Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HẢI DƯƠNG

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 4874/QĐ-UBND

Hải Dương, ngày 28 tháng 12 năm 2018

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC THÔNG QUA PHƯƠNG ÁN ĐƠN GIẢN HÓA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CỦA TỈNH HẢI DƯƠNG NĂM 2018

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính; Nghị định số 92/NĐ-CP ngày 07 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;

Căn cứ Thông tư số 02/2017/TT-VPCP ngày 31 tháng 10 năm 2017 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ hướng dẫn về nghiệp vụ kiểm soát thủ tục hành chính;

Xét đề nghị của Chánh Văn phòng UBND tỉnh,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Thông qua phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc phạm vi, chức năng quản lý của các Sở, ngành thuộc UBND tỉnh trên địa bàn tỉnh Hải Dương năm 2018. Chi tiết, có Phụ lục đính kèm.

Điều 2. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Thủ trưởng các Sở, ngành có phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 2;
- Cục Kiểm soát TTHC-VPCP;
- Lưu: VT. KSTTHC (17b).

CHỦ TỊCH




Nguyễn Dương Thái

 

PHỤ LỤC:

PHƯƠNG ÁN ĐƠN GIẢN HÓA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
(Kèm theo Quyết định số 4874/QĐ-UBND ngày 28 tháng 12 năm 2018 của Chủ tịch UBND tỉnh)

A. NỘI DUNG PHƯƠNG ÁN ĐƠN GIẢN HÓA

I. SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

1. Thủ tục thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường (viết tắt là ĐTM)

1.1. Nội dung đơn giản hóa

a) Đề nghị cắt giảm thời hạn phê duyệt ĐTM từ 20 ngày làm việc xuống còn 10 ngày làm việc.

Lý do: Để phê duyệt ĐTM việc quan trọng nhất là công tác kiểm tra, soát xét của cơ quan thường trực, công tác thẩm định, đánh giá của Hội động thẩm định. Thời hạn thẩm định là 30 ngày làm việc là phù hợp; Tuy nhiên, sau khi thẩm định thì thời hạn rà soát, xem xét, trình Chủ tịch UBND tỉnh ra quyết định phê duyệt ĐTM là 20 ngày làm việc như hiện nay là không phù hợp.

b) Đề nghị bỏ đối tượng thực hiện ĐTM đối với dự án chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa từ 05 ha trở lên sang mục đích phi nông nghiệp quy định phụ lục II Nghị định số 18/2015/NĐ-CP.

Lý do: Khi thực hiện dự án đầu tư nên xem xét đến ngành nghề, quy mô, công suất, tính chất, phạm vi ảnh hưởng của dự án để đánh giá cụ thể thông qua việc lập ĐTM, không nên quy định sử dụng diện tích thực hiện dự án (thực tiễn thời gian qua cho thấy, hầu hết các trường hợp đều không lập ĐTM cho việc chuyển mục đích sử dụng đất lúa sang đất phi nông nghiệp trước khi cơ quan có thẩm quyền chấp thuận chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư. Như vậy, mục tiêu của thủ tục hành chính không đạt được).

c) Đối với bãi tập kết nguyên nhiên vật liệu không nên quy định quy mô diện tích bãi tập kết nguyên nhiên vật liệu (trừ phế liệu) “từ 01 ha trở lên” phải thực hiện ĐTM là chưa phù hợp.

Lý do: Bãi tập kết nguyên nhiên vật liệu mang tính chất chung có những nguyên nhiên vật liệu không có tính gây nguy hại lớn cho môi trường nhưng sử dụng diện tích từ 01ha trở lên. Do vậy nên quy định trên cơ sở tính chất của loại nguyên nhiên vật liệu từ đó xác định rõ quy mô diện tích phải thực hiện ĐTM cho phù hợp với từng loại, qua đó giảm thiểu chi phí tuân thủ cho tổ chức, cá nhân

1.2. Kiến nghị thực thi

+ Kiến nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường sửa đổi Khoản 2 Điều 9 Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT theo hướng giảm thời hạn phế duyệt từ 20 ngày làm việc xuống còn 10 ngày làm việc;

Đề nghị sửa đổi Phụ lục số II ban hành kèm theo Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ theo hướng bỏ đối tượng phải thực hiện ĐTM là các dự án chuyển mục đích sử dụng đất lúa từ 05ha trở lên.

Đề nghị tách riêng phần dự án bãi tập kết nguyên nhiên vật liệu với phế liệu nêu tại số thứ tự 110 phần Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số 18/2015/NĐ-CP.

1.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa

- Rút ngắn được thời gian chờ đợi của tổ chức, cá nhân qua đó tăng cơ hội đầu tư, kinh doanh, nâng cao hiệu quả hoạt động dự án.

