ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 494/QĐ-UBND | Tam Kỳ, ngày 15 tháng 02 năm 2011 |
PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TỈNH QUẢNG NAM ĐẾN NĂM 2020
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NAM
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Dạy nghề ngày 29 tháng 11 năm 2006;
Căn Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020;
Căn cứ Chỉ thị số 01-CT/TU ngày 25/10/2010 của Tỉnh ủy Quảng Nam về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ;
Căn cứ Nghị quyết số 106/2008/NQ-HĐND ngày 29/4/2008 của Hội đồng nhân dân tỉnh Khóa VII, Kỳ họp thứ 16 về tiếp tục đổi mới và phát triển dạy nghề tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2008 - 2015;
Căn cứ Quyết định số 17/2008/QĐ-UBND ngày 18/6/2008 của UBND tỉnh Quảng Nam về ban hành Đề án tiếp tục đổi mới và phát triển dạy nghề tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2008 - 2015.
Xét đề nghị của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tại Tờ trình số 05/TTr-LĐTBXH ngày 13/01/2011,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Quảng Nam đến năm 2020 với những nội dung chủ yếu sau đây:
I. Quan điểm, mục tiêu
1. Quan điểm:
a) Đào tạo nghề cho lao động nông thôn là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước, của các cấp, các ngành và xã hội nhằm nâng cao chất lượng lao động nông thôn, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Nhà nước tăng cường đầu tư để phát triển đào tạo nghề cho lao động nông thôn, có chính sách bảo đảm thực hiện công bằng xã hội về cơ hội học nghề đối với mọi lao động nông thôn, khuyến khích, huy động và tạo điều kiện để toàn xã hội tham gia đào tạo nghề cho lao động nông thôn;
b) Học nghề là quyền lợi và nghĩa vụ của lao động nông thôn nhằm tạo việc làm, chuyển đổi nghề, tăng thu nhập và nâng cao chất lượng cuộc sống;
c) Chuyển mạnh đào tạo nghề cho lao động nông thôn từ đào tạo theo năng lực sẵn có của cơ sở đào tạo sang đào tạo theo nhu cầu học nghề của lao động nông thôn và yêu cầu của thị trường lao động; gắn đào tạo nghề với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, từng vùng, từng ngành, từng địa phương; gắn với thực hiện chương trình nông thôn mới;
d) Đổi mới và phát triển đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo và tạo điều kiện thuận lợi để lao động nông thôn tham gia học nghề phù hợp với trình độ học vấn, điều kiện kinh tế và nhu cầu học nghề của mình, tìm được việc làm hoặc tự tạo việc làm ổn định sau khi tốt nghiệp các khoá học nghề.
2. Mục tiêu:
a) Mục tiêu tổng quát:
- Bình quân hàng năm, đào tạo nghề cho khoảng 16.500 lao động nông thôn; góp phần thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu về lao động qua đào tạo, lao động qua đào tạo nghề của tỉnh;
- Nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo nghề nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập của lao động nông thôn; góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn.
b) Mục tiêu cụ thể cho từng giai đoạn:
- Giai đoạn 2011 - 2015:
+ Đào tạo nghề cho khoảng 75.000 lao động nông thôn (35.000 người học nghề nông nghiệp, 40.000 người học nghề phi nông nghiệp); trong đó có khoảng 16.500 người thuộc diện người có công cách mạng, người dân tộc thiểu số, người thuộc hộ nghèo, người tàn tật, lao động nông thôn bị thu hồi đất canh tác có khó khăn về kinh tế;
+ Tỷ lệ có việc làm sau khi học nghề trong giai đoạn này đạt trên 70%.
- Giai đoạn 2016 - 2020:
+ Dạy nghề cho khoảng 90.000 lao động nông thôn (30.000 người học nghề nông nghiệp; 60.000 người học nghề phi nông nghiệp), trong đó có khoảng 16.000 người thuộc diện người có công cách mạng, người dân tộc thiểu số, người thuộc hộ nghèo, người tàn tật, lao động nông thôn bị thu hồi đất canh tác có khó khăn về kinh tế;
+ Tỷ lệ có việc làm sau khi học nghề trong giai đoạn này đạt trên 80%.
II. Đối tượng của Đề án:
Lao động nông thôn trong độ tuổi lao động, có trình độ học vấn và sức khỏe phù hợp với nghề cần học. Ưu tiên dạy nghề cho người thuộc diện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, hộ nghèo, hộ có thu nhập tối đa bằng 150% thu nhập của hộ nghèo, người dân tộc thiểu số, người tàn tật, người bị thu hồi đất canh tác; dạy nghề theo đơn đặt hàng của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất và dịch vụ; dạy nghề cho những người có cam kết làm việc ổn định tại địa phương sau khi tốt nghiệp các khóa học nghề.
III. Chính sách của Đề án:
1. Chính sách đối với người học nghề:
a) Chính sách hỗ trợ học nghề trình độ sơ cấp và dạy nghề dưới 3 tháng:
- Lao động nông thôn thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, hộ nghèo, người dân tộc thiểu số, người tàn tật, người bị thu hồi đất canh tác: hỗ trợ chi phí học nghề tối đa 03 triệu đồng/người/khóa học (mức hỗ trợ cụ thể theo từng nghề và thời gian học nghề thực tế); hỗ trợ tiền ăn với mức 15.000 đồng/ngày thực học/người; hỗ trợ tiền đi lại theo giá vé giao thông công cộng với mức tối đa không quá 200.000 đồng/người/khóa học đối với người học nghề xa nơi cư trú từ 15 km trở lên;
- Lao động nông thôn thuộc diện hộ có thu nhập tối đa bằng 150% thu nhập của hộ nghèo: hỗ trợ chi phí học nghề tối đa 2,5 triệu đồng/người/khóa học (mức hỗ trợ cụ thể theo từng nghề và thời gian học nghề thực tế);
- Lao động nông thôn khác: hỗ trợ chi phí học nghề ngắn hạn tối đa 02 triệu đồng/người/khóa học (mức hỗ trợ cụ thể theo từng nghề và thời gian học nghề thực tế).
b) Chính sách hỗ trợ học nghề nội trú:
Lao động nông thôn là người dân tộc thiểu số tham gia các khóa học nghề trình độ trung cấp nghề, cao đẳng nghề được hưởng chính sách hỗ trợ học nghề như đối với học sinh dân tộc thiểu số nội trú.
c) Chính sách tín dụng:
- Lao động nông thôn học nghề được vay tiền để học theo quy định hiện hành về tín dụng đối với học sinh, sinh viên. Lao động nông thôn sau khi tốt nghiệp các khóa học nghề làm việc ổn định tại nông thôn được ngân sách hỗ trợ 100% lãi suất đối với khoản vay để học nghề;
- Lao động nông thôn sau khi học nghề được vay vốn từ Quỹ Quốc gia về việc làm thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia về việc làm để tự tạo việc làm.
d) Mỗi lao động nông thôn chỉ được hỗ trợ học nghề một lần theo chính sách của Đề án này. Những người đã được hỗ trợ học nghề theo các chính sách khác của Nhà nước thì không được tiếp tục hỗ trợ học nghề theo chính sách của Đề án này. Riêng những người đã được hỗ trợ học nghề nhưng bị mất việc làm do nguyên nhân khách quan thì UBND tỉnh sẽ xem xét, quyết định tiếp tục hỗ trợ học nghề để chuyển đổi việc làm theo chính sách của Đề án này nhưng tối đa không quá 03 lần.
