THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 502/QĐ-TTg | Hà Nội, ngày 10 tháng 04 năm 2014 |
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT DANH MỤC CHƯƠNG TRÌNH "HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN CHÍNH SÁCH CẢI CÁCH NGÀNH ĐIỆN GIAI ĐOẠN 3" (DPL3) VAY VỐN NGÂN HÀNG THẾ GIỚI (WB)
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ vào quy định tại Nghị định số 38/2013/NĐ-CP ngày 23 tháng 4 năm 2013 của Chính phủ về quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và nguồn vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ;
Xét đề nghị của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại văn bản số 1804/BKHĐT-KTĐN ngày 28 tháng 3 năm 2014,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt danh mục Chương trình "Hỗ trợ phát triển chính sách cải cách ngành điện giai đoạn 3" (DPL3) vay vốn Ngân hàng Thế giới (WB), như sau:
- Mức vốn đầu tư: 200 triệu USD bằng vốn vay của WB (trong đó 26 triệu USD từ nguồn vốn IDA và 174 triệu USD từ nguồn vốn IBRD);
- Cơ quan chủ quản: Bộ Công Thương;
- Mục tiêu tổng quát: Hỗ trợ Chính phủ Việt Nam triển khai thị trường phát điện cạnh tranh, tái cơ cấu ngành điện, xây dựng biểu giá bán điện mới, khuyến khích cạnh tranh hiệu quả, đầu tư kịp thời vào ngành điện, nhất là vào khâu phát điện và nâng cao hiệu quả sử dụng điện, cung cấp đủ điện cho nền kinh tế với chi phí thấp nhất và đồng thời nâng cao mức sống của người dân với việc thiết lập cơ chế giá điện cho người nghèo và điện khí hóa nông thôn.
- Mục tiêu cụ thể:
+ Nâng cao năng lực cho cơ quan điều tiết, các đơn vị điện lực thực hiện hiệu quả trong thị trường phát điện cạnh tranh;
+ Chuẩn bị xây dựng, vận hành thị trường bán buôn điện cạnh tranh;
+ Nâng cấp, hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu, hệ thống thông tin liên lạc và các công cụ phục vụ vận hành thị trường phát điện cạnh tranh và thị trường bán buôn điện cạnh tranh;
+ Nâng cao năng lực truyền tải điện của lưới truyền tải và phân phối, giảm thiểu quá tải, nghẽn mạch, sụt áp trên lưới truyền tải và lưới điện phân phối;
+ Khuyến khích đầu tư vào khâu phát điện (ưu tiên năng lượng tái tạo) để tăng công suất dự phòng của hệ thống, đáp ứng được điều kiện tiên quyết về dự phòng công suất, điện năng của hệ thống cho việc vận hành thị trường điện cạnh tranh theo lộ trình được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;
+ Triển khai việc tiếp nhận và nâng cấp lưới điện nông thôn.
- Kết quả chủ yếu của chương trình:
+ Dự phòng công suất hoạt động hệ thống phát điện không nhỏ hơn 10% ở tất cả các giờ;
+ Hợp đồng với 80-90% sản lượng điện, không bao gồm nguồn điện BOT, trên cơ sở phương pháp xác định giá và công thức tiêu chuẩn do Bộ Công Thương công bố;
+ Số lượng và hình thức sở hữu của các công ty phát điện tăng lên, không có công ty duy nhất sở hữu hơn 25% tổng công suất lắp đặt nhà máy điện;
+ Cơ quan điều hành hệ thống điện và thị trường điện tuân thủ các nguyên tắc cấp điện và vận hành hệ thống, đảm bảo không phân biệt đối xử giữa các nhà máy phát điện;
+ Thực hiện lập và trình duyệt điều chỉnh biểu giá điện hàng năm;
+ Các mục tiêu về sử dụng hiệu quả năng lượng đang đưa vào trong dự thảo luật và cơ quan điều tiết có năng lực thúc đẩy và điều hành các chương trình quản lý sử dụng điện;
+ Triển khai công tác chuẩn bị cho thị trường bán buôn điện cạnh tranh vào vận hành trong năm 2015, đúng với lộ trình được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 63/2013/QĐ-TTg .
- Thời hạn thực hiện Dự án: 2014-2016.
- Nguồn và cơ chế tài chính trong nước đối với Chương trình: Áp dụng cơ chế cho vay lại.
+ Vốn ODA: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vay lại toàn bộ từ Chính phủ thông qua Bộ Tài chính;
+ Vốn đối ứng: Do EVN thu xếp.
Điều 2. Bộ Công Thương hoàn chỉnh văn kiện theo ý kiến đóng góp của các cơ quan liên quan, thực hiện các thủ tục chuẩn bị, thẩm định và phê duyệt dự án theo đúng các quy định tại Nghị định số 38/2013/NĐ-CP ngày 23 tháng 4 năm 2013 của Chính phủ về quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và nguồn vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ.
Điều 3. Bộ Tài chính xác định cơ chế tài chính cụ thể cho Chương trình DPL3, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
Điều 4. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Bộ trưởng các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Công Thương, Ngoại giao Tư pháp, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Điện lực Việt Nam và Thủ trưởng các cơ quan liên quan có trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | KT. THỦ TƯỚNG |
- 1 Quyết định 986/QĐ-TTg năm 2018 về phê duyệt Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2 Quyết định 168/QĐ-TTg năm 2017 phê duyệt Đề án Tái cơ cấu ngành điện giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2025 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3 Quyết định 476/QĐ-TTg năm 2014 phê duyệt điều kiện chính sách Chương trình “Hỗ trợ phát triển chính sách cải cách ngành điện giai đoạn 3” (DPL3) do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4 Quyết định 63/2013/QĐ-TTg quy định về lộ trình, điều kiện và cơ cấu ngành điện để hình thành và phát triển cấp độ thị trường điện lực tại Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5 Nghị định 38/2013/NĐ-CP quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và nguồn vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ
- 6 Luật Tổ chức Chính phủ 2001
- 1 Quyết định 986/QĐ-TTg năm 2018 về phê duyệt Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2 Quyết định 168/QĐ-TTg năm 2017 phê duyệt Đề án Tái cơ cấu ngành điện giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2025 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3 Quyết định 476/QĐ-TTg năm 2014 phê duyệt điều kiện chính sách Chương trình “Hỗ trợ phát triển chính sách cải cách ngành điện giai đoạn 3” (DPL3) do Thủ tướng Chính phủ ban hành