Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THANH HÓA

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 4974/QĐ-UBND

Thanh Hóa, ngày 27 tháng 11 năm 2015

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ CƯƠNG, NHIỆM VỤ VÀ DỰ TOÁN DỰ ÁN QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN VẬT LIỆU XÂY DỰNG TỈNH THANH HÓA ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

CHỦ TỊCH UBND TỈNH THANH HÓA

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật Xây dựng năm 2014, Luật Khoáng sản năm 2010;

Căn cứ các Nghị định của Chính phủ số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006; số 124/2007/NĐ-CP ngày 31/7/2007 về quản lý vật liệu xây dựng;

Căn cứ Quyết định số 1469/QĐ-TTg ngày 22/8/2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển vật liệu xây dựng Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030;

Căn cứ Thông tư số 05/2013/TT-BKHĐT ngày 31 tháng 10 năm 2013 của Bộ Kế hoạch và Đầu lư về hướng dẫn tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh và công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu;

Căn cứ Quyết định số 227/QĐ-UBND ngày 22/01/2015 của UBND tỉnh Thanh Hóa ban hành Chương trình công tác năm 2015 của UBND tỉnh;

Xét đề nghị của Sở Xây dựng tại Công văn số 5174/SXD-KVĐT ngày 05/10/2015; theo đề nghị của Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Công văn số 4051/SKHĐT-QH ngày 16/11/2015 về việc báo cáo kết quả thẩm định đề cương nhiệm vụ và dự toán kinh phí lập dự án Quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng (VLXD) tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, định hướng đến năm 2030,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt đề cương nhiệm vụ và dự toán kinh phí lập dự án Quy hoạch phát triển VLXD tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 với các nội dung chủ yếu sau đây:

1. Tên dự án: Quy hoạch phát triển VLXD tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

2. Chủ đầu tư: Sở Xây dựng Thanh Hóa.

3. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu và thời kỳ lập quy hoạch

- Phạm vi quy hoạch: Trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

- Đối tượng quy hoạch: (i) Bê tông; (ii) vôi, vôi công nghiệp; (iii) vật liệu lợp (ngói lợp, tấm lợp fibrocement); (iv) vật liệu xây (gạch đất sét nung và vật liệu xây không nung); (v) tấm thạch cao.

- Thời kỳ quy hoạch: Thời kỳ 2016 - 2025, định hướng đến năm 2030.

4. Mục tiêu, yêu cầu

4.1. Mục tiêu:

Quy hoạch phát triển sản xuất VLXD tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 nhằm khai thác có hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của tỉnh về tài nguyên khoáng sản làm VLXD. Đổi mới công nghệ, đưa công nghệ tiên tiến, thân thiện với môi trường vào sản xuất để nâng cao chất lượng, sản lượng các loại VLXD đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng trên thị trường trong tỉnh và cung cấp một số loại VLXD ra ngoài tỉnh.

Phát triển sản xuất VLXD nhằm gia tăng giá trị sản xuất công nghiệp, góp phần tăng nguồn thu ngân sách và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, luôn giữ được vị trí quan trọng của ngành sản xuất VLXD trong nền kinh tế của tỉnh.

Phát triển sản xuất VLXD nhằm thu hút lượng lớn lao động, góp phần giải quyết việc làm trên địa bàn tỉnh, tăng thu nhập cho người lao động, cải thiện đời sống nhân dân.

4.2. Yêu cầu.

Quy hoạch phát triển VLXD tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 phải tuân thủ theo Nghị định số 124/2007/NĐ-CP ngày 31/7/2007 của Chính phủ về quản lý vật liệu xây dựng và Quy hoạch tổng thể phát triển VLXD Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; phù hợp nguồn tài nguyên khoáng sản của tỉnh, Điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đến năm 2020 định hướng đến năm 2030 và các quy hoạch ngành, lĩnh vực đã được Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt.

5. Nội dung Đề cương nhiệm vụ Quy hoạch phát triển VLXD tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, định hướng đến năm 2030: Theo Phụ lục số 1.