- Khi thu hẹp đối tượng thực hiện thủ tục hành chính như đã phân tích nêu trên sẽ nâng cao cơ hội đầu tư, kinh doanh cho các tổ chức, cá nhân do không mất thời gian, chi phí thực hiện thủ tục hành chính.

- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 6.787.125.000 đồng;

- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 6.410.062.500 đồng/năm.

- Tổng chi phí tiết kiệm: 377.062.500 đồng/năm.

- Tỷ lệ cắt giảm sau đơn giản hóa: 5.56%.

2. Thủ tục cấp Sổ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại

2.1. Nội dung đơn giản hóa

a) Sửa đổi giảm thời hạn giải quyết, cụ thể như sau:

- Đối với trường hợp cấp Sổ đăng ký mà chủ nguồn thải không đăng ký phương án tự tái sử dụng, sơ chế, tái chế, xử lý, đồng xử lý, thu hồi năng lượng từ CTNH từ 15 ngày làm việc xuống còn 10 ngày làm việc;

- Đối với trường hợp cấp Sổ đăng ký mà chủ nguồn thải đăng ký tự tái sử dụng, sơ chế, tái chế, xử lý, đồng xử lý, thu hồi năng lượng từ CTNH từ 30 ngày làm việc xuống còn 25 ngày làm việc (rút ngắn được 05 ngày);

Lý do: Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT không quy định việc kiểm tra trực tiếp tại cơ sở đối với trường hợp chủ nguồn thải không đăng ký phương án tự tái sử dụng, sơ chế, tái chế, xử lý, đồng xử lý, thu hồi năng lượng từ CTNH mà quy định chủ nguồn thải phải tự chịu trách nhiệm trước pháp luật đối với nội dung đã kê khai, đăng ký. Do đó, cơ quan có thẩm quyền chỉ cần nghiên cứu, thẩm tra hồ sơ, tham mưu cấp Sổ đăng ký với thời hạn 15 ngày làm việc như hiện nay là chưa phù hợp. Đối với chủ nguồn thải đăng ký phương án tự tái sử dụng, sơ chế, tái chế, xử lý, đồng xử lý, thu hồi năng lượng từ CTNH, tuy có quy định kiểm tra trực tiếp (15 ngày làm việc) nhưng thời hạn cấp sổ đăng ký kể từ khi kết thúc việc kiểm tra là 15 ngày làm việc lại không phù hợp. Thực tế cho thấy, Thông tư quy định kết thúc việc kiểm tra, chậm nhất trong thời hạn 05 ngày làm việc, nếu không đủ điều kiện, cơ quan có thẩm quyền phải ra văn bản thông báo nêu rõ lý do. Do đó, việc giảm thời hạn cấp Sổ đăng ký sau khi kết thúc việc kiểm tra từ 15 ngày xuống còn 10 ngày là phù hợp.

b) Đối với chủ nguồn thải đăng ký phương án tự tái sử dụng, sơ chế, tái chế, xử lý, đồng xử lý, thu hồi năng lượng từ CTNH, đề nghị bỏ thành phần hồ sơ gồm các giấy tờ sau:

- Bản sao báo cáo đánh giá tác động môi trường; Kế hoạch bảo vệ môi trường hoặc đề án bảo vệ môi trường (trừ trường hợp thuộc thẩm quyền xác nhận của UBND cấp huyện);

- Bản sao các giấy tờ phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường; giấy xác nhận Kế hoạch bảo vệ môi trường, Đề án bảo vệ môi trường (trừ trường hợp thuộc thẩm quyền xác nhận của UBND cấp huyện);

- Bản sao văn bản chấp thuận phương án tự tái sử dụng, sơ chế, tái chế, xử lý, đồng xử lý, thu hồi năng lượng từ CTNH;

- Văn bản xác nhận hoàn thành các công trình bảo vệ môi trường đối với cơ sở thuộc đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường.

Lý do: các thành phần hồ sơ này đã được lưu giữ tại Sở Tài nguyên và Môi trường (trừ các trường hợp thuộc thẩm quyền xác nhận của UBND cấp huyện thì vẫn phải nộp do pháp luật không quy định ngay sau khi xác nhận, UBND cấp huyện phải gửi kết quả về Sở Tài nguyên và Môi trường).

2.2. Kiến nghị thực thi

Đề nghị Khoản 2, 3 Điều 14 Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT theo hướng giảm thời hạn giải quyết từ 15 ngày làm việc còn 10 ngày làm việc.

- Đối với nội dung đơn giản hóa nêu tại điểm b mục 2.1: Kiến nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường sửa đổi Điểm c Khoản 1 Điều 13 Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT và điểm 5.2 mẫu đơn quy định tại Phụ lục 6A ban hành kèm theo Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT theo hướng chỉ quy định cụ thể các thành phần hồ sơ cần thiết, hợp lý (không dẫn chiếu đến điểm 5.2 mẫu đơn theo phụ lục 6A).

