- 1 Quyết định 15/2016/QĐ-UBND Quy định xét tặng Giải thưởng Văn học - Nghệ thuật Trịnh Hoài Đức trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
- 2 Quyết định 826/QĐ-UBND năm 2021 Quy chế Xét tặng Giải thưởng về văn học, nghệ thuật tỉnh Vĩnh Phúc
- 3 Quyết định 32/2021/QĐ-UBND về Quy chế xét tặng Giải thưởng văn học, nghệ thuật tỉnh Bình Phước
- 4 Quyết định 33/2021/QĐ-UBND về Quy chế xét tặng Giải thưởng Văn học Nghệ thuật Hồ Xuân Hương do tỉnh Nghệ An ban hành
- 5 Quyết định 49/2022/QĐ-UBND về Quy chế xét tặng Giải thưởng văn học nghệ thuật hàng năm tỉnh Đồng Nai
- 1 Quyết định 15/2016/QĐ-UBND Quy định xét tặng Giải thưởng Văn học - Nghệ thuật Trịnh Hoài Đức trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
- 2 Quyết định 826/QĐ-UBND năm 2021 Quy chế Xét tặng Giải thưởng về văn học, nghệ thuật tỉnh Vĩnh Phúc
- 3 Quyết định 32/2021/QĐ-UBND về Quy chế xét tặng Giải thưởng văn học, nghệ thuật tỉnh Bình Phước
- 4 Quyết định 33/2021/QĐ-UBND về Quy chế xét tặng Giải thưởng Văn học Nghệ thuật Hồ Xuân Hương do tỉnh Nghệ An ban hành
- 5 Quyết định 49/2022/QĐ-UBND về Quy chế xét tặng Giải thưởng văn học nghệ thuật hàng năm tỉnh Đồng Nai
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 50/2022/QĐ-UBND | Đồng Nai, ngày 08 tháng 11 năm 2022 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG NAI
Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19 tháng 06 năm 2015;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Luật thi đua, khen thưởng ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thi đua, khen thưởng ngày 16 tháng 11 năm 2013;
Căn cứ nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật;
Căn cứ Nghị định số 91/2017/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng;
Căn cứ Nghị định số 154/2020/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tại Tờ trình số 2447/TTr-SVHTTDL ngày 04 tháng 11 năm 2022.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định xét tặng Giải thưởng Văn học - Nghệ thuật Trịnh Hoài Đức trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 21 tháng 11 năm 2022 và thay thế Quyết định số 15/2016/QĐ-UBND ngày 18 tháng 3 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai về việc ban hành Quy định Giải thưởng Văn học - Nghệ thuật Trịnh Hoài Đức trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở: Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Nội vụ, Tài chính, Tư pháp; Chủ tịch Hội Văn học Nghệ thuật Đồng Nai; Thủ trưởng các sở, ngành, đơn vị và các cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
XÉT TẶNG GIẢI THƯỞNG VĂN HỌC - NGHỆ THUẬT TRỊNH HOÀI ĐỨC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI
(Ban hành kèm theo Quyết định số 50/2022/QĐ-UBND ngày 08 tháng 11 năm 2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai)
1. Khẳng định, ghi nhận những thành tựu trong hoạt động nghiên cứu, sáng tạo văn học nghệ thuật phản ảnh về đất nước, con người Đồng Nai; tôn vinh những tác giả có tác phẩm đạt chất lượng, góp phần tích cực cho sự nghiệp văn học, nghệ thuật chung của cả nước.
2. Nhằm tri ân công lao đóng góp của Danh nhân văn hóa Trịnh Hoài Đức, một nhà văn hóa lớn, nhà sử học, địa lý học, một danh nhân tiêu biểu của vùng đất Đồng Nai, từ đó tuyên truyền, giáo dục thế hệ trẻ về lịch sử, bồi đắp thêm tình yêu, niềm tự hào về quê hương, đất nước về mảnh đất “địa linh nhân kiệt” - Đồng Nai.