6. Thời gian hoàn thành lập dự án: 08 tháng, kể từ ngày đề cương nhiệm vụ và dự toán quy hoạch được phê duyệt.

7. Dự toán và nguồn kinh phí:

- Dự toán: 602.000.000 đồng; Bằng chữ: Sáu trăm linh hai triệu đồng (Có dự toán chi tiết tại Phụ lục số 2).

- Nguồn kinh phí: Từ nguồn sự nghiệp kinh tế dành cho các dự án quy hoạch trong dự toán ngân sách tỉnh.

Điều 2.

1. Sở Xây dựng căn cứ nội dung đề cương, nhiệm vụ và dự toán kinh phí được phê duyệt tại Điều 1 Quyết định này có trách nhiệm triển khai thực hiện các bước tiếp theo, bảo đảm đúng các quy định hiện hành của pháp luật.

2. Các ngành, đơn vị liên quan, theo chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn, có trách nhiệm giải quyết các công việc liên quan đến ngành mình, đơn vị mình; đồng thời hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc và tạo điều kiện cho chủ đầu tư triển khai thực hiện dự án bảo đảm chất lượng, đúng thời gian quy định.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các sở: Xây dựng, Kế hoạch và Đầu tư, Công Thương, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Khoa học và Công nghệ, Nông nghiệp và PTNT; Thủ trưởng các ngành, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như điều 3-QĐ;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Lưu: VT, THKH, CN. (M11, 10)

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Ngô Văn Tuấn

 

PHỤ LỤC 1

ĐỀ CƯƠNG NHIỆM VỤ QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN VẬT LIỆU XÂY DỰNG TỈNH THANH HÓA ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
(Kèm theo Quyết định số 4974/QĐ-UBND ngày 27/11/2015 của Chủ tịch UBND tỉnh)

Phần mở đầu

1. Sự cần thiết phải lập quy hoạch

2. Căn cứ pháp lý lập quy hoạch

3. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu và thời kỳ lập quy hoạch

- Phạm vi quy hoạch: Trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

- Đối tượng quy hoạch: (i) Bê tông; (ii) vôi, vôi công nghiệp; (iii) vật liệu lợp (ngói lợp, tấm lợp fibrocement); (iv) vật liệu xây (gạch đất sét nung và vật liệu xây không nung); (v) tấm thạch cao.

- Thời kỳ quy hoạch: Thời kỳ 2016 - 2025, định hướng đến năm 2030.

4. Mục tiêu, yêu cầu

4.1. Mục tiêu:

Quy hoạch phát triển sản xuất VLXD tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 nhằm khai thác có hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của tỉnh về tài nguyên khoáng sản làm VLXD. Đổi mới công nghệ, đưa công nghệ tiên tiến, thân thiện với môi trường vào sản xuất để nâng cao chất lượng, sản lượng các loại VLXD đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng trên thị trường trong tỉnh và cung cấp một số loại VLXD ra ngoài tỉnh.

Phát triển sản xuất VLXD nhằm gia tăng giá trị sản xuất công nghiệp, góp phần tăng nguồn thu ngân sách và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, luôn giữ được vị trí quan trọng của ngành sản xuất VLXD trong nền kinh tế của tỉnh.

Phát triển sản xuất VLXD nhằm thu hút lượng lớn lao động, góp phần giải quyết việc làm trên địa bàn tỉnh, tăng thu nhập cho người lao động, cải thiện đời sống nhân dân.

4.2. Yêu cầu.

Quy hoạch phát triển VLXD tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 phải tuân thủ theo Nghị định số 124/2007/NĐ-CP ngày 31/7/2007 của Chính phủ về quản lý vật liệu xây dựng và Quy hoạch tổng thể phát triển VLXD Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; phù hợp nguồn tài nguyên khoáng sản của tỉnh, Điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đến năm 2020 định hướng đến năm 2030 và các quy hoạch ngành, lĩnh vực đã được Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt.

Phần thứ nhất

ĐÁNH GIÁ KHÁI QUÁT ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI

I. Đánh giá các yếu tố điều kiện tự nhiên và nguồn nhân lực

Phân tích các yếu tố, nguồn lực phát triển có tác động tới sự phát triển VLXD tỉnh Thanh Hóa. Từ đó đánh giá các yếu tố tiềm năng, thuận lợi cũng như khó khăn ảnh hưởng tới sự phát triển VLXD của tỉnh.

