Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 49/2021/QĐ-UBND

Thừa Thiên Huế, ngày 25 tháng 8 năm 2021

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ TÁCH THỬA ĐỐI VỚI ĐẤT Ở VÀ ĐẤT NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019; Căn cứ Luật Đất đai ngày 29 tháng 11 năm 2013;

Căn cứ Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai;

Căn cứ Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 06 tháng 01 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai;

Căn cứ Nghị định số 148/2020/NĐ-CP ngày 18 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai;

Theo đề nghị của Sở Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số 237/TTr-STNMT-QLĐĐ ngày 01 tháng 6 năm 2021 và Tờ trình số 346/TTr-STNMT-QLĐĐ ngày 06 tháng 8 năm 2021 về việc đề nghị ban hành Quyết định Quy định về tách thửa đối với đất ở và đất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về tách thửa đối với đất ở và đất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

Điều 2. Hiệu lực thi hành

Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 05 tháng 9 năm 2021 và thay thế Quyết định số 32/2014/QĐ-UBND ngày 30 tháng 6 năm 2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quy định diện tích tối thiểu được tách thửa đối với đất ở trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

Điều 3. Tổ chức thực hiện

Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Thủ trưởng các sở, ban, ngành cấp tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã và thành phố Huế; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn; Thủ trưởng các cơ quan và các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH





Nguyễn Văn Phương

 

QUY ĐỊNH

VỀ TÁCH THỬA ĐỐI VỚI ĐẤT Ở VÀ ĐẤT NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 49/2021/QĐ-UBND ngày 25/8/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế)

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

1. Quy định này quy định diện tích tối thiểu được tách thửa đối với thửa đất ở, đất nông nghiệp và một số quy định cụ thể về tách thửa để thực hiện các quyền của người sử dụng đất, sở hữu tài sản gắn liền với đất trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

2. Quy định này không áp dụng đối với các trường hợp sau:

a) Các trường hợp tách thửa do Nhà nước thu hồi một phần thửa đất;

b) Đất thuộc các khu vực đã có quy hoạch mà có quy định cụ thể về điều kiện tách thửa (được nêu trong Quy định quản lý xây dựng theo đồ án quy hoạch) thì áp dụng theo Quy định quản lý xây dựng theo đồ án quy hoạch.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Cơ quan quản lý nhà nước về đất đai, xây dựng; cơ quan, đơn vị quản lý nhà nước khác có liên quan.

2. Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất; chủ sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất (gọi chung là người sử dụng đất) có nhu cầu tách thửa.

3. Cơ quan, tổ chức và cá nhân khác có liên quan đến quản lý, sử dụng và thực hiện thủ tục tách thửa đất.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Quy định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Thửa đất là phần diện tích đất được giới hạn bởi ranh giới xác định trên thực địa hoặc được mô tả trên hồ sơ.

2. Tách thửa đất là việc phân chia một thửa đất thành hai hay nhiều thửa đất.

3. Tách thửa theo quyết định thu hồi đất của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền là việc hình thành các thửa đất mới của cùng chủ sử dụng đất sau khi thực hiện thu hồi đất.

4. Chỉ giới xây dựng là đường giới hạn cho phép xây dựng công trình chính trên thửa đất.

5. Cạnh mặt tiền là cạnh của thửa đất tiếp giáp với đường giao thông.

Điều 4. Các trường hợp không được tách thửa

1. Thửa đất nằm trong khu vực đã có thông báo thu hồi đất hoặc đã có quyết định thu hồi đất của Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền.

2. Đất khuôn viên các nhà vườn Huế đặc trưng hoặc biệt thự kiến trúc Pháp có giá trị thuộc danh mục quản lý và bảo vệ được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; đất thuộc vùng I (một) khu vực khoanh vùng bảo vệ di tích đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

3. Đất ở thuộc các dự án đã được Nhà nước giao đất theo quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 được duyệt; khu vực có quy hoạch tỷ lệ 1/5000, 1/2000, 1/1000, 1/500 được phê duyệt không thuộc quy hoạch đất ở. Trường hợp chưa có quy hoạch chi tiết, quy hoạch phân khu thì áp dụng quy hoạch chung.