2.3. Lợi ích phương án đơn giản hóa

- Rút ngắn được thời gian chờ đợi của tổ chức, cá nhân, giảm bớt thành phần hồ sơ, qua đó tăng cơ hội đầu tư, kinh doanh, nâng cao hiệu quả hoạt động dự án.

- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 2.093.000 đồng;

- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 1.301.000 đồng;

- Tổng chi phí tiết kiệm: 792.000 đồng/năm.

- Tỷ lệ cắt giảm sau đơn giản hóa: 37.84%

3. Thủ tục cấp lại Sổ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại

3.1. Nội dung đơn giản hóa: Sửa đổi giảm thời hạn giải quyết, như sau:

- Đối với trường hợp cấp Sổ đăng ký mà chủ nguồn thải không đăng ký phương án tự tái sử dụng, sơ chế, tái chế, xử lý, đồng xử lý, thu hồi năng lượng từ CTNH từ 15 ngày làm việc xuống còn 10 ngày làm việc (rút ngắn được 05 ngày);

- Đối với trường hợp cấp Sổ đăng ký mà chủ nguồn thải đăng ký phương án tự tái sử dụng, sơ chế, tái chế, xử lý, đồng xử lý, thu hồi năng lượng từ CTNH từ 30 ngày làm việc xuống còn 25 ngày làm việc;

Lý do: Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT không quy định việc kiểm tra trực tiếp tại cơ sở đối với trường hợp chủ nguồn thải không đăng ký phương án tự tái sử dụng, sơ chế, tái chế, xử lý, đồng xử lý, thu hồi năng lượng từ CTNH mà quy định chủ nguồn thải phải tự chịu trách nhiệm trước pháp luật đối với nội dung đã kê khai, đăng ký. Do đó, cơ quan có thẩm quyền chỉ cần nghiên cứu, thẩm tra hồ sơ, tham mưu cấp Sổ đăng ký quy định thời hạn 15 ngày làm việc như hiện nay là chưa phù hợp. Đối với chủ nguồn thải đăng ký phương án tự tái sử dụng, sơ chế, tái chế, xử lý, đồng xử lý, thu hồi năng lượng từ CTNH, tuy có quy định kiểm tra trực tiếp (15 ngày làm việc) nhưng thời hạn cấp sổ đăng ký kể từ khi kết thúc việc kiểm tra là 15 ngày làm việc không phù hợp.

3.2. Kiến nghị thực thi

Kiến nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường sửa đổi Khoản 3 Điều 15 Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT theo hướng giảm thời hạn giải quyết như đã nêu trên;

3.3. Lợi ích phương án đơn giản hóa

- Rút ngắn được thời gian chờ đợi của tổ chức, cá nhân qua đó tăng cơ hội đầu tư, kinh doanh, nâng cao hiệu quả hoạt động dự án.

4. Thủ tục xác nhận hoàn thành các công trình bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành dự án

4.1. Nội dung đơn giản hóa

- Bỏ thành phần hồ sơ là “bản sao Quyết định phê duyệt kèm theo (01 quyển) báo cáo đánh giá tác động môi trường”.

- Lý do: các giấy tờ này đã được lưu tại cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, cấp giấy xác nhận.

4.2. Kiến nghị thực thi

Kiến nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường bãi bỏ điểm b Khoản 2 Điều 12 Thông tư 27/2015/TT-BTNMT ngày 29/5/2015;

Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường không yêu cầu tổ chức, cá nhân nộp “bản sao Quyết định phê duyệt kèm theo (01 quyển) báo cáo đánh giá tác động môi trường” trong thành phần hồ sơ xác nhận hoàn thành các công trình bảo vệ môi trường.

4.3. Lợi ích phương án đơn giản hóa

- Giảm thiểu được các giấy tờ không cần thiết qua đó giảm chi phí cho tổ chức, cá nhân thực hiện thủ tục hành chính;

- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 906.187.500 đồng/năm.

- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 903.937.500 đồng/năm.

- Tổng chi phí tiết kiệm: 2.250.000 đồng/năm.

- Tỷ lệ cắt giảm sau đơn giản hóa: 0.25%.

5. Thủ tục cấp/cấp lại giấy xác nhận đủ điều kiện bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất

5.1. Nội dung đơn giản hóa

a) Sửa đổi bỏ một số giấy tờ trong thành phần hồ sơ cấp giấy xác nhận đủ điều kiện bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất gồm:

- Các giấy tờ quy định tại các điểm d, đ Khoản 1 Điều 4 Thông tư số 41/2015/TT-BTNMT ngày 09/9/2015;

- Báo cáo kết quả quan trắc môi trường quy định tại điểm g (trừ trường hợp chưa nộp về Sở Tài nguyên và Môi trường) Khoản 1 Điều 4 Thông tư số 41/2015/TT-BTNMT ngày 09/9/2015.