- Vị trí địa lý;

- Phân tích, đánh giá các yếu tố về điều kiện tự nhiên;

- Phân tích, đánh giá các loại tài nguyên khoáng sản và sự phân bố;

- Phân tích, đánh giá nguồn nhân lực cho phát triển VLXD.

II. Khái quát tình hình phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thanh Hóa đến năm 2015

1. Về kinh tế: Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế; thu nhập bình quân/người; giá trị xuất khẩu; huy động vốn đầu tư,...

2. Về văn hóa - xã hội: Phân tích, đánh giá kết quả đạt được chủ yếu trên các mặt: khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo, y tế và an sinh xã hội, lao động và việc làm...

3. Hạ tầng kinh tế: Hiện trạng phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng có tác động đến sự phát triển phát triển VLXD trên địa bàn.

III. Đánh giá tổng hợp các yếu tố tự nhiên, kinh tế- xã hội tác động đến phát triển VLXD (thuận lợi, khó khăn).

Phần thứ hai

THỰC TRẠNG QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN VẬT LIỆU XÂY DỰNG ĐẾN NĂM 2015

I. Đánh giá hiện trạng sản xuất VLXD đến năm 2015

- Phân tích, đánh giá ảnh hưởng của ngành công nghiệp VLXD tới sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

- Thống kê số lượng các đơn vị sản xuất VLXD và tình hình phân bố trên địa bàn.

- Đánh giá tình hình khai thác khoáng sản phục vụ sản xuất VLXD.

- Đánh giá tình hình sản xuất VLXD (quy mô, công suất).

- Đánh giá trình độ công nghệ sản xuất VLXD.

- Đánh giá mạng lưới tiêu thụ các sản phẩm VLXD trên địa bàn.

- Thống kê, đánh giá về số lượng, cơ cấu chủng loại các sản phẩm VLXD trên địa bàn tỉnh.

- Thống kê, đánh giá chất lượng, giá thành ảnh hưởng tới tính cạnh tranh của các sản phẩm VLXD của tỉnh với các địa phương khác.

- Thống kê, đánh giá nhu cầu sử dụng từng loại VLXD trên địa bàn tỉnh.

- Thống kê, đánh giá tình hình cung cấp VLXD cho các địa phương lân cận và xuất khẩu.

II. Tình hình thực hiện các chỉ tiêu quy hoạch đến năm 2015

Đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch phát triển VLXD tỉnh Thanh Hóa đến năm 2015 theo Quyết định số 2822/QĐ-UBND ngày 12/09/2008 trên một số nội dung chủ yếu sau:

- Kết quả đạt được so với các chỉ tiêu trong quy hoạch phát triển VLXD trên các lĩnh vực: tốc độ tăng trưởng, quy mô, sản lượng (chi tiết theo từng loại VLXD); mức độ chuyển dịch nhu cầu sử dụng các loại VLXD; số lượng doanh nghiệp sản xuất VLXD và quy mô...

- Hiện trạng phân bố các cơ sở sản xuất VLXD theo vùng; quy mô, mức độ phù hợp, ...

- Đánh giá tổng hợp những kết quả đạt được, những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân.

III. Đánh giá khái quát chung hiện trạng sản xuất VLXD và quy hoạch phát triển VLXD đến năm 2015

- Kết quả đạt được.

- Hạn chế, yếu kém và nguyên nhân.

Phần thứ ba

BỐI CẢNH TÁC ĐỘNG VÀ LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN PHÁT TRIỂN

I. Bối cảnh tác động

1. Bối cảnh trong nước và quốc tế

Đánh giá bối cảnh tác động trong nước và thế giới có tác động đến phát triển VLXD của tỉnh trong giai đoạn tới; trong đó, tập trung vào các yếu tố thị trường, công nghệ sản xuất, thu hút đầu tư, ...

2. Bối cảnh trong tỉnh

Phân tích, đánh giá bối cảnh phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2016- 2020, định hướng đến năm 2030; thị hiếu tiêu dùng,... tác động đến phát triển VLXD của tỉnh.