2. Chính sách đối với giáo viên, giảng viên và người dạy nghề:
- Giáo viên, cán bộ quản lý dạy nghề thường xuyên phải xuống thôn, bản thuộc vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn để dạy nghề với thời gian từ 15 ngày trở lên trong tháng được hưởng phụ cấp lưu động hệ số 0,2 so với mức lương tối thiểu chung;
- Giáo viên của các cơ sở dạy nghề công lập ở các huyện miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, xã đảo Tân Hiệp (Cù Lao Chàm), vùng có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số được giải quyết nhà công vụ và được luân chuyển về vùng đồng bằng theo Đề án luân chuyển giáo viên của tỉnh nếu có nguyện vọng;
- Những người có nguyện vọng làm giáo viên dạy nghề và tự nguyện công tác tại các huyện miền núi, xã đảo Tân Hiệp (Cù Lao Chàm), vùng có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số được hưởng chính sách cử tuyển đào tạo chuyên môn phù hợp;
- Người dạy nghề (cán bộ kỹ thuật, kỹ sư, người lao động có tay nghề cao tại các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh và các trung tâm khuyến nông, lâm, ngư, nông dân sản xuất giỏi tham gia dạy nghề lao động nông thôn) được trả tiền công giảng dạy với mức tối thiểu 25.000 đồng/giờ; người dạy nghề là các tiến sĩ khoa học, tiến sĩ trong lĩnh vực nông nghiệp, nghệ nhân cấp tỉnh trở lên được trả tiền công giảng dạy với mức tối thiểu 300.000 đồng/buổi. Mức cụ thể do cơ sở dạy nghề quyết định;
- Cán bộ kỹ thuật, kỹ sư, người lao động có tay nghề cao có nhu cầu tham gia làm giáo viên dạy nghề được ngân sách hỗ trợ 100% kinh phí đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ;
- Các giáo viên dạy nghề cho lao động nông thôn được tham gia các khóa đào tạo đạt chuẩn, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.
3. Chính sách đối với cơ sở đào tạo nghề cho lao động nông thôn:
- Ngân sách Nhà nước tiếp tục đầu tư cơ sở vật chất và thiết bị dạy nghề cho các cơ sở dạy nghề trọng điểm của tỉnh và các trung tâm Dạy nghề cấp huyện; đầu tư thiết bị dạy nghề cho các trung tâm giáo dục thường xuyên - hướng nghiệp ở những huyện chưa có trung tâm dạy nghề để tham gia dạy nghề cho lao động nông thôn.
- Các trường cao đẳng nghề, trung cấp nghề, trung tâm dạy nghề, trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp của các Bộ, ngành, tổ chức chính trị - xã hội, địa phương, doanh nghiệp và cơ sở dạy nghề tư thục; trung tâm giáo dục thường xuyên - hướng nghiệp, các viện nghiên cứu, trung tâm học tập cộng đồng, trung tâm khuyến nông, lâm, ngư, trang trại, nông trường, lâm trường, doanh nghiệp, hợp tác xã và các cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ… có đủ điều kiện dạy nghề cho lao động nông thôn được tham gia dạy nghề cho lao động nông thôn bằng nguồn kinh phí quy định trong Đề án này và được cung cấp chương trình, giáo trình và bồi dưỡng giáo viên dạy nghề.
IV. Các giải pháp thực hiện Đề án
1. Nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, xã hội và lao động nông thôn về vai trò của đào tạo nghề đối với việc tạo việc làm, tăng thu nhập và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nông thôn.
a) UBND các cấp xây dựng kế hoạch, quy hoạch hoặc chương trình hành động cụ thể để tổ chức thực hiện tốt nội dung của Đề án;
b) Các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức xã hội, các hội nghề nghiệp tăng cường tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn; tư vấn học nghề, việc làm miễn phí và vận động các thành viên của tổ chức mình tham gia học nghề;
c) Tăng cường tuyên truyền sâu rộng trên phương tiện thông tin đại chúng các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về đào tạo nghề, về vai trò, vị trí của đào tạo nghề đối với phát triển kinh tế - xã hội, tạo việc làm, nâng cao thu nhập để người lao động nông thôn biết và tích cực tham gia học nghề;
d) Đổi mới chương trình và nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục hướng nghiệp trong các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông để học sinh có thái độ đúng đắn về học nghề và chủ động lựa chọn nghề cần học và các loại hình học nghề phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh của mình.
2. Trong xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, UBND các cấp cần định hướng phát triển những ngành nghề kinh tế trọng điểm, những vùng sản xuất chuyên canh, xen canh... để có kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực phù hợp.
3. Thực hiện lồng ghép việc triển khai Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn với các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh; tăng cường huy động mọi tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đầu tư dạy nghề cho lao động nông thôn.
4. Chỉ đạo các cơ sở dạy nghề tăng cường liên kết với các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất kinh doanh để tổ chức dạy nghề cho lao động nông thôn.
5. Phát triển mạng lưới cơ sở đào tạo
- Ngân sách Nhà nước tăng cường đầu tư cơ sở vật chất và thiết bị dạy nghề cho các cơ sở dạy nghề trọng điểm của tỉnh và các trung tâm dạy nghề cấp huyện;
- Hoàn thành các thủ tục và các điều kiện đảm bảo dạy nghề cho các trung tâm giáo dục thường xuyên - hướng nghiệp vào năm 2011; hoàn thành việc thành lập mới trung tâm dạy nghề tại các huyện còn lại (các huyện chưa có trung tâm dạy nghề hoặc trung tâm giáo dục thường xuyên - hướng nghiệp) vào năm 2011, 2012;
- Thực hiện giao nhiệm vụ dạy nghề cho lao động nông thôn đối với các cơ sở đào tạo công lập có đủ điều kiện và năng lực dạy nghề (các trường, trung tâm dạy nghề; các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp; các trung tâm giáo dục thường xuyên - hướng nghiệp);
- Đẩy mạnh xã hội hóa dạy nghề theo hướng khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư thành lập cơ sở dạy nghề cho lao động nông thôn; thu hút các cơ sở dạy nghề tư thục, các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tham gia dạy nghề cho lao động nông thôn.
6. Phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý dạy nghề:
- Tiến hành điều tra, khảo sát, đánh giá đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý dạy nghề để có kế hoạch đào tạo và tuyển dụng đáp ứng yêu cầu về số lượng, chất lượng và cơ cấu nghề đào tạo (đối với trung tâm dạy nghề phải đảm bảo tối thiểu có 01 giáo viên cơ hữu/nghề đào tạo); thực hiện điều chuyển giáo viên dạy nghề giữa các cơ sở đào tạo nghề công lập trên địa bàn tỉnh nhằm nhanh chóng đáp ứng yêu cầu giáo viên dạy nghề ở từng nghề, từng địa phương, từng thời điểm cụ thể và phù hợp với tình hình thực tế.
- Huy động các nhà khoa học, nghệ nhân, cán bộ kỹ thuật, kỹ sư, người lao động có tay nghề cao tại các doanh nghiệp và cơ sở sản xuất kinh doanh, các trung tâm khuyến nông - lâm - ngư, nông dân sản xuất giỏi tham gia dạy nghề cho lao động nông thôn;
- Đào tạo nghiệp vụ sư phạm và bồi dưỡng nâng cao kỹ năng nghề cho những người có nguyện vọng làm giáo viên dạy nghề để tuyển dụng, bổ sung cho các cơ sở dạy nghề chưa đảm bảo về số lượng giáo viên.
- Bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý và tư vấn chọn nghề, tìm và tạo việc làm cho lao động nông thôn đối với tất cả cán bộ quản lý và giáo viên dạy nghề ở các cơ sở dạy nghề;
- Năm 2011, mỗi huyện, thành phố bố trí 01 biên chế chuyên trách về công tác dạy nghề thuộc Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội để đảm bảo thực hiện công tác quản lý nhà nước về dạy nghề trên địa bàn.
7. Phát triển chương trình, giáo trình dạy nghề:
- Thực hiện chỉnh sửa, xây dựng mới các bộ chương trình, giáo trình dạy nghề có tính đặc thù của địa phương, chưa có trong danh mục nghề đào tạo do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định;
- Đổi mới và phát triển chương trình, giáo trình dạy nghề cho lao động nông thôn theo yêu cầu của thị trường lao động, thường xuyên cập nhật kỹ thuật, công nghệ mới;
- Huy động các nhà khoa học, nghệ nhân, cán bộ kỹ thuật, kỹ sư, người lao động có tay nghề cao tại các doanh nghiệp và cơ sở sản xuất kinh doanh, các trung tâm khuyến nông - lâm - ngư, nông dân sản xuất giỏi tham gia xây dựng chương trình, giáo trình dạy nghề cho lao động nông thôn;
8. Tăng cường hoạt động kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện Đề án ở các cấp hàng năm, giữa kỳ và cuối kỳ.
V. Các hoạt động của Đề án:
1. Hoạt động tuyên truyền, tư vấn học nghề và việc làm đối với lao động nông thôn:
a) Nội dung chủ yếu:
- Phổ biến chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về dạy nghề cho lao động nông thôn;
- Thực hiện tuyên truyền về dạy nghề cho lao động nông thôn trên phương tiện thông tin đại chúng;
- Xây dựng, biên soạn tài liệu và tổ chức bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng tuyên truyền, vận động đối với đội ngũ tuyên truyền viên là cán bộ của Hội Nông dân các cấp, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội các huyện, thành phố và các cơ sở dạy nghề;
- Biên soạn, in ấn và phát hành tờ rơi về chính sách hỗ trợ lao động nông thôn học nghề;
- Tư vấn học nghề và việc làm đối với lao động nông thôn;
- Tổ chức biểu dương, tôn vinh, khen thưởng đối với những người có nhiều đóng góp trong công tác dạy nghề cho lao động nông thôn.
b) Kinh phí dự kiến: 3 tỷ đồng.
2. Hoạt động điều tra, khảo sát nhu cầu học nghề của lao động nông thôn:
a) Nội dung chủ yếu:
- Xác định danh mục nghề đào tạo cho lao động nông thôn;
- Chỉ đạo các trung tâm dạy nghề cấp huyện, các trung tâm giáo dục thường xuyên - hướng nghiệp phối hợp với Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện, thành phố điều tra, khảo sát, xác định nhu cầu học nghề của lao động nông thôn trên địa bàn hằng năm theo từng nghề và cấp trình độ.
- Xác định nhu cầu sử dụng lao động qua đào tạo nghề (số lượng, chất lượng, cơ cấu) của các doanh nghiệp, các ngành kinh tế và thị trường lao động;
- Dự báo nhu cầu sử dụng lao động nông thôn qua đào tạo đến năm 2020;
- Xác định năng lực đào tạo của các cơ sở dạy nghề cho lao động nông thôn gồm: mạng lưới, nghề đào tạo, chương trình, học liệu, giáo viên và cán bộ quản lý dạy nghề, cơ sở vật chất thiết bị dạy nghề.
b) Kinh phí dự kiến: 2 tỷ đồng.
3. Hoạt động thí điểm các mô hình dạy nghề cho lao động nông thôn:
a) Nội dung chủ yếu:
- Tiếp tục triển khai mô hình điểm về dạy nghề cho lao động nông thôn trong giai đoạn 2011 - 2015 tại hai địa điểm:
+ Xã Tam Phước, huyện Phú Ninh (là xã đang thực hiện chương trình nông thôn mới): triển khai mô hình điểm về dạy nghề nông nghiệp.
* Năm 2011: Thực hiện thí điểm đào tạo các nghề: trồng lúa chất lượng cao; vận hành và sửa chữa máy nông cụ; trồng rau sạch; trồng dưa sạch; kỹ thuật chăn nuôi, thú y...
* Giai đoạn 2012 - 2015: Tiếp tục thực hiện các mô hình dạy nghề khác phù hợp với yêu cầu sản xuất và cơ cấu kinh tế, lao động của địa phương;
+ Xã Duy Phước, huyện Duy Xuyên: triển khai mô hình điểm về dạy nghề phi nông nghiệp.
* Năm 2011: Thực hiện thí điểm đào tạo các nghề: gia công, chế biến các sản phẩm từ gỗ (mộc dân dụng, mộc công nghiệp, mộc mỹ nghệ); dịch vụ du lịch - nhà hàng; điện dân dụng; điện công nghiệp; may công nghiệp...
* Giai đoạn 2012 - 2015: Tiếp tục thực hiện các mô hình dạy nghề khác phù hợp với yêu cầu sản xuất và cơ cấu kinh tế, lao động của địa phương.