4. Thửa đất đã được Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt quy hoạch phân lô xen cư, phân lô có hoặc không có đầu tư hạ tầng để giao đất ở cho hộ gia đình và cá nhân, đấu giá quyền sử dụng đất. Trường hợp quy hoạch này được cơ quan nhà nước có thẩm quyền điều chỉnh, thì việc tách thửa phải đảm bảo đúng theo quy hoạch đã điều chỉnh và theo Quy định này.

5. Các khu đất ở, cơ sở nhà đất nhà nước bán đấu giá để sử dụng vào mục đích ở.

6. Tạm dừng tách thửa đối với thửa đất đang có khiếu nại, tranh chấp đang được cơ quan có thẩm quyền thụ lý giải quyết theo quy định; khi nhận được văn bản của cơ quan thi hành án dân sự yêu cầu tạm dừng hoặc dừng việc tách thửa đất của chủ sử dụng đất là đối tượng phải thi hành án theo quy định của pháp luật thi hành án dân sự hoặc văn bản thông báo về việc kê biên tài sản thi hành án.

Điều 5. Điều kiện để tách thửa đất

1. Người sử dụng đất được tách thửa đất khi đáp ứng các điều kiện sau:

a) Thửa đất đã được cấp Giấy chứng nhận theo quy định của pháp luật về đất đai. b) Tách thửa đất để hình thành các thửa đất mới phải đảm bảo quyền sử dụng hạn chế đối với thửa đất liền kề theo quy định tại Điều 171 Luật Đất đai năm 2013.

c) Thửa đất tách thửa phải đảm bảo diện tích, kích thước tối thiểu và các điều kiện cụ thể để tách thửa đối với từng loại đất theo quy định tại Điều 6 Quy định này.

2. Trường hợp tách thửa đất nông nghiệp đồng thời với thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất sang đất ở theo quy định như sau:

a) Thửa đất tách ra để xin chuyển mục đích sử dụng đất phải có trong kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện và phù hợp với quy hoạch sử dụng đất được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt theo quy định tại Điều 52 của Luật Đất đai năm 2013.

b) Thửa đất tách ra để chuyển mục đích sử dụng đất sang đất ở thì phải đảm bảo các điều kiện về diện tích tối thiểu, kích thước thửa đất theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Quy định này. Việc chuyển mục đích sử dụng đất phải thực hiện theo đúng quy định.

3. Đối với đất nông nghiệp (đất vườn, ao) trong cùng thửa đất có mục đích đất ở tách thửa để chuyển sang đất ở thì thửa đất đó phải bảo đảm điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 6 Quy định này.

Chương II

NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ

Điều 6. Diện tích tối thiểu được tách thửa đối với đất ở và đất nông nghiệp

1. Đối với đất ở: việc tách thửa đất mới hình thành từ việc tách thửa và thửa đất còn lại phải đảm bảo điều kiện cụ thể như sau:

a) Diện tích tối thiểu của thửa đất sau khi tách thửa

- Các phường của thành phố Huế: 60 m2 (riêng các phường sáp nhập vào thành phố Huế theo Nghị quyết 1264/NQ-UBTVQH14 ngày 27/4/2021: 80 m2, các xã sáp nhập vào thành phố Huế theo Nghị quyết 1264/NQ-UBTVQH14 ngày 27/4/2021: 100 m2 );

- Các thị trấn thuộc huyện, các phường thuộc thị xã và các xã đồng bằng: 100m2 (riêng các xã Phú Thuận, Phú Hải của huyện Phú Vang; thị trấn Sịa của huyện Quảng Điền: 80 m2);

- Các xã trung du, miền núi: 150 m2 . b) Kích thước cạnh của thửa đất:

- Kích thước cạnh mặt tiền: lớn hơn hoặc bằng 04 m theo hướng song song với đường giao thông;

- Kích thước chiều sâu thửa đất: lớn hơn hoặc bằng 05 m.

2. Đối với đất nông nghiệp: việc tách thửa đất mới hình thành từ việc tách thửa và thửa đất còn lại phải đảm bảo diện tích tối thiểu như sau:

a) Đất trồng cây hàng năm (trừ đất lúa), đất nuôi trồng thủy sản.

