BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 492/QĐ-BVHTTDL | Hà Nội, ngày 08 tháng 03 năm 2022 |
BỘ TRƯỞNG BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
Căn cứ Nghị định số 79/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch;
Căn cứ Quyết định số 1373/QĐ TTg ngày 30 tháng 7 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2021 2030”;
Căn cứ Công văn số 509/VPCP TH ngày 19 tháng 01 năm 2022 của Văn phòng Chính phủ về Chương trình công tác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ năm 2022;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Thư viện.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Giao Vụ Thư viện chủ trì, phối hợp với Cục Văn hóa cơ sở, Cục Di sản văn hóa và các cơ quan, đơn vị liên quan xây dựng Đề án “Đẩy mạnh các hoạt động học tập suốt đời trong các thư viện, bảo tàng, nhà văn hóa, câu lạc bộ đến năm 2030” theo Kế hoạch ban hành kèm theo Quyết định này.
Điều 2. Thành lập Ban Soạn thảo và Tổ Biên tập xây dựng Đề án gồm các ông, bà có tên trong Danh sách kèm theo.
Ban Soạn thảo có nhiệm vụ tổ chức, triển khai xây dựng Đề án đảm bảo chất lượng, tiến độ, đúng mục đích, yêu cầu, quy trình và thủ tục theo quy định hiện hành. Trưởng Ban Soạn thảo có trách nhiệm phân công nhiệm vụ cho các thành viên Ban Soạn thảo, Tổ Biên tập; được phép huy động nhân lực của các đơn vị liên quan và mời các chuyên gia, nhà khoa học tham gia xây dựng Đề án.
Tổ Biên tập có nhiệm vụ triển khai các công việc theo sự phân công của Trưởng Ban Soạn thảo.
Ban Soạn thảo và Tổ Biên tập Đề án tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ.
Điều 3. Kinh phí xây dựng Đề án và kinh phí hoạt động của Ban Soạn thảo, Tổ Biên tập được trích từ nguồn ngân sách sự nghiệp của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch năm 2022 cấp qua Văn phòng Bộ.
Điều 4. Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch, Tài chính, Vụ trưởng Vụ Thư viện, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan và các ông, bà có tên tại Điều 2 chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| KT. BỘ TRƯỞNG |
XÂY DỰNG ĐỀ ÁN “ĐẨY MẠNH CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP SUỐT ĐỜI TRONG CÁC THƯ VIỆN, BẢO TÀNG, NHÀ VĂN HÓA, CÂU LẠC BỘ ĐẾN NĂM 2030”
(Kèm theo Quyết định số: 492/QĐ-BVHTTDL ngày 08 tháng 03 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch)
1. Căn cứ thực hiện
- Kết luận số 49-KL/TW ngày 10 tháng 5 năm 2019 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 11-CT/TW của Bộ Chính trị khóa X về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập;
- Luật Thư viện năm 2019;
- Luật Di sản văn hoá năm 2013;
- Quyết định số 489/QĐ-TTg ngày 08 tháng 4 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch thực hiện Kết luận số 49-KL/TW ngày 10 tháng 5 năm 2019 của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa XII về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 11-CT/TW của Bộ Chính trị khóa X về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập;
- Quyết định số 1373/QĐ-TTg ngày 30 tháng 7 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2021 - 2030” trong đó giao nhiệm vụ cho Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xây dựng Đề án “Đẩy mạnh các hoạt động học tập suốt đời trong các thư viện, bảo tàng, nhà văn hóa, câu lạc bộ đến năm 2030”;
- Công văn số 509/VPCP-TH ngày 19 tháng 01 năm 2022 của Văn phòng Chính phủ về việc Chương trình công tác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ năm 2022;
- Công văn số 331/BVHTTDL-VP ngày 27 tháng 01 năm 2022 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc giao nhiệm vụ thực hiện Chương trình công tác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
2. Tên nhiệm vụ
Xây dựng Đề án “Đẩy mạnh các hoạt động học tập suốt đời trong các thư viện, bảo tàng, nhà văn hóa, câu lạc bộ đến năm 2030”.