3. Góp phần động viên, định hướng sáng tạo các tác phẩm, công trình văn học nghệ thuật có giá trị về tư tưởng và nhân văn nhằm thúc đẩy sự nghiệp phát triển của tỉnh Đồng Nai nói riêng và cả nước nói chung.
Điều 2. Phạm vi và đối tượng điều chỉnh
1. Quy định này áp dụng cho những tác phẩm, công trình nghiên cứu, sáng tạo văn học, nghệ thuật thuộc các bộ môn Văn học (văn xuôi, thơ), Âm nhạc, Mỹ thuật, Sân khấu, Điện ảnh, Múa, Nhiếp ảnh, Văn nghệ dân gian, Biểu diễn nghệ thuật, Lý luận phê bình, (sưu tầm, nghiên cứu); trình tự, thủ tục xem xét, đánh giá tác phẩm văn học nghệ thuật; cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc xét tặng Giải thưởng.
2. Đối tượng tham gia là các tác giả, nhóm tác giả, biên kịch, đạo diễn, diễn viên chuyên nghiệp, không chuyên nghiệp trong và ngoài tỉnh Đồng Nai.
Điều 3. Yêu cầu tác phẩm tham gia xét tặng Giải thưởng
1. Các tác phẩm dự thi phải phù hợp với đường lối, quan điểm văn hóa, văn nghệ của Đảng; nội dung tác phẩm cần bám sát chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc ngày 24 tháng 11 năm 2021 về triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu lần thứ XIII của Đảng về lĩnh vực văn hóa.
2. Các đề tài sáng tác về đất nước con người Đồng Nai, hoặc không gian văn hóa Đồng Nai, ưu tiên các mảng đề tài: Lịch sử, cách mạng kháng chiến và truyền thống văn hóa dân tộc; công cuộc đổi mới trong xây dựng và bảo vệ đất nước; nông nghiệp, nông dân, nông thôn và xây dựng nông thôn mới; công nhân lao động trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; thiếu niên, nhi đồng, dân tộc thiểu số; ca ngợi, biểu dương những nhân tố tích cực, những con người tiêu biểu trong xã hội nhằm định hướng chân - thiện - mỹ cho xã hội.
Điều 4. Điều kiện xét tặng Giải thưởng
1. Đối với các công trình được tập hợp tự nhiều tác phẩm thành tập sách, album hoặc CD (đã xuất bản) thể hiện nhiều mảng đề tài khác nhau, thì số lượng tác phẩm có đề tài về đất nước con người Đồng Nai hoặc không gian văn hóa Đồng Nai, phải chiếm tối thiểu 30% (nếu trong một tập sách, album, CD được xuất bản trong thời gian định kỳ giải thưởng có tuyển lại các tác phẩm đã xuất bản thời gian trước đó thì tỷ lệ các tác phẩm tuyển lại này không được vượt quá 10% dung lượng tập sách cũng như so với tổng số các tác phẩm trong tập. Vượt quá tỷ lệ này không được đưa vào xét thưởng).
2. Đối với tác giả là hội viên Hội Văn học Nghệ thuật Đồng Nai có tác phẩm về biển, đảo, hoặc tác phẩm phản ảnh tích cực về đất nước, con người Việt Nam được dư luận quan tâm, đánh giá cao thì được dự xét giải; ưu tiên tác phẩm được giải thưởng của các cấp Hội Văn học, Nghệ thuật Trung ương, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, các cuộc thi, triển lãm quốc tế được Việt Nam công nhận (tác giả gửi chứng nhận giải thưởng để đối chiếu).
3. Trong trường hợp các tác phẩm có chất lượng nghệ thuật ngang nhau, tác phẩm nào trực tiếp gắn với đề tài ưu tiên thì được xếp cao hơn.
Điều 5. Thể loại, hình thức tác phẩm xét Giải thưởng
1. Văn xuôi: Gồm tiểu thuyết, tập truyện ngắn, truyện ký, hồi ký, tập được xuất bản thành sách (dưới các hình thức sách in, sách nghe, sách điện tử), do một Nhà xuất bản có tư cách pháp nhân được Nhà nước công nhận ấn hành.