- Các xã, phường thuộc thành phố Huế: 200 m2;

- Các thị trấn thuộc huyện và các phường thuộc thị xã: 300 m2;

- Các xã đồng bằng: 400 m2 ;

- Các xã trung du, miền núi: 500 m2 .

b) Đất trồng cây lâu năm, đất nông nghiệp khác.

- Các xã, phường thuộc thành phố Huế: 400 m2 ;

- Các thị trấn thuộc huyện và các phường thuộc thị xã: 600 m2;

- Các xã đồng bằng: 800 m2;

- Các xã trung du, miền núi:1.000 m2. c) Đối với đất lâm nghiệp: 5.000 m2.

(Chi tiết có phụ lục chi tiết đính kèm)

3. Diện tích đất tối thiểu được phép tách thửa quy định tại Khoản 1 Điều này là phần diện tích của thửa đất đủ điều kiện để cấp giấy phép xây dựng (sau khi đã trừ chỉ giới xây dựng, chỉ giới đường đỏ, lộ giới giao thông, quy hoạch...).

Điều 7. Một số quy định cụ thể được phép tách thửa đất ở

1. Trường hợp thửa đất gốc có kích thước cạnh hai mặt tiền nhỏ hơn 4m và tiếp giáp với đường giao thông hiện hữu của hai mặt tiền nhưng khi tách thửa có diện tích tối thiểu đảm bảo theo quy định tại Khoản 1 Điều 6 Quy định này và kích thước cạnh hai mặt tiền tiếp giáp đường giao thông không thay đổi thì được tách thửa theo quy định.

2. Trường hợp tách thành 02 (hai) thửa đất, trong đó có 01 (một) thửa đất có cạnh mặt tiền kích thước từ 2,5 m đến dưới 4 m nhưng phần diện tích bên trong của thửa đất được tách ra đảm bảo diện tích tối thiểu và kích thước cạnh theo quy định tại Khoản 1 Điều 6 thì được phép tách thửa. Phần diện tích từ cạnh mặt tiền đó kéo dài vào phía trong thửa đất phải sử dụng làm lối đi và người sử dụng đất không được xây dựng nhà ở trên phần diện tích này.

3. Trường hợp tách thành nhiều thửa đất, trong đó có 01 (một) thửa đất diện tích ít hơn không quá 2 m2 (hai mét vuông) so với diện tích tối thiểu của thửa đất sau khi tách thửa theo quy định tại Khoản 1 Điều 6 Quy định này thì được phép tách thửa.

4. Trường hợp người sử dụng đất xin tách thửa đất thành thửa đất mới không đảm bảo diện tích tối thiểu được phép tách thửa theo quy định tại Điều 6 Quy định này đồng thời với việc xin được hợp thửa đất đó với thửa đất khác liền kề để tạo thành thửa đất mới đảm bảo diện tích tối thiểu được phép tách thửa thì được phép tách thửa kết hợp với việc hợp thửa.

5. Việc tách thửa để phân chia tài sản thừa kế, ly hôn, giải quyết tranh chấp, khiếu nại về đất đai, nếu không bảo đảm điều kiện được tách thửa theo quy định tại Điều 6 Quyết định này thì không được tách thửa. Việc thỏa thuận phân chia giá trị tài sản là quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất được thực hiện theo quy định của pháp luật.

6. Trường hợp tách thửa đối với đất ở có phần đất nông nghiệp không liền kề đất ở thuộc quy hoạch đất giao thông, hành lang bảo vệ mương nước nên không thể chuyển sang đất ở thì thửa đất ở sau khi tách ra đảm bảo diện tích tối thiểu được phép tách thửa theo quy định tại Khoản 1 Điều 6 Quy định này thì được phép tách thửa; phần diện tích quy hoạch giao thông, hành lang bảo vệ mương được tách cùng thửa đất ở nhưng không được thực hiện các giao dịch mà không gắn liền với thửa đất ở đó.