Lý do: Các giấy tờ này đã được lưu trữ tại cơ quan giải quyết thủ tục hành chính.

b) Sửa đổi rút ngắn thời hạn giải quyết đối với trường hợp không phải lấy mẫu phân tích từ 30 ngày làm việc xuống còn 25 ngày làm việc (rút ngắn được 05 ngày làm việc).

Lý do: Do không phải lấy mẫu phân tích nên có thể giảm bớt được thời gian tổ chức lấy mẫu và phân tích mẫu (thời hạn phân tích thông thường từ 5-7 ngày làm việc).

5.2. Kiến nghị thực thi

+ Bãi bỏ điểm d, đ Khoản 1 Điều 4 Thông tư số 41/2015/TT-BTNMT ngày 09/9/2015;

+ Sửa đổi điểm g Khoản 1 Điều 4 Thông tư số 41/2015/TT-BTNMT ngày 09/9/2015 theo hướng quy định cụ thể chỉ nộp báo cáo kết quả quan trắc môi trường kèm theo hồ sơ khi tổ chức cá nhân thực hiện thủ tục hành chính trước đó chưa nộp kết quả quan trắc định kỳ về Sở Tài nguyên và Môi trường.

- Đối với phương án đơn giản hóa nêu tại điểm b mục 5.1:

+ Kiến nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường sửa đổi điểm b Khoản 8 Điều 5 Thông tư số 41/2015/TT-BTNMT theo hướng tách riêng thời hạn giải quyết đối với trường hợp phải lấy mẫu (30 ngày làm việc- giữ nguyên) và trường hợp không phải lấy mẫu (25 ngày làm việc, rút ngắn được 05 ngày như hiện nay);

5.3. Lợi ích phương án đơn giản hóa

- Giảm thiểu được các giấy tờ không cần thiết qua đó giảm chi phí cho tổ chức, cá nhân thực hiện thủ tục hành chính;

* Chi phí đơn giản hóa đối với TTHC cấp giấy xác nhận đủ điều kiện bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất:

- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 1.576.500 đồng/năm.

- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 1.486.500 đồng/năm.

- Tổng chi phí tiết kiệm: 90.000 đồng/năm.

- Tỷ lệ cắt giảm sau đơn giản hóa: 5.71%.

6. Thủ tục thẩm định, phê duyệt phương án cải tạo phục hồi môi trường bổ sung (trường hợp có phương án bổ sung và báo cáo đánh giá tác động môi trường không cùng cơ quan thẩm quyền phê duyệt)

6.1. Nội dung đơn giản hóa

Bãi bỏ thành phần hồ sơ là “01 bản sao phương án kèm theo quyết định đã được phê duyệt” trong thành phần hồ sơ thực hiện thủ tục hành chính.

Lý do: bản sao phương án kèm theo quyết định đã được phê duyệt đã được lưu giữ tại cơ quan thẩm định.

6.2. Kiến nghị thực thi

Kiến nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường bãi bỏ điểm d Khoản 3 Điều 3 Thông tư số 38/2015/TT-BTNMT ngày 30/6/2015;

6.3. Lợi ích phương án đơn giản hóa

- Giảm thiểu được các giấy tờ không cần thiết qua đó giảm chi phí cho tổ chức, cá nhân thực hiện thủ tục hành chính.

- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 327.742.500 đồng/năm.

- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 326.902.500 đồng/năm.

- Tổng chi phí tiết kiệm: 840.000 đồng/năm.

- Tỷ lệ cắt giảm sau đơn giản hóa: 0.26%.

7. Nhóm thủ tục cấp giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt và nước dưới đất (02 thủ tục)

7.1. Nội dung đơn giản hóa

a) Sửa đổi thủ tục hành chính theo hướng quy định rõ thời hạn giải quyết đối với trường hợp phải kiểm tra, thành lập hội đồng với trường hợp không phải kiểm tra, thành lập hội đồng. Theo đó, đối với trường hợp phải kiểm tra, thành lập hội đồng thì giữ nguyên thời hạn như hiện nay. Đối với trường hợp không phải kiểm tra, thành lập hội đồng thì thời hạn cần rút ngắn từ 30 ngày làm việc xuống còn 20 ngày làm việc (rút ngắn được 10 ngày làm việc).

Lý do: Thực tế có những trường hợp hồ sơ đã rõ ràng, đầy đủ, thông tin, dữ liệu chính xác, có cơ sở khoa học và thực tiễn nên không cần thiết phải kiểm tra, thành lập hội đồng hoặc có kiểm tra nhưng không cần thiết phải thành lập hội đồng. Mặt khác, Khoản 2 Điều 35 Nghị định số 201/2013/NĐ-CP cũng đã quy định rõ nếu cần thiết mới phải kiểm tra, thành lập hội đồng.

b) Bãi bỏ thành phần hồ sơ là "kết quả phân tích chất lượng nguồn nước" tại các thủ tục xin cấp phép khai thác nước dưới đất, nước mặt.