2. Thơ: Gồm tập thơ, trường ca, truyện thơ được xuất bản thành sách do một Nhà xuất bản có tư cách pháp nhân được Nhà nước công nhận ấn hành.
3. Lý luận phê bình: Là công trình, hoặc tập hợp nhiều công trình nghiên cứu, lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật được xuất bản thành sách do một Nhà xuất bản có tư cách pháp nhân được Nhà nước công nhận ấn hành.
4. Âm nhạc: Là chùm tối thiểu 05 tác phẩm loại nhỏ (như ca khúc, romance, nhạc múa) có thời lượng bình quân 05 phút/01 tác phẩm, hoặc chùm tối thiểu 03 tác phẩm loại vừa (như hợp xướng, tiểu phẩm, tổ khúc, song, tam, tứ, ngũ tấu nhiều chương, chủ đề và biến tấu) có thời lượng tối thiểu của cả chùm tác phẩm là 30 phút, hoặc tối thiểu 01 tác phẩm loại lớn (như hợp xướng nhiều chương có phần đệm, giao hưởng thơ, tổ khúc giao hưởng, nhạc kịch) có thời lượng tối thiểu của tác phẩm là 30 phút, hoặc chùm tác phẩm hỗn hợp các loại tác phẩm âm nhạc trên với thời lượng tối thiểu là 30 phút. Tác phẩm phải được sáng tác và công bố dưới các hình thức in ấn, băng, đĩa, dàn dựng biểu diễn, phát sóng của các tổ chức có tư cách pháp nhân về xuất bản hoặc các đơn vị có chức năng tổ chức biểu diễn nghệ thuật, đơn vị nghệ thuật, tổ chức phát sóng từ cấp tỉnh trở lên (có băng đĩa tiếng kèm theo văn bản).
5. Mỹ thuật: Từ 03 tranh trở lên (là bản gốc), từ 02 tác phẩm đối với điêu khắc đã triển lãm từ cấp tỉnh tổ chức trở lên, hoặc đã công bố trên các phương tiện truyền thông đại chúng, in trên sách báo hoặc phát sóng trên Đài Truyền hình từ cấp tỉnh trở lên (nếu khuôn khổ tác phẩm quá lớn thì gửi phác thảo và có ảnh chụp tác phẩm kèm theo). Trong đó, tối thiểu có 01 tác phẩm được giải thưởng cấp tỉnh trở lên, hoặc cả chùm tác phẩm đã được triển lãm từ cấp khu vực trở lên.
6. Nhiếp ảnh: Là tập sách ảnh do Nhà xuất bản có tư cách pháp nhân ấn hành hoặc chùm ảnh nghệ thuật từ 05 tác phẩm trở lên, khổ ảnh 30cm x 40cm, 30cm x 45cm, ảnh vuông 30cm x 30cm, ảnh dẹt (panorama) chiều dài tối đa không quá 45cm đã được công bố qua triển lãm hoặc mọi hình thức khác (không tính đến website của cá nhân và các tổ chức được thành lập không chính thức). Trong đó, tối thiểu có 02 tác phẩm được giải cấp tỉnh trở lên, hoặc cả chùm tác phẩm đã được triển lãm từ cấp khu vực trở lên.
7. Sân khấu (bao gồm biên kịch, đạo diễn): Là tác phẩm kịch nói, cải lương, tuồng, chèo được dàn dựng thành các vở diễn, chương trình sân khấu do các Đoàn nghệ thuật hoặc Đài Phát thanh và Truyền hình nhà nước từ cấp tỉnh trở lên công bố. Tác phẩm phải có độ dài từ 90 phút trở lên cho một suất diễn. Nếu là kịch ngắn dưới 45 phút thì phải từ 03 kịch ngắn trở lên (có băng đĩa hình hoặc băng đĩa tiếng và giấy chứng nhận đã công bố của đơn vị sản xuất kèm theo). Ưu tiên các vở diễn đạt giải thưởng Huy chương Bạc hoặc tương đương trở lên của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các Hội chuyên ngành Trung ương tổ chức.