Điều 8. Việc tách thửa đất ở có hình thành lối đi chung (đường giao thông)

1. Việc tách thửa thực hiện như sau:

Trường hợp tách thửa đất ở có hình thành lối đi chung thì việc tách thửa đất được thực hiện sau khi có bản vẽ tổng thể sơ đồ mặt bằng phân lô được Ủy ban nhân dân cấp huyện chấp thuận. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố Huế rà soát các điều kiện về cơ sở hạ tầng kỹ thuật: giao thông, thoát nước...; hạ tầng xã hội, căn cứ quy định pháp luật quy hoạch, xây dựng, giao thông và phòng chống cháy nổ để hướng dẫn người sử dụng đất thực hiện hạ tầng kỹ thuật giao thông, thoát nước, môi trường... đảm bảo phù hợp theo quy hoạch, kết nối hạ tầng kỹ thuật giao thông hiện hữu chung của khu vực.

Trường hợp tách thửa đối với thửa đất có diện tích lớn hơn hoặc bằng 5.000 m2 thì Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện phê duyệt phương án tổng mặt bằng sau khi lấy ý kiến thống nhất của Sở Xây dựng theo quy định.

UBND cấp huyện xác định cụ thể loại đất theo hiện trạng sử dụng vào mục đích mở lối đi chung.

2. Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện chấp thuận sơ đồ mặt bằng phân lô trong thời hạn không quá 10 (mười) ngày làm việc; phê duyệt bản vẽ tổng thể sơ đồ mặt bằng phân lô trong thời hạn không quá 20 (hai mươi) ngày làm việc.

3. Trước khi thực hiện tách thửa đất, người sử dụng đất phải thực hiện đảm bảo các điều kiện sau:

a) Xây dựng hoàn chỉnh hệ thống hạ tầng kỹ thuật đấu nối đường giao thông, thoát nước hiện hữu theo bản vẽ tổng thể sơ đồ mặt bằng phân lô được Ủy ban nhân dân cấp huyện thống nhất.

b) Phần diện tích được sử dụng chung (đường giao thông, cấp thoát nước, đường điện,...) theo bản vẽ tổng thể sơ đồ mặt bằng phân lô được Ủy ban nhân dân cấp huyện thống nhất hoặc bản vẽ mặt bằng phân lô được phê duyệt, sau khi người sử dụng đất xây dựng hoàn chỉnh hệ thống hạ tầng kỹ thuật đấu nối đường giao thông hiện hữu, được nghiệm thu và người sử dụng đất có văn bản tự nguyện trả lại đất theo mục đích sử dụng hiện trạng của thửa đất, bàn giao cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền thu hồi giao cho Ủy ban nhân cấp xã quản lý.

Điều 9. Trình tự, thủ tục thực hiện tách thửa

1. Trình tự, thủ tục tách thửa đất thực hiện theo quy định tại Điều 75 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai, Khoản 23 Điều 1 và Khoản 3 Điều 3 Nghị định số 148/2020/NĐ-CP ngày 18 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai và Khoản 11 Điều 9 của Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về hồ sơ địa chính.

2. Trường hợp tách thửa đất để thực hiện các quyền của người sử dụng đất, người sử dụng đất được thực hiện đồng thời thủ tục tách thửa, hợp thửa đất và thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất; chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất; chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất của vợ hoặc chồng thành của chung vợ và chồng theo quy định tại Điều 75 và Điều 69, Điều 79 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai.

Chương III

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 10. Xử lý chuyển tiếp

Trường hợp đã tiếp nhận hồ sơ hợp lệ về tách thửa đất theo đúng quy định nhưng đến trước ngày Quyết định này có hiệu lực thi hành mà chưa giải quyết tách thửa đất, Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai các huyện, thị xã, thành phố Huế căn cứ quy định tại Quyết định số 32/2014/QĐ-UBND ngày 30 tháng 6 năm 2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh để xem xét, giải quyết hoàn tất việc tách thửa, cấp giấy chứng nhận theo quy định. Trường hợp tiếp nhận hồ sơ về tách thửa đất sau ngày Quyết định này có hiệu lực thi hành thì giải quyết việc tách thửa đất theo Quyết định này.