Lý do: Đối với trường hợp khai thác nước dưới đất, theo quy định hiện hành thì chủ dự án phải thực hiện thủ tục cấp phép thăm dò nước dưới đất. Khi cấp phép thăm dò, cơ quan có thẩm quyền đã kiểm tra, đánh giá đề án hoặc thiết kế giếng khoan. Mặt khác, trong đề án thăm dò hoặc thiết giếng khoan đã có thông tin, số liệu về đặc điểm nguồn nước dưới đất, hiện trạng khai thác nước dưới đất, hiện trạng các nguồn thải trong khu vực thăm dò. Do đó, việc yêu cầu thành phần hồ sơ khi thực hiện thủ tục cấp phép khai thác có cả kết quả phân tích là không phù hợp; Đối với trường hợp khai thác nước mặt thì việc lấy mẫu phân tích chất lượng nguồn nước là không cần thiết vì chủ dự án phải tự tính toán hiệu quả kinh tế về chất lượng nguồn nước khu vực xin cấp phép.

7.2. Kiến nghị thực thi

- Đề nghị sửa đổi, bổ sung Điều 35 Nghị định số 201/2013/NĐ-CP ngày 27/11/2013 của Chính phủ theo hướng:

+ Quy định rõ thời hạn thẩm định, cấp phép cho phù hợp với từng trường hợp cụ thể (thời hạn giải quyết đối với trường hợp không phải kiểm tra, thành lập hội đồng phải đảm bảo ngắn hơn thời hạn giải quyết đối với trường hợp phải kiểm tra, thành lập hội đồng).

- Bãi bỏ Điểm d Khoản 1 Điều 31, Điểm d Khoản 1 Điều 32 Nghị định số 201/2013/NĐ-CP ngày 27/11/2013 của Chính phủ.

7.3. Lợi ích phương án đơn giản hóa

- Giúp cơ quan quản lý nhà nước dễ thực hiện;

- Giảm bớt được thời gian chờ đợi của tổ chức, cá nhân, giảm bớt các chi phí không cần thiết, không hợp lý, qua đó tăng cơ hội đầu tư, kinh doanh.

* Đối với thủ tục cấp giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất:

- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 113.312.500 đồng/năm.

- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 111.312.500 đồng/năm.

- Tổng chi phí tiết kiệm: 20.000.000 đồng/năm.

- Tỷ lệ cắt giảm sau đơn giản hóa: 15.23%.

* Đối với thủ tục cấp phép khai thác, sử dụng nước mặt:

- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 151.312.500 đồng/năm.

- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 131.312.500 đồng/năm.

- Tổng chi phí tiết kiệm: 20.000.000 đồng/năm.

- Tỷ lệ cắt giảm sau đơn giản hóa: 13.22%.

8. Nhóm thủ tục gia hạn, điều chỉnh giấy phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước; hành nghề khoan nước dưới đất

8.1. Nội dung đơn giản hóa

a) Sửa đổi, bổ sung nhóm thủ tục hành chính theo hướng quy định rõ thời hạn của bước cơ quan có thẩm quyền quyết định cấp gia hạn, điều chỉnh hoặc cấp lại giấy phép.

Lý do: Điều 36 Nghị định số 201/2013/NĐ-CP ngày 27/11/2013 của Chính phủ chỉ quy định thời hạn thẩm định mà không quy định thời hạn cấp gia hạn, điều chỉnh hoặc cấp lại giấy phép là không phù hợp.

b) Sửa đổi nhóm thủ tục hành chính gia hạn hoặc điều chỉnh giấy phép theo hướng quy định rõ thời hạn giải quyết đối với trường hợp phải kiểm tra, thành lập hội đồng với trường hợp không phải kiểm tra, thành lập hội đồng. Theo đó, đối với trường hợp phải kiểm tra, thành lập hội đồng thì giữ nguyên thời hạn như hiện nay. Đối với trường hợp không phải kiểm tra, thành lập hội đồng thì thời hạn cần rút ngắn từ 25 ngày làm việc xuống còn 20 ngày làm việc (rút ngắn được 05 ngày làm việc).

Lý do: Thực tế có những trường hợp hồ sơ đã rõ ràng, đầy đủ, thông tin, dữ liệu chính xác, có cơ sở khoa học và thực tiễn hoặc có những trường hợp đề nghị thăm dò có quy mô nhỏ, dưới 200m3 (không phải lập đề án, báo cáo) nên không cần thiết phải kiểm tra, thành lập hội đồng hoặc có kiểm tra nhưng không cần thiết phải thành lập hội đồng. Mặt khác, Khoản 2 Điều 36 Nghị định số 201/2013/NĐ-CP cũng đã quy định rõ nếu cần thiết mới phải kiểm tra, thành lập hội đồng.

c) Bãi bỏ thành phần hồ sơ là "bản sao giấy phép đã được cấp".