8. Điện ảnh (bao gồm biên kịch, đạo diễn): Là phim truyền hình, phim truyện, phim tài liệu văn học nghệ thuật, phim hoạt hình đã được công chiếu trên sóng truyền hình Nhà nước (tại địa phương hoặc Trung ương), hoặc được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch giới thiệu công chiếu tại nước ngoài. Tác phẩm dự thi được thu vào băng hình, có giấy chứng nhận của đơn vị sản xuất; thời lượng tối thiểu từ 90 phút trở lên; nếu là phim ngắn, phim tài liệu nghệ thuật dưới 30 phút thì phải từ 03 tác phẩm trở lên.
9. Múa: Gồm các thể loại múa, kể cả múa trong vở diễn (không xét tác phẩm múa minh họa) được các Đoàn nghệ thuật, Đài Phát thanh và Truyền hình dàn dựng và phổ biến. Nếu là tác phẩm thời lượng dưới 10 phút thì phải có chùm tác phẩm từ 03 tiết mục trở lên (có băng đĩa hình và giấy chứng nhận của đơn vị thực hiện, sản xuất kèm theo).
10. Biểu diễn nghệ thuật: Gồm diễn viên sân khấu, diễn viên điện ảnh, diễn viên múa đạt từ Huy chương Bạc trở lên tại các kỳ Liên hoan, hội diễn sân khấu chuyên nghiệp toàn quốc, do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch hoặc các Hội chuyên ngành Trung ương tổ chức (trường hợp, nghệ sĩ, diễn viên có số lượng huy chương, giải thưởng bằng nhau, Hội đồng xét tặng Giải thưởng sẽ tính đến quá trình cống hiến và thời gian công tác tại Đồng Nai).
11. Văn nghệ dân gian: Các tác phẩm nghiên cứu, sưu tầm, các loại hình văn hóa dân gian có nguồn gốc, xuất xứ trên địa bàn Biên Hòa xưa - Đồng Nai ngày nay; do cá nhân, tập thể nghiên cứu, sưu tầm, khảo cứu, biên soạn thành công trình, đề tài được xuất bản thành sách, băng đĩa, hoặc đề tài đã được nghiệm thu, xét giải Trung ương, hoặc được công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng từ cấp tỉnh trở lên.
Điều 6. Thời gian xét trao giải
1. Giải thưởng Văn học - Nghệ thuật Trịnh Hoài Đức được tổ chức theo định kỳ 05 năm một lần.
2. Thời hạn xuất bản hoặc công bố tác phẩm để tham dự xét tặng Giải thưởng Văn học - Nghệ thuật Trịnh Hoài Đức tính theo thời gian nộp lưu chiểu đối với sách hoặc công bố trên các phương tiện khác tính theo thời điểm phát hành, phát sóng, biểu diễn, triển lãm lần đầu (có giấy xác nhận hoặc văn bản chứng minh thời gian công bố của tác phẩm) trong 05 năm quy định xét thưởng, từ ngày 01 tháng 01 năm đầu đến ngày 31 tháng 12 năm thứ năm.
3. Thời gian xét và trao giải là năm tiếp theo của thời hạn xuất bản hoặc công bố tác phẩm quy định tại khoản 2 Điều này.
4. Thời hạn nộp hồ sơ tác phẩm tham dự giải thưởng là từ ngày 15 tháng 12 của năm thứ năm của thời hạn công bố tác phẩm đến hết ngày 15 tháng 01 của năm sau. Trường hợp gửi bưu điện thì căn cứ theo dấu bưu điện.
5. Sau khi kết thúc thời gian xét tặng Giải thưởng, dựa vào các tiêu chí, cơ cấu và giá trị giải thưởng tại Quy định này, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai xét thưởng cụ thể cho những lần tiếp theo.