Điều 11. Tổ chức thực hiện

1. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố Huế chịu trách nhiệm thực hiện:

a) Thường xuyên kiểm tra, rà soát công tác tách thửa đất trên địa bàn, ngăn chặn, xử lý nghiêm các trường hợp tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất để tách thửa không đúng quy định. Định kỳ 01 (một) năm/01 (một) lần, báo cáo kết quả cho Ủy ban nhân dân tỉnh và Sở Tài nguyên và Môi trường.

b) Chỉ đạo các phòng, ban chức năng và Ủy ban nhân dân các phường, xã, thị trấn thường xuyên kiểm tra, phát hiện, xử lý những trường hợp tách thửa đất không đúng quy định.

c) Hướng dẫn, phê duyệt bản vẽ tổng thể mặt bằng phân lô đối với trường hợp tách thửa đất có hình thành đường giao thông.

2. Trách nhiệm của các Sở, ngành, đơn vị có liên quan:

a) Sở Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn cho Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai các huyện, thị xã, thành phố Huế thực hiện giải quyết thủ tục đất đai cho người sử dụng đất và tổng hợp báo cáo, tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, giải quyết theo quy định đối với các vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện.

b) Sở Xây dựng:

- Đối với thửa đất tách thửa có hình thành lối đi chung diện tích lớn hơn hoặc bằng 5.000 m2, Sở Xây dựng hướng dẫn cho Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt bản vẽ tổng thể sơ đồ mặt bằng phân lô; các yêu cầu về điều kiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật, nghiệm thu hệ thống hạ tầng kỹ thuật; các yêu cầu quản lý về kiến trúc, xây dựng và hạ tầng kỹ thuật để áp dụng thực hiện sau khi Quyết định này có hiệu lực thi hành.

- Hướng dẫn việc cấp phép xây dựng và kiểm tra, xử lý vi phạm xây dựng theo quy định. Định kỳ hàng năm có kế hoạch tổ chức kiểm tra việc Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện các nội dung liên quan đến đầu tư hạ tầng kỹ thuật, yêu cầu về quản lý kiến trúc, xây dựng liên quan đến tách thửa.

3. Về cung cấp hồ sơ quy hoạch: Sau khi đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng 1/500, quy hoạch điểm dân cư nông thôn, quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2.000, 1/5000,.... đã được phê duyệt, Chủ đầu tư lập quy hoạch xây dựng có trách nhiệm cung cấp các hồ sơ liên quan (dữ liệu giấy và dữ liệu số) cho Sở Tài nguyên và Môi trường, Văn phòng Đăng ký đất đai và Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai các huyện, thị xã, thành phố Huế có liên quan để xác định điều kiện tách thửa khi các quy hoạch nêu trên có hiệu lực.

4. Trong một số trường hợp đặc biệt ngoài quy định nêu trên đề nghị Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố Huế xin ý kiến của UBND tỉnh để xem xét, giải quyết.

Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn vướng mắc; Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố Huế kịp thời báo cáo gửi về Sở Tài nguyên và Môi trường để phối hợp các ngành liên quan hướng dẫn giải quyết hoặc tổng hợp, báo cáo, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, giải quyết./.

 

PHỤ LỤC:

DIỆN TÍCH TỐI THIỂU CỦA THỬA ĐẤT SAU KHI TÁCH THỬA ĐỐI VỚI CÁC LOẠI ĐẤT
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 49/2021/QĐ-UBND ngày 25 /8/2021 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế)

STT

Đơn vị hành chính

Đất ở

(m2)

Đất trồng cây hàng năm (trừ đất lúa), đất nuôi trồng thủy sản

(m2)

Đất trồng cây lâu năm, đất nông nghiệp khác

(m2)

Đất lâm nghiệp

(m2)