3. Đánh giá thuận lợi và khó khăn, cơ hội và thách thức

Đánh giá tổng hợp thuận lợi, khó khăn, cơ hội và thách thức đối với sản xuất VLXD tỉnh Thanh Hóa trong những năm tiếp theo; trong đó có so sánh với các tỉnh, khu vực lân cận có điều kiện tương đồng.

II. Lựa chọn phương án phát triển

- Luận chứng, lựa chọn phương án phát triển VLXD phù hợp với điều kiện thực tế của tỉnh trên cơ sở tận dụng tối ưu các thế mạnh và cơ hội của tỉnh; đồng thời, khắc phục những hạn chế và vượt qua thách thức, đưa sản xuất VLXD xứng đáng với vị trí, vai trò của ngành trong quá trình phát triển kinh tế của tỉnh.

- Luận chứng các phương án phân bổ ngành trên các vùng lãnh thổ, phương án phát triển cơ cấu chủng loại, sản phẩm chủ yếu, đầu tư, công nghệ, lao động;

- Dự báo nhu cầu VLXD thông thường của địa phương và thị trường một số chủng loại VLXD mà địa phương có thế mạnh;

- Dự báo nhu cầu sử dụng VLXD trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030;

- Dự báo nhu cầu cung ứng VLXD sang các tỉnh lân cận.

Phần thứ tư

QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN VẬT LIỆU XÂY DỰNG ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

I. Vai trò, vị trí của sản xuất VLXD.

Xác định vị trí, vai trò của ngành đối với phát triển kinh tế của tỉnh và các mục tiêu phát triển của ngành.

II. Quan điểm, mục tiêu phát triển

1. Quan điểm phát triển

2. Mục tiêu phát triển.

- Mục tiêu tổng quát.

- Mục tiêu cụ thể.

III. Quy hoạch phát triển VLXD đến năm 2025, định hướng đến 2030

1. Quy hoạch phát triển VLXD trên địa bàn tỉnh đến năm 2025

Quy hoạch phương án phát triển từng chủng loại VLXD theo từng giai đoạn cụ thể (2016 - 2020 và 2021 - 2025) về tổng công suất, quy mô công suất 1 dây chuyền sản xuất, công nghệ sản xuất, sản phẩm, mức tiêu hao nhiệt năng, điện năng, dự báo chất lượng, giá thành, tính cạnh tranh của các sản phẩm VLXD của tỉnh với các địa phương khác, định hướng đầu tư.

- Đề xuất phương án tổ chức sắp xếp lại các cơ sở sản xuất VLXD, kể cả các cơ sở có quy mô và công nghệ thích hợp áp dụng cho các vùng nông thôn theo phương thức tự sản tự tiêu.

- Đề xuất phương án đầu tư phát triển VLXD mới.

- Đề xuất phương án khai thác sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tiềm năng tài nguyên khoáng sản làm VLXD trên địa bàn.

- Xác định khu vực cấm, tạm cấm khai thác tài nguyên sản xuất VLXD.

- Đề xuất phương án cung ứng sản phẩm VLXD trong tỉnh, ngoài tỉnh.

- Xác định mạng lưới tiêu thụ các sản phẩm VLXD trên địa bàn.

2. Định hướng phát triển VLXD đến năm 2030

3. Bảo vệ môi trường: Luận chứng các phương án bảo vệ môi trường trong sản xuất VLXD.

IV. Danh mục dự án ưu tiên đầu tư, phân bố, quy mô và tiến độ đầu tư

Phần thứ năm

CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Các giải pháp về cơ chế chính sách, thị trường, thuế và các loại phí...

2. Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực, khoa học và công nghệ.

3. Giải pháp về đầu tư, phát triển doanh nghiệp sản xuất VLXD mới.

4. Các giải pháp bảo vệ môi trường và sử dụng tài nguyên trong quá trình phát triển sản xuất VLXD.

5. Giải pháp về công tác quản lý, cải cách thủ tục hành chính.

6. Giải pháp về tổ chức thực hiện quy hoạch.

KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ

Sản phẩm giao nộp

- Báo cáo chính: Quy hoạch phát triển VLXD tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, kèm theo bản đồ màu, phụ lục có liên quan, CD file điện tử; số lượng theo quy định.