CƠ CẤU GIẢI VÀ GIÁ TRỊ GIẢI THƯỞNG
1. Mỗi thể loại xét tặng: 01 giải A, 02 giải B, 03 giải C và giải Khuyến khích.
2. Số lượng các giải tùy thuộc vào chất lượng các tác phẩm tham gia dự giải, không nhất thiết phải cơ cấu đủ các giải cho từng thể loại. Mỗi tác giả chỉ được nhận một giải thưởng cao nhất trong một thể loại cá nhân có đăng ký dự xét giải.
3. Ngoài các giải nêu trên, Hội đồng xét tặng Giải thưởng sẽ trao giải đặc biệt cho các tác phẩm đạt các tiêu chí sau:
a) Đối với các thể loại: Văn xuôi, thơ, sân khấu, lý luận phê bình, âm nhạc, văn nghệ dân gian phải đạt từ 02 giải A trở lên của các kỳ xét giải thưởng Trịnh Hoài Đức trước đó.
b) Đối với các thể loại: Mỹ thuật, nhiếp ảnh, điện ảnh, múa, biểu diễn nghệ thuật phải đạt từ 03 giải A trở lên của các kỳ xét Giải thưởng Trịnh Hoài Đức trước đó.
1. Hình thức giải thưởng gồm biểu trưng, công nhận giải và tiền thưởng; việc tặng thưởng Bằng khen của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh cho các tác giả có tác phẩm đạt giải cao tại Giải thưởng Văn học - Nghệ thuật Trịnh Hoài Đức trên địa bàn tỉnh sẽ được thực hiện theo quy định pháp luật hiện hành về công tác thi đua, khen thưởng.
2. Mức tiền thưởng:
a) Giải Đặc biệt: 60.000.000 đồng (sáu mươi triệu đồng).
b) Giải A: 40.000.000 đồng (bốn mươi triệu đồng).
c) Giải B: 30.000.000 đồng (ba mươi triệu đồng).
d) Giải C: 20.000.000 đồng (hai mươi triệu đồng).
đ) Giải Khuyến khích: 10.000.000 đồng (mười triệu đồng).
TRÌNH TỰ, THỦ TỤC XÉT GIẢI THƯỞNG
Điều 9. Hội đồng xét tặng Giải thưởng
1. Hội đồng xét tặng Giải thưởng do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định thành lập trước ngày có thông báo tổ chức xét thưởng ít nhất là 30 ngày. Thành phần gồm:
a) Chủ tịch Hội đồng là đại diện lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh.
b) Các Phó Chủ tịch Hội đồng gồm đại diện lãnh đạo của Hội Văn học Nghệ thuật Đồng Nai (Phó Chủ tịch Thường trực), Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy và Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
c) Thành viên Hội đồng xét tặng Giải thưởng: Gồm đại diện lãnh đạo các cơ quan: Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở Nội vụ và các đơn vị có liên quan.
2. Cơ quan Thường trực của Hội đồng xét tặng giải thưởng: Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Đồng Nai.
3. Thành viên Hội đồng xét tặng Giải thưởng và thành viên Ban Giám khảo được tham gia dự giải, nhưng không được chấm giải cho tác phẩm của mình.
Hội đồng Nghệ thuật do Hội đồng xét tặng Giải thưởng quyết định thành lập trên cơ sở đề xuất của Cơ quan Thường trực của Hội đồng xét tặng Giải thưởng, thời gian quyết định thành lập Hội đồng Nghệ thuật trước ngày có thông báo tổ chức xét thưởng ít nhất là 07 ngày, thành phần gồm:
1. Ban Sơ tuyển: Có nhiệm vụ xét, loại những tác phẩm không đạt quy định tại Điều 3, Điều 4, Điều 5 Quy định này. Ban Sơ tuyển gồm Ban Thường vụ, thành viên Hội đồng Nghệ thuật và chuyên viên Văn phòng Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh.