I. Thành phố Huế

1

Phường An Cựu

60

200

400

5.000

2

Phường An Đông

60

200

400

5.000

3

Phường An Hòa

60

200

400

5.000

4

Phường An Tây

60

200

400

5.000

5

Phường Gia Hội

60

200

400

5.000

6

Phường Đông Ba

60

200

400

5.000

7

Phường Hương Sơ

60

200

400

5.000

8

Phường Kim Long

60

200

400

5.000

9

Phường Phú Hậu

60

200

400

5.000

10

Phường Phú Hội

60

200

400

5.000

11

Phường Phú Nhuận

60

200

400

5.000

12

Phường Phước Vĩnh

60

200

400

5.000

13

Phường Phường Đúc

60

200

400

5.000

14

Phường Tây Lộc

60

200

400

5.000

15

Phường Thuận Hòa

60

200

400

5.000

16

Phường Thuận Lộc

60

200

400

5.000

17

Phường Thủy Biều

60

200

400

5.000

18

Phường Thủy Xuân

60

200

400

5.000

19

Phường Trường An

60

200

400

5.000

20

Phường Vỹ Dạ

60

200

400

5.000

21

Phường Xuân Phú

60

200

400

5.000

22

Phường Vĩnh Ninh

60

200

400

5.000

23

Phường Hương Long

60

200

400

5.000

24

Phường Hương Hồ

80

200

400

5.000

25

Phường Hương An

80

200

400

5.000

26

Phường Hương Vinh

80

200

400

5.000

27

Phường Phú Thượng

80

200

400

5.000

28

Phường Thuận An

80

200

400

5.000

29

Phường Thủy Vân

80

200

400

5.000

30

Xã Hải Dương

100

200

400

5.000

31

Xã Hương Phong

100

200

400

5.000

32

Xã Hương Thọ

100

200

400

5.000

33

Xã Phú Dương

100

200

400

5.000

34

Xã Phú Mậu

100

200

400

5.000

35

Xã Phú Thanh

100

200

400

5.000

36

Xã Thủy Bằng

100

200

400

5.000

II. Thị xã Hương Thủy

1

Phường Thủy Lương

100

300

600

5.000

2

Phường Thủy Châu

100

300

600

5.000

3

Phường Phú Bài

100

300

600

5.000

4

Phường Thủy Phương

100

300

600

5.000

5

Phường Thủy Dương

100

300

600

5.000

6

Xã Thủy Phù

100

400

800

5.000

7

Xã Thủy Tân

100

400

800

5.000

8

Xã Thủy Thanh

100

400

800

5.000

9

Xã Dương Hòa

150

500

1.000

5.000

10

Xã Phú Sơn

150

500

1.000

5.000

III. Thị xã Hương Trà

1

Phường Hương Chữ

100

300

600

5.000

2

Phường Hương Văn

100

300

600

5.000

3

Phường Hương Xuân

100

300

600

5.000

4

Phường Tứ Hạ

100

300

600

5.000

5

Phường Hương Vân

100

300

600

5.000

6

Xã Hương Toàn

100

400

800

5.000

7

Xã Bình Thành

150

500

1.000

5.000

8

Xã Bình Tiến

150

500

1.000

5.000

9

Xã Hương Bình

150

500

1.000

5.000

IV.Huyện Phong Điền

1

Thị trấn Phong Điền

100

300

600

5.000

2

Xã Điền Hải

100

400

800

5.000

3

Xã Điền Hương

100

400

800

5.000

4

Xã Điền Lộc

100

400

800

5.000

5

Xã Điền Môn

100

400

800

5.000

6

Xã Điền Hòa

100

400

800

5.000

7

Xã Phong An

100

400

800

5.000

8

Xã Phong Bình

100

400

800

5.000

9

Xã Phong Chương

100

400

800

5.000

10

Xã Phong Hải

100

400

800

5.000

11

Xã Phong Hiền

100

400

800

5.000

12

Xã Phong Hòa

100

400

800

5.000

13

Xã Phong Thu

100

400

800

5.000

14

Xã Phong Mỹ

150

500

1.000

5.000

15

Xã Phong Sơn

150

500