- Trong năm 2011, triển khai các mô hình dạy nghề thí điểm tại các xã được chọn thực hiện chương trình nông thôn mới. Từ năm 2012 trở đi, lựa chọn các mô hình hiệu quả từ các mô hình điểm để triển khai nhân rộng tại các địa phương khác trên địa bàn tỉnh.
- Thực hiện phát sóng chuyên mục dạy nghề cho lao động nông thôn trên Đài Phát thanh - Truyền hình Quảng Nam:
+ Năm 2011: Chuẩn bị các điều kiện cần thiết và thực hiện thí điểm phát sóng mỗi tháng một lần.
+ Từ năm 2012 trở đi: Thực hiện phát sóng mỗi tuần một lần.
b) Kinh phí dự kiến: 5 tỷ đồng.
4. Hoạt động tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề đối với các cơ sở dạy nghề công lập:
a) Nội dung chủ yếu:
- Tiếp tục đầu tư cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy nghề cho các cơ sở dạy nghề đã được đầu tư giai đoạn 2006 - 2010 nhưng chưa đáp ứng yêu cầu đảm bảo chất lượng dạy nghề: Trường Trung cấp nghề Thanh niên Dân tộc - Miền núi Quảng Nam, Trường Trung cấp nghề Bắc Quảng Nam, Trường Trung cấp nghề Nam Quảng Nam, Trường Trung cấp nghề tỉnh Quảng Nam, Trung tâm Dạy nghề huyện Duy Xuyên;
- Đầu tư cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy nghề cho các trung tâm dạy nghề cấp huyện thành lập mới năm 2011, 2012: Bắc Trà My, Nông Sơn, Đông Giang;
- Đầu tư thiết bị dạy nghề cho trung tâm giáo dục thường xuyên - hướng nghiệp ở các huyện chưa có trung tâm dạy nghề để tham gia dạy nghề cho lao động nông thôn.
- Năm 2011 và 2012, đầu tư xây dựng hoàn thành Trung tâm Dạy nghề huyện Nam Trà My, Trung tâm Dạy nghề huyện Phước Sơn, Trung tâm Dạy nghề huyện Tây Giang từ nguồn kinh phí thực hiện Nghị quyết 30a.
b) Kinh phí dự kiến: 463 tỷ đồng.
5. Hoạt động phát triển chương trình, giáo trình dạy nghề:
a) Nội dung chủ yếu:
Chỉnh sửa, xây dựng mới các bộ chương trình, giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng có tính đặc thù của địa phương, chưa có trong danh mục nghề đào tạo do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định;
b) Kinh phí dự kiến: 3 tỷ đồng.
6. Hoạt động phát triển giáo viên, cán bộ quản lý dạy nghề:
a) Nội dung chủ yếu:
- Thực hiện bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm, kỹ năng nghề, công nghệ mới... cho đội ngũ giáo viên dạy nghề và người dạy nghề;
- Cử tuyển đào tạo giáo viên dạy nghề; đào tạo nghiệp vụ sư phạm và kỹ năng nghề cho những người có nguyện vọng làm giáo viên dạy nghề để bổ sung giáo viên dạy nghề cho các trung tâm dạy nghề mới thành lập và các trung tâm dạy nghề đã thành lập nhưng chưa đủ cơ số giáo viên cơ hữu;
- Bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý và tư vấn chọn nghề, tìm và tự tạo việc làm cho lao động nông thôn đối với cán bộ các cơ sở dạy nghề, các tổ chức hội, đoàn thể các cấp, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội các huyện, thành phố.
b) Kinh phí dự kiến: 3 tỷ đồng.
7. Hoạt động hỗ trợ lao động nông thôn học nghề:
a) Nội dung chủ yếu:
Hỗ trợ dạy nghề ngắn hạn (trình độ sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng) cho 165.000 lao động nông thôn ở các lĩnh vực nông nghiệp, phi nông nghiệp (chi tiết tại Phụ lục 1 và 2 kèm theo).
b) Kinh phí dự kiến: 572 tỷ đồng.
8. Hoạt động giám sát, đánh giá tình hình thực hiện Đề án:
a) Nội dung chủ yếu:
- Nâng cao năng lực xây dựng kế hoạch, quản lý, triển khai và tổ chức thực hiện Đề án ở các cấp;
- Tổ chức kiểm tra, giám sát, đánh giá tình hình thực hiện Đề án;
- Tổ chức họp định kỳ Ban chỉ đạo thực hiện Đề án cấp tỉnh, cấp huyện;
- Tổ chức Hội nghị sơ kết, tổng kết tình hình thực hiện Đề án hằng năm; khen thưởng các địa phương, đơn vị, tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc trong triển khai thực hiện Đề án;
- Báo cáo, tổng hợp, phân tích, đánh giá tình hình thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu, nội dung Đề án; tình hình quản lý và sử dụng ngân sách của Đề án...
b) Kinh phí dự kiến: 5 tỷ đồng.
VI. Kinh phí và cơ chế tài chính của Đề án
1. Kinh phí thực hiện Đề án:
Tổng kinh phí thực hiện Đề án dự kiến là 1.057 tỷ đồng (chi tiết tại Phụ lục 3 kèm theo). Trong đó:
a) Kinh phí của Đề án theo tiến độ thực hiện:
- Giai đoạn 2011 - 2015: 656,5 tỷ đồng;
- Giai đoạn 2016 - 2020: 400,5 tỷ đồng.
b) Kinh phí của Đề án theo nguồn vốn:
- Ngân sách Trung ương hỗ trợ: 797 tỷ đồng;
- Ngân sách địa phương: 150 tỷ đồng;
- Nguồn huy động xã hội hóa: 110 tỷ đồng.
2. Cơ chế tài chính của Đề án:
a) Cơ chế bố trí kinh phí thực hiện Đề án:
- Ngân sách Trung ương hỗ trợ hằng năm để thực hiện chính sách hỗ trợ lao động nông thôn học nghề theo quy định tại Quyết định 1956/QĐ-TTg.
- Ngoài nguồn Trung ương cân đối, hàng năm, ngân sách tỉnh, huyện, thành phố bố trí kinh phí để thực hiện chính sách hỗ trợ lao động nông thôn học nghề theo quy định tại Quyết định 1956/QĐ-TTg.