2. Ban Giám khảo: Là thành viên Hội đồng Nghệ thuật của các Hội chuyên ngành Trung ương, hoặc những người hoạt động trên lĩnh vực văn học, nghệ thuật, có uy tín trong tỉnh, khu vực, hoặc trong nước, có nhiệm vụ thẩm định và tư vấn xếp loại trao giải tác phẩm. Ban Giám khảo ở mỗi bộ môn tham gia xét thưởng tối thiểu là 02 thành viên.
3. Ban Thư ký: có trách nhiệm giúp việc cho Hội đồng nghệ thuật và Hội đồng xét tặng Giải trong quá trình bình xét và công bố giải thưởng. Ban Thư ký gồm cán bộ Văn phòng Hội Văn học Nghệ thuật Đồng Nai và Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
4. Tư vấn, phản biện: Trường hợp cần thiết, Chủ tịch Hội đồng xét tặng Giải thưởng xin ý kiến tư vấn, phản biện về chuyên môn trước khi quyết định giải thưởng.
Điều 11. Thủ tục tham dự xét Giải thưởng
1. Mỗi tác giả hoặc tập thể tác giả có thể gửi nhiều tác phẩm tham dự ở các thể loại. Mỗi tác phẩm dự xét giải gửi 03 bản theo hình thức quy định tại Điều 4, ngoại trừ các bộ môn mỹ thuật và nhiếp ảnh (chùm tác phẩm lẻ), mỗi tác phẩm dự xét giải chỉ gửi 01 bản.
2. Hồ sơ tác phẩm tham dự Giải thưởng gồm:
a) Phiếu đăng ký xét Giải thưởng Văn học - Nghệ thuật Trịnh Hoài Đức với một số nội dung chủ yếu gồm: Họ và tên thật của tác giả; bút danh; năm sinh; địa chỉ thường trú; hội viên chuyên ngành Trung ương (nếu có); lai lịch tác phẩm (tên tác phẩm, Nhà xuất bản, đơn vị công bố, thời gian xuất bản hoặc công bố lần đầu, tên đồng tác giả, cộng tác viên, người sở hữu trí tuệ); thể loại tham dự; số điện thoại, địa chỉ liên lạc, lời cam kết về bản quyền tác giả.
b) Tác phẩm dự xét giải thuộc các thể loại quy định tại Điều 4.
c) Giấy chứng nhận tác phẩm đạt giải (nộp bản photo kèm theo bản chính để đối chiếu).
d) Đối với loại hình văn học, mỹ thuật, múa, tác giả có thể gửi kèm bài viết ngắn dưới 1000 từ để thuyết trình về nội dung, ý nghĩa tác phẩm của mình.
3. Địa chỉ nhận tác phẩm tham dự giải thưởng: Hội Văn học Nghệ thuật Đồng Nai, số 30, đường Nguyễn Ái Quốc, phường Tân Tiến, thành phố Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai.
4. Đối với tác giả đã qua đời, đại diện của tác giả được thực hiện thủ tục đăng ký xét thưởng thay cho tác giả, đồng thời ghi thêm tên, địa chỉ và số điện thoại của người đại diện vào phiếu đăng ký để Ban Tổ chức liên lạc. Đại diện tác giả là người nhà của tác giả, hoặc cơ quan, hội, đoàn thể, nhà xuất bản, cơ quan tác giả từng công tác. Nếu tác phẩm đạt giải, thì chỉ có người thừa kế hợp pháp của tác giả mới được nhận thưởng.
Điều 12. Trình tự, thủ tục xét thưởng
1. Trước thời hạn nộp hồ sơ tác phẩm tham dự giải thưởng thực hiện theo khoản 4 Điều 5 Quy định này, ít nhất 30 ngày, Cơ quan Thường trực của Hội đồng xét tặng Giải thưởng tiến hành thông báo tổ chức xét thưởng; sau khi hết thời hạn nộp hồ sơ, Cơ quan Thường trực của Hội đồng xét tặng Giải thưởng tổng hợp, triển khai việc sơ tuyển tác phẩm và lập danh sách tác phẩm vào xét giải, chuyên các tác phẩm được xét giải đến các thành viên Ban Giám khảo để thẩm định và tư vấn xếp loại tác phẩm. Thời gian để Ban Giám khảo tiến hành thẩm định và tư vấn được thực hiện không quá 04 tháng kể từ ngày hết hạn tham dự xét giải.