Lý do: Các giấy tờ này đã được lưu giữ tại cơ quan thẩm định cấp phép.

8.2. Kiến nghị thực thi

- Sửa đổi, bổ sung Điều 36 Nghị định số 201/2013/NĐ-CP ngày 27/11/2013 của Chính phủ theo hướng:

- Bổ sung thời hạn cơ quan có thẩm quyền quyết định cấp giấy phép (sau khi nhận được hồ sơ và tờ trình của cơ quan thẩm định);

- Quy định rõ thời hạn thẩm định, cấp phép đối với nhóm thủ tục cấp gia hạn, điều chỉnh giấy phép cho phù hợp với từng trường hợp cụ thể (thời hạn giải quyết đối với trường hợp không phải kiểm tra, thành lập hội đồng phải ngắn hơn thời hạn giải quyết đối với trường hợp phải kiểm tra, thành lập hội đồng).

- Bãi bỏ Điểm c Khoản 2 Điều 30, Điểm d Khoản 2 Điều 31, Điểm d Khoản 2 Điều 32, Điểm d Khoản 2 Điều 33 Nghị định số 201/2013/NĐ-CP và Điểm b Khoản 1 Điều 14 Thông tư 40/2014/TT-BTNMT.

8.3. Lợi ích phương án đơn giản hóa

- Giúp cơ quan quản lý nhà nước dễ thực hiện;

- Giảm thiểu được các giấy tờ không cần thiết qua đó giảm chi phí cho tổ chức, cá nhân thực hiện thủ tục hành chính;

- Giảm bớt được thời gian chờ đợi, giảm thiểu các chi phí không cần thiết, không hợp lý, qua đó tăng cơ hội đầu tư, kinh doanh.

* Gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất:

- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 125.500.000 đồng/năm,

- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 125.452.500 đồng/năm.

- Tổng chi phí tiết kiệm: 47.500 đồng/năm.

- Tỷ lệ cắt giảm sau đơn giản hóa: 0.04%.

* Gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất:

- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 1.787.500 đồng/năm.

- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 1.742.500 đồng/năm.

- Tổng chi phí tiết kiệm: 45.000 đồng/năm.

- Tỷ lệ cắt giảm sau đơn giản hóa: 2.52%.

* Gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt:

- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 151.360.000 đồng/năm.

- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 131.312.500 đồng/năm.

- Tổng chi phí tiết kiệm: 20.047.500 đồng/năm.

- Tỷ lệ cắt giảm sau đơn giản hóa: 13.24%.

* Gia hạn, điều chỉnh giấy phép xả nước thải vào nguồn nước:

- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 75.600.000 đồng/năm.

- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 75.552.500 đồng/năm.

- Tổng chi phí tiết kiệm: 47.500 đồng/năm.

- Tỷ lệ cắt giảm sau đơn giản hóa: 0.06%.

* Gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép thăm dò nước dưới đất:

- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 1.835.000 đồng/năm.

- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 1.787.500 đồng/năm.

- Tổng chi phí tiết kiệm: 47.500 đồng/năm.

- Tỷ lệ cắt giảm sau đơn giản hóa: 2.59%.

II. SỞ CÔNG THƯƠNG

1. Thủ tục Cấp Giấy phép bán buôn rượu

1.1. Nội dung đơn giản hóa:

Đề nghị sửa đổi quy định về thành phần hồ sơ: Giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy hoặc Giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm (đối với rượu chưa có quy chuẩn kỹ thuật) của các sản phẩm rượu dự kiến kinh doanh được quy định khoản 4, điều 22, Nghị định 105/2017/NĐ-CP ngày 14/9/2017 thành Tài liệu chứng minh các sản phẩm rượu dự kiến kinh doanh đảm bảo theo yêu cầu an toàn thực phẩm.

Lý do: Quy định này hiện không còn phù hợp vì tại khoản 2, điều 4 Nghị định 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018 của Chính phủ quy định "tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm thực hiện tự công bố thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn,...".

1.2. Kiến nghị thực thi

Đề nghị sửa đổi quy định về thành phần hồ sơ tại khoản 4, điều 22 Nghị định 105/2017/NĐ-CP ngày 14/9/2017 của Chính phủ: Giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy hoặc Giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm (đối với rượu chưa có quy chuẩn kỹ thuật) của các sản phẩm rượu dự kiến kinh doanh thành Tài liệu chứng minh các sản phẩm rượu dự kiến kinh doanh đảm bảo theo yêu cầu an toàn thực phẩm để phù hợp với Nghị định 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018.