3. Thời gian hoàn thành: Tháng 9 năm 2022.
4. Mục đích, yêu cầu
a) Mục đích
- Đánh giá toàn diện, tổng thể kết quả và tác động của Đề án “Đẩy mạnh các hoạt động học tập suốt đời trong các thư viện, bảo tàng, nhà văn hóa, câu lạc bộ” giai đoạn 2014 - 2020 (Quyết định số 208/QĐ-TTg ngày 27/01/2014 của Thủ tướng Chính phủ); chỉ rõ những thuận lợi, khó khăn trong thực tiễn và bài học kinh nghiệm.
- Nghiên cứu, đề xuất với Thủ tướng Chính phủ về phương hướng, cơ chế, chính sách và các giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả các hoạt động phục vụ học tập suốt đời trong các thư viện, bảo tàng, nhà văn hóa, câu lạc bộ đến năm 2030. Qua đó, tạo cơ sở pháp lý, điều kiện cho các cơ quan, đơn vị và các tổ chức cùng tham gia đóng góp; tạo động lực và khuyến khích mọi cá nhân trong xã hội tích cực tham gia học tập suốt đời trong các thư viện, bảo tàng, nhà văn hóa, câu lạc bộ.
b) Yêu cầu
- Bảo đảm tính khoa học, thực tiễn, hiệu quả, chất lượng nội dung và đúng tiến độ triển khai xây dựng Đề án.
- Các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp của Đề án phải có tính khả thi, có sự phân công nhiệm vụ rõ ràng đơn vị chủ trì, đơn vị phối hợp trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn quy định.
- Huy động và tập hợp trí tuệ của các cơ quan và tổ chức trong hệ thống chính trị, các thư viện, bảo tàng, trung tâm văn hóa và các chuyên gia, nhà khoa học trong quá trình nghiên cứu, xây dựng Đề án.
II. NỘI DUNG VÀ TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN
THỜI GIAN | NỘI DUNG CÔNG VIỆC | ĐƠN VỊ THỰC HIỆN | ĐƠN VỊ PHỐI HỢP | SẢN PHẨM |
Tháng 2 - 3/2022 | - Dự thảo và trình Lãnh đạo Bộ ban hành Quyết định về việc xây dựng Đề án; Thành lập Ban Soạn thảo và Tổ Biên tập. - Dự trù kinh phí triển khai xây dựng Đề án. - Xây dựng dự thảo Đề cương; phân công nhiệm vụ trong Ban Soạn thảo và Tổ Biên tập. - Họp Ban Soạn thảo, Tổ Biên tập. - Trình Lãnh đạo Bộ phê duyệt Đề cương Đề án. | - Vụ Thư viện; - Ban Soạn thảo và Tổ Biên tập Đề án. | Cục Văn hóa cơ sở, Cục Di sản văn hóa và các cơ quan, đơn vị liên quan. | - Các quyết định, kế hoạch. - Bản phân công nhiệm vụ Ban Soạn thảo, Tổ Biên tập. - Đề cương Đề án. |
Tháng 4/2022 | - Thu thập tài liệu liên quan. Xây dựng dự thảo Đề cương chi tiết Đề án. - Xin ý kiến Ban Soạn thảo, Tổ Biên tập, hoàn chỉnh Đề cương chi tiết. - Sưu tầm, thu thập và mua tài liệu tham khảo trong nước và nước ngoài. - Dịch tài liệu tham khảo của nước ngoài. - Xây dựng Kế hoạch khảo sát. | - Vụ Thư viện; - Ban Soạn thảo và Tổ Biên tập Đề án. | - Cục Văn hóa cơ sở, Cục Di sản văn hóa và các cơ quan, đơn vị liên quan. - Các chuyên gia, cộng tác viên. | - Đề cương chi tiết; kế hoạch khảo sát. - Bản dịch tài liệu tham khảo của nước ngoài; tổng quan tài liệu tham khảo trong nước và nước ngoài. |