- Huy động thêm nguồn lực của các tổ chức quốc tế, các cơ sở dạy nghề, doanh nghiệp, cá nhân và cộng đồng để bổ sung cho việc thực hiện Đề án (các doanh nghiệp được trừ để tính thu nhập chịu thuế theo quy định của pháp luật đối với các khoản chi phí, hỗ trợ của doanh nghiệp cho dạy nghề).
b) Cơ chế quản lý tài chính của Đề án:
- Đối với kinh phí thực hiện hoạt động thí điểm các mô hình dạy nghề và hỗ trợ lao động nông thôn học nghề: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội ký kết hợp đồng đào tạo với các cơ sở dạy nghề có năng lực trên địa bàn;
- Đối với kinh phí thực hiện hoạt động phát triển chương trình, giáo trình dạy nghề và phát triển giáo viên, cán bộ quản lý dạy nghề: Phân bổ cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để chủ trì triển khai thực hiện;
- Đối với kinh phí thực hiện các hoạt động còn lại của Đề án: thực hiện theo quy định phân cấp hiện hành và nhiệm vụ cụ thể được UBND tỉnh giao.
VII. Tổ chức thực hiện
1. Trách nhiệm của Ban chỉ đạo thực hiện Đề án:
- Chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Quảng Nam đến năm 2020 đạt mục tiêu đề ra;
- Chỉ đạo xây dựng kế hoạch 5 năm, hằng năm về dạy nghề; các chương trình, dự án phát triển dạy nghề;
- Tổ chức kiểm tra, giám sát quá trình triển khai thực hiện Đề án của các ngành, địa phương;
- Chỉ đạo giải quyết các vấn đề vướng mắc phát sinh trong quá trình triển khai thực hiện Đề án;
- Định kỳ hằng quý, 6 tháng, 1 năm họp Ban chỉ đạo để đánh giá tình hình thực hiện Đề án;
- Tổ chức sơ kết, tổng kết tình hình thực hiện đề án hằng năm, 5 năm, 10 năm.
2. Trách nhiệm của các sở, ban, ngành liên quan:
a) Sở Lao động - Thương binh và Xã hội:
- Là cơ quan thường trực Ban chỉ đạo thực hiện Đề án của tỉnh, chịu trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện các nội dung của Đề án; chủ trì, phối hợp với các ngành liên quan và các địa phương tổng hợp nhu cầu kinh phí hàng năm và từng giai đoạn của Đề án gửi Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư xem xét, trình UBND tỉnh;
- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan điều phối và hướng dẫn tổ chức thực hiện các chính sách, giải pháp và hoạt động của Đề án;
- Chủ trì, phối hợp với các sở ngành liên quan trình UBND tỉnh phê duyệt định mức kinh phí đào tạo cho từng nghề cụ thể để làm căn cứ thực hiện từ năm 2011;
- Chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính tham mưu UBND tỉnh quyết định phân bổ nguồn kinh phí Trung ương hỗ trợ hằng năm để thực hiện Đề án;
- Hằng năm, xây dựng kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nông thôn, trình UBND tỉnh phê duyệt và tổ chức triển khai thực hiện;
- Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn, định kỳ (3 tháng, 6 tháng, 1 năm) báo cáo UBND tỉnh, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
b) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
- Chỉ đạo các trung tâm khuyến nông - lâm - ngư tham gia dạy nghề cho lao động nông thôn;
- Nghiên cứu đề xuất danh mục các nghề đào tạo phù hợp với nhu cầu của lao động nông thôn và tình hình thực tế phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn của địa phương;
- Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trong chỉ đạo, hướng dẫn các cơ sở dạy nghề xây dựng các chương trình, giáo trình dạy nghề thuộc lĩnh vực nông nghiệp.
c) Sở Nội vụ:
- Chủ trì, phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tham mưu UBND tỉnh trình HĐND tỉnh thống nhất bổ sung biên chế cán bộ chuyên trách quản lý công tác dạy nghề cho các huyện, thành phố và bố trí đủ biên chế cho các trung tâm dạy nghề cấp huyện; bố trí đủ biên chế cho các trường trung cấp nghề công lập thuộc tỉnh;
- Chủ trì phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, các ngành liên quan trình UBND tỉnh quyết định bổ sung nhiệm vụ dạy nghề cho các trung tâm giáo dục thường xuyên - hướng nghiệp.
d) Sở Giáo dục và Đào tạo:
- Tập trung nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục hướng nghiệp trong các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông để học sinh có thái độ đúng đắn về học nghề và chủ động lựa chọn nghề cần học và các loại hình học nghề phù hợp sau khi tốt nghiệp các bậc học phổ thông;
- Chỉ đạo các trung tâm giáo dục thường xuyên - hướng nghiệp tham gia dạy nghề cho lao động nông thôn.
e) Sở Kế hoạch và Đầu tư:
- Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tham mưu UBND tỉnh phân bổ nguồn kinh phí Trung ương hỗ trợ hằng năm để thực hiện Đề án;
- Chủ trì phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tham mưu UBND tỉnh bố trí kinh phí ngân sách tỉnh thực hiện Đề án từ năm 2011 (vốn đầu tư phát triển).
f) Sở Tài chính:
- Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tham mưu UBND tỉnh phân bổ nguồn kinh phí Trung ương hỗ trợ hằng năm để thực hiện Đề án.
- Chủ trì phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tham mưu UBND tỉnh bố trí kinh phí ngân sách tỉnh thực hiện Đề án từ năm 2011 (kinh phí sự nghiệp); hướng dẫn cơ chế quản lý tài chính đối với các chính sách, hoạt động trong Đề án.
g) Sở Công Thương:
- Phối hợp với cơ quan thông tin, truyền thông để cung cấp thông tin thị trường hàng hóa, hỗ trợ việc tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ nông nghiệp đến cấp xã;
- Giới thiệu các nghệ nhân, người lao động có tay nghề cao trong lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp tham gia dạy nghề; phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện thủ tục pháp lý về giáo viên dạy nghề (công nhận nghệ nhân cấp tỉnh, cấp huyện) cho các đối tượng này;
- Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trong chỉ đạo, hướng dẫn các cơ sở dạy nghề xây dựng các chương trình, giáo trình dạy nghề thuộc lĩnh vực công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp.
h) Sở Thông tin và Truyền thông:
Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành và cơ quan liên quan đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn.
i) Đài Phát thanh - Truyền hình Quảng Nam, Báo Quảng Nam:
Chủ trì, phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và các cơ sở dạy nghề trên địa bàn tỉnh có chuyên mục tuyên truyền sâu rộng về các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về đào tạo nghề; về vai trò, vị trí của đào tạo nghề đối với phát triển kinh tế - xã hội, tạo việc làm, nâng cao thu nhập để người lao động nông thôn biết và tích cực tham gia học nghề; tuyên truyền, phổ biến các mô hình dạy nghề hiệu quả; triển khai chuyên mục nghề cho lao động nông thôn trên truyền hình.
3. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, nghề nghiệp:
- Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc các cấp tăng cường công tác tuyên tuyền, vận động nhân dân học nghề; tham gia giám sát tình hình thực hiện Đề án tại địa phương;
- Các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, nghề nghiệp chỉ đạo các cơ sở dạy nghề trực thuộc tích cực tham gia các hoạt động dạy nghề cho lao động nông thôn;
- Hội Nông dân tỉnh chủ trì, phối hợp với các ngành, đơn vị liên quan đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nông dân tham gia học nghề; tư vấn miễn phí về dạy nghề, việc làm, thành lập doanh nghiệp, trang trại và cơ sở sản xuất, kinh doanh; tham gia dạy nghề và giám sát tình hình thực hiện Đề án ở các địa phương; giới thiệu các nông dân giỏi tham gia dạy nghề, phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trong thực hiện các thủ tục pháp lý về giáo viên dạy nghề cho các nông dân này;
- Tỉnh Đoàn tổ chức lồng ghép các hoạt động tuyên truyền, tư vấn về học nghề và tạo việc làm cho lao động nông thôn trong Đề án này vào các nội dung phù hợp của Đề án “Hỗ trợ thanh niên học nghề và tạo việc làm giai đoạn 2008 - 2015”;
- Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh, Liên đoàn Lao động tỉnh, Hội Cựu chiến binh tỉnh và các tổ chức xã hội, nghề nghiệp tích cực tham gia vào các hoạt động phù hợp của Đề án.
4. Trách nhiệm của UBND các huyện, thành phố:
- Thành lập Ban chỉ đạo triển khai Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn của huyện, thành phố (Ban chỉ đạo cấp huyện). Ban chỉ đạo cấp huyện có trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện, kiểm tra, giám sát và đánh giá việc thực hiện Đề án trên địa bàn huyện, thành phố. Ban chỉ đạo cấp huyện do 01 đồng chí Lãnh đạo UBND huyện làm Trưởng ban, Trưởng phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện làm Phó ban Thường trực, các thành viên là lãnh đạo các phòng: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Nội vụ, Tài chính và Kế hoạch, Công thương, Giáo dục và Đào tạo, lãnh đạo Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội, lãnh đạo UBND các xã, phường, thị trấn, các tổ chức chính trị - xã hội có liên quan;
- Tổ chức hội nghị quán triệt, phổ biến Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 (của Trung ương và của tỉnh) tới các cán bộ chủ chốt cấp huyện và cấp xã;
- Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Đề án hằng năm, 5 năm trên địa bàn trong giai đoạn 2011 - 2020; tổ chức sơ kết, tổng kết, đánh giá rút kinh nghiệm về tình hình triển khai thực hiện Đề án trên địa bàn huyện, thành phố;
- Chỉ đạo các cơ quan chức năng của huyện, thành phố tăng cường tuyên truyền các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về đào tạo nghề, về vai trò, vị trí của đào tạo nghề đối với phát triển kinh tế - xã hội thông qua các hội nghị, họp giao ban, các phương tiện thông tin đại chúng...;
- Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn và UBND các xã, phường, thị trấn thực hiện quy hoạch phát triển kinh tế thật cụ thể, sát đúng yêu cầu thực tiễn sản xuất của từng địa phương; theo đó xác định nhu cầu nhân lực cần đào tạo, nghề cần đào tạo ở từng địa điểm, từng giai đoạn; thường xuyên phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để hỗ trợ lao động nông thôn học nghề, đáp ứng nhu cầu nhân lực trước mắt và lâu dài của huyện, thành phố;
- Bố trí người có chuyên môn nghiệp vụ phù hợp, am hiểu về công tác dạy nghề làm cán bộ chuyên trách quản lý công tác dạy nghề ở Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội;
- Chỉ đạo trung tâm dạy nghề trực thuộc thực hiện tốt chức năng đào tạo nghề cho lao động nông thôn;
- Tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở dạy nghề triển khai các hoạt động hỗ trợ lao động nông thôn học nghề trên địa bàn; theo dõi, kiểm tra, giám sát quá trình triển khai các hoạt động này;
- Định kỳ 06 tháng, 01 năm báo cáo tình hình thực hiện Đề án về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
5. Trách nhiệm của UBND các xã, phường, thị trấn:
- Thực hiện quy hoạch phát triển kinh tế thật cụ thể, sát đúng yêu cầu thực tiễn sản xuất của địa phương, theo đó xác định nhu cầu nhân lực cần đào tạo về số lượng, ngành nghề đào tạo; cung cấp nguồn lao động cần được tuyển sinh đào tạo nghề cho các cơ sở đào tạo được giao nhiệm vụ dạy nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn;
- Tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở dạy nghề triển khai các hoạt động hỗ trợ lao động nông thôn học nghề trên địa bàn;
- Phối hợp với cơ quan, đơn vị có liên quan quản lý, kiểm tra, giám sát các hoạt động dạy nghề, học nghề theo hình thức kèm cặp nghề trong các hộ gia đình, làng nghề tại địa phương; việc thực hiện các chính sách hỗ trợ học nghề cho người lao động tại địa phương, bảo đảm các chính sách được thực hiện đúng mục đích, đúng đối tượng.
- Thống kê các đối tượng được hưởng chính sách người có công, quân nhân xuất ngũ, người dân tộc thiểu số, người thuộc hộ nghèo, người tàn tật, trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, người trực tiếp lao động trong các hộ sản xuất nông nghiệp bị thu hồi đất canh tác và các đối tượng chính sách xã hội khác trên địa bàn quản lý đang trong độ tuổi lao động, chưa qua đào tạo nghề, có nhu cầu học nghề để xét tuyển vào các khoá học nghề theo quy định.