- Báo cáo tóm tắt dự án: số lượng theo quy định.

- Các văn bản pháp lý có liên quan.

- Bản đồ tỷ lệ 1/100.000:

+ Bản đồ Phân bố tài nguyên khoáng sản làm VLXD tỉnh Thanh Hóa.

+ Bản đồ Hiện trạng các cơ sở sản xuất VLXD tỉnh Thanh Hóa đến năm 2015.

+ Bản đồ Quy hoạch phát triển VLXD tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

 

PHỤ LỤC 2

DỰ TOÁN KINH PHÍ LẬP QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN VLXD TỈNH THANH HÓA ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
(Kèm theo Quyết định số 4974/QĐ-UBND ngày 27/11/2015 của Chủ tịch UBND tỉnh)

Đơn vị tính: 1.000 đồng

TT

Khoản mục chi phí

Mức chi phí tối đa (%)

Dự toán

Ghi chú

1

2

3

4

5

 

Số làm tròn

 

602,000

 

 

Tổng số = (A+B+C)

 

601,988

 

A

Định mức theo Văn bản 97/BXD-KTTC

100

550,000

 

I

Chi phí cho công việc chuẩn bị đề cương, nhiệm vụ và dự toán

3.0

16,500

 

1

Chi phí xây dựng đề cương, nhiệm vụ

2.0

11,000

 

1.1

Xây dựng đề cương, nhiệm vụ

0.6

3,300

 

1.2

Hội thảo, xin ý kiến chuyên gia thống nhất đề cương và trình duyệt

1.4

7,700

 

2

Lập dự toán kinh phí theo đề cương, nhiệm vụ đã thống nhất và trình duyệt;

1.0

5.500

 

II

Chi phí nghiên cứu xây dựng báo cáo quy hoạch

83

456,500

 

1

Chi phí thu thập, xử lý số liệu, dữ liệu ban đầu

6.0

33,000

 

2

Chi phí thu thập bổ sung về số liệu, tư liệu theo yêu cầu quy hoạch

4.0

22,000

 

3

Chi phí khảo sát thực địa

20.0

110,000

 

4

Chi phí thiết kế quy hoạch

53.0

291,500

 

4.1

Phân tích, đánh giá vai trò vị trí ngành VLXD

1.0

5,500

 

4.2

Phân tích, dự báo tiến bộ khoa học, công nghệ và phát triển VLXD của khu vực, của cả nước tác động tới phát triển VLXD của tỉnh trong thời kỳ quy hoạch

3.0

16,500

 

4.3

Phân tích đánh giá hiện trạng phát triển VLXD của tỉnh

4.0

22,000

 

4.4

Nghiên cứu mục tiêu và quan điểm phát triển VLXD của tỉnh

3.0

16,500

 

4.5

Nghiên cứu, đề xuất phương án phát triển VLXD

6.0

33,000

 

4.6

Nghiên cứu các giải pháp thực hiện mục tiêu

20.0

110,000

 

4.7

Xây dựng báo cáo tổng hợp và hệ thống các báo cáo liên quan

8.0

44,000

 

4.8

Xây dựng hệ thống bản đồ quy hoạch

8.0

44,000

 

III

Chi phí khác

14.0

77,000

 

1

Chi phí quản lý dự án

4.0

22,000

 

2

Chi phí hội thảo và xin ý kiến chuyên gia

4.0

22,000

 

3

Chi phí thẩm định và hoàn thiện báo cáo tổng hợp

2.0

11,000

 

4

Chi phí công bố quy hoạch

4.0

22,000

 

B

Thuế VAT 10% (I+II)

 

47,300

 

C

Chi phí ngoài Văn bản 987/BXD-KTTC

 

4,688

 

1

Chi phí lập, đánh giá hồ sơ dự thầu, thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu

 

3.000

Khoản 3, khoản 4, khoản 5 Điều 9, Nghị định 63/2014/NĐ- CP

2

Chi phí đăng tin đấu thầu

 

250

 

3

Chi phí thẩm tra, phê duyệt quyết toán dự án 0,26% x (A+1.C)

 

1,438

Thông tư số 33/2007/TT- BTC ngày 09/4/2007