Tháng 5/2022 | - Tổ chức khảo sát, điều tra, thu thập dữ liệu, số liệu. - Tổng hợp, phân tích, đánh giá kết quả khảo sát và điều tra. - Xây dựng các chuyên đề của Đề án theo từng lĩnh vực. - Xây dựng dự thảo Đề án theo từng lĩnh vực. - Tổng hợp, viết dự thảo Đề án lần thứ 1. - Họp Ban Soạn thảo và Tổ Biên tập góp ý dự thảo Đề án. - Tiếp thu ý kiến, điều chỉnh, bổ sung dự thảo Đề án lần thứ 2. - Dự thảo Tờ trình Thủ tướng Chính phủ; dự thảo Quyết định phê duyệt Đề án để xin ý kiến. | - Vụ Thư viện; - Ban Soạn thảo và Tổ Biên tập Đề án. | - Cục Văn hóa cơ sở, Cục Di sản văn hóa và các cơ quan, đơn vị liên quan. - Các chuyên gia, cộng tác viên. | - Báo cáo tổng hợp kết quả khảo sát, điều tra. - Các chuyên đề theo từng lĩnh vực; dự thảo nội dung Đề án của từng lĩnh vực; dự thảo Đề án lần 1, lần 2; dự thảo Tờ trình; dự thảo Quyết định phê duyệt Đề án. |
Tháng 6/2022 | - Tổ chức Hội thảo lấy ý kiến góp ý về Dự thảo Đề án lần thứ 2. - Tiếp thu ý kiến góp ý tại Hội thảo để điều chỉnh, bổ sung Dự thảo Đề án lần thứ 3. - Gửi dự thảo Đề án lấy ý kiến các Bộ, cơ quan ngang Bộ và các chuyên gia. - Tổng hợp, tiếp thu ý kiến góp ý của các Bộ, cơ quan ngang Bộ và đơn vị liên quan về Dự thảo Đề án; hoàn thiện dự thảo Đề án lần 4. | - Vụ Thư viện; - Ban Soạn thảo và Tổ Biên tập Đề án. | - Cục Văn hóa cơ sở, Cục Di sản văn hóa và các cơ quan, đơn vị liên quan. - Các chuyên gia, cộng tác viên. | - Báo cáo tổng hợp ý kiến góp ý; chỉnh sửa và hoàn thiện dự thảo Đề án lần 3; công văn xin ý kiến. - Dự thảo Tờ trình Thủ tướng Chính phủ; Dự thảo Quyết định phê duyệt Đề án; Báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến góp ý. |
Tháng 7 - 8/2022 | - Tổ chức Họp Hội đồng nghiệm thu Đề án. - Hoàn thiện hồ sơ Đề án và trình thẩm định qua Vụ Pháp chế. - Hoàn thiện hồ sơ trình Thủ tướng Chính phủ báo cáo Ban Cán sự Đảng và Lãnh đạo Bộ. | - Vụ Thư viện; - Ban Soạn thảo và Tổ Biên tập Đề án | Cục Văn hóa cơ sở, Cục Di sản văn hóa và các cơ quan, đơn vị liên quan. | - Biên bản nghiệm thu Đề án. - Văn bản thẩm định của Vụ Pháp chế; hồ sơ báo cáo Ban Cán sự Đảng và Lãnh đạo Bộ. |
Tháng 9/2022 | Hoàn chỉnh hồ sơ Đề án và hoàn thành các thủ tục liên quan trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt Đề án. | - Vụ Thư viện; - Ban Soạn thảo và Tổ Biên tập Đề án | Cục Văn hóa cơ sở, Cục Di sản văn hóa và các cơ quan, đơn vị liên quan. | Trình Thủ tướng Chính phủ: Tờ trình; Quyết định ban hành Đề án; dự thảo Đề án; báo cáo tóm tắt Đề án; Báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến góp ý của các bộ, ngành, địa phương các bộ, ngành, cơ quan có liên quan. |