- Định kỳ 06 tháng, 01 năm báo cáo tình hình thực hiện Đề án về Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện, thành phố.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các sở, Thủ trưởng các ban, ngành, hội, đoàn thể liên quan; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
DANH MỤC CÁC NGHỀ ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP VÀ DƯỚI 3 THÁNG CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN GIAI ĐOẠN 2011-2020
(Kèm theo Quyết định số 494 /QĐ-UBND ngày 15 / 02 /2011 của UBND tỉnh)
TT | Nghề đào tạo | Dự kiến số lượng đào tạo (người) | |
2011-2015 | 2016-2020 | ||
| Tổng (I+II) | 75.000 | 90.000 |
I | Lĩnh vực nông nghiệp | 35.000 | 30.000 |
1 | Nhóm nghề trồng cây nông nghiệp | 8.000 | 8.000 |
- | Trồng lúa chất lượng cao |
|
|
- | Trồng cây ăn quả |
|
|
- | Trồng rau an toàn (rau sạch) |
|
|
- | Trồng nấm các loại |
|
|
- | Trồng dưa sạch |
|
|
2 | Nhóm nghề trồng cây công nghiệp: | 3.000 | 3.000 |
- | Trồng rừng |
|
|
- | Ươm các loại cây giống |
|
|
- | Trồng cây cao su |
|
|
- | Kỹ thuật khai thác và bảo quản mủ cao su |
|
|
3 | Nhóm nghề chăn nuôi; nuôi trồng thủy sản: | 4.000 | 4.000 |
- | Nuôi heo, bò, dê gà, vịt... |
|
|
- | Nuôi kỳ đà, nhông đất |
|
|
- | Nuôi tôm |
|
|
- | Nuôi cá nước ngọt |
|
|
- | Nuôi cá nước lợ |
|
|
4 | Nhóm nghề thú y | 2.000 | 2.000 |
5 | Nhóm nghề khai thác, chế biến và bảo quản nông, hải sản (đánh bắt thủy hải sản, khai thác muối, chế biến, bảo quản chè, hạt điều...) | 3.000 | 3.000 |
6 | Các nghề khác phù hợp với nhu cầu và điều kiện của người lao động. | 15.000 | 10.000 |
II | Lĩnh vực phi nông nghiệp: | 40.000 | 60.000 |
1 | Nhóm nghề công nghệ, kỹ thuật: | 6.000 | 9.000 |
- | Rèn, dập |
|
|
- | Gò |
|
|
- | Hàn |
|
|
- | Cắt gọt kim loại |
|
|
- | Vận hành và sửa chữa các loại động cơ nổ |
|
|
- | Kỹ thuật sơn, mạ |
|
|
- | Lắp ráp ôtô |
|
|
- | Sửa chữa thiết bị dệt |
|
|
- | Sửa chữa thiết bị may |
|
|
- | Sửa chữa thiết bị chế biến gỗ |
|
|
- | Sửa chữa máy xây dựng |
|
|
- | Sửa chữa xe, máy thi công |
|
|
- | Điện dân dụng |
|
|
- | Điện công nghiệp |
|
|
- | Sửa chữa điện máy công trình |
|
|
- | Vận hành nhà máy thủy điện |
|
|
- | Điện tư dân dụng |
|
|
- | Điện tử công nghiệp |
|
|
- | Vận hành máy xúc, ủi, cạp |
|
|
- | Vận hành máy xây dựng |
|
|
2 | Nhóm nghề sản xuất và chế biến | 8.000 | 11.000 |
- | May công nghiệp |
|
|
- | May dân dụng |
|
|
- | Sản xuất hàng da, giầy |
|
|
- | Mộc mỹ nghệ |
|
|
- | Mộc dân dụng |
|
|
- | Mộc công nghiệp |
|
|
3 | Nhóm nghề thủ công mỹ nghệ: | 3.000 | 5.000 |
- | Kỹ thuật điêu khắc gỗ |
|
|
- | Sản xuất hàng mây tre đan |
|
|
- | Đúc, dát đồng |
|
|
- | Dệt thổ cẩm |
|
|
- | Gốm sứ |
|
|
- | Làm đèn lồng |
|
|
4 | Nhóm nghề xây dựng | 3.000 | 5.000 |
- | Nề - hoàn thiện |
|
|
| Cốt pha - giàn giáo |
|
|
| Cấp thoát nước |
|
|
5 | Nhóm nghề dịch vụ du lịch - nhà hàng: | 8.000 | 13.000 |
- | Hướng dẫn viên du lịch |
|
|
- | Nghiệp vụ buồng |
|
|
- | Nghiệp vụ bàn |
|
|
- | Nghiệp vụ lễ tân |
|
|
- | Kỹ thuật chế biến món ăn |
|
|
- | Pha chế đồ uống |
|
|
6 | Các nghề khác phù hợp với nhu cầu và điều kiện của người lao động. | 12.000 | 17.000 |
NHU CẦU KINH PHÍ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN ĐẾN NĂM 2020
(Kèm theo Quyết định số 494/QĐ-UBND ngày 15 / 02 /2011 của UBND tỉnh)
Đvt: triệu đồng
TT | Các hoạt động của Đề án | 2011 | 2012 | 2013 | 2014 | 2015 | 2011-2015 | 2016-2020 | Tổng cộng |
| Tổng cộng | 175.500 | 168.500 | 148.500 | 106.500 | 106.500 | 705.500 | 459.500 | 1.165.000 |
| Ngân sách trung ương | 123.100 | 111.100 | 96.100 | 74.100 | 74.100 | 478.500 | 317.500 | 796.000 |
| Ngân sách địa phương | 42.400 | 47.400 | 42.400 | 22.400 | 22.400 | 177.000 | 82.000 | 259.000 |
| Xã hội hóa | 10.000 | 10.000 | 10.000 | 10.000 | 10.000 | 50.000 | 60.000 | 110.000 |
1 | Tuyên tuyền, tư vấn học nghề và việc làm đối với lao động nông thôn | 300 | 300 | 300 | 300 | 300 | 1.500 | 1.500 | 3.000 |
| Ngân sách trung ương | 200 | 200 | 200 | 200 | 200 | 1.000 | 1.000 | 2.000 |
| Ngân sách địa phương | 100 | 100 | 100 | 100 | 100 | 500 | 500 | 1.000 |
2 | Thí điểm các mô hình dạy nghề cho lao động nông thôn | 1.000 | 1.000 | 1.000 | 1.000 | 1.000 | 5.000 | 0 | 5.000 |
| Ngân sách trung ương | 1.000 | 1.000 | 1.000 | 1.000 | 1.000 | 5.000 |
| 5.000 |
| Ngân sách địa phương |
|
|
|
|
| 0 |
| 0 |
3 | Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề cho các cơ sở dạy nghề công lập | 111.000 | 104.000 | 84.000 | 42.000 | 42.000 | 383.000 | 80.000 | 463.000 |
| Ngân sách trung ương | 79.000 | 67.000 | 52.000 | 30.000 | 30.000 | 258.000 | 60.000 | 318.000 |
| Ngân sách địa phương | 32.000 | 37.000 | 32.000 | 12.000 | 12.000 | 125.000 | 20.000 | 145.000 |
- | Trường Trung cấp nghề tỉnh Quảng Nam | 10.000 | 10.000 | 10.000 | 5.000 | 5.000 | 40.000 | 20.000 | 60.000 |
| Ngân sách trung ương | 5.000 | 5.000 | 5.000 | 5.000 | 5.000 | 25.000 | 15.000 | 40.000 |
| Ngân sách địa phương | 5.000 | 5.000 | 5.000 |
|
| 15.000 | 5.000 | 20.000 |
- | Trường Trung cấp nghề Bắc Quảng Nam | 15.000 | 15.000 | 15.000 | 5.000 | 5.000 | 55.000 | 20.000 | 75.000 |