1.000

5.000

16

Xã Phong Xuân

150

500

1.000

5.000

V. Huyện Quảng Điền

1

Thị trấn Sịa

80

300

600

5.000

2

Xã Quảng An

100

400

800

5.000

3

Xã Quảng Công

100

400

800

5.000

4

Xã Quảng Lợi

100

400

800

5.000

5

Xã Quảng Ngạn

100

400

800

5.000

6

Xã Quảng Phú

100

400

800

5.000

7

Xã Quảng Phước

100

400

800

5.000

8

Xã Quảng Thái

100

400

800

5.000

9

Xã Quảng Thành

100

400

800

5.000

10

Xã Quảng Thọ

100

400

800

5.000

11

Xã Quảng Vinh

100

400

800

5.000

VI. Huyện Phú Lộc

1

Thị trấn Lăng Cô

100

300

600

5.000

2

Thị trấn Phú Lộc

100

300

600

5.000

3

Xã Giang Hải

100

400

800

5.000

4

Xã Lộc An

100

400

800

5.000

5

Xã Lộc Bổn

100

400

800

5.000

6

Xã Lộc Điền

100

400

800

5.000

7

Xã Lộc Sơn

100

400

800

5.000

8

Xã Lộc Thủy

100

400

800

5.000

9

Xã Lộc Tiến

100

400

800

5.000

10

Xã Lộc Trì

100

400

800

5.000

11

Xã Lộc Vĩnh

100

400

800

5.000

12

Xã Vinh Hiền

100

400

800

5.000

13

Xã Vinh Hưng

100

400

800

5.000

14

Xã Vinh Mỹ

100

400

800

5.000

15

Xã Lộc Bình

150

500

1.000

5.000

16

Xã Lộc Hòa

150

500

1.000

5.000

17

Xã Xuân Lộc

150

500

1.000

5.000

VII. Huyện Phú Vang

1

Thị trấn Phú Đa

100

300

600

5.000

2

Xã Phú An

100

400

800

5.000

3

Xã Phú Diên

100

400

800

5.000

4

Xã Phú Gia

100

400

800

5.000

5

Xã Phú Hải

80

400

800

5.000

6

Xã Phú Hồ

100

400

800

5.000

7

Xã Phú Lương

100

400

800

5.000

8

Xã Phú Mỹ

100

400

800

5.000

9

Xã Phú Thuận

80

400

800

5.000

10

Xã Phú Xuân

100

400

800

5.000

11

Xã Vinh An

100

400

800

5.000

12

Xã Vinh Hà

100

400

800

5.000

13

Xã Vinh Thanh

100

400

800

5.000

14

Xã Vinh Xuân

100

400

800

5.000

VIII. Huyện Nam Đông

1

Thị trấn Khe Tre

100

300

600

5.000

2

Xã Hương Hữu

150

500

1.000

5.000

3

Xã Hương Lộc

150

500

1.000

5.000

4

Xã Hương Phú

150

500

1.000

5.000

5

Xã Hương Sơn

150

500

1.000

5.000

6

Xã Hương Xuân

150

500

1.000

5.000

7

Xã Thượng Lộ

150

500

1.000

5.000

8

Xã Thượng Long

150

500

1.000

5.000

9

Xã Thượng Nhật

150

500

1.000

5.000

10

Xã Thượng Quảng

150

500

1.000

5.000

IX. Huyện A Lưới

1

Thị trấn A Lưới

100

300

600

5.000

2

Xã Lâm Đớt

150

500

1.000

5.000

3

Xã A Ngo

150

500

1.000

5.000

4

Xã A Roàng

150

500

1.000

5.000

5

Xã Đông Sơn

150

500

1.000

5.000

6

Xã Hồng Bắc

150

500

1.000

5.000

7

Xã Hồng Hạ

150

500

1.000

5.000

8

Xã Hồng Kim

150

500

1.000

5.000

9

Xã Hồng Thái

150

500

1.000

5.000

10

Xã Hồng Thượng

150

500

1.000

5.000

11

Xã Hồng Thủy

150

500

1.000

5.000

12

Xã Trung Sơn

150

500

1.000

5.000

13

Xã Hồng Vân

150

500

1.000

5.000

14

Xã Hương Nguyên

150

500

1.000

5.000

15

Xã Hương Phong

150

500

1.000

5.000

16

Xã Quảng Nhâm

150

500

1.000

5.000

17

Xã Phú Vinh

150

500

1.000

5.000

18

Xã Sơn Thủy

150

500

1.000

5.000