Tháng 12/2022 | Phổ biến nội dung Đề án | Vụ Thư viện. | Cục Văn hóa cơ sở, Cục Di sản văn hóa và các cơ quan, đơn vị liên quan. | Văn bản chỉ đạo, hướng dẫn. |
1. Các cơ quan, đơn vị thực hiện
a) Vụ Thư viện:
Là đơn vị thường trực của Ban Soạn thảo có nhiệm vụ như sau:
- Chủ trì, phối hợp với Cục Văn hóa cơ sở, Cục Di sản văn hóa và các cơ quan, đơn vị liên quan xây dựng và trình Lãnh đạo Bộ ban hành Quyết định về việc xây dựng Đề án, quyết định thành lập Ban soạn thảo và Tổ Biên tập; lập dự toán kinh phí...;
- Tổ chức các cuộc họp của Ban Soạn thảo, Tổ Biên tập, Hội đồng thẩm định trong quá trình xây dựng Đề án;
- Tổ chức thực hiện các công việc liên quan, hỗ trợ cho việc xây dựng dự thảo Đề án;
- Xây dựng nội dung dự thảo Đề án về: Đẩy mạnh các hoạt động học tập suốt đời trong các thư viện đến năm 2030;
- Tổng hợp các nội dung đề án thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Cục Di sản Văn hóa, Cục Văn hóa cơ sở và các đơn vị liên quan, hoàn thiện Đề án và trình báo cáo Ban Cán sự Đảng và Lãnh đạo Bộ;
- Xây dựng và hoàn thiện hồ sơ trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án.
b) Cục Di sản Văn hóa:
Phối hợp với Vụ Thư viện và các cơ quan, đơn vị có liên quan xây dựng nội dung dự thảo Đề án về: Đẩy mạnh các hoạt động học tập suốt đời trong các bảo tàng đến năm 2030.
c) Cục Văn hóa cơ sở:
Phối hợp với Vụ Thư viện và các cơ quan, đơn vị có liên quan xây dựng nội dung dự thảo Đề án về: Đẩy mạnh các hoạt động học tập suốt đời trong các trong các nhà văn hóa, câu lạc bộ đến năm 2030.
d) Vụ Đào tạo, Vụ Văn hóa dân tộc:
Phối hợp với Vụ Thư viện và các cơ quan, đơn vị có liên quan xây dựng và hoàn thiện dự thảo Đề án.
đ) Báo Văn hóa: Phối hợp với Vụ Thư viện và các cơ quan, đơn vị có liên quan thực hiện công tác tuyên truyền Đề án.
e) Vụ Kế hoạch, Tài chính: Hướng dẫn lập dự toán trên cơ sở các nội dung của Đề án theo quy định.
g) Văn phòng Bộ: Phối hợp với Vụ Thư viện hướng dẫn thủ tục thanh quyết toán theo quy định. Bố trí phương tiện đi lại trong quá trình khảo sát xây dựng Đề án.
Đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo (Vụ Giáo dục thường xuyên): Phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Vụ Thư viện) nghiên cứu, góp ý, xây dựng Đề án.
Kinh phí xây dựng Đề án do Vụ Thư viện đảm nhận được trích từ nguồn ngân sách sự nghiệp của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch năm 2022 cấp qua Văn phòng Bộ.
Trên đây là Kế hoạch xây dựng Đề án “Đẩy mạnh các hoạt động học tập suốt đời trong các thư viện, bảo tàng, nhà văn hóa, câu lạc bộ đến năm 2030”. Đề nghị các cơ quan, đơn vị, cá nhân có liên quan căn cứ Kế hoạch triển khai kịp thời và tổ chức xây dựng Đề án theo đúng quy định./.