| Ngân sách trung ương | 10.000 | 10.000 | 10.000 | 5.000 | 5.000 | 40.000 | 15.000 | 55.000 |
| Ngân sách địa phương | 5.000 | 5.000 | 5.000 |
|
| 15.000 | 5.000 | 20.000 |
- | Trường Trung cấp nghề Nam Quảng Nam | 15.000 | 15.000 | 15.000 | 5.000 | 5.000 | 55.000 | 20.000 | 75.000 |
| Ngân sách trung ương | 15.000 | 10.000 | 10.000 | 5.000 | 5.000 | 45.000 | 15.000 | 60.000 |
| Ngân sách địa phương |
| 5.000 | 5.000 |
|
| 10.000 | 5.000 | 15.000 |
- | Trường Trung cấp nghề Thanh niên Dân tộc - Miền núi Quảng Nam | 20.000 | 20.000 | 20.000 | 3.000 | 3.000 | 66.000 | 20.000 | 86.000 |
| Ngân sách trung ương | 15.000 | 15.000 | 15.000 | 3.000 | 3.000 | 51.000 | 15.000 | 66.000 |
| Ngân sách địa phương | 5.000 | 5.000 | 5.000 |
|
| 15.000 | 5.000 | 20.000 |
- | Trung tâm dạy nghề Duy Xuyên (sẽ được thành lập trong năm 2010) | 20.000 | 20.000 | 0 | 0 | 0 | 40.000 | 0 | 40.000 |
| Ngân sách trung ương | 15.000 | 15.000 |
|
|
| 30.000 |
| 30.000 |
| Ngân sách địa phương | 5.000 | 5.000 |
|
|
| 10.000 |
| 10.000 |
- | Các trung tâm dạy nghề công lập cấp huyện tại huyện Bắc Trà My, Nông Sơn, Đông Giang (thành lập trong năm 2011) | 24.000 | 24.000 | 24.000 | 24.000 | 24.000 | 120.000 | 0 | 120.000 |
| Ngân sách trung ương | 12.000 | 12.000 | 12.000 | 12.000 | 12.000 | 60.000 | 0 | 60.000 |
| Ngân sách địa phương | 12.000 | 12.000 | 12.000 | 12.000 | 12.000 | 60.000 | 0 | 60.000 |
- | Đầu tư thiết bị dạy nghề cho trung tâm GDTX-HN tại các huyện: Tiên Phước, Phú Ninh, Thăng Bình, Hiệp Đức, Quế Sơn, Đại Lộc, Hội An. | 7.000 | 0 | 0 | 0 | 0 | 7.000 |
| 7.000 |
| Ngân sách trung ương | 7.000 | 0 | 0 | 0 | 0 | 7.000 | 0 | 7.000 |
| Ngân sách địa phương | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 |
- | Các trung tâm dạy nghề công lập cấp huyện tại huyện Nam Trà My, Phước Sơn, Tây Giang (là huyện nghèo, được đầu tư từ kinh phí thực hiện NQ30a, các trung tâm này đã được thành lập vào tháng 02/2010) | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 |
4 | Phát triển chương trình, giáo trình dạy nghề | 300 | 300 | 300 | 300 | 300 | 1.500 | 1.500 | 3.000 |
| Ngân sách trung ương | 300 | 300 | 300 | 300 | 300 | 1.500 | 1.500 | 3.000 |
| Ngân sách địa phương | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 |
| 0 |
5 | Phát triển đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý dạy nghề | 400 | 400 | 400 | 400 | 400 | 2.000 | 2.000 | 4.000 |
| Ngân sách trung ương | 300 | 300 | 300 | 300 | 300 | 1.500 | 1.500 | 3.000 |
| Ngân sách địa phương | 100 | 100 | 100 | 100 | 100 | 500 | 500 | 1.000 |
6 | Hỗ trợ dạy nghề cho các đối tượng đặc thù | 62.000 | 62.000 | 62.000 | 62.000 | 62.000 | 310.000 | 372.000 | 682.000 |
| Ngân sách trung ương | 42.000 | 42.000 | 42.000 | 42.000 | 42.000 | 210.000 | 252.000 | 462.000 |
| Ngân sách địa phương | 10.000 | 10.000 | 10.000 | 10.000 | 10.000 | 50.000 | 60.000 | 110.000 |
| Xã hội hóa | 10.000 | 10.000 | 10.000 | 10.000 | 10.000 | 50.000 | 60.000 | 110.000 |
7 | Giám sát, đánh giá tình hình thực hiện dự án | 500 | 500 | 500 | 500 | 500 | 2.500 | 2.500 | 5.000 |
| Ngân sách trung ương | 300 | 300 | 300 | 300 | 300 | 1.500 | 1.500 | 3.000 |
| Ngân sách địa phương | 200 | 200 | 200 | 200 | 200 | 1.000 | 1.000 | 2.000 |
- 1 Quyết định 57/QĐ-UBND năm 2015 về Quy chế hoạt động của Ban chỉ đạo thực hiện Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 tỉnh Nghệ An
- 2 Quyết định 18/2014/QĐ-UBND quy định mức chi phí đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định 1956/QĐ-TTg do tỉnh Sơn La ban hành
- 3 Quyết định 14/2014/QĐ-UBND quy định mức chi phí đào tạo nghề và mức hỗ trợ chi phí học nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định 1956/QĐ-TTg do tỉnh Nam Định ban hành
- 4 Quyết định 38/2014/QĐ-UBND về định mức kinh phí hỗ trợ đào tạo nghề trình độ sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Nghệ An
- 5 Quyết định 1956/QĐ-TTg năm 2009 phê duyệt đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6 Quyết định 17/2008/QĐ-UBND về Đề án tiếp tục đổi mới và phát triển dạy nghề tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2008 - 2015 do Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam ban hành
- 7 Nghị quyết 106/2008/NQ-HĐND về tiếp tục đổi mới và phát triển dạy nghề tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2008-2015 do Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Nam khóa VII, kỳ họp thứ 16 ban hành
- 8 Luật Dạy nghề 2006
- 9 Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 1 Quyết định 14/2014/QĐ-UBND quy định mức chi phí đào tạo nghề và mức hỗ trợ chi phí học nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định 1956/QĐ-TTg do tỉnh Nam Định ban hành
- 2 Quyết định 38/2014/QĐ-UBND về định mức kinh phí hỗ trợ đào tạo nghề trình độ sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Nghệ An
- 3 Quyết định 18/2014/QĐ-UBND quy định mức chi phí đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định 1956/QĐ-TTg do tỉnh Sơn La ban hành
- 4 Quyết định 57/QĐ-UBND năm 2015 về Quy chế hoạt động của Ban chỉ đạo thực hiện Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 tỉnh Nghệ An