2. Sau khi có ý kiến của các thành viên Ban Giám khảo dưới hình thức biên bản chấm giải hoặc văn bản đề nghị xếp giải, Cơ quan Thường trực của Hội đồng xét tặng giải thưởng phải tiến hành các bước
a) Tổng hợp và lập hồ sơ chuẩn bị xét giải, hồ sơ gồm:
- Bộ tác phẩm đã giao cho Ban Giám khảo.
- Danh sách kết quả sơ tuyển.
- Danh sách tác phẩm, tác giả được Ban Giám khảo đề nghị trao giải.
- Biên bản làm việc hoặc ý kiến thẩm định tác phẩm của thành viên Ban Giám khảo.
b) Chuẩn bị các tác phẩm dự giải khi có yêu cầu của Hội đồng xét tặng Giải thưởng đề nghị đưa ra xem xét.
c) Báo cáo và đề xuất họp Hội đồng xét tặng Giải thưởng.
3. Thời gian lập hồ sơ và tổ chức họp xét giải của Hội đồng xét tặng Giải thưởng không quá 20 ngày. Ngay sau khi có kết quả cuộc họp, Chủ tịch Hội đồng xét tặng Giải thưởng thông báo kết luận cuộc họp đến các thành viên và cơ quan Thường trực của Hội đồng xét tặng Giải thưởng.
4. Căn cứ kết quả xét giải theo Biên bản họp của Hội đồng xét tặng Giải thưởng, Cơ quan Thường trực của Hội đồng xét tặng Giải thưởng thông báo kết quả xét giải thưởng công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng chậm nhất là 05 ngày làm việc sau khi nhận kết quả của Hội đồng xét tặng Giải thưởng.
5. Sau 15 ngày kể từ khi công bố kết quả của Hội đồng xét tặng Giải thưởng. Nếu có đơn khiếu nại của các tổ chức, cá nhân liên quan đến tác giả và tác phẩm đạt giải. Cơ quan Thường trực Hội đồng có trách nhiệm tổng hợp, báo cáo, thành lập Tổ giải quyết, khiếu nại đề xuất giải pháp xử lý theo quy định, (lưu ý, các thành viên Hội đồng Sơ khảo và Chung khảo không tham gia vào Tổ giải quyết, khiếu nại).
Cơ quan Thường trực của Hội đồng xét tặng Giải thưởng có trách nhiệm lập hồ sơ gửi về Sở Nội vụ trước ngày 20 tháng 9 của năm xét giải để trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh đề nghị khen thưởng. Quyết định giải thưởng được công bố trước khi trao giải ít nhất 20 ngày.
6. Lễ trao thưởng được tổ chức trong quý IV của năm xét giải.
7. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh có quyền ra quyết định thu hồi giải thưởng sau khi trao giải nếu phát hiện sai phạm về bản quyền tác phẩm hoặc sai phạm trong quá trình xét thưởng.
Điều 13. Hồ sơ thủ tục đề nghị xét khen thưởng
1. Tờ trình đề nghị khen thưởng.
2. Danh sách tác phẩm, tác giả được trao giải (kèm file).
3. Biên bản họp xét trao giải,
4. Biên bản và Bảng tổng hợp kết quả chấm giải của Ban Giám khảo (Hội đồng nghệ thuật).
Kinh phí tổ chức và khen thưởng được lấy từ nguồn ngân sách của tỉnh cấp cho Hội Văn học Nghệ thuật Đồng Nai (theo dự toán kinh phí của giải).