2. Thủ tục Cấp bổ sung, sửa đổi giấy phép bán buôn sản phẩm thuốc lá

2.1. Nội dung đơn giản hóa:

Đề nghị bãi bỏ thành phần hồ sơ: Báo cáo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Lý do: Quy định về thành phần hồ sơ: Báo cáo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp tại điểm đ, khoản 12, điều 1 Nghị định số 106/2017/NĐ-CP ngày 14/9/2017 của Chính phủ là không cần thiết, vì trong quá trình thẩm định trước và sau khi cấp giấy phép, Sở Công Thương đã theo dõi và nắm bắt được tình hình kinh doanh của doanh nghiệp.

2.2. Kiến nghị thực thi

Đề nghị bãi bỏ thành phần hồ sơ: Báo cáo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp tại điểm đ, khoản 12, điều 1 Nghị định số 106/2017/NĐ-CP ngày 14/9/2017 của Chính phủ.

2.3. Lợi ích phương án đơn giản hóa

- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 651.344 đồng/GP.

- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 408.896 đồng/GP.

- Chi phí tiết kiệm: 242.448/GP.

- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 37.22%.

3. Thủ tục Cấp lại giấy phép bán buôn sản phẩm thuốc lá.

3.1. Nội dung đơn giản hóa:

Đề nghị bãi bỏ thành phần hồ sơ: Báo cáo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Lý do: Quy định về thành phần hồ sơ: Báo cáo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp tại điểm đ, khoản 12, điều 1 Nghị định số 106/2017/NĐ-CP ngày 14/9/2017 của Chính phủ là không cần thiết, vì trong quá trình thẩm định trước và sau khi cấp giấy phép, Sở Công Thương đã theo dõi và nắm bắt được tình hình kinh doanh của doanh nghiệp.

3.2. Kiến nghị thực thi

Đề nghị bãi bỏ thành phần hồ sơ: Báo cáo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp tại điểm đ, khoản 12, điều 1 Nghị định số 106/2017/NĐ-CP ngày 14/9/2017 của Chính phủ.

3.3. Lợi ích phương án đơn giản hóa

- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 446.896 đồng/GP.

- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 204.448 đồng/GP.

- Chi phí tiết kiệm: 242.448/GP.

- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 54.25%.

4. Thủ tục Cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh thực phẩm

4.1. Nội dung đơn giản hóa:

Đề nghị giảm thời hạn giải quyết thủ tục hành chính từ 22 ngày xuống 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Lý do: Để giảm bớt thời gian chờ đợi cho tổ chức, cá nhân.

4.2. Kiến nghị thực thi

Đề nghị giảm thời hạn thẩm định từ 15 ngày làm việc (quy định tại điểm b, khoản 1, Điều 5 Thông tư số 58/2014/TT-BCT ngày 22/12/2014 của Bộ Công Thương) xuống 10 ngày làm việc; giảm thời gian cấp Giấy chứng nhận từ 7 ngày làm việc (quy định tại điểm đ, khoản 1, Điều 5 Thông tư số 58/2014/TT-BCT ngày 22/12/2014 của Bộ Công Thương) xuống 5 ngày làm việc; tổng thời hạn giải quyết hồ sơ còn lại là 15 ngày.

5. Thủ tục Cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm

5.1. Nội dung đơn giản hóa:

Đề nghị giảm thời hạn giải quyết thủ tục hành chính từ 22 ngày xuống 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Lý do: Để giảm bớt thời gian chờ đợi cho tổ chức, cá nhân.

5.2. Kiến nghị thực thi (nêu rõ điều, khoản, điểm, văn bản quy phạm pháp luật cần sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc hủy bỏ)

Đề nghị giảm thời hạn thẩm định từ 15 ngày làm việc (quy định tại điểm b, khoản 1, Điều 5 Thông tư số 58/2014/TT-BCT ngày 22/12/2014 của Bộ Công Thương) xuống 10 ngày làm việc; giảm thời gian cấp Giấy chứng nhận từ 7 ngày làm việc (quy định tại điểm đ, khoản 1, Điều 5 Thông tư số 58/2014/TT-BCT ngày 22/12/2014 của Bộ Công Thương) xuống 5 ngày làm việc; tổng thời hạn giải quyết hồ sơ còn lại là 15 ngày.

6. Thủ tục Cấp giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm.

6.1. Nội dung đơn giản hóa:

Đề nghị cắt giảm thành phần hồ sơ: Giấy tờ chứng minh đã nộp lệ phí theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí và dấu xác nhận của tổ chức đối với bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hợp tác xã.

Lý do: Các thành phần hồ sơ trên là không cần thiết. Khi tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ cơ quan cấp giấy xác nhận và là cơ quan thu phí, cấp phiếu thu nên không cần thiết phải nộp thành phần hồ sơ này.

