lắp đặt 2 tuyến ống D800 chạy dọc theo trục đường Tân Vũ - Lạch Huyện lấy nước từ Nhà máy nước Hưng Đạo cấp cho trạm bơm tăng áp Đình Vũ 2. Lắp đặt 3 tuyến ống D600 chạy dọc theo tuyến đường Tân Vũ Lạch Huyện cấp nước cho khu vực Cát Hải, Lạch Huyện.

- Lắp đặt tuyến ống D800, D600 chạy dọc theo theo đường Tân Vũ Lạch Huyện cấp cho khu vực Nam đường Tân Vũ Lạch Huyện.

h) Khu vực phía Đông Nam (vùng 8):

- Lắp đặt 03 tuyến ống D600 chạy dọc trục đường Tân Vũ - Lạch Huyện đến trạm bơm tăng áp Lạch Huyện.

- Lắp đặt các tuyến ống D700, D600 dọc theo trục đường phía Bắc và phía Đông đảo Cát Hải đến trạm bơm tăng áp cục bộ cấp cho các hộ tiêu thụ dọc theo cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng.

- Lắp đặt tuyến ống D600, D500, D400, D300 từ trạm bơm tăng áp Lạch Huyện 2 chạy dọc theo trục đường phía Tây khu vực lấn biển đảo Cát Hải.

3.4.3. Cải tạo nâng cấp và xây mới các trạm bơm tăng áp:

- Cải tạo nâng cấp 5 trạm bơm tăng áp: Đinh Tiên Hoàng, Máy Tơ, Đổng Quốc Bình, Cầu Rào, Đồng Hòa.

- Xây mới 10 trạm bơm tăng áp: Đồ Sơn, Bắc Sông Cấm, Đình Vũ 1, Đình Vũ 2, Nam Đình Vũ, Tràng Cát, Cát Hải, Tân Dương, Hùng Thắng, khu công nghiệp Ngũ Phúc.

3.5. Quy hoạch cấp nước đô thị vệ tinh (trừ các khu đô thị sử dụng nước từ các Nhà máy nước tập trung):

Các đô thị vệ tinh được cấp nước từ các Nhà máy nước đặt tại địa bàn, các Nhà máy nước này ngoài khả năng phục vụ cho nhu cầu đô thị, còn có khả năng cung cấp nước cho các khu vực nông thôn lân cận. Giai đoạn đến năm 2025, thực hiện cải tạo, nâng cấp một số Nhà máy nước hiện có, xây dựng các Nhà máy nước mới tại các khu vực phát triển đô thị mới, bao gồm:

- Nâng công suất 07 Nhà máy nước: Thủy Sơn, Minh Đức, An Tiến, Quang Trung, Tiên Lãng, Vĩnh Bảo và Cát Bà.

- Xây mới 09 Nhà máy nước: Quảng Thanh, Lưu Kiếm, Tiên Cường, Bắc Tiên Lãng, Giang Biên, Tam Cường, Xuân Đám, Trân Châu và Bạch Long Vỹ.

3.6. Quy hoạch cấp nước khu, cụm công nghiệp (trừ các khu vực sử dụng nước từ các Nhà máy nước tập trung và các Nhà máy nước phục vụ cho đô thị vệ tinh):

Việc cấp nước cho các khu, cụm công nghiệp chủ yếu do các Nhà máy nước tập trung đảm nhiệm. Tuy nhiên đối với một số nhà máy do ở xa các khu vực cấp nước tập trung sẽ do các Nhà máy nước của Khu công nghiệp đó đảm nhiệm.

- Nâng công suất 02 Nhà máy nước: Nam Cầu Kiền, VSIP.

- Xây mới 03 Nhà máy nước: Tràng Duệ, An Hòa và Tiên Thanh.

3.7. Định hướng cấp nước nông thôn:

- Dần xóa bỏ các trạm cấp nước sử dụng nguồn nước không đảm bảo, dây chuyền công nghệ lạc hậu. Từng bước xây dựng các Nhà máy nước cấp nước cho nông thôn và sử dụng nguồn nước sạch từ các Nhà máy nước đô thị.

- Đối với khu vực nông thôn liền kề các đô thị, những nơi có hệ thống cấp nước đô thị đi qua sẽ được quy hoạch cấp nước từ hệ thống cấp nước đô thị.

- Đối với những khu vực khác không có hệ thống cấp nước đô thị, sẽ lắp đặt các tuyến ống chuyên tải dọc các trục đường lớn, từ đó cấp nước cho các khu vực lân cận.

3.8. Các quy định về bảo vệ nguồn nước và hệ thống công trình cấp nước:

Cụ thể theo nội dung Thuyết minh quy hoạch (kèm theo).

Điều 2. Trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị liên quan và tổ chức thực hiện:

- Sở Xây dựng có trách nhiệm phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức công bố công khai Đồ án Quy hoạch cấp nước thành phố Hải Phòng đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050 theo quy định.

- Nội dung quy hoạch được phê duyệt là cơ sở để xác định các dự án đầu tư xây dựng, lập quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 và quản lý xây dựng theo quy hoạch được duyệt.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố; Giám đốc các Sở: Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Giao thông Vận tải, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giáo dục và Đào tạo, Y tế, Công thương, Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Thông tin và Truyền thông; Các Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp quận, huyện và cấp xã trên địa bàn thành phố và Thủ trưởng các ngành, đơn vị, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định./.

 

 

Nơi nhận:
- TT TU,TT HĐND TP;
- CT, các PCT UBND TP;
- Như Điều 4;
- Các PCVP;
- P. XD,GT&CT;
- P. KT, GS&TĐKT;
- CV: KT, QH, XD;
- Lưu VT.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ
CHỦ TỊCH




Nguyễn Văn Tùng