Điều 15. Trách nhiệm của các cơ quan có liên quan
1. Hội Văn học Nghệ thuật Đồng Nai
a) Chủ trì, phối hợp các Sở ngành liên quan tổ chức triển khai và thực hiện Quy định này.
b) Xây dựng kế hoạch, dự toán và tổng hợp kinh phí trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.
c) Tổ chức thực hiện quy trình xét tặng giải thưởng.
d) Phối hợp các Sở ngành liên quan tổ chức Lễ trao giải thưởng; tham mưu Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định thu hồi giải thưởng nếu có sai phạm xảy ra.
2. Sở Tài chính có trách nhiệm tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh bổ sung nguồn kinh phí cho việc tổ chức giải.
3. Sở Nội vụ có trách nhiệm xét duyệt, thẩm định hồ sơ, thành tích của các tác phẩm, tác giả do cơ quan Thường trực của Hội đồng xét tặng Giải thưởng trình khen theo đúng quy định của Luật Thi đua - Khen thưởng, các văn bản dưới Luật và cấp phát kinh phí theo quy định.
4. Sở Thông tin và Truyền thông, Đài Phát thanh và Truyền hình Đồng Nai, Báo Đồng Nai tổ chức tuyên truyền các nội dung về xét tặng Giải thưởng Văn học - Nghệ thuật Trịnh Hoài Đức trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
5. Trường hợp để xảy ra sai phạm khi xét tặng giải thưởng ảnh hưởng đến uy tín công tác quản lý nhà nước, mà trách nhiệm thuộc về Hội đồng xét tặng Giải thưởng, Hội đồng xét tặng Giải thưởng có trách nhiệm họp kiểm điểm và Chủ tịch Hội đồng đề xuất với Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh có hình thức xử lý.
Điều 16. Quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của tác giả
1. Tác giả có tác phẩm tham gia dự thi đạt giải thưởng được trao Bằng khen của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, biểu trưng công nhận giải và tiền thưởng tại khoản 2 Điều 8 Quy định này.
2. Trong thời gian 30 ngày kể từ khi Hội đồng xét tặng Giải thưởng công bố kết quả, tác giả có quyền khiếu nại của các tổ chức, cá nhân liên quan đến tác giả và tác phẩm đạt giải phạm quy, sai quy định.
3. Thực hiện đúng quy định về việc xét tặng Giải thưởng Văn học - Nghệ thuật Trịnh Hoài Đức do Ban Tổ chức quy định; việc gửi tác phẩm tham gia được xem như tác giả đã chấp thuận mọi quy định về xét tặng Giải thưởng Văn học - Nghệ thuật Trịnh Hoài Đức.
4. Chịu trách nhiệm về bản quyền tác giả, quyền liên quan, chi phí nhận giải và thuế thu nhập cá nhân (tiền thưởng) theo quy định của pháp luật hiện hành.
Điều 17. Việc sửa đổi, bổ sung
Trong quá trình thực hiện Quy định này, nếu có vấn đề chưa phù hợp Hội Văn học Nghệ thuật Đồng Nai - Cơ quan Thường trực của Hội đồng xét tặng Giải thưởng phối hợp Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh kịp thời sửa đổi, bổ sung./.
- 1 Quyết định 15/2016/QĐ-UBND Quy định xét tặng Giải thưởng Văn học - Nghệ thuật Trịnh Hoài Đức trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
- 2 Quyết định 826/QĐ-UBND năm 2021 Quy chế Xét tặng Giải thưởng về văn học, nghệ thuật tỉnh Vĩnh Phúc
- 3 Quyết định 32/2021/QĐ-UBND về Quy chế xét tặng Giải thưởng văn học, nghệ thuật tỉnh Bình Phước
- 4 Quyết định 33/2021/QĐ-UBND về Quy chế xét tặng Giải thưởng Văn học Nghệ thuật Hồ Xuân Hương do tỉnh Nghệ An ban hành
- 5 Quyết định 49/2022/QĐ-UBND về Quy chế xét tặng Giải thưởng văn học nghệ thuật hàng năm tỉnh Đồng Nai