Việc xác nhận của tổ chức đối với bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hợp tác xã không cần thiết vì các thành phần hồ sơ này đã được công khai trên phần mềm đăng ký doanh nghiệp Quốc gia

6.2. Kiến nghị thực thi

Đề nghị cắt giảm các thành phần hồ sơ: Giấy tờ chứng minh đã nộp lệ phí theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí (tại điểm d, khoản 1 và điểm c, khoản 2 điều 10, Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT); yêu cầu dấu xác nhận của tổ chức đối với bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hợp tác xã (tại điểm c, khoản 1, điều 10, Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT).

6.3. Lợi ích phương án đơn giản hóa

- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 4.188.064 đồng/GXN.

- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 3.370.272 đồng/GXN.

- Chi phí tiết kiệm: 817.792 đồng/GXN.

- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 19,53%.

7. Thủ tục cấp sửa đổi, bổ sung giấy phép bán lẻ điện đến cấp điện áp 0,4kV.

7.1. Nội dung đơn giản hóa:

Đề nghị giảm thời gian thẩm định và cấp Giấy phép từ 15 ngày xuống 12 ngày làm việc.

Lý do: Để giảm bớt thời gian chờ đợi cho doanh nghiệp, tổ chức.

7.2. Kiến nghị thực thi

Đề nghị giảm thời gian thẩm định và cấp Giấy phép quy định tại khoản 5, điều 12 Thông tư số 12/2017/TT-BCT ngày 31/7/2017 của Bộ Công Thương từ 15 ngày xuống 12 ngày làm việc.

8. Thủ tục Cấp sửa đổi, bổ sung Giấy phép tư vấn chuyên ngành điện lực cấp điện áp đến 35KV

8.1. Nội dung đơn giản hóa:

Đề nghị giảm thời gian thẩm định và cấp Giấy phép từ 15 ngày xuống 12 ngày làm việc.

Lý do: Để giảm bớt thời gian chờ đợi cho doanh nghiệp, tổ chức.

8.2. Kiến nghị thực thi

Đề nghị giảm thời gian thẩm định và cấp Giấy phép quy định tại khoản 5, điều 12 Thông tư số 12/2017/TT-BCT ngày 31/7/2017 của Bộ Công Thương từ 15 ngày xuống 12 ngày làm việc.

9. Thủ tục Thẩm định báo cáo kinh tế kỹ thuật các công trình về điện.

9.1. Nội dung đơn giản hóa:

Đề nghị giảm thời gian thẩm định từ 20 ngày làm việc xuống 15 ngày làm việc.

Lý do: Để rút ngắn thời gian chờ đợi cho doanh nghiệp, tổ chức.

9.2. Kiến nghị thực thi (nêu rõ điều, khoản, điểm, văn bản quy phạm pháp luật cần sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc hủy bỏ).

Đề nghị giảm thời gian thẩm định quy định tại khoản 4, điều 59 Luật Xây dựng từ 20 ngày làm việc xuống 15 ngày làm việc.

10. Thủ tục Thẩm định thiết kế cơ sở các công trình về điện.

10.1. Nội dung đơn giản hóa:

Đề nghị giảm thời gian thẩm định từ 15 ngày làm việc xuống 10 ngày làm việc.

Lý do: Để rút ngắn thời gian chờ đợi cho doanh nghiệp, tổ chức.

10.2. Kiến nghị thực thi

Đề nghị giảm thời gian thẩm định quy định tại khoản 4, điều 11 Nghị định 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ từ 15 ngày làm việc xuống 10 ngày làm việc.

11. Thủ tục Thẩm định thiết kế bản vẽ thi công và dự toán các công trình về điện.

11.1. Nội dung đơn giản hóa:

Đề nghị giảm thời gian thẩm định từ 30 ngày làm việc xuống 23 ngày làm việc (đối với công trình cấp III) và từ 20 ngày làm việc xuống 15 ngày làm việc (đối với công trình cấp IV).

Lý do: Để rút ngắn thời gian chờ đợi cho doanh nghiệp, tổ chức.

11.2. Kiến nghị thực thi

Đề nghị giảm thời gian thẩm định quy định tại khoản 8, điều 30 Nghị định 59/2015/NĐ-CP từ 30 ngày làm việc xuống 23 ngày làm việc (đối với công trình cấp III) và từ 20 ngày làm việc xuống 15 ngày làm việc (đối với công trình cấp IV).

B. TRÁCH NHIỆM THỰC THI PHƯƠNG ÁN ĐƠN GIẢN HÓA

1. Giao các Sở, ngành, các đơn vị có liên quan ban hành văn bản đề xuất, kiến nghị với Bộ quản lý chuyên ngành, lĩnh vực sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ/hủy bỏ hoặc thay thế các văn bản quy phạm pháp luật do Trung ương ban hành có quy định thủ tục hành chính.

2. Văn phòng UBND tỉnh có trách nhiệm kiểm tra, hướng dẫn, đôn đốc các Sở, ngành thuộc UBND tỉnh và các đơn vị có liên quan thực hiện phương án này.