BAN SOẠN THẢO VÀ TỔ BIÊN TẬP ĐỀ ÁN “ĐẨY MẠNH CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP SUỐT ĐỜI TRONG CÁC THƯ VIỆN, BẢO TÀNG, NHÀ VĂN HÓA, CÂU LẠC BỘ ĐẾN NĂM 2030”
(Kèm theo Quyết định số: 492/QĐ-BVHTTDL ngày 08 tháng 03 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch)
I. BAN SOẠN THẢO
1. Ông Phạm Quốc Hùng, Vụ trưởng Vụ Thư viện, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL), Trưởng ban;
2. Ông Phạm Định Phong, Phó Cục trưởng Cục Di sản văn hóa, Bộ VHTTDL, Phó trưởng ban;
3. Bà Vi Thanh Hoài, Phó Cục trưởng Cục Văn hóa cơ sở, Bộ VHTTDL, đồng Phó trưởng ban;
4. Bà Vũ Thị Tú Anh, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục thường xuyên, Bộ Giáo dục và đào tạo, Thành viên;
5. Ông Trần Mạnh Hùng, Phó Vụ trưởng Vụ Văn hóa dân tộc, Bộ VHTTDL, Thành viên;
6. Bà Nguyễn Thị Phương Loan, Phó Vụ trưởng Vụ Đào tạo, Bộ VHTTDL, Thành viên;
7. Ông Hoàng Hữu Chính, Phó Chánh văn phòng Bộ, Bộ VHTTDL, Thành viên;
8. Ông Nguyễn Văn Mười, Phó Tổng Biên tập Báo Văn hóa, Thành viên.
II. TỔ BIÊN TẬP
1. Bà Đoàn Quỳnh Dung, Phó Vụ trưởng Vụ Thư viện, Bộ VHTTDL, Tổ trưởng;
2. Bà Phạm Thị Khánh Ngân, Phó Trưởng phòng Quản lý bảo tàng và thông tin tư liệu, Cục Di sản văn hóa, Bộ VHTTDL, Thành viên;
3. Bà Phạm Thị Hường, Chuyên viên phòng Quản lý nghiệp vụ, Cục Văn hóa cơ sở, Thành viên;
4. Bà Điêu Thị Thủy Nguyên, Chuyên viên Vụ Giáo dục thường xuyên, Bộ Giáo dục và đào tạo, Thành viên;
5. Ông Đoàn Tiến Lộc, Chuyên viên chính Vụ Đào tạo, Bộ VHTTDL, Thành viên;
6. Bà Nguyễn Thị Hồng, Chuyên viên Vụ Văn hóa dân tộc, Bộ VHTTDL, Thành viên;
7. Bà Trịnh Thị Hạnh, Chuyên viên Phòng Tài vụ, Văn phòng Bộ VHTTDL, Thành viên;
8. Ông Phan Đình Toán, Phóng viên Báo Văn hóa, Thành viên;
9. Bà Nguyễn Thị Khánh Ly, Chuyên viên chính Vụ Thư viện, Bộ VHTTDL, Thành viên;
10. Bà Nguyễn Thị Kim Phượng, Chuyên viên Vụ Thư viện, Bộ VHTTDL, Thành viên;
11. Bà Trần Ngọc Mai, Chuyên viên Vụ Thư viện, Bộ VHTTDL, Thành viên;
12. Bà Phạm Thị Quỳnh Lan, Chuyên viên chính Vụ Thư viện, Bộ VHTTDL, Thành viên thư ký./.
- 1 Thông tư 68/2016/TT-BTC hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện Đề án đẩy mạnh hoạt động học tập suốt đời trong công nhân lao động tại doanh nghiệp đến năm 2020 do Bộ Tài chính ban hành
- 2 Chương trình phối hợp 1687/CTPH-TLĐLĐVN-KHVN năm 2017 giữa Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và Hội Khuyến học Việt Nam về đẩy mạnh hoạt động học tập suốt đời trong công nhân lao động tại doanh nghiệp, khuyến học, khuyến tài, góp phần xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2017-2020
- 3 Công văn 3589/BGDĐT-GDTX về tổ chức Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời năm 2020 do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành